Hôm nay,  

Kỷ Niệm Cùng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ

12/07/202400:00:00(Xem: 1838)
 
Ky-Niem-1
Hình do tác giả cung cấp
 
Đoàn Thị là một cây bút quen thuộc dí dỏm, được độc giả VVNM yêu mến. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, khi còn ở Pháp. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả - thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Từ vài năm gần đây, tác giả đã dời sang California an cư cùng gia đình.
 
*
 
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà.
 
Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và  cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
 
Ly Kai có văn phòng CPA cố vấn và tính thuế cho BS, Nha Sĩ…, sau khi nghe bài của tôi trên đài VOA hắn chuyển cho tôi trang mạng của một khách hàng của hắn là Cao Minh Hưng dạo đó đã tham gia trang Viết Về Nước Mỹ (VVNM) trên Việt Báo.
 
Sau một thời gian đọc các bài đăng trên trang mục VVNM, năm 2010 tôi bắt đầu gửi bài đến Việt Báo. Và mùa hè năm đó, tôi đã qua Cali thăm gia đình và xin một cái hẹn để ra mắt Thi sĩ Trần Dạ Từ và Văn sĩ Nhã Ca.
 
Hôm đó sau khi đi hai chuyến xe bus, tôi và chàng đi từ đường Bolsa sau tiệm bán gà vịt sống, dưới ánh nắng cháy da hai đứa cuốc bộ toát mồ hôi, đi miệt mài và chạy rớt dép mới tìm ra đường Moran, gần đến tòa sọan, tôi thay đôi giầy cho lịch sự để trình diện anh chị Chủ Bút Chủ Báo.
 
Hôm đó Mỹ Quyên đón chúng tôi ngay sảnh tòa soạn, sau khi nghe chúng tôi khai báo có hẹn với hai bác Từ và Nhã, cô bảo chúng tôi chờ ngoài sảnh để cô báo với sếp.
 
Bước vào phòng làm việc của bác Nhã Ca tôi choáng ngợp trước khung cảnh thiền ơi là thiền, tôi chợt nhớ truyện Giải Khăn Sô cho Huế, tập truyện với bao hình ảnh chết chóc của một Huế tang thương, tan tành đổ nát.
 
Tác giả đã bước qua cảnh hoang tàn, đầy thương tích đến bây giờ vết sẹo đó dù có phôi phai. Bước ra từ cơn lửa đạn đó, bác Nhã Ca đã xây một góc an bình ngay trong phòng làm việc của mình, trên đất nước an lành đã đón nhận gia đình bác mấy thập niên qua.
 
Sau một lúc trò chuyện, bác dẫn hai đứa qua «giang sơn» riêng của thi sĩ Trần Dạ Từ, một phòng tranh với họa sĩ Chóe, và vài họa sĩ khác. Tôi ngẩn ngơ trước các bức họa đầy màu sắc, lập dị, hình dạng đôi khi khó hiểu, nhưng không thiếu những nét đẹp mỹ thuật. Sau khi nghe bác Từ giải thích, mới hiểu rằng đó là bộ tranh hí họa của họa sĩ Chóe, vẽ các văn nghệ sĩ miền Nam cùng thời với thi sĩ Trần Dạ Từ.
 
Cũng trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi đã tự giới thiệu cuộc đổi đời của gia đình chúng tôi trên đất Pháp sau hơn hai mươi năm an cư lập nghiệp. Nhưng mỗi khi qua Cali thăm gia đình, chúng tôi cũng rất yêu thích Orange County vì nơi này rất «Việt Nam », một Sàigòn tái sinh trên xứ người.
 
Giờ Ngọ sắp điểm hai đứa tôi xin rút lui, bác Từ lắc đầu bảo chúng tôi lên xe của bác để đi đến tiệm ăn trong khu chợ T&K gần đó dùng cơm trưa rồi mới được về.
 
Tôi không nhớ hôm đó bác gọi món gì, chỉ nhớ bác Từ khui chai rượu đỏ Sauvignon Cabernet của Napa Valley mời chúng tôi cùng uống. Rượu ngon lại có khách đến từ xứ rượu thì còn gì bằng!
 
Nhớ lại thuở ban đầu khi mới đầu quân vào trang VVNM, thỉnh thoảng tôi bị độc giả nguýt háy, phán một câu xanh rờn:
 
- Dân bên Tây biết gì xứ Mỹ mà viết!
 
Tôi bèn nhỏ nhẹ phân trần như ri:
 
- Thưa quý độc giả, «tui đây» (Tây Đui, biệt danh chị Thịnh Hương mến tặng cho tôi, ý chỉ dân Tây gốc mít, Annamite) có dòng họ bên chồng lẫn bên tôi và bạn bè ở hết ráo bên ni nên tôi mới có chuyện để «già chuyện» với quý vị.
 
Năm 2011 tôi khăn gói sang Cali lãnh giải « Á hậu» ngoài sự mong đợi của tôi, rồi tôi trở thành thành viên của nhóm Việt Bút. Năm đó Tê Hát Y Cờ Rết, ông xã của Hoa Hậu Phương Dung trên San Jose, vui vẻ chào đón khách lạ tôi đây đang ngơ ngác giữa khán phòng toàn những cây viết cừ khôi của VVNM một thập niên trước tôi.
 
Hôm đó tôi được xếp ngồi cạnh chị Bảo Xuân, một cây viết đại thụ từng đoạt giải Hoa Hậu mà tôi có hay biết chi mô, thỉnh thoảng tôi cười mỉm chi với chị chứ biết nói gì đây, may mà tôi có rủ chị chụp một tấm hình với tôi, sau này tôi mới biết hôm đó mình ngồi cạnh người nổi tiếng mới ghê.
 
Buổi lễ bắt đâu với phần giới thiệu quan khách và thành phần giám khảo, chương trình văn nghệ xen kẽ lễ phát giải thưởng do ca sĩ Lê Uyên trình bày những bài hát của nhạc sĩ Lê Uyên Phương và một số bài hát của thi sĩ nhạc sĩ Trần Dạ Từ. Chúng tôi ngoài lãnh giải còn được thết đãi một bữa tiệc, hàn huyên với những cây bút VVNM.
 
Năm 2017 hai đứa tôi quay trở lại Cali thăm gia đình và dự Đại Hội Phú Thọ niên khóa 74 bên Houston. Trước khi rời Orange County, tôi ghé tòa soạn Việt Báo trên đường Moran, vì không lấy hẹn trước nên không gặp hai bác Từ và Nhã Ca đang học lớp Anh ngữ.
 
Hôm đó trời cũng nắng như năm 2009 nhưng tôi tà tà đến tòa soạn chứ không chạy rớt dép như năm xưa, Hòa Bình thay mặt hai bác tiếp tôi.
 
Tòa soạn lần này có nhiều tiểu cảnh chụp hình tuyệt thật, tôi lấy áo tee shirt có hình Paris tôi tặng em và hai chị em chụp một tấm hình kỷ niệm, ra về tôi hẹn sang năm sẽ quay lại đường Moran chắc chắn phải lấy hẹn với hai bác Từ Nhã.
 
Năm 2018 Cô vít mắc dịch khiến tôi lỗi hẹn với Nam Cali, sang năm 2019 hai đứa tôi trở lại quận Cam để lấy phiếu lương ba năm sau cùng của em tôi bổ túc hồ sơ đi định cư Mỹ.
 
Nhân dịp chúng tôi dự buổi phát giải VVNM 2019, trước ngày phát giải nhóm Việt Bút có buổi họp mặt tất cả anh chị em khắp nơi về Nam Cali tại nhà chị Annie Phùng như thông lệ.
 
Ngày phát giải tôi lại có dịp gặp gỡ và chụp hình với hai bác Trần Dạ Từ và Nhã Ca cùng anh chị em VB, lại một kỷ niệm và hình ảnh đẹp tôi lưu lại trong laptop, thỉnh thoảng xem lại hình cũ và cười một mình.
 
Năm 2021 hai bác Trần Dạ Từ và Nhã Ca chủ trì ngày phát giải VVNM tại hội trường SBTN ở Garden Grove. Hai bác vui vẻ đón tiếp nhóm Việt Bút và quan khách thân quen của Việt Báo, đặc biệt là hai cô tài tử Kiều Chinh và ca sĩ Khánh Ly chưa bao giờ vắng mặt những buổi phát giải của Việt Báo.
 
Dạo đó chúng tôi đã an cư tại Quận Cam nên tham dự buổi tiền hội ngộ theo thông lệ tại nhà cô Iris và có dịp hàn huyên với anh chị em nhóm Việt Bút đến từ các tiểu bang khác.
 
Năm 2022 nhà văn Nhã Ca tổ chức buổi ra mắt sách O Xưa tại một phòng sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ở Westminster. Hai vợ chồng chúng tôi hân hạnh tham gia buổi tiệc và phần văn nghệ do các con và thân hữu của gia đình thi sĩ Trần Dạ Từ và nữ văn sĩ Nhã Ca trình diễn thật tuyệt vời.
 
Hôm sau chúng tôi lại được mời dùng cơm trưa để tiễn hai bác Trần Dạ Từ và Nhã Ca trở về Thụy Điển an hưởng thú điền viên.
 
Tôi không ngạc nhiên nhận thấy hai bác thanh thản trở về chốn cũ bên kia đại dương vì bên ni Hòa Bình đã thay mặt bố mẹ điều khiển chương trình VVNM khá hoàn hảo từ vài năm nay, điển hình là buổi phát giải năm 2023 vừa rồi thành công xuất sắc.
 
Bên cạnh công việc chuyên môn, Hòa Bình luôn nối kết các anh chị em nhóm Việt Bút và thân hữu Việt Báo qua các buổi họp mặt như các buổi tiệc Tất Niên, và buổi đón Tết Nhâm Thìn tại nhà sách Tự Lực, và các sinh hoạt văn hóa khác.
 
Chủ nhật 30 tháng 6 vừa rồi nhóm Việt Bút một lần nữa tham gia buổi ra mắt tranh và tuyển tập Thơ của nhà văn, thi sĩ, họa sĩ Khánh Trường do Hòa Bình và các bạn tổ chức.
Tôi được dịp nghe bạn hữu của bác Khánh Trường thay nhau phát biểu ý kiến về sự nghiệp văn học nghệ thuật của tác giả. Điều thú vị là lần đầu tiên tôi khám phá họa sĩ Ann Phong «nói chiện gất duyên dáng, hài hước » khiến thính giả cười thỏa thích khi cô mô tả nghệ thuật vẽ tranh, đặc biệt cô kể chuyện khi cùng vẽ tranh với họa sĩ Khánh Trường, đường nét và tông màu của hai cây cọ chen lấn, chồng chất lên nhau như đang uýnh lộn với nhau để cho ra một tác phẩm tuyệt vời, sau đó cô Ysa Lê đọc một số bài thơ do bằng hữu và bác Khánh Trường sáng tác.
 
Sự thành công buổi ra mắt sách và tranh hôm nay ngoài sự cộng tác của một số nhà văn nhà báo thân hữu của hai bác Trần Dạ Từ và Nhã Ca, êkíp âm thanh và thu phát hình của nhà sách Tự Lực, còn có nhóm NTM của Hòa Bình đa số thuộc thế hệ trẻ tài hoa lịch lãm lại rất «hợp rơ» với hai đệ nhất tài năng của nền điện ảnh và văn nghệ Việt Nam là tài tử Kiều Chinh và ca sĩ Khánh Ly.
 
Không riêng tôi, mà đa số thân hữu của thi sĩ Trần Dạ Từ và văn sĩ Nhã Ca đều cảm nhận Hòa Bình và các bạn thế hệ tiếp nối của Việt Báo như Doãn Hưng, Hằng Lê đang tiếp tục duy trì thành công chương trình Viết Về Nước Mỹ, đồng thời phát triển sinh hoạt văn học nghệ thuật của giới văn nhân nghệ sĩ hiện nay.
 
Bồi hồi nhìn lại, thời gian tôi đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ cũng như với thi sĩ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca tính ra cũng hơn hai mươi năm. Con số khiêm tốn so với nhiều tác giả kỳ cựu tham gia VVNM từ năm đầu tiên, nhưng cũng đủ cho tôi có biết bao kỷ niệm đẹp khó quên.
 
Sau này tôi có thêm kỷ niệm với Hòa Bình, thấy cô em vất vả để tiếp tục duy trì tờ Việt Báo với cô Hằng, thật cảm động thấy ban biên tập vẫn còn đầy đủ các nhà báo kỳ cựu cộng tác lâu năm với Việt Báo.
 
Riêng tôi, dù đã dọn nhà qua đây gần ba năm, hiểu biết về nước Mỹ nhiều hơn, hết sợ bị độc giả than phiền, nhưng tại, bị đang cố gắng hội nhập vào xã hội Mỹ nên lời «hứa lèo » với Hòa Bình sẽ tiếp tục gửi bài VVNM mà chưa thực hiện được.
 
Cảm ơn Hòa Bình và Việt Báo đã tạo cơ hội cho Đoàn Thị cũng như các cây bút Việt Bút khác tiếp tục có thêm nhiều Kỷ Niệm đẹp cùng hai bác Trần Dạ Từ, Nhã Ca, cùng Việt Báo và chương trình Viết Về Nước Mỹ, cũng như được tham gia những sinh hoạt văn học nghệ thuật rất phong phú và ý nghĩa ngày càng hiếm quý.
 
Đoàn Thị
Tháng 7-2024

Ý kiến bạn đọc
12/07/202423:21:07
Khách
Xin cám ơn các tác giả trên VB. Theo luật nhân quả thì cái gì mình tạo ra cống hiến cho nguời đời huởng là làm đuợc quả tốt, văn nghệ sĩ sáng tác theo cảm hứng của mình không theo lệnh chánh phủ, cống hiến tác phẩm miễn phí cho khán giả, thính giả, và độc giả thì cũng có nhân lành như nguời cho tiền bạc thực phẩm đồ đạc cứu nguời đang thiếu thốn. Những văn nghệ sĩ đuợc trả tiền sáng tác trở thành giàu có thì không cống hiến cho đời làm phuớc nhiều như nguời cho không phát không. Tất cả văn nghệ sĩ bỏ công sức sáng tác rồi quảng bá miễn phí là những kẻ làm phuớc mà không biết là mình làm phuớc. Nhiều tác giả nghệ sĩ rất hay nhưng không chịu cho cho phổ biến miễn phí làm phuớc thì không bằng các ông Vuơng Mộng Long, Ðặng Chí Bình, Khái Hưng, Kim Dung, dịch giả truyệ Tàu, và các ca sĩ VNCH hát truớc 1975, vv .
Trên cuộc đời này nhiều kẻ cầm quyền suốt đời không có gì cống hiến cho đời vì bất tài nhưng nhờ thế lực lại tham nhũng bòn rút tiền của dân để làm giàu thì mang nghiệp xấu, họ mắc nợ nguời khác cho đến kiếp sau. Nhưng kẻ tung tiền của cứu trợ hay văn nghệ sĩ sáng tác cống hiến cho đời bằng tác phẩm của mình đã làm việc phúc thiện cho thiên hạ. VVNM cũng là một hình thức đóng góp cho đời làm phuớc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,534
Đôi lời phi lộ: hai tiếng "cuối đời" tôi dùng không mang ý nghĩa sau bài ký này tôi không tiếp tục viết nữa. Đây chỉ là cái tên tôi đặt dựa theo nội dung tôi muốn diễn đạt dưới đây. ... Kể từ khi việc đưa thân xác người Việt sống lưu vong, mong muốn được chôn cất tại quê nhà không còn rào cản, vợ chồng tôi chọn cách hỏa táng thân xác sau khi mất. Lựa theo cách này vừa đỡ tốn kém vừa dễ dàng mang tro cốt trở về quê hương. Điều mong ước được "lá rụng về cội" tôi đã dứt khoát. Riêng việc chọn cái cội ở nơi nào trên dải đất hình chữ S cũng chẳng dễ dàng gì! Bởi tôi sinh ra nơi đất Bắc, vợ tôi quê mãi tận cuối phương Nam, nên tôi mất khá nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm.
Thời gian này, tôi được cất nhắc làm “quan lớn” trong một xứ đạo ở quận Cam (Orange County). Vì vừa vào làm việc trong Hội Đồng Mục Vụ của cộng đoàn, giáo xứ, nên tôi phải tập dần nhiều việc, như tập các câu kính thưa để lên phát biểu trước cộng đoàn cho quen, còn phải tập cách ăn nói cho chững chạc, vì bây giờ mình là quan rồi, dễ bị người ta “soi” lắm. Chẳng hạn như hôm trước, Quan Chủ Tịch Cộng Đoàn, gọi tôi ra ngoài nói chuyện:
Tôi thật sự cảm phục các thầy cô dạy tiếng Việt tại các trung tâm Việt ngữ. Tất cả là thiện nguyện viên. Họ hy sinh cuối tuần để làm một việc không những không lương mà còn phải đối đầu với những việc không vui như áp lực từ phụ huynh... Tôi xin nhắn gởi một điều đến phụ huynh, các thầy cô và các linh mục. Học tiếng Việt là một điều rất khó đối với các em vì trong tuần các em đi học cả ngày ở trường toàn nói và đọc tiếng Mỹ. Về nhà thì xem TV, coi internet, nghe radio cũng toàn tiếng Mỹ. Mỗi tuần vào nhà thờ học tiếng Việt chỉ có hai tiếng mà nhiều thầy cô lại cứ nói tiếng Mỹ với các em. Trớ trêu là sau khi học xong, lúc đi lễ, các linh mục lại giảng phúc âm cho các em bằng tiếng Mỹ. Xin các linh mục, các thầy cô và phụ huynh nói tiếng Việt với các em càng nhiều càng tốt...
...Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”...
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu, chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị. Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
Khi một mình trong tứ bề hiu quạnh nên tự thân cảm thấy lẻ loi. Đó là cảm nhận riêng tôi khi ngồi đợi xe đò ở vùng kinh tế mới. Thời ấy không mấy ai có cái đồng hồ đeo tay để biết giờ giấc, chỉ biết giấc sáng sớm khi mặt trời chưa mọc sẽ có chuyến xe đò duy nhất trong ngày về Sài gòn, là xe ngày hôm qua từ Sài gòn lên. Nhớ những hôm sương mù bao phủ núi rừng nên tầm nhìn hạn chế càng cô độc vì cô quạnh, cảm giác lẻ loi len lỏi vào tâm khảm hay từ trong tâm khảm lan toả ra núi rừng âm u, sự lẻ loi và bất lực cho đến khi có ánh đèn vàng mờ đục xuất hiện trong màn sương mù đặc như nước vo gạo là mừng rỡ hôm nay được về nhà vì nhiều hôm ngồi đợi tới mặt trời mọc cũng không có xe vì xe hư xe hỏng gì đó, người ta không chạy ...
... Ừ nhỉ, cũng đến lúc phải quyết định đặt tên cho con là vừa. Mình cứ lo nào là trang trí căn phòng, mua quần áo tã lót, sữa… cho con mà quên mất điều quan trọng là phải cho con một cái tên thật ý nghĩa, chứ đâu phải gọi thằng cu bé là được đâu! Mà biết làm sao khi bên ngoại muốn đặt tên này, bên nội lại muốn đặt tên kia thì làm sao giải hòa được hai bên đây?! Từ chối bên ngoại hay bên nội cũng đều sợ làm buồn lòng họ, vì đây là cháu đầu lòng trong họ nên ai cũng muốn tên mình đưa ra được cha mẹ nó chọn!...
... Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca...
Hồi nhỏ, khi tôi học trường làng, ngoài câu cách ngôn: “Tiên học lễ, hậu học văn” thầy giáo còn cho viết vào vở bài học thuộc lòng đầu tiên: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”(khuyết danh) Bài học thuộc lòng này được cha truyền con nối và theo tôi suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ thời thơ ấu, vào dịp Tết, các chú thím, cô cậu đem biếu ông bà nội hộp trà, cân mứt… Trong năm, vườn nhà thu hoạch được thứ gì thì đem đến cho ông bà thứ ấy - khi quả bí, lúc trái bầu… Khi ông bà ốm đau thì sớm hôm thăm viếng, thuốc thang… Như thế coi như làm “tròn chữ hiếu.”
... Mặc hai bên lời qua tiếng lại, ông lủi thủi ứa nước mắt đi vào phòng. Trời mùa đông sẫm tối thật nhanh. Bóng tối chườm lạnh khoảng sân bên ngoài và bao trùm lấy căn phòng nhỏ. Ông vẫn đứng lặng yên như pho tượng, cảm giác như mình đang đi về phía hư không. Tuổi già giọt lệ như sương. Nỗi đau của người già không bật thành tiếng khóc, mà thấm vào từng thớ thịt, ray rứt từng hơi thở. Ông nghe ngực mình nhoi nhói như muốn vỡ tung ra. Có tiếng bát đũa khua lanh canh, rồi mùi thức ăn thơm nồng bốc lên. Không ai mời ông ra ăn cơm , mà ông cũng không thấy đói. Ông chỉ muốn được nằm xuống rồi ngủ mãi một giấc dài không bao giờ thức dậy. Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày đau đáu. Co ro với cái lạnh của mùa đông miền Bắc Mỹ, không máy sưởi , tay chân buốt cóng, ông thấm thía câu nói: Cha mẹ thương con biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày . Đành vậy chứ biết sao. Nước luôn chảy từ trên cao xuống thấp mà...
Nhạc sĩ Cung Tiến