Hôm nay,  

Con Đường Tôi Đi …

22/05/202421:48:00(Xem: 2686)

bo-sach-vvnm
Tác giả Trần Kim Bằng, cư dân vùng Little Saigon là một nhạc sĩ, đã phát hành tập nhạc và CD Duyên. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông vào năm 2015 là một hồi ký về hành trình vượt biên đường bộ năm 1980. Sau đây là bài viết kế tiếp của ông ghi lại một số cảnh đẹp và sinh hoạt của một vài thành phố ở quận Cam, California.

*

Santa ana River Trail and Talbert Park in Orange CountyCalifornia

Cali mùa xuân năm nay giống năm trước, cũng ảnh hưởng bão nên nhiều mưa, ngập lụt, một số vùng đồi núi cao nhà bị trợt, con đường dọc theo bờ sông Santa Ana hôm nay như chưa tươi tỉnh lại, trời nhiều mây xám và cảnh vật còn ướt át, không khí lành lạnh. Người co ro, cong lưng, rướn đạp vì gió ngược, hơi mệt, mang theo chút buồn vu vơ …


Con sông chạy dọc thành phố hiếm khi đầy nước như bữa nay, nhìn khá sạch sẽ vì rác rến hai bên bờ bị lùa trôi theo giòng mất tiêu. Bày vịt luống cuống tìm những cù lao nhỏ, chỗ gù trên mặt nước, nơi gò cao mà tụ tập, nước còn chảy khá mạnh nên chúng ngại? không tìm ăn, chắc đang ngao ngán, nghỉ ngơi, nhìn con nước trôi, chúng chờ nước rút? hay chờ gì? chờ ai, chờ thời?

“Chờ ai, chờ đến bao giờ?”


Chờ mùa hoa vàng, năm rồi nở rộ đẹp lắm, đạp xe giữa một rừng hoa trải dài hai ven đường, thật thích, chốn hoang sơ này nằm ngay trong thành phố hàng xóm Costa Mesa mà ít ai để ý. Hăm hở đi ngay sau những cơn mưa xuân, nhưng đầu tháng 3, vẫn còn quá sớm.

 

Lên xe đạp tiếp, đường ra biển còn dài … trail này an toàn, sạch sẽ, nghỉ được vài tuần thong dong, thảnh thơi là ngồi lên yên, con ngựa sắt với 2 bánh xe lăn đều. Mưa lại bắt đầu lất phất rơi, dọc đường hoa cúc dại lưa thưa nở sớm, chúng nhìn ảm đạm vì thiếu nắng. Tuy nhiên lượng mưa đến nhiều hứa hẹn một mùa hoa rực rỡ trong vài tuần tới, nhất là khi dừng chân nghỉ ở khu công viên hiền lành, sạch sẽ, chỗ đó như thung lũng nhỏ, nhìn lên cao, thấy cả rừng hoa cải vàng hòa reo với gió. Khu này như ít người biết, chỉ thấy lác đác vài người đi bộ. Không gian tĩnh lặng, riêng tư cũng tạo cảm giác thoải mái.

*

Ecology System and Bolsa Chica Trail.

Bữa nay lộ trình thay đổi, khám phá đường đi bộ và xe đạp (bike trail) bên trong hệ sinh thái gần nhà.


Vài hàng về Hệ sinh thái là khu bảo tồn tự nhiên, nên sinh, thực vật được bảo vệ, nuôi dưỡng, gìn giữ hoang sơ, nằm trên cao hơn so với mực nước biển, đứng trong này không bị giới hạn tầm nhìn ra biển. Ngăn đôi giữa bờ biển và hệ sinh thái, là đường Bờ biển Nam Thái bình dương (Pacific Coast High-Way – PCH), con đường PCH chạy dài từ nam chí bắc nước Mỹ, phía cực tây. Đạp xe trên những mô đất đắp dọc theo những con kênh thấy đất trời rộng rãi. Theo lời dân địa phương khu này còn được gọi là “Cái túi nhỏ” (Little pocket). “Túi nhỏ” tuy chỉ rộng hơn 5 cây số vuông nhưng có tới cả ngàn sinh, thực vật. Ngoài cá tôm dưới nước, hơn 2 trăm loài có cánh bay, như chim, cò, vịt trời.

 

Phía đầu kênh đào có hệ thống đập nhỏ, chỗ cống xả, nhằm điều tiết nước, thường có chị cò màu xám đen thật lạ, hầu như kỳ nào đi ngang cũng gặp. Chị ta khá to, già, nhìn chắc cũng đã qua … tuổi hưu, trông gầy còm, xác xơ, chị luôn đứng trầm ngâm, suy tư, gẫm chuyện thời thanh xuân hay đang nghiên cứu cách nào cho cú mổ thật chính xác, sao cho no bụng chiều nay.

 

Đạp xe nơi “Túi nhỏ” đôi khi cũng nhìn thấy vài chú chó sói (Coyote) bên kia hàng rào an toàn, đang lang thang tìm gì đó? chả thế mà thấy biển báo có thú dữ hoạt động. Hệ sinh thái còn hấp dẫn thêm vì có 3 con Osprey (diều hâu biển) dùng làm nơi trú ngụ theo mùa? chúng từ đâu di cư đến đây? loại chim nhìn hùng dũng, đẹp, thường đậu khá cao, chót vót trên những nhánh cây khô, những con diều hâu này săn bắt cá rất tài. Mỗi khi có tin báo Osprey hiện diện từ các đài truyền hình địa phương là thấy khá đông nhiếp ảnh gia với ống kính (lens) ngắn, dài, máy chụp hình tối tân, quy tụ về đây canh chụp những động tác vồ mồi của chúng, có người ra từ sớm, đôi khi chờ cả ngày. Ngoài máy móc lỉnh kỉnh thấy có cụ còn mang theo lunch box, nước, vừa chờ chim vừa nhâm nhi, tai mang ear phone nghe nhạc, … cụ ý thiệt là tận tụy.

 

Anh bạn cười lải nhải mấy câu nhạc chế:

“Chờ ai như thể chờ chim

Chim bay biển bắc tui chờ biển nam”, hi hi

 

Bèn lò dò ghé thăm, thấy không khí yên lặng nơi rình mò, tập trung, họ đóng quân từng nhóm ở những điểm phục kích thuận tiện, chuyện trò thì khe khẽ, nói nhỏ như sợ quân địch kia nghe ồn ào bay vù mất! Một chị chụp “prồ” (professional) cho biết sau khi bắt dính được con mồi, chúng thường mang con cá xấu số bay trở lại đây thưởng thức, bữa đó quả nhiên may mắn vì có 1 chú sau khi bắt được mồi, bay vòng về đậu ngay trên cành thật cao gần đó, thế nên tiếng máy chụp bấm tí tách rẹt rẹt, bấm “napal” rền vang. Mình cũng đưa I-phone “cùi bắp” lên làm vài “nháy” khiêm nhượng.


Nơi đây về kỳ hoa dị thảo thì không có gì đặc sắc ngoài ít cây xương rồng, hoa cúc vàng, những cây cổ thụ chết khô vì bị tràn nước mặn và dầu hỏa ảnh hưởng! hệ sinh thái Bolsa Chica thực ra lý tưởng cho người đi bộ với nhiều lối đi được mở rộng bên cạnh hay giữa lạch nước, ta có thể len lỏi xuyên rừng nhỏ, lên, hay xuống dốc. Vì khu vực này cao hơn mặt biển nên mỗi buổi chiều về, dù đứng từ xa, vẫn thưởng thức được toàn cảnh hoàng hôn (sunset view), một dải bầu trời thật rộng, lên màu cam, màu hồng, trời xanh mây trắng làm nền cho mặt trời lặn về phía tây, ta dõi theo quả cầu lửa từ từ chìm xuống, mất từng phần trên biển thật đẹp lung linh. Trong mênh mông yên lặng, con người cảm nhận được sự đến và đi, từ bao đời? thường suy nghĩ vẩn vơ, như dòng sống của chúng ta rồi cũng phải như thế. Đi đâu? thành một vì sao? hay lại thấy nắng bình minh, huy hoàng rực rỡ, tái sinh nguồn sống mới?

 

Bữa qua đi bộ rồi thì nay đi xe đạp, Bicycle trail dọc theo bờ biển khá dài, đạp 8 dặm rưỡi từ Sunset Beach (Bolsa Chica State Beach) xuống Huntington Beach Pier (HBP), dặn lòng bữa nào can đảm chạy thẳng xuống Newport Beach, thêm 7 dặm nữa, nơi ngừng chân nghỉ, để thấy con đường đạp ngược trở về khởi điểm sao dài quá mà ngao ngán, thử một lần rồi, giờ chỉ tới HBP thôi vì đường dài vô chừng mà sức người thì có hạn!

 Huntington Beach Pier (HBP)

Dừng xe nghỉ chân nơi Huntington Beach Pier (cầu xây đi bộ ra biển dài khoảng nửa cây số) đôi khi được thưởng thức những sinh hoạt vui chơi, thi đua, như thi lướt ván (trợt sóng), bờ biển Huntington Beach City ngoài sạch sẽ, đẹp, còn nổi tiếng với những ngọn sóng cao vút, nên được gọi là “Thành phố lướt sóng” (Huntington Beach – The Surf City), môn thi lướt sóng mùa hè hàng năm luôn được tổ chức tại đây, điểm quy tụ những tay trợt đến từ khắp nơi trên thế giới, kéo theo khách du lịch, mang lại nguồn lợi kinh tế dồi dào. HBP có thi bóng chuyền đôi trên cát, trình diễn văn nghệ ngoài trời bởi những Local Country Band thường xuyên vào những ngày cuối tuần, thấy có bảng ghi chương trình giải trí hàng tháng luôn thay đổi?
 
Tụ họp nơi sân khấu bậc thềm lộ thiên có thêm hội trống tạm gọi “Hội trống hầm bà lằng” khá đông, họ mang trống đến từ khắp nơi, hội không phân tuổi tác này tập trung với đủ loại trống nhưng chủ yếu là trống “Bongo” do các tay “vỗ” chuyên nghiệp lẫn tài tử, họ hòa tấu trống, có đến cả trăm cái trống bố, trống con, trống chú, bác, to nhỏ, "cắc cắc, bum, bum" nghe rộn ràng, sinh động, không loạn nhịp, có bài bản, tuy không thấy ca sĩ, nhưng lâu lâu có tiếng hú “Yahoo” chung nghe cũng là lạ, hay hay. Nhạc trống này có lẽ của người da đỏ, xập xình, cũng “chõi” dữ lắm (pick up beat), nó kích thích, nghe phê phê, làm ta giựt giựt cả người, vài cặp đôi đứng lên lắc lư nghiêng ngả như con tàu vượt sóng trùng khơi. Luôn thấy ông già với trang phục tù trưởng da đỏ (permanent) đứng nhảy múa theo nhịp điệu. Bạn nào thuở nhỏ thích xem phim cao bồi, da trắng uýnh nhau với người thổ dân Mỹ có lẽ sẽ thấy hay hình dung, liên tưởng đến những hình ảnh xung đột, ngồi trên lưng ngựa, cung tên độ nòng súng! ở thời gian lập quốc xưa của họ.
Chợt nghĩ tìm đâu ra được “trống cái” của Việt Nam nhỉ, bạn nào cho mượn? mình sẽ liều mạng khiêng trống cái ra đó giới thiệu tí văn hóa “Cái đình làng”.
Hòa nhạc đàn Ukulele.
                                                                                    Ảnh: Hòa nhạc đàn Ukulele.
 
Jambalaya, jambalaya

Sau trống thì tới đàn, HBP có hội đàn Ukulele, với đủ mọi sắc dân, trắng, đen, vàng, đỏ … họ từ những đâu đến nơi này, khoảng 6,7 chục, chăm chỉ tận tụy với cây đàn. Đàn Ukulele chỉ 4 dây, nhỏ bé xinh xinh. Nếu dừng chân thưởng thức, bạn sẽ được nghe “Amazing Grace”, “God bless Ameria” hay “Jambalaya” vang vọng trong buổi chiều ngập nắng, họ đồng ca chen tiếng gảy tưng tưng nghe hay lắm, thường có một giáo sư dẫn dắt giới thiệu trước mỗi ca khúc trình diễn.
 
Nhìn những bàn tay rải lên xuống đều, lòng chợt đôi chút cảm nhận về người Mỹ, đa số lớn tuổi nhưng vẫn tham gia những lớp về âm nhạc, học sử dụng 1 loại nhạc cụ đơn giản, đàn Ukulele có lẽ dễ chơi, rồi cùng hẹn nhau tụ họp nơi đây, cùng gảy, vừa vui ca, tận hưởng gió biển. Có lẽ khi không còn vất vả về sinh kế (về hưu) nên tìm chút bận rộn gì đó. Kiểu giải trí ở lãnh vực văn nghệ như nhóm gảy đàn Ukulele này, tuy có hơi thách đố vì phải học hỏi chút, nhưng âm nhạc, nghệ thuật đem lại trí thức. Vả lại có cơ hội miệng ca, tay đàn, nhìn chung, ai cũng thư giãn. Bà con tìm thử trong hình, có thấy 1 ngưởi “Mỹ gốc Việt” nổi tiếng tham gia hội Ukulele nữa đấy.
 
Bạn có nghĩ hội trống Bongo, đàn Ukeley biểu diễn ngoài trời là một nét đẹp văn hóa của người Mỹ.
 
- HBP này khi gió biển thổi vào bờ còn là mùa của hội thi thả diều (kite), nhìn cả trăm con diều với đủ hình dáng, màu sắc, lắc lư, phất phơ bay, lên xuống đủ kiểu, bay bay như đời ta giông bão!
 
- HBP cũng là nơi đoàn quay phim của Hollywood thường chọn đến, đôi lúc họ khoanh vùng, bên trong có tài tử ăn mặc đẹp diễn.
 
Tóm lại, nghỉ chân tại HBP tuy vui chơi nhưng cũng có nhiều điều mở mang, cho ta mở rộng tầm nhìn.
- HBP nhằm ngày thứ Ba hàng tuần đặc biệt có họp chợ trời, lại phải đi thăm một vòng, tuy chỉ vài lốc đường, nhưng mỗi ngã tư đều có một ban nhạc trình diễn, đủ màu sắc, Rock, Jazz, Popular music … HBP gần vùng Little Sài gòn nên người Việt ra đây cũng nhiều, thấy có anh chị đứng bán gian hàng, chợt nghĩ giá có Vietnamese band, dàn ca sĩ Thúy Nga?
 
Chợ trời họp trong tuần này chỉ thấy bán đồ lưu niệm và nhiều quán bar, ăn uống, như vui chơi là chính. Xứ sở thanh bình, kinh tế thịnh vượng, nên đời sống người dân nói chung hạnh phúc. Chiến tranh liên quan thì ở mãi đâu đâu.

Lang thang xem các gian hàng, coi thiên hạ mua bán, hay ngồi nhâm nhi ly beer nơi quán lấn vỉa hè, nhìn người dân bản xứ, ông đi qua bà đi lại đông đúc, chợt thoáng thấy hình ảnh chợ nhỏ ven sông năm nào hiện lên trong đầu, cũng lâu lắm rồi, khi còn tạm trú ngay trên quê hương mình, tha phương lưu lạc, tìm đường vượt biên!
Chốn xưa phố cũ, nơi ấy giờ có gì đổi khác?


Trần Kim Bằng

Ý kiến bạn đọc
08/07/202418:48:09
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,250
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến