Hôm nay,  

Tấm Hình Dĩ Vãng

16/05/202409:10:21(Xem: 2624)

bo-sach-vvnm 

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ từ năm 2007.

*

Sáng nay tôi dậy trễ vì hôm nay là ngày Chủ Nhật không có đi làm. Vừa ra khỏi giường thì nghe tiếng phôn reng. Bên kia đầu dây tiếng khàn khàn của thằng bạn đã vang lên:

 

“Ê! Mày ở đâu vậy? Hôm nay tao không đi uống cà phê được vì mắc chở bà chị đi sắm ít đồ cho ngày sinh nhật của bà già tao và cũng là ngày mừng bả thượng thọ 85 tuổi. Mày nhớ tới chơi nghe, khoảng 02 giờ không được trễ.

 

Tôi tính trưa nay chở mẹ và con gái tôi đi ăn cơm tại một nhà hàng mới khai trương. Thôi hẹn nó kỳ khác vậy.

 

Nghe nói tôi di ăn mừng sinh nhật, Thúy (tên con gái tôi) liền chở tôi tới Costco mua hai vỉ nước yến và sâm đỏ. Nó dành trả tiền và nói:

” Mua tặng mấy cụ, ba nên mua những thứ này. Mấy cụ già yếu rồi, cần phải tẩm bổ cho khỏe.”

 

Đúng thật, nếu không có nó tôi cũng chẳng biết mua thứ gì.

 

Gần 02 giờ tôi đã tới, Toản (tên anh bạn) đã đứng truớc cửa dẫn tôi vào phòng khách, hắn vừa đi vừa bô bô cái miệng:

- Tớ đã pha cho cậu ly cà phê đá để trên bàn, cậu nhâm nhi trước đi, tớ có chút chuyện sẽ ra ngay.

 

Vừa uống tôi vừa đảo mắt nhìn chung quanh phòng khách, cảnh bài trí rất khang trang hài hòa, chứng tỏ chủ nhân có khiếu về thẩm mỹ. Bất giác mắt tôi chạm phải một tấm hình khiến tôi giật mình. Cháu gái có hai mắt to tròn như chim bồ câu, khuôn mặt xinh xắn dễ thương, mặc bộ đầm trắng trông giống hệt như con gái của tôi, chỉ khác nơi chụp và chỗ ngồi chụp có khác nhau. Tôi vội vàng lấy hình của con gái tôi trong ví ra so sánh, không sai vào đâu được. Có tiếng chân bước ra tôi vội nhét tấm hình vô túi. Đó là Toản. Tôi hỏi hắn:

- Đây có phải là hình cháu gái cậu không?

 

Toản gật đầu “Cháu là con gái của chị tôi, cháu đã mất tích trong cuộc di tản từ cao nguyên về Sài Gòn đã hơn 20 năm rồi.”

 

Tôi chợt rùng mình, hỏi thêm:

- Còn ba cháu đâu?

 

- Đã tử trận trong lúc rút quân về hậu cứ. Hình này cháu chụp nhân ngày sinh nhật 2 tuổi. Không biết bây giờ cháu còn sống hay đã chết! Chị tôi buồn khổ biết bao nhiêu năm nay!

 

Tôi nín lặng không nói nên lời.

 

Trong bữa tiệc Toản giới thiệu tôi với mọi người trong gia đình. Khi giới thiệu tới chị của Toản tôi như muốn há hốc mồm kinh ngạc, chị giống con gái tôi hết 70 phần trăm, nếu ra đường hai người đi bên nhau ai cũng biết rõ là hai mẹ con.

                                              o O o

Đêm về, tôi không tài nào ngủ được, cứ trằn trọc suy nghĩ miên man. Những sự việc, lời nói và tấm ảnh ở nhà Toản bắt tôi phải nghĩ ngợi, không nghĩ không đuợc dù chúng đã thuộc về dĩ vãng lâu lắm rồi.

 

Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn.

 

Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.

 

Trong lúc đang lầm lũi bước đi giữa hàng xe bị bắn cháy đen vì pháo tại đập Đồng Cam tỉnh Tuy Hòa, tôi đã vô tình thấy một cháu gái khoảng 2 tuổi, đang ngồi dưới gầm xe cuả một chiếc xe tải đã bị hư hại. Cháu mặc bộ đầm trắng, gương mặt rất xinh, hai mắt mở to, trông cháu như một thiên thần. Cháu bé ngồi một mình chơ vơ, lạc lõng không có ai bên cạnh Tôi chạnh lòng, bối rối. Tôi tới gần cháu gái đứng đưa mắt dáo dác ngó chung quanh, hy vọng xem có cha mẹ hay thân nhân của cháu đến không. Tôi chờ 15 phút rồi 20 phút vẫn không thấy bất cứ ai. Tôi không đành lòng bỏ cháu ở lại. Cuối cùng, dứt khoát, tôi bế cháu đi. Trước khi đi tôi cũng không quên chụp vài tấm hình để kỷ niệm sau này.

 

Qua bao nhiêu hiểm nguy khổ ải tưởng đã chết. Và rồi, chúng tôi cũng lết về được tới nhà. Mẹ tôi mừng quá, ôm tôi chẩy nước mắt. Tôi tháo tấm vải cột sau lưng ra, đặt bé gái xuống đất. Mẹ tôi hết hồn trố mắt nhìn hỏi: “Ai đây?!”

 

Tôi đáp gọn lỏn:

- Cháu nội của mẹ.

 

Mẹ tôi lính qúynh chẳng biết nói sao. Tôi tiếp:

- Mẹ mang cháu đi tắm giùm con. Con cũng đi tắm đây.

 

Buổi tối, cả gia đình quây quần ăn cơm. Có cả gia đình bà chị, ông chồng và hai đứa con trai lớn.

 

Sau những lời thăm hỏi sức khỏe. tin tức và những điều linh tinh. Tôi mới bắt đầu vào vấn đề chính:

- Khi còn ở trên đó, con có sống chung với một cô gái, dù chưa làm đám cưới nhưng vẫn coi nhau như vợ chồng. Chúng con sanh được một cháu gái (Tôi chỉ bé gái đang ngồi bên cạnh) Năm nay cháu được 2 tuổi. tên Thúy Trước ngày chiến sự chưa bùng nổ, Dì của cháu có lên chơi, tiện dịp, vợ con xin phép về thăm nhà. Không ngờ chiến tranh xẩy ra, mất liên lạc. Chờ mấy ngày không thấy mẹ của cháu, con đành phải bế con rời thành phố.

 

Bé Thúy ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Mẹ tôi rơm rớm nước mắt ôm cháu vào lòng, cười mếu máo:

- Thôi. Tốt rồi, không ngờ mày hiền thế mà cũng làm nên chuyện. giờ thì ta đã có cháu nội rồi (bà ngước lên, nhìn bàn thờ cha tôi) Này, Ông xuống mà xem cháu nội của ông đây.

 

Bé Thúy càng lớn càng xinh đẹp, hiền, ngoan, chăm chỉ. Hai bà cháu quấn quýt bên nhau suốt ngày. Bây giờ cháu là y tá làm trong bệnh viện.

oOo

Cả tháng trời sau đó. tôi làm việc như kẻ mất hồn. Toản phải la lên:

- Bộ mày thất tình cô nào hả?


Tôi không có lời giải đáp, không ai giúp tôi được cả, tôi biết làm sao đây! Chị của Toản là người thật đáng thương Tôi không thể giữ con gái bên mình mãi được, khi mà đã biết sự thật. Nếu sự thật được phơi bầy, gia đình tôi sẽ tan nát, trong khi chúng tôi đang sống hạnh phúc, êm ấm. Lúc đó bà sẽ mất cháu. cháu sẽ mất bà. Tôi sẽ mất con, con sẽ mất cha. Con tôi sẽ nhìn tôi với con mắt thế nào! Tôi sẽ trở thành đứa con bất hiếu, gian trá với mẹ tôi Mọi người trong nhà sẽ nhìn nhau với con mắt khác lạ. Tôi biết sự việc sẽ diễn tiến ra như thế, nhưng cũng phải làm theo lương tâm, tôi muốn con tôi có một người mẹ thực sự, và cũng muốn có một giải pháp tiện cả đôi bên.

 

Tôi gặp Toản, và nói:

- Chủ Nhật tới chúng ta đi uống cà phê, cậu nên đưa bà chị cậu đi cùng. Tôi có một vấn đề rất là quan trọng cần báo cho chị ấy biết, không có chị ấy không được.

 

Toản trố hai mắt nhìn tôi tính nói gì. Nhưng thấy tôi có vẻ nghiêm nghị quá nên đành thôi.

 

Ngày hôm đó hai chị em Toản cùng tới. Chị của Toản nhìn tôi với con mắt tò mò và nghi ngại. Sau khi tìm được chỗ ngồi ưng ý. Tôi khơi mào trước.

- Tôi cần gặp chị, để chúng ta cùng nhau thảo luận một vấn đề mà tôi sắp nói ra sau đây. Vấn đề này có liên quan và ảnh hưởng rất quan trọng đến chị cùng gia đình chị rất nhiều.

 

Hai chị em Toản đưa mắt nhìn nhau. Tôi chìa tấm hình trưóc mặt hai người. Vừa cầm tấm hình, chị nhìn vào. Tôi thấy mặt chị tái mét, toàn thân như run lên, áp tấm hình lên ngực, chị nghẹn ngào trong nước mắt:

- Con tôi!

 

Một lúc sau. Chị nghẩng đầu lên hỏi tôi với giọng run run:

- Xin lỗi, ở đâu anh có tấm hình này?”

 

Tôi kể lại sơ qua trong trường hợp nào, ở đâu tôi đã cứu cháu và đưa cháu về Sài Gòn. Khi về đến nhà. Tôi đã nói dối với mẹ tôi thế nào. Lúc ăn tiệc sinh nhật ở nhà chị, tôi đã vô tình thấy tấm hình và nghe Toản trình bầy về trường hợp chị đã lạc mất cháu như thế nào. Tôi đã rối tinh đầu óc, suy nghĩ miên man cả tháng trời không tài nào ngủ được. Tôi đã tính dấu nhẹm chuyện này, nhưng lương tâm tôi không cho phép. Nếu nói ra gia đình tôi đang sống êm ả trong mấy chục năm bỗng chốc tan thành mây khói. Lúc đó bà cháu, cha con sẽ đối xử với nhau như thế nào. Còn tôi sẽ trở thành đứa con bất hiếu, không chừng mẹ tôi sẽ uất ức trở thành bệnh.

 

Nghe tôi kể, người chị cứ như trong cơn tỉnh cơn mê không biết nói gì hơn, hai tay chị cứ mân mê tấm hình. Toản ngó vô tấm hình, chợt hỏi:

- Anh chụp tấm hình này ở dưới gầm xe tải phải không?

 

Nghe Toản hỏi vậy, chị vội nói:

- Đúng. Đúng, Khi đó hai mẹ con tôi đang ngồi dưới bóng của chiếc xe tải để tránh nắng. Ngồi chung với tôi còn có đôi vợ chồng trẻ có một đứa con gái. Lúc đó đoàn người vẫn chưa di chuyển. Bỗng mọi người nhốn nháo cả lên, tay chỉ lên bầu trời có vài chiếc trực thăng đang bay lượn họ liệng những túi đựng thực phẩm xuống khu vực đoàn người di tản. Chị vợ trẻ hối anh chồng và tôi ra ngoài lượm, mấy đứa trẻ để chị trông cho. Nghĩ con mình cũng đang đói, cả ngày chưa có ăn gì nên tôi cũng theo ra ngoài. Khoảng 30 phút sau hay lâu hơn, tôi quay trở lại với ổ bánh mì trên tay, thì không biết đường về chỗ cũ, và cũng không định hướng được là mình chạy về bên trái hay bên phải, chạy đã bao lâu, chung quanh thì cả rừng người, họ bắt đầu di chuyển.  Tôi hốt hoảng, gào la, than khóc. chạy tới, chạy lui, chạy xuôi, chạy ngược như một người điên. Cứ như thế, như thế và ...vô vọng, cho tới ngày hôm nay, đã mấy chục năm trời, không biết con mình ra sao!


Sự việc câu chuyện đã minh chứng rõ ràng. Điều chúng tôi cần làm bây giờ là làm sao giàn xếp công việc được ổn thỏa cho cả đôi bên.

                                       OoO

Chị Hảo (chị của Toản) lúc đi làm cũng như lúc ở nhà cứ đứng ngồi không yên. Chị năn nỉ tôi cho gặp con chị một lần. Tôi không thể từ chối nhưng có một điều kiện là chị không được hốt hoảng, ồn ào, phải bình tĩnh và chỉ lấy mắt ngó không được tới gần. Chị gật đầu lia lịa, xin hứa. Chúng tôi hẹn nhau tại tiệm ăn và chị đã làm được những gì tôi dặn.

 

Vấn đề thứ nhất đã giải quyết xong Còn vấn đề thứ hai. Chúng tôi không thể nghĩ ra cách nào để cho hai mẹ con được trùng phùng mà hai bên gia đình vẫn êm đẹp.

 

Thấy con gái cứ rối trí như gà mắc đẻ, mẹ chị Hảo mới góp ý:

- Sao cháu (là tôi) không nói với mẹ cháu là cháu đã tìm lại được vợ sau nhiều năm mất tích. Nhưng vấn đề chính là hai đứa có chịu làm vợ chồng giả hay vợ chồng thiệt hay không. Còn con Hảo có chịu xách vali về nhà người ta không.

 

Thật là dễ dàng. Chỉ có mấy câu của mẹ chị Hảo đã giải quyết đuợc vấn đề khúc mắc, nhưng lại đưa hai chúng tôi vào cảnh khó xử. Cuối cùng, suy đi, nghĩ lại chỉ có cách này mới giải quyết êm xuôi mà thôi. Và bà cũng nhắc khéo:

- Hai đứa phải ăn ở cẩn trọng, mấy bà già tinh ý lắm đấy!

 

Mấy hôm sau tôi đã thưa chuyện với mẹ tôi về vấn đề này:

- Mẹ. Con đã tìm lại được vợ con sau bao nhiêu năm thất lạc. Mẹ cho phép con đưa cô ấy về nhà.

 

Hai bà cháu mừng quá, ôm chầm lấy tôi. hối hả la lên:

- Mau, mau đưa nó về nhà. Bố. Mau mau đưa mẹ về.

 - Con muốn đưa ngay về, nhưng gia đình bên đó họ không cho. Họ nói để chọn ngày lành tháng tốt thì về mới hên. Con cũng đành chịu.

 

Kể từ ngày đó. hai bà cháu bắt đầu dọn nhà cửa, treo đèn, kết hoa, sửa soạn bữa tiệc cho ngày ‘đón dâu.”

 

Lại một gia đình hạnh phúc được tạo dựng trong một QUÊ HƯƠNG thứ hai.

 

Dương Thịnh

 

Ý kiến bạn đọc
08/07/202421:56:31
Khách
Bài viết hấp dẫn, kết thúc thật hậu.
26/05/202405:11:07
Khách
Tác giả không kể tiếp nhỉ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,132
Trong xã hội, từ thuở dựng nước, tiền nhân đã đặt người làm thầy vào vị trí rất cao trọng, chỉ sau vua, trong thứ tự Quân Sư Phụ. Với tôi, người làm thầy mang một thiên chức cao cả, vì người làm thầy có thể giúp định hình tương lai cho nhiều thế hệ tiếp nối. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có thân mẫu là người cả đời chỉ biết đến phấn trắng, bảng đen, có thân phụ vừa là sĩ quan quân đội vừa là huấn luyện viên của Cục Chính Huấn, trực thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên tình yêu dành cho việc giảng dạy đến với tôi thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng....
Hồ sơ bảo lãnh cho gia đình tôi, chú Khải gửi về từ năm 1978, nhưng mãi đến cuối năm 1982, khi ba tôi được thả ra khỏi "trại cải tạo" Vĩnh Phú, thì má tôi mới xúc tiến việc nộp đơn xin xuất cảnh, diện đoàn tụ gia đình. Ở vào thời điểm đó, khi những chuyến bay chính thức rời Sài Gòn đi Mỹ, Pháp, hay Canada hãy còn lác đác như lá mùa thu, thiệt tình mà nói ai trong nhà tôi cũng đều không thấy nhen nhúm một tia hy vọng nào cả. Đi vượt biên tốn năm ba cây vàng cho một đầu người mà còn bị bắt lên bắt xuống, đằng này cả gia đình tôi lại trông mong vào tờ giấy bảo lãnh để được đi chính thức cả nhà, nghe qua như chuyện thần thoại nghìn một đêm lẻ!
Phải chăng khi ta viết về một người chết là ta giúp cho người chết không bị thời gian lãng quên?! Là cho phép người chết sống lại, cho dù trên trang giấy trừu tượng, để cảm nhận người chết đang hiện hữu với ta, gần gũi với ta trong thương nhớ mà đôi khi lúc còn sống ta lại phần nào hững hờ vì không gian và thời gian không cho phép. Tuy chết là hết, nhưng có những cái chết bi hùng, chết “đẹp” đáng ngưỡng mộ. Là những cái chết khác lạ trong đời thường. Như của Harakiri, coup de grâce/phát súng ân huệ ngoài chiến trường, tự vận của những tướng quân hay tự sát tập thể với trái lựu đạn nổ giữa niềm uất hận không muốn buông súng. Nhiều cái chết rất bình thường xẩy ra trong giấc ngủ hay đột ngột do tai nạn, và thường nhất là cái chết do các bệnh nan y, đến từ từ, với nỗi sợ hãi và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần, cho người bệnh và thân nhân.
Những con vật được nuôi trong nhà, gọi chung là gia cầm thì con chó được loài người thuần hóa sớm nhất từ loài sói xám và được nhắc đến nhiều trong văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây với những từ ngữ ngọt ngào: trung thành, tình nghĩa, khôn ngoan, thân thiện... Nhưng không hiểu tại sao người Việt mình khi giận hờn nhau thường đem con chó ra chửi: “đồ chó,” “cái mặt chó,” “cái đồ chó đẻ!”. Lúc bực bội những chuyện ngoài đường, về nhà con chó chạy ra ngoắc đuôi mừng rỡ, ông chủ lại cho nó một đá cho hả giận… mặc dù nó chẳng có tội tình gì - nó cúp đuôi, tiu nghỉu chạy trốn - chẳng hiểu tại sao (?). Trong nhà vợ chồng cãi nhau, chó là con vật đầu tiên bị mang tai họa. Vì không biết làm sao cho bớt ấm ức, bèn đá con chó, chửi con mèo… Bởi thế, mới có thành ngữ “mắng chó chửi mèo” hay “chỉ chó mắng mèo” là vậy. Thật khốn khổ cho cuộc đời con chó!
Bạn bè rủ đi “Cruise” gần nửa tháng qua ba thành phố của tiểu bang Alaska và Canada. Tôi cảm thấy ông xã không được khỏe và bản thân mình cũng vậy, nên đang còn lưỡng lự. Nhưng L (ông xã) thúc giục tôi cố gắng chuyến này bởi khó có cơ hội đi cùng với bạn bè, còn ông thì không thích đi du lịch. Hèn gì mấy năm trước hai người đến bưu điện làm thẻ passport, ông nhất định không chịu làm nhưng lại thúc giục tôi tiến hành.
Hắn mỉm cười một mình. Hắn vừa nghĩ tới hai chữ “vu vơ” mà một tác giả dùng làm tựa đề cho loạt bài viết về văn chương trong một website văn học có uy tín. Lý do là vì hắn cũng đang vu vơ về việc viết văn. Bản thân hắn không quan trọng nên những gì thuộc về hắn cũng không quan trọng. Tất cả chỉ là...vu vơ.
Lần đó gia đình chúng tôi bay qua Texas để dự lễ ra trường High School của Kevin, thằng cháu, con trai út của ông anh Tư. Đại gia đình đi thành một phái đoàn, kéo đến hội trường của trường học, nhìn đám trẻ tưng bừng nhốn nháo, hớn hở vui cười, gọi tên nhau í ới, lòng tôi cũng vui theo. Chương trình bắt đầu, cả hội trường im phăng phắc, sau các thủ tục ban đầu, các bài phát biểu của các thầy cô giáo, hiệu trưởng, là phần phát biểu cảm tưởng của người thủ khoa, valedictorian. Đó là một cậu bé Mỹ da trắng, cao ráo, khuôn mặt sáng sủa, có nụ cười thật dễ mến...
Hồi mới qua Mỹ, tiếng Mỹ dở ẹt mà Bách cũng lấy được bằng lái xe hơi trong vòng ba tuần từ ngày đặt chân xứ này. Tuần đầu lo thủ tục giấy tờ thẻ an sinh, thẻ căn cước. Tuần thứ hai đậu viết, tuần thứ ba đậu lái. Nhanh thần tốc. Thế mà sau 30 năm ở Mỹ, hắn phải thi viết hai lần, thi lái bốn lần mới đậu bằng lái xe mô-tô 1.000 phân khối Harley-Davidson. “Anh mướn cái mô-tô nhỏ 300 cc thôi cho dễ thi. Có $20 một ngày à,” người giám thị DMV vừa khuyên vừa an ủi hắn. “Hoặc anh vào trường học có $400 đô một khoá ba tuần rồi thi ở đó luôn cho dễ.” “Thank you chị nhưng đậu bằng xe nhỏ rồi chạy xe lớn chỉ có chết sớm. Tôi sẽ thi lại cho đến khi đậu.”...
Ông bà có cả thảy 9 người con. Không may, anh Tư và anh Tám mất sớm. Chị Bảy lúc nhỏ, hay bị giật kinh phong. Càng ngày, biến chứng càng trầm trọng, trở thành thần kinh, phải cho vào bệnh viện tâm thần. Cũng may, những người con còn lại đều thành đạt, nên ông bà cũng được an ủi, và đỡ cảm thấy bứt rứt khi nghe miệng đời dèm pha: “Nhà đó chắc thất đức lắm, nên con cái mới bị vậy.”
Tôi chẳng rõ hình ảnh chiếc Xích Lô len vào tâm trí tự hồi nào; lại khiến lòng tôi xao xuyến trong lần đầu nhìn loại xe đạp ba bánh này trưng bày bên ngoài một cửa hàng chuyên bán nước mía, trong khu thương mại khá sầm uất tại Little Saigon quận Cam, sau bao năm sống xa đất nước. Sau này tôi thấy ở nhiều nơi khác nữa, như ở khu mua sắm Hong Kong, trên đường Bellaire, tên Việt là đại lộ Saigon bên Houston Texas. Nơi đây có tới hai chiếc Xích Lô đặt trang trọng trước một siêu thị thật lớn, người đi qua đi lại thường dừng bước nhìn ngắm, hay chụp vài tấm ảnh. Rồi còn bao nhiêu chiếc Xích Lô sáng loáng, nhỏ nhắn xinh xinh được trưng bày ngày một nhiều thêm nơi phòng khách trong các ngôi nhà bạn hữu tôi từng có dịp ghé thăm. Tôi cảm thấy Xích Lô giống một thứ gì thân thương của người Việt Nam như lũy tre làng, con trâu, luống cày, chiếc xuồng ba lá,…
Nhạc sĩ Cung Tiến