Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Giáo Sư Đào Quang Mỹ - Nhà Văn, Nhà Báo Hoài Mỹ

06/09/202400:00:00(Xem: 2053)
 
Hoài-Mỹ-1

Hình Giáo sư, Nhà văn Đào Quang Mỹ-Hoài Mỹ đứng ở giữa,
tay cầm Microphone.

 
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải Đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân và giải Đặc biệt năm 2023. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả nhằm tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đối với Giáo sư, Nhà văn Đào Quang Mỹ-Hoài Mỹ.
 
*
 
Anh Đào Quang Mỹ là ân nhân và cũng là người bạn lớn của tôi, nên tôi muốn viết đôi dòng để tưởng niệm lễ giỗ lần thứ sáu của anh.
 
Anh Đào Quang Mỹ được Chúa gọi về lúc 1:05PM ngày 22 tháng 7 năm 2018, tại Orange County, California, USA. Hưởng thọ 76 tuổi. Thánh Lễ An Táng của anh lúc 6:30AM tại nhà thờ Chánh Toà Chúa Kitô Vua, ngày 28 tháng 7 năm 2018. Tuy bị căn bệnh ung thư hành hạ đau đớn, nhưng vẫn với nụ cười hồn hậu, nhẹ nhàng, anh rời bỏ đường trần để về cõi vĩnh hằng. Nguyện cầu Linh Hồn Antôn Đào Quang Mỹ sớm được về nước Chúa.
 
Anh Đào Quang Mỹ là nhà giáo, nhà văn và là nhà báo với bút danh Hoài Mỹ, khi viết các bài văn trào phúng anh ký bút hiệu Thạch Thủ. Anh là Chủ Nhiệm báo Bán Nguyệt San Ngàn Thông, ra đời vào thập niên 70 tại miền Nam Việt Nam, phục vụ độc giả thuộc lớp tuổi mới lớn, tuổi học trò. Nhóm chủ trương Bán Nguyệt San Ngàn Thông là các giáo sư trường trung học Nguyễn Bá Tòng, Sài Gòn, gồm những giáo sư, nhà văn, nhà thơ: Quyên Di-Bùi Văn Chúc, Hoài Mỹ-Đào Quang Mỹ, Đình Bảng-Lê Quang Bảng, Thái Bắc-Tăng Vĩnh Lộc, nhạc sĩ Hoàng Quý-Hoàng Kim Quý, nhạc sĩ Dương Đức Nghiêm, họa sĩ ViVi-Võ Hùng Kiệt. Bảo trợ tài chánh cho Bán Nguyệt San Ngàn Thông là giáo sư Đoàn Văn Thơm, trường Nguyễn Bá Tòng.
 
Bán Nguyệt San Ngàn Thông có lời giới thiệu:
 
“Tươi đẹp như cánh hoa mới nở.
Trong sáng như giọt sương mai.
Hướng thượng như ngọn thông cao vút.
Mơ mộng như dòng sông xanh.
Nồng nàn như nắng ấm.
Dịu dàng như ngọn gió đầu xuân”.
 
Trong cuộc đời tôi, tôi may mắn có nhiều ân nhân. Đa số các ân nhân đã giúp tôi về vật chất trong lúc hoạn nạn, khốn khó trên đường đời, nhưng cũng có những ân nhân đã ban cho tôi sự giúp đỡ về tinh thần rất quý giá. Đó là Nhà văn Hoài Mỹ, Thi sĩ Du Tử Lê, Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng...
 
Lần đầu tôi được gặp mặt anh Đào Quang Mỹ, nhà văn Hoài Mỹ, là trong buổi ra mắt sách đầu tiên của tôi, năm 2013. Tôi biết anh Đào Quang Mỹ qua sự giới thiệu của cậu tôi, một hội viên của Hội Cựu Tu Sinh Dòng Chúa Cứu Thế - Nam California.
 
Dù chưa một lần biết mặt vậy mà nhà văn Hoài Mỹ đã không ngại tốn thời gian đọc quyển sách của tôi, bỏ công sức để viết bài và làm diễn giả giới thiệu sách cho tôi. Đó là niềm vinh dự vô cùng lớn lao, là món quà quý giá hơn cả bạc vàng.
 
Tôi thật may mắn có diễm phúc là trong buổi ra mắt sách lần đầu của tôi, ngoài diễn giả của nhà xuất bản, còn có Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, Tổng Thư Ký Hội Sử Học Việt Nam, Cựu Dân Biểu VNCH, Giáo sư Đào Quang Mỹ, nhà văn Hoài Mỹ và Thi Sĩ Du Tử Lê giới thiệu sách cho tôi. Tuy Thi Sĩ Du Tử Lê không đến được, nhưng đã gửi bài viết giới thiệu sách trong buổi ra mắt sách của tôi. Nhà thơ Du Tử Lê qua đời vào ngày 7 tháng 10 năm 2019 tại thành phố Garden Grove, California, USA. Nguyện cầu hương hồn Thi Sĩ Du Tử Lê sớm siêu sinh Tịnh Độ.
 
Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ biết làm thơ viết văn, không có kinh nghiệm trong việc viết lách và cũng không dám ước mơ trở thành một nhà văn, nhưng từ năm 2010 vì tâm thôi thúc nên tôi mạnh dạn và cố gắng viết với trình độ giới hạn của mình. Khi ra mắt cuốn sách, tôi không quen biết bất cứ một nhà văn hay nhà thơ nào để nhờ viết lời giới thiệu, làm diễn giả và nếu có, chắc cũng không một vị nào muốn có lời giới thiệu cho cuốn sách đầu tay của một tên tuổi không ai biết đến. Tôi định sẽ ra mắt sách mà không có diễn giả giới thiệu, nhưng rồi bằng một cách nào đó, bằng những mối liên hệ không ngờ tới mà buổi ra mắt sách của tôi có các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, giáo sư - nhà sử học đã giới thiệu sách và có cả ban nhạc, các ca sĩ đến ủng hộ, giúp tôi một cách vô vị lợi, tất cả đều miễn phí cho tôi.
 
Tôi rất bỡ ngỡ vì tôi là một người không ai biết đến và mới tập tành trong việc viết lách vậy mà quý ân nhân, Nhà văn Hoài Mỹ, Thi sĩ Du Tử Lê và Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng đã ban cho tôi quá nhiều ưu ái. Công ơn của những ân nhân này đối với tôi là lớn lao vô cùng. Bổn phận của người mang ơn là phải tri ân và cảm tạ, thế nhưng chắc chắn rằng, tôi không thể nào đền đáp lại những ơn nghĩa này cho đầy đủ được.
 
Trong bài giới thiệu sách cho tôi, nhà văn Hoài Mỹ đã phân tích tỉ mỉ từ hình bìa cho đến từng câu chữ, từng nhân vật trong sách một cách sâu sắc, được khán giả vỗ tay nồng nhiệt. Để kết thúc bài giới thiệu sách cho tôi, Thi sĩ Du Tử Lê viết: “Vì thế, với tôi, Nguyễn Phước An đã thực sự là nhà văn, ngay tự những trang sách thứ nhất...”.  Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng kết thúc bài phát biểu của mình tại buổi ra mắt sách: “Tôi cầu chúc anh Nguyễn Phước An, viết được một cuốn sách… trong tương lai sẽ viết được nhiều cuốn sách khác. Hãy can đảm nhận lãnh trách nhiệm làm nhà văn nói lên sự thật”. Những lời khích lệ và tình cảm đặc biệt của Nhà Văn Hoài Mỹ, Thi Sĩ Du Tử Lê và Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng dành cho tôi đã làm tôi thực sự xúc động. Thú thật hôm ra mắt sách đó, khi phát biểu và gửi lời cảm ơn đến mọi người, tôi đã khóc.
 
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và với ít ỏi lần được gặp anh Đào Quang Mỹ, nhưng anh cũng đã đủ để lại cho tôi một cảm nhận, anh là người rất dễ gần gũi, thân thương và hay giúp đỡ mọi người. Có nhiều điều khiến tôi không dám ước mơ được làm bạn với anh Đào Quang Mỹ vì anh là một thần tượng của tôi khi mới lớn và về tuổi tác tôi chỉ đáng hàng con cháu của anh, nhưng với tấm lòng bao dung, không hề phân biệt, anh đã xem tôi như một người bạn. Trong các buổi tiệc với bằng hữu, anh luôn nở nụ cười tươi vui và thân mật gọi tôi là “người bạn trẻ”.
 
Anh đã tặng cho tôi nhiều tác phẩm của anh với lời ghi, “Thân tặng bạn văn Nguyễn Phước An với tất cả tâm tình quý mến”. Chỉ với một dòng ngắn ngủi ấy, anh đã khích lệ và làm lòng tôi ấm áp rất nhiều.
 
Hôm lễ giỗ năm thứ ba (2021) của Cựu Đệ Tử Antôn Đào Quang Mỹ - Nhà văn Hoài Mỹ, tôi hân hạnh được Hội Cựu Tu Sinh Dòng Chúa Cứu Thế - Nam California mời tham dự. Trong buổi lễ giỗ đó, tôi được nghe nhà văn Quyên Di và nhiều người trong Gia Đình Cựu Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế - Nam California kể về anh, được thấy sự thương tiếc của mọi người đối với anh nhiều là dường nào, khiến tôi thật sự nuối tiếc là không được quen biết anh Đào Quang Mỹ sớm hơn, để tôi được học hỏi thêm các đức tính, những kiến thức sâu rộng và những điều tốt lành từ anh.
 
Theo lời Hội Trưởng Cựu Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế - Nam California: “Chỉ có một Đào Quang Mỹ chứ không có Đào Quang Mỹ thứ hai. Nhờ khả năng Chúa ban cho là một nhà giáo, nhà văn và nhà báo đã làm cho Đào Quang Mỹ dễ tiếp cận trong mọi khía cạnh xã hội, là một nhịp cầu nối giữa các thế hệ.
 
Ngoài biết tiếng Pháp, tiếng Latinh, tiếng Anh, Đào Quang Mỹ còn dạy học cho giới trẻ Na Uy bằng song ngữ Việt - Na Uy. Anh là người lập nên chương trình dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đầu tiên ở Na Uy.
 
Năm 2005, Đào Quang Mỹ qua Hoa Kỳ theo lời mời của một Hội cựu nữ sinh trung học, với tư cách là một người thầy cũ gặp lại học trò xưa. Bởi khí hậu tốt các mùa trong năm và những tình cảm đẹp đẽ của con người đã giữ chân Đào Quang Mỹ ở lại Cali và gắn bó với Hội Cựu Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế Nam Cali cho đến lúc ra đi.
 
Điều đặc biệt của Đào Quang Mỹ là luôn sẵn sàng xắn tay áo lên tham gia vào mọi sinh hoạt cần thiết cho lợi ích chung. Thí dụ trong sinh hoạt của Hội Cựu Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế Nam Cali, Đào Quang Mỹ đã bỏ công sức đi kêu mời những anh em lâu nay vắng bóng trong sinh hoạt, trở lại cùng Hội. Đào Quang Mỹ còn có câu nói vui vui với anh em trong hội là đi kêu gọi những con cóc con nhái ra ánh sáng”.
 
Vâng lời nhà Dòng, anh Đào Quang Mỹ cùng ông Nguyễn Hùng Cường đã bỏ ra nhiều tâm huyết thực hiện cuốn Kỷ Yếu Về Nguồn năm 2015 để lưu lại cho thế hệ trẻ Dòng Chúa Cứu Thế. Ông Nguyễn Hùng Cường làm Chủ Nhiệm và anh Đào Quang Mỹ là Tổng Thư Ký.
 
Cũng theo lời vị Hội Trưởng Cựu Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế: “Đến giờ phút này trong tâm trí tôi, về khía cạnh gia đình, Đào Quang Mỹ là một người chồng lý tưởng, bởi tâm tính Đào Quang Mỹ rất vị tha. Ngay với bạn bè, có gì phật lòng nhau, Đào Quang Mỹ sẵn sàng nói ra chứ không để ở trong lòng và vui vẻ sẵn sàng tha thứ. Trong tình bạn, đặc biệt Đào Quang Mỹ chơi với bạn hết mình, không bao giờ vắng mặt trong các buổi sinh hoạt vui cũng như buồn của gia đình bạn bè. Một cách nào đó, sự hiện diện của Đào Quang Mỹ đã mang lại niềm vui, sự ấm áp cho các buổi họp mặt”.
 
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Hội Cựu Tu Sinh Dòng Chúa Cứu Thế - Nam California đã cho tôi được tham dự lễ giỗ của anh Đào Quang Mỹ, để tôi cũng có cơ hội nói lên lòng biết ơn của tôi đối với anh Đào Quang Mỹ.
 
Như trên tôi có nói, nhà văn Hoài Mỹ là thần tượng của tôi vì đã viết ra những vấn đề và tình yêu của tuổi mới lớn trước năm 1975. Tôi đã đọc được nhiều tác phẩm, những đứa con tinh thần của anh. Nhà văn Hoài Mỹ có nhiều tác phẩm có giá trị văn học, giáo dục được in trong Tủ Sách Tuổi Hoa và Tủ Sách Ngàn Thông như Đèn Khuya, Triền Dốc, Linh Hồn Tượng Đá, Dưới Mái Gia Đình, Trở Về Tâm Tư, Hành Tinh Mắt Ma…
 
Tuổi trẻ nhiệt thành, lý tưởng và bền bỉ cần cù viết để cống hiến cho văn chương, nhà văn Hoài Mỹ đã để lại những tác phẩm sống mãi với thời gian. Độc giả thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm 70 chắc sẽ không quên nhà văn Hoài Mỹ với một tâm hồn trẻ trung, viết nhiều truyện loại hoa tím dành cho lứa tuổi 16-18. Những truyện tình yêu tuổi mới lớn của anh mang đến nhiều cảm xúc và làm nức lòng giới trẻ khi ấy. Nhà văn Hoài Mỹ còn viết truyện vui tình cảm gia đình thuộc loại Hoa Xanh như Dưới Mái Gia Đình, truyện phiêu lưu mạo hiểm như Hành Tinh Mắt Ma và rất nhiều ký sự vui nhộn dưới bút danh Thạch Thủ. Với lối viết hấp dẫn người đọc, các tình tiết sâu sắc, truyền tải các giá trị nhân văn, lòng nhân ái, vẻ đẹp tâm hồn, những tác phẩm của nhà văn Hoài Mỹ đã có sức ảnh hưởng rất lớn với thanh thiếu niên thời ấy.
 
Hồi nhỏ đi học, tôi thích đọc sách truyện, nhưng không có tiền để mua. Tháng nào tôi học giỏi thì được cha mẹ mua sách truyện tặng cho, nên tôi cố gắng học để tháng nào cũng được lãnh bằng khen. Lúc ấy nhà tôi ở gần phi trường Đà Nẵng, sợ bị đạn pháo kích của quân Cộng Sản bắn vào phi trường nhưng lạc vào nhà dân, cha tôi làm một căn hầm được phủ kín bằng những bao cát ngay trong nhà. Mỗi khi có còi hú báo động, mọi người trốn vào hầm để tránh đạn. Sau giờ học, tôi thường trốn vào căn hầm tránh đạn pháo kích đó để đọc sách truyện.
 
Bao ước mộng đẹp thời niên thiếu, tuổi học trò của tôi được dựng xây qua những truyện giải trí và giáo dục thuộc các loại sách Hoa Đỏ, Hoa Xanh và Hoa Tím với những hình bìa tuyệt đẹp của các hoạ sỹ nổi tiếng, nhất là Họa Sĩ Vi Vi. Hoa Đỏ gồm những truyện phiêu lưu, mạo hiểm, trinh thám, giúp rèn luyện trí óc, lòng can đảm và tinh thần hào hiệp. Hoa Xanh là các truyện về tình cảm gia đình, bạn bè, giáo dục về sự yêu thương, giúp tuổi trẻ sống hướng thiện. Hoa Tím là những truyện tình yêu tuổi mới lớn dành cho lứa tuổi từ 16 đến 18. Ngoài hai tủ sách truyện của Tuổi Hoa và Ngàn Thông, còn có Tủ sách Hoa Phượng, Mây Hồng, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, Thiếu Nhi… Và với một lực lượng đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, họa sĩ, nhạc sĩ tên tuổi đã tạo nên một khu vườn văn học, giáo dục đa dạng, đặc sắc cho các em nhi đồng và thanh thiếu niên của miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
 
Trong thời buổi chiến tranh loạn lạc và vật chất thiếu thốn, các nhà văn, nhà báo, thi sĩ, nhà giáo phải cố gắng không ngừng nghỉ, nỗ lực vượt qua khó khăn và quyết tâm lắm mới sinh ra được những tác phẩm đầy tính giáo dục, kiến thức đa dạng và nhân văn như thế cho giới trẻ. Những nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, viết và vẽ cho tuổi trẻ thời ấy đã trở thành những huyền thoại đối với nhiều thế hệ tuổi thơ của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Những sách báo văn hoá trong sáng, lành mạnh và đầy kiến thức thời đó, phần nào đã hình thành nhân cách của thế hệ trẻ miền Nam trước năm 1975.
 
Đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn tìm tòi đọc lại những cuốn sách truyện xưa ấy vì tôi thương mến sách báo văn hóa của miền Nam trước năm 1975, chúng quen thân và là những kỷ niệm đẹp đẽ đã đi vào ký ức, đưa tôi sống lại khoảng thời gian tươi sáng nhất của một đời người.
 
Để kết thúc bài viết, tôi xin được ghi lại vài lời tóm tắt tự giới thiệu bản thân của Giáo Sư Đào Quang Mỹ - Nhà Văn Hoài Mỹ trong buổi ra mắt sách của tôi vào ngày 08 tháng 12 năm 2013:
 
- Nghiệp dĩ: Trước 1975 chuyên “gõ đầu trẻ” ở một số trường Trung Học tại Sài Gòn.
 
- Tháng 7 năm 1977: Cùng với vợ con, vượt biên và được tàu Na Uy vớt nên về vương quốc này định cư trong suốt 28 năm.
 
- Cũng bởi “nghiệp dĩ”, ở Na Uy lại tiếp tục “bán cháo phổi” 26 năm cho tới ngày chính thức về hưu.
 
- Theo “tiếng gọi con tim”, qua Mỹ, tính tới hôm nay còn thiếu 4 tháng nữa mới đủ “thâm niên” để thi quốc tịch.
 
- Viết lách: 1969-1972, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút Tuần san Ngàn Thông, tờ báo dành cho Tuổi Mới Lớn.
 
- Đã xuất bản ở trong nước, trước 1975: Bảy truyện dài viết về Tuổi Mới Lớn. Ở ngoại quốc: Một tập truyện cổ tích Việt Nam viết bằng tiếng Na Uy và hai tập truyện ngắn (xuất bản ở Cali).
 
- Hiện viết thường xuyên cho Nhật báo Viễn Đông (Cali), Tuần báo Việt Tide (Cali) và Nguyệt san Diều Hâu (Florida).
 
Anh Đào Quang Mỹ - Nhà Văn Hoài Mỹ đã cho tôi thật nhiều và chẳng nhận điều gì từ tôi. Giờ đây để tỏ lòng biết ơn, tôi chỉ còn mỗi cách là luôn nhớ và cầu nguyện cho Linh hồn Antôn Đào Quang Mỹ sớm về hưởng vinh phúc muôn đời bên Thiên Chúa Ba Ngôi trên Thiên Quốc.
 
Xin cám ơn anh Đào Quang Mỹ - Hoài Mỹ. Anh vẫn mãi mãi trong tâm thức của tôi.
  
Phước An Thy
 

Ý kiến bạn đọc
07/10/202422:12:58
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,675
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến