Hôm nay,  

Hai Người Bạn

18/06/202406:00:00(Xem: 1528)
MTTN nhan giai Vinh danh Tac Gia VVNM 2023 từ nhà văn Cung Tích Biền
Tác giả Minh Thúy Thành Nội nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 từ nhà văn Cung Tích Biền

                                                 
 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thúy, sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải Vinh danh Tác giả 2023.

 

*

 

Đang ngồi xem tin tức tivi khoảng tám giờ tối, có tiếng bấm chuông. Mở cửa tôi há hốc miệng ngạc nhiên hết sức. Ông anh họ trước đây một tuần từ tiểu bang xa nhắn tin có thể về Cali, sau đó im bặt. Tôi thì bận chạy chuyện chú bác ngoài đường nên cũng quên. Giờ đây đứng trước mặt, ngoài trời tối đen lại có mưa râm, tôi phụ kéo vali vào nhà rồi hỏi chuyện:
 
- Sao anh về mà không báo cho biết. Đi Uber tới đây à?
 
Anh gãi tai nói:
 
- Biết sau này L. yếu không lái xe đón được, nên tự tìm cách. Anh nghiên cứu trước mấy ngày, bước xuống máy bay ở phi trường Oakland là tìm xe BART nhưng lộn, mua vé sớm hơn một trạm, dùng xe Bus xuống ngang đường gần nhà, anh mở phone tìm đường đi bộ về, có lạc chút xíu nhưng rồi cũng về đây dễ dàng.
 
Vợ chồng tôi trợn mắt tưởng tượng cảnh anh họ kéo vali đi bộ qua những đường vắng, nhà cửa đóng kín mít tối om, may không gặp kẻ xấu mà... “hú hồn”, nhưng đồng thời cũng quá khâm phục ông anh đã 80 tuổi trí óc còn sáng suốt minh mẫn.
 
Anh cho biết về chuyến này trước tiên là thăm bạn mới xảy ra chuyện buồn, sau nữa là dự hội Cảnh Sát, họp mặt cúng giỗ dòng họ. Hôm vợ bạn mất không về ngay được vì bận có hẹn bác sĩ mắt, bác sĩ gia đình khám bệnh. Anh họ rất nóng ruột và buốt lòng theo nỗi đau của bạn, chỉ biết chia sẻ, an ủi bằng bài thơ gởi đến tôi nhờ trao lại anh Mùi.
 
To Those Whom I Love & Those Who Love Me
 
When I am gone, release me, let me go.
I have so many things to see and do,
You mustn't tie yourself to me with too many tears,
But be thankful we had so many good years.
 
I gave you my love, and you can only guess.
How much you've given me in happiness.
I thank you for the love that you have shown,
But now it is time I traveled on alone.
 
So grieve for me a while, if grieve you must,
Then let your grief be comforted by trust.
It is only for a while that we must part,
So treasure the memories within your heart.
 
I won't be far away for life goes on.
And if you need me, call and I will come.
 
Though you can't see or touch me, I will be near.
And if you listen with your heart, you'll hear,
All my love around you soft and clear.
 
And then, when you come this way alone,
I'll greet you with a smile and a 'Welcome Home'.
 
Author unknown         
 
Tạm dịch
 
Gởi anh, người em yêu và mãi yêu em
 
Khi em đi, hãy để em đi,
Em có nhiều điều để ngắm trông và thực hiện.
Đừng anh, đừng níu kéo em với những giòng nước mắt,
Hãy nghĩ tới hạnh phúc chúng ta từng có qua bao nhiêu năm.
Em đã yêu anh biết mấy như anh đã yêu em,
Em biết ơn tình anh từng tỏ lộ,
Nhưng giờ đây, em phải ra đi một mình! Một mình em.
 
Em biết anh sẽ đau khổ, nhưng đừng lâu,
Hãy để niềm đau vơi đi với hiện thực.
Đó chỉ là phút giây ngắn ngủi lìa xa,
Hãy trân quí những kỹ niệm tận đáy lòng anh.
Em sẽ không đâu xa, cuộc sống vẫn êm đềm trôi.
Nếu lúc nào đó cần em, anh hãy gọi,
Em sẽ bên anh.
Dù anh không thấy và nắm bắt được,
Em vẫn bên anh.
Nếu anh lắng nghe với cả tâm tình, anh sẽ nghe em,
Em sẽ bên anh, quanh anh với muôn vàn thương mến.
 
Và rồi...một mai kia, anh cũng ra đi...một mình
Em sẽ đón anh về nhà...với nụ cười trên môi.
 
Tôi dọn cơm anh dùng và để người già nghỉ ngơi cho khỏe, mọi việc mai tính. Nghĩ chuyện đôi bạn già này chắc có duyên từ nhiều kiếp trước. Người tuổi Thân và người tuổi Mùi, gọi cho gọn anh họ tên Thân, anh bạn tên Mùi cũng được. Anh Mùi có người bạn tri kỷ ở Florida tên Triệu, tuy xa mà gần vì mỗi ngày vẫn thường liên lạc. Anh Thân lại là bạn của anh Triệu, tình cờ anh Triệu giới thiệu bạn đến anh Mùi. Một lần họ gặp gỡ tại Cali đã cuốn hút lấy nhau. Anh Mùi rất thương anh Thân, lần nào anh Thân về thì vợ chồng anh Mùi mời cả vợ chồng tôi cùng ăn ké liên tục mấy lần nào là Bò Bảy Món, tiệm Đại Hàn, All You Can Eat... v..v... Vợ chồng anh Mùi gọi thả giàn thêm phần dư cho anh Thân đem về nhà nữa, vợ anh Mùi nói riêng với tôi ”ông xã chị thương anh Thân lắm."
 
*********
Tôi chở anh Thân lên nhà anh Mùi thắp nén nhang, vợ anh Mùi mất gần hai tháng rồi. Anh Mùi đang buồn như người bám vào tấm phao. Hai anh ngồi thao thao bất tuyệt mọi đề tài, nhất là về quân đội. Người ngành tình báo, người ngành an ninh quân đội. Dẫu nhiều lần họ đã gặp nhau và nói chuyện đời lính bất tận, nhưng có lẽ vẫn chưa hết. Giờ đây họ tiếp tục ôn lại chuyện tù đày “cải tạo”. Anh Mùi kể tên những nhân vật bị chết trong tù vì đói khổ, bệnh hoạn, kiệt sức, kể chuyện anh bị còng số tám và bị nhốt xà lim không thấy ánh nắng trại tù vùng Lào Cai ngoài Bắc. Anh Thân kể trại tù Gia Trung rất nghiêm khắc chỉ cho thăm nuôi được năm ký. Có lần vợ thăm nuôi anh nhận số thuốc chữa bệnh, một gói lạp xưởng, một lon sữa bò. Đi vào cổng trại bị kiểm soát thêm lần nữa, ông công an thấy lạp xưởng giữ lại ngay ”thứ này cấm đem vào trại” vậy là chỉ đem được lon sữa bò... Nét mặt anh đờ ra đi về vùng ký ức: Sáng nhịn đói, trưa chiều nhận một chén sắn lát hoặc khoai khô hấp lên, nếu có cơm thì được nửa chén, thức ăn là một chút nước muối suốt mười ba năm, nhưng sống được nhờ vợ kinh nghiệm kho ruốc sả, muối mè bới xách và anh em nuôi nhau trong tù. Anh Mùi cũng kể tương tự, nhiều lúc đói quá bắt cả sâu bọ bóp chết giấu trong cạp quần, tối ra nhà xí có cây đèn dầu nhỏ, nướng sơ bỏ miệng chớp nhoáng.
 
Hai anh đều nhắc ơn lớn của người vợ hiền, anh Thân mất vợ gần 20 năm. Anh kể thời gian ở tù, vợ nghe VC tuyên truyền nếu ai có chồng đi tù, gia đình lên kinh tế mới chồng sẽ được về nhanh. Vợ con tìm đến vùng rừng núi Long Khánh sinh sống. Người đàn bà lúc đó chưa tới ba mươi tuổi, ban đầu dựng cái lều lá để ở với các con, dần dần một mình dựng mái nhà tranh, trèo lên mái rợp lá, cuốc đất trồng khoai, trồng rau cỏ sinh sống. Chờ bao nhiêu năm chỉ thiếu cảnh lên núi đứng chờ chồng hóa đá như Hòn Vọng Phu. Chị nghĩ đến tương lai con cái cần phải đến trường, nên dẫn ba con trở về thành phố, may nhờ cô em chồng cho ở ké căn chái bên nhà. Hàng ngày chị Thân ra đầu ngõ bán xôi, hôm nào bán ế đem về các con ăn đến phát ngán. Một lần thăm chồng trở về bị mất chỗ ngồi bán xôi, chị xoay sở la lết tới cùng, may nhờ có quý nhân đưa hàng may gia công, em chồng giúp cho cái máy may… chị cặm cụi ngày đêm từ sáu giờ sáng tới hai giờ sáng, mỗi đêm chỉ ngủ khoảng bốn tiếng.
 
Anh Mùi ngậm ngùi nhớ đến vợ mình: từ tiểu thư con nhà giàu, bổng trở thành người đàn bà mạnh mẽ phơi nắng mưa bán hàng vặt giữa trời, rồi xoay bán hàng ăn trên chiếc xe đẩy, sau nhờ bà con đi vượt biên, truyền nghề bán vàng chui. Người đàn bà trở nên gan lì xông pha liều lĩnh với đời, vừa bán vừa ghé nhà này thay áo, nhà kia đổi y phục kẻo sợ công an để ý theo dõi nhận diện. Nhờ vậy mỗi lần ra Bắc thăm nuôi cả mấy kiện hàng và tiền hộ thân. Loại tù hình sự (bẻ trộm khoai sắn) được ra ngoài lao động, đi xa hơn, còn anh Mùi lao động một nhóm gần nơi tù có mấy quản giáo đứng canh gác chặt chẽ, sau này anh giữ công việc thợ mộc nên không được đi ra ngoài, có hôm gởi tiền nhờ tù hình sự mua ít thực phẩm giúp bạn đang đau liệt giường, bị “ăng ten” khai báo lên quản giáo, anh đã bị nhốt xà lim mấy ngày.
 
Kể ngang đây bỗng nhiên anh Mùi bật khóc, anh Thân đứng dậy đến bàn thờ đốt nén nhang như đang đè nén cảm xúc. Anh nói “tui mất vợ đã lâu, nay cũng xem như yên lắng mọi chuyện cả rồi”, vừa nói xong anh Thân cũng ngồi xuống cạnh anh Mùi ôm mặt bật khóc. Hai anh cùng sụt sùi hồi lâu, thi đua nhau chùi nước mắt. Tôi sững sờ cứ tưởng chỉ có phụ nữ, đàn bà mới biết khóc, hôm nay chứng kiến đàn ông khóc thật ngạc nhiên vô cùng.
 
Anh Mùi yêu cầu anh Thân ở chơi, nhà đơn chiếc chỉ mình anh. Tôi kiếu từ ra về, để lại không gian cho hai người bạn an ủi chia sẻ lẫn nhau. Anh Mùi có tiệm Smog Check, dù đã thuê người nhưng cũng phải đến làm sổ sách tiền bạc, thỉnh thoảng con cái ra phụ. Những ngày ở nhà anh Mùi, anh Thân vẫn theo ra tiệm ngồi chơi, chiều về hai ông bạn già lại ăn cơm (con đem đến) nói chuyện tiếp…
 
 **********
 
Vợ chồng tôi tới đón sau mấy ngày anh Thân ở lại nhà bạn. Hôm nay các con gái và dâu anh Mùi mỗi người một món đem đến tập trung nhà ba. Các cháu ra sau bếp bày đầy bàn nào bánh xèo, soup, thịt quay bánh hỏi, cari gà bánh mì v..v… đủ món ăn chơi. Chúng sắp xếp, sửa soạn thêm ít thứ nấu tại chỗ và mời mọi người ra phòng khách ngồi chơi vì còn vài món chưa xong.
 
Trong lúc chờ đợi buổi ăn tối đầy đủ các con cháu, anh Thân hỏi nhỏ:
 
- Con cái thương và có hiếu với anh như vậy, anh nên bán nhà về sống với con cho bớt hiu quạnh?
 
- Không, tui không ở nhà đứa nào hết, nhà tui thì tui ở thôi.
 
Anh Thân ngần ngừ một chút kể:
 
- Ngày xưa vợ chồng tui qua cũng mua nhà, cứ nghĩ kiểu Việt Nam là sống chung cùng con cái, ai dè tụi nó lập gia đình ra riêng hết. Còn lại hai vợ chồng cùng cày và cho share phòng thêm mới đủ trả tiền nhà. Khi vợ mất tui phải bán vì không đủ sức trả tiếp, bán xong tui chia đều các con, chúng nó nói “muốn ở nhà nào các con cũng dành một phòng cho ba và sẽ lo mọi chuyện, ba cần đi chơi đâu nói chúng con sẵn sàng mua vé”. Rồi thì con này làm cho chính phủ điều động qua tiểu bang khác, đi công tác liên miên. Con khác mở business làm ăn khó khăn phải bám chặt giữ cho vững, cuối cùng ba con ở ba tiểu bang, con nào cũng vùi đầu với công việc. Thương nhớ con quá tui chia một năm đi ở ba nơi. Nhiều người nói tui “sao dại vậy, tiền mình bán nhà thì mình giữ để phòng thân chứ, anh không nghe nhiều bài học về con cái à.” Tui trả lời "thì giao chúng nó hết bây giờ được lo đầy đủ, nào là đưa tiền tiêu, nào là mua vé tui đi nơi này chỗ kia chơi thăm bạn hoài đó mà."
 
Anh Mùi nghe xong bày tỏ quan điểm của mình
 
- Tui không giao nhà đứa nào hết, còn khỏe mạnh thì cứ ở nhà mình, khi nào chết hẳn hay. Vợ chồng tui nhờ trời làm ăn ra, nên khuyến khích các con mua nhà bằng cách cho tiền “down“ kha khá, các con tự “payment” hàng tháng, Tui đi làm mỗi chiều thứ Sáu về sớm, đến trường đón cháu ngoại, cháu nội rồi chở tới tiệm McDonald’s. Tui ngồi ngoài xe đợi, cho chúng nó $50 vào ngồi ăn với nhau, chủ đích muốn anh chị em họ gần gũi thân nhau bây giờ và về sau.
 
Chúng tôi ngồi hóng chuyện hai người cha, ai cũng có cách thương con. Một người nghèo chân thật giao tiền hết cho con, nhưng may mắn được con cái có hiếu, chỉ tội vì công việc lu bu, nhưng vẫn chờ đợi ba đến với mình theo chu kỳ. Một người khá thì có cách sáng suốt gầy dựng nhà cửa cho con. Tất cả cũng đều là những người cha yêu thương con sánh như núi Thái Sơn. Hai người bạn tù mòn mỏi hơi sức trong trại “cải tạo” nặng niềm đau mất nước, thể xác và tinh thần bị bào mòn theo ngày tháng. Nếu không nhờ những người vợ vừa vật vã lăn thân giữa chợ đời, vừa nuôi con và tiết kiệm tiền đi thăm chồng. Trở về với tấm thân tàn ma dại, họ bắt tay vào việc mưu sinh che chở và giáo dục con cái, khuyến tấn việc học hành.
 
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha (Thích Thiện Nghĩa)
 
Các cháu sửa soạn xong bàn ăn mời người lớn dùng cơm. Nhìn cảnh các cháu quây quần bên cha, chăm lo cho cha, tôi thấy hình ảnh thật đẹp, hỏi nhỏ một cháu:
 
- Các cháu hay về đây không?
 
- Dạ tụi con về họp mặt đông đủ ngày cuối tuần, mỗi ngày thay phiên nhau lo thức ăn cho ba, và ít nhất luôn có một hai người ăn cơm chung với ba.
 
Anh Mùi ngồi bên nghe vậy cười lên tiếng:
 
- Chứ O coi, lúc chị còn sống, cuối tuần thường nấu phở, bún bò, mì vịt tiềm hoặc order bò bảy món, hoặc dẫn cả nhà ăn tiệm, tập cho các con sự vui vẻ, thân mật, đoàn kết, nên bây giờ đâu nỡ để ba buồn.
 
                                                  ********
 
Ra về tôi suy nghĩ liên miên về tình bạn lính, bạn tù, bạn đời thật quý “Cuộc sống chẳng có gì đáng quý hơn là hạn chế làm tổn thương người khác và xoa dịu một tâm hồn khổ đau với tất cả những gì mình có thể” (Olive Schreineray), anh Thân đến với anh Mùi trong lúc này thật thích hợp vì họ đã hiểu nhau và hơn hết là đồng cảnh ngộ. Còn tình cha con thương yêu quấn quýt thì đẹp như một bài ca. Có những câu danh ngôn thật hay nói về người cha như:
 
There’s no pillow quite so soft as a father’s strong shoulder (Không chiếc gối nào êm ái bằng bờ vai cứng cáp của người cha) - Richard L Evans
 
Hoặc: When a father gives to his son, both laugh; when a son gives to his father, both cry (Khi cha cho con, cả hai đều cười; khi con biếu cha, cả hai cùng khóc) - William Shakespeare.
 
Nghe câu chuyện và nghĩ về đôi bạn.Tôi lại không dằn được hồn thơ tràn qua cảm xúc để tặng hai người cha.

CHA
 
(Thủ nhất thanh _ Độc vận)
 
Cha đã tù đày cải tạo xưa
Cha ôm lắm việc kể bao vừa
Cha nhường trẻ nhỏ cơm và sữa
Cha nhịn thân mình cháo với dưa
Cha đợi sau cùng dùng thức mứa
Cha ăn phút cuối hưởng đồ thừa
Cha là mái ấm con nương tựa
Cha vẫn đương đầu hứng gió mưa
 
MTTN
 
Chụp được vài tấm hình hai người bạn tri kỷ. Tôi xin phép được gởi đăng kèm nếu có viết bài, nhưng không được chấp thuận. Họ nhìn tôi cười chọc “O có viết bài về “Bà Tám”, giờ mới hiểu và thấy đúng như vậy” Tôi cũng cười đáp lại “Em muốn đi tìm những nét đẹp giữa cuộc đời lắm chuyện phức tạp diễn ra này, để soi gương và học hỏi...”
 

Minh Thúy Thành Nội

Ý kiến bạn đọc
29/06/202416:25:16
Khách
Cảm ơn Tác Giả, một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Để cục pin mới vô, chỉnh lại, cái đồng hồ tik tok tik tok đều đặn. Lần đầu gặp nhau, khi Cô Ba đi làm về. Dựng chiếc Yamaha Dame màu xanh cây trong sân, bước vô cửa, thấy anh ngồi trong phòng khách đang nói chuyện với anh rể. Phép lịch sự, gật đầu chào một cái rồi te te thẳng vô phòng trong, thay đồ. Thời gian đó cô không ưa gì người Mỹ. Sau đó thì anh tới nhà gặp anh rể, gần như mỗi buổi chiều, có khi còn cầm bó bông Lay-ơn màu đỏ, đưa tặng cô, mà không nói tiếng nào. Ngó những cành bông đã nở bung ra, không còn cái nụ chúm chím nào hết mà thấy mắc cười. Má cô nói -Chàng Mỹ thiệt thà bị mấy cô bán bông trong mấy cái ki-ốt dụ bán những bó bông sắp sửa tàn rồi
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Nhạc sĩ Cung Tiến