Hôm nay,  

Lớp Viết Văn

04/02/201618:18:00(Xem: 7366)

Bài số: 3742-17-30242vb6020516

(Trích báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016)

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. Sang năm 2015, Khôi An nhận thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực mà tác giả đã thể hiện trong các hoạt động và bài viết bảo vệ, phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ.

***


vb6vvnm_ foto1Boccardo Business Center tại SanJose State University, nơi cô Ashton dạy lớp Creative Writing (hình từ SJSU Newsroom)


“Tự bắn vào chân” là câu nói người Mỹ dùng để nói về những lúc người ta tự mình làm khổ thân. Mùa Thu năm nay, trong những đêm khuya ngồi viết truyện hay vắt óc “mần” thơ, tôi đã nghĩ tới câu này nhiều lần. Lấy lớp Creative Writing đúng là tự tôi bắn vào chân, lần này chắc không què cũng lết.
Nhưng, bây giờ lớp đã xong, khi nghĩ lại tôi luôn mỉm cười. Mừng vì đã học và cảm nghiệm.
Từ trước đến giờ, tôi vẫn thích học lớp Creative Writing, dịch sát nghĩa là Viết Văn Sáng Tạo. Hồi mới sang Mỹ, đi học tôi phải lo giữ điểm thật cao để khi ra trường kiếm việc làm cho dễ. Thêm nữa, với vốn tiếng Anh khiêm nhường, lấy xong mấy con “A” cho những lớp Anh Văn bắt buộc là tôi thở phào, thoát nạn. Làm gì dám lang thang vào cái miền Sáng Tạo, lãng đãng vui chơi cùng những ý tưởng không mấy liên quan tới công việc và cơm áo. Ngày đó, Creative Writing chỉ là một quyến rũ xa xỉ, thoáng qua, như ly kem ba màu trong một cửa tiệm lộng lẫy.
Rồi tôi đi làm trong kỹ thuật, văn chương bị đám máy móc ghì thêm xuống. Văn của tôi trở thành ngắn gọn, rõ ràng, đầy mệnh lệnh, giống như những quyển chỉ dẫn ráp máy. Thỉnh thoảng đọc mấy bài thơ của các tác giả được những giải văn chương lớn, ngẩn ra một tí, chưa rõ hay ở chỗ nào, tôi… ấm ức lắm. Tôi luôn mơ có dịp được học thêm về văn chương tiếng Anh.
Năm 2015, cái dịp đó đến. Tôi có thể ghi tên học một lớp tùy ý thích. Và, dĩ nhiên, Creative Writing cười cười đứng hàng đầu, bỏ xa mấy lớp nhiếp ảnh, âm nhạc.
Tôi lên internet tìm đọc thêm về các thầy cô. Trong đám năm, sáu người có hai cô nổi bật. Cô Chen có bằng cấp cao, từng có chuyện ngắn được giải thưởng, và được học sinh khen là rất dễ chịu. Cô Ashton thì hơi lạ, người khen nức nở, kẻ chê dữ dội. Những lời than phiền đều nói rằng cô đòi hỏi quá cao, dạy quá khó. Nhưng điều làm tôi chú ý là cô Ashton đã từng làm Poet Laureate, tức là sứ giả thơ cho hạt Santa Clara. Chắc cô yêu văn chương và thơ lắm. Thuờng những người như cô thì sẽ nhiều ý tưởng, nhiều trông đợi, và những việc cô làm với lòng đam mê sẽ rất khác. Còn đang phân vân thì lớp của cô Chen hết chỗ. Coi như tôi có duyên học cô Ashton.
Ngày đầu tiên. Cửa lớp vừa mở, sinh viên túa vào, xôn xao kiếm chỗ ngồi, khua bàn ghế rổn rảng. Tất cả đều trẻ măng.
Cô Ashton khoảng năm mươi, dịu dàng, hóm hỉnh nhưng cũng có nét khó tính. Cô muốn người học viết rất nhiều, ngoài bài nộp hàng tuần mỗi người còn phải có một quyển sổ, mỗi ngày viết vài dòng trong đó, ghi lại những ý tưởng mới lạ và những cảm xúc bất chợt.
Bài làm thứ nhất: trả lời câu “Bạn là ai?”
Tôi ghi “ Là mẹ, là vơ, là con gái, là người Mỹ, là người Việt tị nạn, là kỹ sư, là sinh viên, là người mơ mộng, là người viết.”
*
Trong các buổi học, ngoài bài giảng, cô Ashton thường dùng hình thức workshop. Lớp chia thành nhiều nhóm, mỗi người đọc bài viết của mình cho cả nhóm lắng nghe và góp ý.
Workshop đầu tiên chúng tôi chia sẻ bài viết về nhân vật. Mọi người trong nhóm đọc khá nhanh (có thể vì bối rối) nên tôi phải vểnh tai để nghe kịp những chữ văn hoa hoặc rất xa lạ với tôi. Bài được nhiều người khen nhất trong nhóm hôm đó là bài tả Aldo của Sean Bausita:
“Two things mattered to 18 year old Aldo: things that were of the metal genre and things that were big in the 1980s. ‘What is this?’ He would interject, midway through a playing song. ‘This is R. Kelly. This isn’t metal! Not enough synths!’ A daily routine with him and his friends.
He eventually grew to love jazz, especially be-bop and its complexity; he would air-saxophone a Charlie Parker solo.”

“Chỉ có hai điều quan trọng đối thằng Aldo 18 tuổi: những cái thuộc thể loại metal music và những điều thời thượng trong thập niên 80. ‘Cái gì đây?’ Nó thường cắt ngang một bài nhạc đang chơi ‘Cái này là R. Kelly. Không phải nhạc metal! Thiếu nhịp điệu!’ Điều đó xảy ra hàng ngày với nó và đám bạn.
Từ từ Aldo cũng thích nhạc jazz, nhất là thể loại be-bop với âm điệu phức tạp; nó thường giả bộ thổi saxophone theo một khúc độc tấu của Charlie Parker.”
Tôi sững sờ. Giọng văn của các bạn trẻ trung, thời thượng, xôn xao phong cách không thể lẫn của những người lớn lên trong thời đại mạng thông tin.
So với cách viết của họ, giọng văn của tôi quá chỉnh tề, ngay ngắn. Cổ điển như một bài ru em, hiền lành như nữ tu xuống chợ. Ý nghĩ này làm tôi bật cười, quên mất rằng mình đang ngồi học.
Nắng đầu Đông ấm áp, tươi vui như những sinh viên ríu rít chung quanh. Tôi ra khỏi lớp, đi giữa đám rộn ràng, miên man suy nghĩ. Giờ tôi mới thấy rõ là các sinh viên lấy Creative Writing đều là những người tự tin rằng mình có khiếu văn chương. Với những lớp học tự chọn (elective courses), mọi người dựa trên điểm mạnh của mình, chẳng ai lấy lớp chông chênh, có nguy cơ bị điểm xấu. Trừ tôi. Nhưng tôi đâu còn là cô sinh viên đau đáu của mấy mươi năm trước. Tôi là người mơ mộng. Và Creative Writing không thể mãi là điều hấp dẫn thoáng qua.
Tôi quyết định không bỏ lớp. Nhờ thế tôi quen được với nhiều bạn trẻ, trong đó có Brian Hoàng.
Brian thường ngồi ở góc gần cửa lớp. Khi giờ học chưa bắt đầu, cậu ta luôn chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại trên tay, như không muốn biết đến chuyện chung quanh. Trong lớp Brian ngồi im lìm, thỉnh thoảng chống cằm chán nản. Khi chúng tôi bước qua thể loại tự truyện, chuyển qua nhóm mới cùng với Brian, lúc đó tôi mới nghe Brian nói. Những lời ngắn gọn, bắt buộc mới thốt ra. Tôi thấy Brian khép kín tới mức khó tính. Và tôi chẳng muốn mạo hiểm bắt chuyên làm quen.
Cho đến khi chúng tôi chia sẻ bài viết. Với vài khoảnh khắc chọn lọc, chúng tôi kể chuyện về mình.
Bài tự truyện của Brian làm cho tôi thoáng băn khoăn. Rồi tôi lại mơ mộng: có thể lớp học này là cầu nối cho tôi hiểu thêm lớp trẻ, nhất là những người gốc Việt.
*
Khóa học kết thúc bằng phần tập làm thơ.
“Thơ không bao giờ đơn thuần là những điều các con chữ nói,” cô Ashton nói, và mỉm cười. Mắt cô long lanh như một người đang nói về tình yêu.
Tuy vậy con đường tình đến với thơ qua sự dẫn dắt của cô Ashton không hề trơn tru. Có một cuối tuần, cô ra đề cho sinh viên làm năm bài thơ, thứ Ba tuần sau nộp. Tôi chỉ biết than trời. Thơ chứ có phải bánh cookies đâu mà cô kêu làm hàng loạt!
Than thì than nhưng tôi vẫn thích từng buổi học. Chúng tôi đọc thơ và bình thơ. Lời bình của tôi, như là chính tôi, thường không giống ai trong lớp. Tựa như thò tay sâu hơn xuống dưới đáy hồ, tôi vớt lên những viên đá lạ hoặc đồng tiền đã chìm dưới đó rất lâu. Có những lúc cô Ashton gật đầu và cười, như gặp lại bạn cũ, khi nghe tôi nói.
Cô Ashton đọc thơ rất truyền cảm. Nghe cô đọc thơ Robert Frost, dù chưa thấm hết được cái hay nhưng cái cái rung động mà cô muốn trao đến người nghe thì rất rõ ràng.
“The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep,
And miles to go before I sleep.”

“Rừng cây quyến rũ, tối và sâu
Tôi còn nhiều lời hứa trong đầu
Đường còn dài lắm, tôi chưa ngủ
Đường đi còn dài, tôi chưa ngủ đâu” (**)

Có lẽ vì văn chương cần muôn sắc thái để vẽ lại đời sống. Có lẽ cô Ashton cảm được những khắc khoải của một người từng trải qua đau khổ và có quá nhiều ước mơ. Có lẽ viết văn sáng tạo cần rất nhiều thứ ngoài cách viết. Có lẽ văn chương bay cao từ những thăm thẳm trong lòng.
Có lẽ vì thế nên tôi thường được điểm cao.
Ngày cuối, cô ôm tôi chào tạm biệt. Tôi đáp lại bằng vòng tay ngạc nhiên. Nhưng khi quay đi rồi, tôi cứ nghĩ về dáng điệu thân mến của cô và thấy thật ấm áp.
Tôi cám ơn cô. Nhờ cô và lớp học này, tôi dành thì giờ nhiều hơn cho văn chương. Đó là món quà quý nhất tôi tặng cho chính mình sau một thời gian dài.
Lớp học này cũng hé cho tôi một cái nhìn, dù rất ngắn, vào trong lòng giới trẻ. Thấy được những ưu tư, buồn bã ở dưới vỏ ngoài tung tăng hay bất cần đời chính là bước đầu cho hai bên đến gần nhau.
Vì thế, tôi hỏi xin Brian bài viết và cậu ta đã bằng lòng.
Khôi An

*


vb6 vvnm_foto 2BrianHoangBrian Hoàng. Người viết tự truyện “Sửa Chữa”


SỬA CHỮA
Người viết: Brian Hoàng
Người dịch: Khôi An

Con nhỏ đang bấn loạn. Hiện thân của tan nát, đúng vậy, từ vòng mascara đen thùi dưới mắt cho tới vẻ tơi bời của mái tóc thuờng ngày rất là chải chuốt. Chắc nó đã khóc khá lâu, và bây giờ nó đang cần tôi giúp đỡ.
Nó chẳng cho tôi dấu hiệu nào báo trước. Tôi đang trốn trong một góc vắng của thư viện, loay hoay với bài vở, rồi nó đến, quậy nát thế giới yên bình của tôi bằng một chuỗi than vãn thảm thiết.
Nó và bạn trai mới chia tay. Thật ra, tôi không ngạc nhiên lắm, bạn bè tôi chia tay hà rầm. Ngày nào cũng nghe đứa này bỏ đứa kia. Bởi vậy, tôi có ý kiến chua lè về mấy chuyện tình cảm: toàn là những kết nối tạm bợ, rắc rối, rất đáng chán.
Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng Jenny là bạn của tôi. Tôi bỏ mọi chuyện, lắng nghe nó kể lể, thỉnh thoảng lại xen vào những lời an ủi. “Nó đâu xứng với mày. Không phải lỗi của mày đâu. Mày sẽ gặp người tốt hơn thôi.” Những câu căn bản. Tôi đem cho nó những lời nó muốn nghe, có lẽ là cần nghe.
“Cám ơn mày lắng nghe,” nó nói, sau một lúc lâu. “Mày tốt lắm, Brian.”
Dù không mong đợi lời nói tình cảm đó từ nó, tôi vẫn thấy vui. Tôi tặng nó một nụ cười hiếm hoi. “Chuyện nhỏ.”
*
“Nó làm đó, thưa Cô!” giọng nói đáng ghét của nhỏ Leila cất lên cùng với cái chỉ tay mách lẻo. “Chính nó làm bể cái bình.”
Thằng Michael bạn tôi trông như cá nằm trên thớt. Chúng tôi đang chơi banh trong sân trường, rồi nó ném lạc trái banh vào ngay cái bình gốm nhỏ ở trên chiếc ghế gần đó. Bốn đứa chúng tôi vội vàng thề im lặng nếu chủ nhân cái bình xuất hiện.
Vậy mà khi biết rằng cô giáo chúng tôi, cô Berella, là chủ của cái bình hắc ám đó, thằng Michael bị phản bội liền. Nhỏ Leila thật là tráo trở, lúc nào cũng tìm cách lấy điểm với thầy cô. Nó làm chúng tôi càng thấy rõ rằng không thể tin cậy đám con gái! Con nhỏ chẳng ngần ngại chút nào khi biến thằng bạn tôi thành kẻ tội phạm.
“Thật không, Michael?”
Mọi cặp mắt đổ dồn về phía thằng bạn tội nghiệp, mặt nó đỏ bừng lên. Nó như đang tìm cách chiu xuống cái khe nứt trên sân. Tôi thương nó quá, nhưng vẫn im lặng, vừa sợ vừa lo lắng.


“Dạ ….”
Thằng bạn tôi lắp bắp tìm lời chối tội. Tự nhiên thấy can đảm, tôi vội cắt ngang, tìm cách nói dối bà cô diều hâu.
“Cô Berella!” Tôi xen vào, át đi giọng nói yếu ớt của thằng Michael. “Tụi con không biết ai làm chuyện đó. Trái banh từ đâu bay tới, nhưng Leila tưởng là thằng Michael liệng”
Tôi chỉ nói được chút xíu nhưng gật đầu một cách ngây thơ, và chưng ra nụ cười dễ thương nhất trước đôi mắt cú vọ đang nhìn tôi từ đầu tới chân. Một lát sau, cô giáo gật đầu, ra vẻ thỏa mãn với lời tôi giải thích.
Lúc cô ta quay đi, tôi và thằng Michael trao nhau một cái nhìn đồng lõa. Tôi thấy vui trước vẻ mặt nhẹ nhõm, thoáng một nụ cười biết ơn của nó. Nhờ tôi mà nó thoát!
*
Blue là một con chó già. Cái chuyện con chó tạp giống này sống tới mười sáu năm là một điều kỳ diệu. Trong đời nó, Blue gặp đủ mọi chứng bệnh mà người ta từng nghe qua, từ những lần nhiễm trùng ruột dữ dội tới chứng xưng khớp đầu gối làm nó muốn què.
Mặc dù bệnh hoạn ngặt nghèo, con vật dịu dàng đó lúc nào cũng giữ được một phong thái vui vẻ, duyên dáng. Trong suốt thời gian tôi biết nó, lúc nào đuôi nó cũng ve vẩy, và khuôn mặt vằn xám của nó lúc nào cũng như đang ngoác miệng cười.
Nhưng, nó không phải là chó của tôi. Nó là của Kristen. Khi nhìn nó nằm trên bàn khám, bụng phập phồng với những hơi thở khó nhọc, chúng tôi biết là nó sẽ không qua khỏi. Tôi lắng nghe người bác sĩ bình thản giải thích vụ nhiễm trùng đường tiểu của nó để Kristen có thể quanh quẩn bên con vật yếu ớt. Ngay gần đó, những ống chích khua lách cách trên cái khay kim loại khi người y công đặt dụng cụ lên bàn.
Con Blue sẽ được chích thuốc. Vì người thân đi vắng hết, Kristen nhờ tôi đi với cô ta tới văn phòng bác sĩ, chuyến tiễn đưa con Blue lần cuối. Cú điện thoại của Kristen đến ngay giữa lúc gia đình tôi lại đang cãi vã, và tôi chụp ngay cơ hội trốn khỏi mặt trận đang sôi sục ở nhà.
Vì thế tôi ở đây, với Kristen dựa trên tay tôi, khóc nức nở, trong lúc mũi kim từ từ đâm vào bàn chân đang giựt giựt của con chó già. Ngay cả trong những giây phút cuối, giữa những hơi thở hổn hển, con vật dễ thương vẫn vui vẻ quơ chân trên mặt bàn, cố liếm lên khuôn mặt chan hòa nước mắt của cô chủ nhỏ.
Thế là con chó cưng qua đời. Và, như nhiều lần trước, tôi thấy mình an ủi một người bạn nữa.
*
Nhiều năm trôi qua.
Bây giờ, tôi và mấy người bạn cũ đã mỗi người mỗi ngả, chia cách vì ngành học và trường học khác nhau. Mọi chuyện trở nên yên lặng hơn: tôi thấy mình chìm vào những thói quen nhàm chán. Tôi thức. Tôi ăn. Tôi đi. Tôi học. Tôi cãi, lúc nào cũng trong trạng thái đối nghịch với cha mẹ. Và, đến cuối ngày, tôi ngủ.
Nick, một trong vài đứa bạn còn sót lại, dường như thấy được vẻ buồn bã của tôi. Vì thế, một buổi tối nó rủ tôi qua uống nước. Chẳng biết nó muốn gì, nhưng tôi cần xả hơi sau thời gian điên đầu với chuỗi bài thi giữa khóa, tôi nhận lời liền.
Khi chúng tôi ngồi sát nhau trong căn apartment tối, nhâm nhi ly nước, tôi cảm thấy mắt nó soi mói nhìn tôi. Sau một lúc im lặng khó chịu, cuối cùng Nick hỏi: “ Mày có sao không, Brian?”
Câu hỏi khó đỡ. Và chắc chắn không phải là câu tôi quen nghe. Sững sờ, tôi giương mắt ngó nó.
“Nói đi, mày. Tao biết có gì không ổn. Mày không giống như hồi trước nữa.”
Tôi ghét nhìn nhận điều đó, nhưng tôi biết là nó có lý. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình là người mềm yếu tình cảm. Nhưng khi không còn chuyện của bạn bè để làm tôi phân tâm, tôi không thể tiếp tục bỏ mặc những vấn đề rất thật của mình. Mối liên hệ giữa tôi và gia đình đang rất tệ hại. Tôi đơn độc với vài người bạn, vòng vòng với những việc hàng ngày, những việc tôi không thích thú mà cũng chẳng hài lòng. Tôi như một chiếc máy bay được điều khiển từ xa, cứ chuyển động mà không hề cảm nhận
Tôi, một người chuyên sửa chữa, đang cần được sửa.

*

FIXING
Brian Hoàng

She was hysterical. An image of total calamity, really, between the hideous smudges of mascara beneath her eyes, to the frazzled quality of her usually well-kempt hair. Yes, Jenny had most definitely been crying, and had come to me for help.
She hadn’t really given me much of a warning. I had taken refuge in an isolated corner of my middle school library, grappling with a number of homework assignments, when she assaulted my quiet solitude with the first warbling notes of her misery.
It had been about a breakup. Unsurprising, really, given the rather high turnover rates between my peers. There was always somebody dumping somebody. As a result, my opinion towards relationships was generally a sour one: they were such tedious and flitting arrangements that well-deserved my contempt.
Yet despite my opinion on the matter, Jenny was still a friend. I afforded her the attention she desired, listening to her tale and interjecting on occasion with the random encouraging remark. “He didn’t deserve you. It wasn’t your fault. You’ll find someone better.” The basics, really. I fed her the words she wanted, or perhaps even needed, to hear.
“Thanks for listening,” she had said, at the end of it all. “You’re a good friend, Brian.”
It was an unexpected sentiment, but a welcome one. I offered her a rare grin in return. “Anytime.”

“He did it Ms. Teacher,” came Leila’s nagging voice, along with the accusatory jab of her finger. “He broke the vase.”
It seemed as though my friend, Michael, was being put up on the chopping block. We had been playing dodgeball in the playground, when his stray throw had sent the small porcelain object flying from its perch on a bench. The four of us who were involved in the game immediately swore an oath of silence, lest the owner of the vase came looking.
Yet when it became evident that our own teacher, Ms. Berella, was the owner of the hideous thing, it wasn’t long before Michael was betrayed. Leila was the turncoat; no doubt, she sought some means to further her favor with the instructor. It was only further proof that girls could not be trusted! She had barely hesitated before incriminating my friend.
“Is this true, Michael?” As all eyes turned to the poor boy in question, he turned a bright crimson red. It looked as though he wanted nothing more than to melt through the cracks of the concrete. I sympathized with his plight, yet remained silent for the moment, frightened and apprehensive.
“W-well…”
Yet before my friend could stammer his awkward defense, I interjected on his behalf. Finding some unknown source of courage, I resolved to dupe this elderly vulture, who had so protested to our elementary school antics.
“Ms. Berella!” I had chimed, in protest, cutting off Michael’s feeble hiccups. “We don’t know who did it. The ball came from somewhere else, but Leila thought Michael threw it.”
I could do little but nod innocently, and offer the most charming of smiles, as those beady eyes scrutinized my features. A few moments passed, before she nodded, seemingly satisfied with my explanation.
As she slowly shuffled away, I shot Michael a knowing glance. It pleased me to see his relieved face, and his brief, flashing grin of gratitude. I had helped him escape detention!
Blue was an old dog. It was a miracle that the ancient mutt had survived for the sixteen years that he did. In his time, he had been afflicted with what seemed to be every disease known to mankind, from raging bouts of parvo to crippling arthritis in his knees.
Yet despite his horrible conditions, the gentle creature had always maintained an air of joyful grace about him. In the time that I knew him, his overgrown tail was constantly wagging, and his gray-streaked face was often stretched into some goofy smile.
Yet, he wasn’t my dog. He was Kristen’s. As we watched him laying upon the vet’s table, belly heaving with his ragged breaths, it became clear he was not going to survive. As the vet coolly explained the circumstances revolving around his urinary tract infection, I listened in Kristen’s stead, allowing her to grieve beside her waning pet. Nearby, a metallic tray clattered, as a technician deposited a number of syringes on the table.
He was to be euthanized. In the absence of her family, Kristen had called upon me to accompany her to the office, as she took in the aging Blue for the final time. Her call had come in the midst of the usual heated familial argument, and I welcomed the chance to escape the broiling battlefield of my home.
So there I was, with a sobbing Kristen against my arm, as the needle was slowly embedded into the twitching paw of the aging Blue. Even in his final moments, between his gasping breaths, the cordial animal scrabbled happily against the table, attempting to lick the face of his sobbing benefactor.
And so, the beloved dog passed. As I had many times before, I found myself comforting yet another of my friends.

Years passed. By now, my old friends and I had gone our separate ways, distanced by the differences in both our majors and colleges of choice. Things were quieter now: I found myself settling into a mundane routine of sorts. I woke. I ate. I commuted. I studied. I fought, always seemingly at odds with my parents. And then, at the end of the day, I slept.
Nick, one of my few remaining friends, had seemingly noticed my melancholy. It was for this reason, that he invited me to drink with him one night. Ignorant to his intentions, and grateful for a brief respite following the hectic chaos of my midterms, I agreed.
As we huddled within the dim space of his apartment, nursing our respective drinks, I felt his scrutinizing gaze upon me. After a few moments of awkward silence, he finally asked: “Are you okay, Brian?”
It was a baffling question. Certainly, it was not one that I was used to hearing. Still somewhat taken aback by the question, I offered little more than a blank stare.
“Come on, dude. I know something’s up. You just aren’t the same anymore.”
As much as I hated to admit it, however, he had a point. I had never considered myself to be emotionally compromised. But in the absence of my friends’ distractions, I could no longer ignore the reality of my own problems. My relationship with my family was in shambles. I was lonely and with few friends, meandering through a daily routine that I was neither passionate nor content with. I lived my life as a drone, locked within the motions, yet never truly experiencing.
I was a fixer who needed to be fixed.
Brian Hoàng

Ý kiến bạn đọc
01/05/201605:20:54
Khách
Cảm ơn Khôi An đã chia sẻ những trải nghiệm quý báu và bài viết độc đáo của người bạn học trẻ Bian Hoàng. Khôi An viết thật vui, làm chị bật cười và nghĩ đến bản thân mình, cứ mãi bắn và chân suốt cả đời. Hôm nay 30 tháng 4, vì bị tự "bắn vào chân" lết không nổi bữa nay
nên có giờ ở nhà gặm nhấm nỗi buồn và cơn giận mất nước. Lang thang vào VVNM tìm đọc bài mới của các bạn. Chúc mừng Khôi An có thêm những bài viết thú vị và sắp hoàn tất chương trình học. Mong được đọc thêm và được ăn khao mùa xuân/hạ này.
Mến,
Iris
10/02/201606:34:17
Khách
Cám ơn chú Sáu. Chú còn can đảm hơn KhA nhiều khi viết văn và làm thơ tiếng Việt :-).
Cám ơn bạn TVa^n. Bạn chỉ viết mấy giòng chia sẻ mà KhA có cảm tưởng như gặp người đồng điệu. Có lẽ vì bạn đã nhớ thơ RF từ những lời dịch trước 75, có nghĩa là bạn cũng có niềm yêu văn thơ như KhA.
Cám ơn tất cả mọi người đã ghé qua đọc. Mong có thêm người trẻ vào đọc hai bài tiếng Anh/Việt như một cách vừa học vừa vui.
07/02/201621:59:10
Khách
Gửi Khôi An,
Xin ghi lại vài câu thơ dịch từ thơ Robert Frost đọc ở Sài Gòn trước 1975.

Cánh rừng xanh thẳm thực đáng yêu,
Nhưng tôi có những lời hứa phải giữ,
Muôn dặm phải đi trước buổi chiều.

Xin cám ơn bài viết hay của bạn.
06/02/201612:06:15
Khách
Chào châu Khôi An,
Bài viết cháu hay lắm. Chú nghĩ nhiều người sanh đẻ ở Mỹ không dám tự nguyện học lớp đó nên cảm giác cháu mô tả với câu "tự bắn vào chân" là rất dễ hiểu. Cháu can đảm lắm. Nếu có dịp chú muốn đọc bài viết tiếng Anh của cháu.
Ông Robert Frost đồng quê với chú (tiểng bang Vermont) nên các bài thơ ông ấy như là rất quen thuộc.
Chúc cháu và gia đình nhiều hạnh phúc

Chú Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,849,907
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình,
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010.
Đây là bài tham dự Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Trường Xuân. Tác giả cho biết anh là một sinh viên Đại học Huế, và vừa có dịp đi thăm vùng đất bị lũ lụt tàn phá tại miền Trung.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Đây là bài viết mới nhất nói về cái thú “bird watching” ở Mỹ và những kỷ niệm đi săn chim thuở thiếu thời ở Việt Nam.
Trước 1975, tác giả đã có nhiều truyện ngắn, truyện dài do tạp chí và nhà xuất bản Tuổi Hoa ấn hành tại Saigon. Sau tháng 4/1975, Cam Li không viết nữa. Định cư tại San Jose từ 2003.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Từng là một chiến binh VNCH biết nhà tù cộng sản, rồi thành Hát Ô Một, tới Mỹ năm 1990,