Hôm nay,  

Chợ Trời Ở Mỹ

20/08/202405:00:00(Xem: 1731)

bo-sach-vvnm 

Tác giả Trần Đông Thành hiện sống ở Bắc California. Trước làm nghề Income Tax nay về hưu. Ông đã nhận giải Danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết dưới đây phác họa vài nét cảnh chợ trời ở Mỹ.

 

*

  

Tôi có thói quen thích đi chợ trời. Mỗi cuối tuần ấn định hai ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chưa kể ngày lễ, tôi rất háo hức mong trời mau sáng để đi chợ trời.
 
Một người bạn ở Mỹ lâu năm chê:
 
- Tao không biết chợ trời có gì hấp dẫn mà lôi cuốn mày đến đó u mê như một tên nghiện? 
 
- Ậy, điều sung sướng mày sao biết được, “Flea market-Chợ trời” mua được nhiều đồ vật lạ, các đồ cổ mày không thể nào mày thấy trong cửa hàng. Không đi mày làm sao cảm hứng thú vị được như tao.
 
*
 
Bạn có thể coi bản đồ hoặc học lịch sử biết được màu sắc, màu cờ các dân tộc nhưng có nhiều sắc dân bạn chưa hề gặp mặt. Thì đây, khu vực Chợ Trời sẽ giúp mình quen biết nhận diện hình dáng, khuôn mặt và bạn có thể trực diện trò chuyện với dân tộc năm châu. Tứ hải giai huynh đệ.
 
Sáng sớm bãi đậu xe thứ tự xe đậu đầy, miễn phí. Người ở khắp nơi đến đó sắp hàng dài mua vé vô cửa. Có nơi 95 cent, nơi 1$ tùy địa phương. Khu sầm uất nơi vài mẫu, nơi vài sào đất.
 
Xã hội Chợ Trời đặc thù là khu thương mãi tự do. Ai đến đó bán buôn cũng được. Giá cả trên trời dưới đất. Hàng hóa tự do. Trả giá thoải mái. Vì vậy, người mua có thể mua được hàng rẻ nhưng cũng có thể mua lầm giá cao tới nóc.
 
Nơi đây quy tụ nhiều dân tộc thế giới như Mexico, France, India, Cambochia... Khách hàng chen chúc, người bán chỉ một cái bàn nhỏ phủ tờ nilon hay giấy báo sơ sài họ bày biện hổn độn, đủ thứ vật dụng nào bông tai, thuốc men, kềm búa, radio, bông hoa, hộp sơn, máy sưởi ấm, computer...
 
Chỗ này một chị quần áo tây phương gọn ghẻ, môi phấn đỏ tươi mặt sáng như trăng rằm, cầm tay một món hàng hỏi giá theo ngôn ngữ chợ trời, nói sao hiểu thì được. Dân tứ xứ mà!
 
- How much is this? Man! (Giá bao nhiêu vậy ông?)
 
Chủ sạp, vo môi, ca tụng hàng của minh:
 
- My flowers all are beautiful! Fresh! You can pay 10 dollars. Really. You cannot find them anywhere! You are lucky! (Bông hoa của tôi đẹp lắm. Rất tươi. Bà có thể trả 10 đồng. Đúng vậy. Bà không thể tìm mua chúng ở nơi khác. Bà rất may đó.)
 
Rồi bắt tay khách hàng lấy lòng khách.
 
- Cheap! Cheap! Hi… hi. (Rẻ! Rẻ lắm!)
 
Khách hàng hàng mặc cả:
 
- Two dollars. OK? (Hai đồng được không?)
 
Hắn quéo môi chử O méo xẹo:
 
- Tomorrow! (Ngày mai)
 
Đó là cách từ chối khéo như câu chuyện ngụ ngôn “Mai ăn khỏi trả tiền” của người Việt mình vậy. 
 
Trải tấm nhựa láng giản dị quảng cáo hàng bán rẻ “Everything must go! Cheap! Cheap! Tomorow don’t have it. Guarantee!” (Mọi thứ phải bán hết! Rẻ! Rẻ! Ngày mai không còn nữa. Bảo đảm!)
 
Nơi đây bố trí như một thành phố thương mại. Kiến trúc đường xá bằng những hàng dọc. Ngôn ngữ Việt, Tàu, Miên, Lào... kêu loa ầm ĩ!
 
Ngập người qua lại, ở xa trông như các tầng lớp sóng biển ùa tới, khi động, lúc thì vơi. Thật là một đô thị ồn ào và náo nhiệt. Thanh thiên bạch nhật. Nắng không mái che. Mưa không chỗ đục.
 
Cười nói rao hàng nghe điếc tai. Ông già bà cả đi xe đẩy, trẻ con cười toe toét, cô cậu lựa hàng trả giá ỏm tỏi để mua được hàng rẻ hoặc chủ buôn nói giá cao để được lợi. Đầy đủ ngôn ngữ Tàu, Phi, Miên, Anh, Pháp...Người mặc ríp (váy), kẻ quần áo Tây, áo thun quần đùi; người mình trần trùi trụi.         
 
Các gian hàng san sát nhau. Hàng bán khác nhau, mới cũ lẫn lộn. Khu quần áo triển lãm đủ kiểu, đủ hạng, đủ giá.
 
Từ khi có mặt người tỵ nạn, họ ra bán trên các sạp rau cải, bày hoa quả như cà pháo, dấp cá, ổi, táo, nho, thơm, xoài, dưa hấu, mít..
 
Đặc biệt hàng bán nón treo lủng lẳng các dây nón thòng xuống đất, từng xâu Beret đủ màu, mũ lưởi trai, nón phi công, nón cao bồi và đặc trưng nón lá Việt Nam từng xấp một.
 
Quầy sang trọng bán nữ trang trưng bày “cả rổ” toàn đồ giả, rẻ sìn. Son phấn lòe loẹt. Viết chì vẽ chân mày bay bướm. Người bày ra bàn ghế, xe máy, dao kéo, giường ván, nệm cũ có cái lốm đốm tì dấu đen đúa rất là dơ bẩn, vậy mà cũng có người mua.
 
Tại đây bạn có thể mua được hàng mà không thể mua trong tiệm. Cũng có món hàng bạn mua 5 hay 10 đồng mà giá ở tiệm lên đến 100, 200. May rủi!
 
Có hạng người buôn bán vì sinh kế. Có người rất sang trọng, giàu có, ra bán là để mua vui, giết thì giờ. Kẻ đi chợ trời như đi du lịch. Giải trí chớ không mục đich sắm đồ. Cần gì thì cứ tới đây “lục lạo” bạn sẽ được như ý muốn.
 
Đang đi thì có tiếng còi tu-huýt của security rượt theo một thanh niên chạy bán sống bán chết.
 
Người đi đường nói:
 
- Cướp giựt đồ!
 
Bạn tôi nhăn mặt bất mãn.
 
- Xứ Mỹ văn minh mà cũng có nạn cướp! Gớm!
 
 
Trần Đông Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 409,921
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Nhạc sĩ Cung Tiến