Hôm nay,  

Tấm Hình Dĩ Vãng

16/05/202409:10:21(Xem: 2622)

bo-sach-vvnm 

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O. còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ từ năm 2007.

*

Sáng nay tôi dậy trễ vì hôm nay là ngày Chủ Nhật không có đi làm. Vừa ra khỏi giường thì nghe tiếng phôn reng. Bên kia đầu dây tiếng khàn khàn của thằng bạn đã vang lên:

 

“Ê! Mày ở đâu vậy? Hôm nay tao không đi uống cà phê được vì mắc chở bà chị đi sắm ít đồ cho ngày sinh nhật của bà già tao và cũng là ngày mừng bả thượng thọ 85 tuổi. Mày nhớ tới chơi nghe, khoảng 02 giờ không được trễ.

 

Tôi tính trưa nay chở mẹ và con gái tôi đi ăn cơm tại một nhà hàng mới khai trương. Thôi hẹn nó kỳ khác vậy.

 

Nghe nói tôi di ăn mừng sinh nhật, Thúy (tên con gái tôi) liền chở tôi tới Costco mua hai vỉ nước yến và sâm đỏ. Nó dành trả tiền và nói:

” Mua tặng mấy cụ, ba nên mua những thứ này. Mấy cụ già yếu rồi, cần phải tẩm bổ cho khỏe.”

 

Đúng thật, nếu không có nó tôi cũng chẳng biết mua thứ gì.

 

Gần 02 giờ tôi đã tới, Toản (tên anh bạn) đã đứng truớc cửa dẫn tôi vào phòng khách, hắn vừa đi vừa bô bô cái miệng:

- Tớ đã pha cho cậu ly cà phê đá để trên bàn, cậu nhâm nhi trước đi, tớ có chút chuyện sẽ ra ngay.

 

Vừa uống tôi vừa đảo mắt nhìn chung quanh phòng khách, cảnh bài trí rất khang trang hài hòa, chứng tỏ chủ nhân có khiếu về thẩm mỹ. Bất giác mắt tôi chạm phải một tấm hình khiến tôi giật mình. Cháu gái có hai mắt to tròn như chim bồ câu, khuôn mặt xinh xắn dễ thương, mặc bộ đầm trắng trông giống hệt như con gái của tôi, chỉ khác nơi chụp và chỗ ngồi chụp có khác nhau. Tôi vội vàng lấy hình của con gái tôi trong ví ra so sánh, không sai vào đâu được. Có tiếng chân bước ra tôi vội nhét tấm hình vô túi. Đó là Toản. Tôi hỏi hắn:

- Đây có phải là hình cháu gái cậu không?

 

Toản gật đầu “Cháu là con gái của chị tôi, cháu đã mất tích trong cuộc di tản từ cao nguyên về Sài Gòn đã hơn 20 năm rồi.”

 

Tôi chợt rùng mình, hỏi thêm:

- Còn ba cháu đâu?

 

- Đã tử trận trong lúc rút quân về hậu cứ. Hình này cháu chụp nhân ngày sinh nhật 2 tuổi. Không biết bây giờ cháu còn sống hay đã chết! Chị tôi buồn khổ biết bao nhiêu năm nay!

 

Tôi nín lặng không nói nên lời.

 

Trong bữa tiệc Toản giới thiệu tôi với mọi người trong gia đình. Khi giới thiệu tới chị của Toản tôi như muốn há hốc mồm kinh ngạc, chị giống con gái tôi hết 70 phần trăm, nếu ra đường hai người đi bên nhau ai cũng biết rõ là hai mẹ con.

                                              o O o

Đêm về, tôi không tài nào ngủ được, cứ trằn trọc suy nghĩ miên man. Những sự việc, lời nói và tấm ảnh ở nhà Toản bắt tôi phải nghĩ ngợi, không nghĩ không đuợc dù chúng đã thuộc về dĩ vãng lâu lắm rồi.

 

Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn.

 

Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.

 

Trong lúc đang lầm lũi bước đi giữa hàng xe bị bắn cháy đen vì pháo tại đập Đồng Cam tỉnh Tuy Hòa, tôi đã vô tình thấy một cháu gái khoảng 2 tuổi, đang ngồi dưới gầm xe cuả một chiếc xe tải đã bị hư hại. Cháu mặc bộ đầm trắng, gương mặt rất xinh, hai mắt mở to, trông cháu như một thiên thần. Cháu bé ngồi một mình chơ vơ, lạc lõng không có ai bên cạnh Tôi chạnh lòng, bối rối. Tôi tới gần cháu gái đứng đưa mắt dáo dác ngó chung quanh, hy vọng xem có cha mẹ hay thân nhân của cháu đến không. Tôi chờ 15 phút rồi 20 phút vẫn không thấy bất cứ ai. Tôi không đành lòng bỏ cháu ở lại. Cuối cùng, dứt khoát, tôi bế cháu đi. Trước khi đi tôi cũng không quên chụp vài tấm hình để kỷ niệm sau này.

 

Qua bao nhiêu hiểm nguy khổ ải tưởng đã chết. Và rồi, chúng tôi cũng lết về được tới nhà. Mẹ tôi mừng quá, ôm tôi chẩy nước mắt. Tôi tháo tấm vải cột sau lưng ra, đặt bé gái xuống đất. Mẹ tôi hết hồn trố mắt nhìn hỏi: “Ai đây?!”

 

Tôi đáp gọn lỏn:

- Cháu nội của mẹ.

 

Mẹ tôi lính qúynh chẳng biết nói sao. Tôi tiếp:

- Mẹ mang cháu đi tắm giùm con. Con cũng đi tắm đây.

 

Buổi tối, cả gia đình quây quần ăn cơm. Có cả gia đình bà chị, ông chồng và hai đứa con trai lớn.

 

Sau những lời thăm hỏi sức khỏe. tin tức và những điều linh tinh. Tôi mới bắt đầu vào vấn đề chính:

- Khi còn ở trên đó, con có sống chung với một cô gái, dù chưa làm đám cưới nhưng vẫn coi nhau như vợ chồng. Chúng con sanh được một cháu gái (Tôi chỉ bé gái đang ngồi bên cạnh) Năm nay cháu được 2 tuổi. tên Thúy Trước ngày chiến sự chưa bùng nổ, Dì của cháu có lên chơi, tiện dịp, vợ con xin phép về thăm nhà. Không ngờ chiến tranh xẩy ra, mất liên lạc. Chờ mấy ngày không thấy mẹ của cháu, con đành phải bế con rời thành phố.

 

Bé Thúy ngơ ngác không hiểu chuyện gì. Mẹ tôi rơm rớm nước mắt ôm cháu vào lòng, cười mếu máo:

- Thôi. Tốt rồi, không ngờ mày hiền thế mà cũng làm nên chuyện. giờ thì ta đã có cháu nội rồi (bà ngước lên, nhìn bàn thờ cha tôi) Này, Ông xuống mà xem cháu nội của ông đây.

 

Bé Thúy càng lớn càng xinh đẹp, hiền, ngoan, chăm chỉ. Hai bà cháu quấn quýt bên nhau suốt ngày. Bây giờ cháu là y tá làm trong bệnh viện.

oOo

Cả tháng trời sau đó. tôi làm việc như kẻ mất hồn. Toản phải la lên:

- Bộ mày thất tình cô nào hả?


Tôi không có lời giải đáp, không ai giúp tôi được cả, tôi biết làm sao đây! Chị của Toản là người thật đáng thương Tôi không thể giữ con gái bên mình mãi được, khi mà đã biết sự thật. Nếu sự thật được phơi bầy, gia đình tôi sẽ tan nát, trong khi chúng tôi đang sống hạnh phúc, êm ấm. Lúc đó bà sẽ mất cháu. cháu sẽ mất bà. Tôi sẽ mất con, con sẽ mất cha. Con tôi sẽ nhìn tôi với con mắt thế nào! Tôi sẽ trở thành đứa con bất hiếu, gian trá với mẹ tôi Mọi người trong nhà sẽ nhìn nhau với con mắt khác lạ. Tôi biết sự việc sẽ diễn tiến ra như thế, nhưng cũng phải làm theo lương tâm, tôi muốn con tôi có một người mẹ thực sự, và cũng muốn có một giải pháp tiện cả đôi bên.

 

Tôi gặp Toản, và nói:

- Chủ Nhật tới chúng ta đi uống cà phê, cậu nên đưa bà chị cậu đi cùng. Tôi có một vấn đề rất là quan trọng cần báo cho chị ấy biết, không có chị ấy không được.

 

Toản trố hai mắt nhìn tôi tính nói gì. Nhưng thấy tôi có vẻ nghiêm nghị quá nên đành thôi.

 

Ngày hôm đó hai chị em Toản cùng tới. Chị của Toản nhìn tôi với con mắt tò mò và nghi ngại. Sau khi tìm được chỗ ngồi ưng ý. Tôi khơi mào trước.

- Tôi cần gặp chị, để chúng ta cùng nhau thảo luận một vấn đề mà tôi sắp nói ra sau đây. Vấn đề này có liên quan và ảnh hưởng rất quan trọng đến chị cùng gia đình chị rất nhiều.

 

Hai chị em Toản đưa mắt nhìn nhau. Tôi chìa tấm hình trưóc mặt hai người. Vừa cầm tấm hình, chị nhìn vào. Tôi thấy mặt chị tái mét, toàn thân như run lên, áp tấm hình lên ngực, chị nghẹn ngào trong nước mắt:

- Con tôi!

 

Một lúc sau. Chị nghẩng đầu lên hỏi tôi với giọng run run:

- Xin lỗi, ở đâu anh có tấm hình này?”

 

Tôi kể lại sơ qua trong trường hợp nào, ở đâu tôi đã cứu cháu và đưa cháu về Sài Gòn. Khi về đến nhà. Tôi đã nói dối với mẹ tôi thế nào. Lúc ăn tiệc sinh nhật ở nhà chị, tôi đã vô tình thấy tấm hình và nghe Toản trình bầy về trường hợp chị đã lạc mất cháu như thế nào. Tôi đã rối tinh đầu óc, suy nghĩ miên man cả tháng trời không tài nào ngủ được. Tôi đã tính dấu nhẹm chuyện này, nhưng lương tâm tôi không cho phép. Nếu nói ra gia đình tôi đang sống êm ả trong mấy chục năm bỗng chốc tan thành mây khói. Lúc đó bà cháu, cha con sẽ đối xử với nhau như thế nào. Còn tôi sẽ trở thành đứa con bất hiếu, không chừng mẹ tôi sẽ uất ức trở thành bệnh.

 

Nghe tôi kể, người chị cứ như trong cơn tỉnh cơn mê không biết nói gì hơn, hai tay chị cứ mân mê tấm hình. Toản ngó vô tấm hình, chợt hỏi:

- Anh chụp tấm hình này ở dưới gầm xe tải phải không?

 

Nghe Toản hỏi vậy, chị vội nói:

- Đúng. Đúng, Khi đó hai mẹ con tôi đang ngồi dưới bóng của chiếc xe tải để tránh nắng. Ngồi chung với tôi còn có đôi vợ chồng trẻ có một đứa con gái. Lúc đó đoàn người vẫn chưa di chuyển. Bỗng mọi người nhốn nháo cả lên, tay chỉ lên bầu trời có vài chiếc trực thăng đang bay lượn họ liệng những túi đựng thực phẩm xuống khu vực đoàn người di tản. Chị vợ trẻ hối anh chồng và tôi ra ngoài lượm, mấy đứa trẻ để chị trông cho. Nghĩ con mình cũng đang đói, cả ngày chưa có ăn gì nên tôi cũng theo ra ngoài. Khoảng 30 phút sau hay lâu hơn, tôi quay trở lại với ổ bánh mì trên tay, thì không biết đường về chỗ cũ, và cũng không định hướng được là mình chạy về bên trái hay bên phải, chạy đã bao lâu, chung quanh thì cả rừng người, họ bắt đầu di chuyển.  Tôi hốt hoảng, gào la, than khóc. chạy tới, chạy lui, chạy xuôi, chạy ngược như một người điên. Cứ như thế, như thế và ...vô vọng, cho tới ngày hôm nay, đã mấy chục năm trời, không biết con mình ra sao!


Sự việc câu chuyện đã minh chứng rõ ràng. Điều chúng tôi cần làm bây giờ là làm sao giàn xếp công việc được ổn thỏa cho cả đôi bên.

                                       OoO

Chị Hảo (chị của Toản) lúc đi làm cũng như lúc ở nhà cứ đứng ngồi không yên. Chị năn nỉ tôi cho gặp con chị một lần. Tôi không thể từ chối nhưng có một điều kiện là chị không được hốt hoảng, ồn ào, phải bình tĩnh và chỉ lấy mắt ngó không được tới gần. Chị gật đầu lia lịa, xin hứa. Chúng tôi hẹn nhau tại tiệm ăn và chị đã làm được những gì tôi dặn.

 

Vấn đề thứ nhất đã giải quyết xong Còn vấn đề thứ hai. Chúng tôi không thể nghĩ ra cách nào để cho hai mẹ con được trùng phùng mà hai bên gia đình vẫn êm đẹp.

 

Thấy con gái cứ rối trí như gà mắc đẻ, mẹ chị Hảo mới góp ý:

- Sao cháu (là tôi) không nói với mẹ cháu là cháu đã tìm lại được vợ sau nhiều năm mất tích. Nhưng vấn đề chính là hai đứa có chịu làm vợ chồng giả hay vợ chồng thiệt hay không. Còn con Hảo có chịu xách vali về nhà người ta không.

 

Thật là dễ dàng. Chỉ có mấy câu của mẹ chị Hảo đã giải quyết đuợc vấn đề khúc mắc, nhưng lại đưa hai chúng tôi vào cảnh khó xử. Cuối cùng, suy đi, nghĩ lại chỉ có cách này mới giải quyết êm xuôi mà thôi. Và bà cũng nhắc khéo:

- Hai đứa phải ăn ở cẩn trọng, mấy bà già tinh ý lắm đấy!

 

Mấy hôm sau tôi đã thưa chuyện với mẹ tôi về vấn đề này:

- Mẹ. Con đã tìm lại được vợ con sau bao nhiêu năm thất lạc. Mẹ cho phép con đưa cô ấy về nhà.

 

Hai bà cháu mừng quá, ôm chầm lấy tôi. hối hả la lên:

- Mau, mau đưa nó về nhà. Bố. Mau mau đưa mẹ về.

 - Con muốn đưa ngay về, nhưng gia đình bên đó họ không cho. Họ nói để chọn ngày lành tháng tốt thì về mới hên. Con cũng đành chịu.

 

Kể từ ngày đó. hai bà cháu bắt đầu dọn nhà cửa, treo đèn, kết hoa, sửa soạn bữa tiệc cho ngày ‘đón dâu.”

 

Lại một gia đình hạnh phúc được tạo dựng trong một QUÊ HƯƠNG thứ hai.

 

Dương Thịnh

 

Ý kiến bạn đọc
08/07/202421:56:31
Khách
Bài viết hấp dẫn, kết thúc thật hậu.
26/05/202405:11:07
Khách
Tác giả không kể tiếp nhỉ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,105
... Có rất nhiều điều mới lạ để chúng ta thử làm, chẳng hạn như tập vẽ, tập cắm hoa, học làm bánh, tập đan móc, tập viết truyện ngắn, viết bài gửi báo v..v… Thích làm gì thì làm miễn sao sở thích của mình không gây hại đến người khác và nằm trong khả năng của mình, tôi bảo đảm chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vui hơn và có ý nghĩa hơn...
Tôi vùng dậy bật đèn sáng bước qua chiếc bàn gần đó, chiếc bàn gần gũi bày đủ thứ giấy tờ bề bộn thân thương. Ngồi nhìn ra khung cửa kính rộng, màn đêm dày đặc, có lớp sương mù đang bao phủ. Thở dài! Khó dỗ lại giấc ngủ, nhìn đồng hồ 2 giờ sáng. Căn bệnh mấy mươi năm vẫn không thay đổi tốt đẹp hơn, vẫn hằng đêm thức giấc. Tiếp tục đùa giỡn với thơ văn, dù không dám mơ mình là nhà thơ, nhà văn vì chữ “nhà” lớn quá, nhưng ít nhất trong máu tôi có sự đam mê, thì đó cũng là cứu cánh, là lối thoát cho tôi bớt đau khổ nỗi bất hạnh trong cuộc sống để tập viết văn, tập làm thơ.
Tự dưng nước mắt Hân bỗng trào ra, vì thương nó sắp lên bàn mổ với nỗi cô đơn, vắng bàn tay mẹ ruột ôm ấp (nó chỉ mới 19 tuổi, còn nhỏ tuổi hơn con trai Hân ở nhà nữa mà). Nhưng lòng Hân cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, và tin rằng Thiên Chúa nhân từ sẽ nghe lời Hân nguyện cầu, cho Anthony vượt qua cơn bệnh, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai thân yêu. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người thiện tâm” Giáng Sinh này chắc chắn sẽ vui, Anthony nhé!
Đã ba mươi lần Giáng Sinh xa quê, năm mươi lần Giáng sinh nhớ cô bé ngây thơ trong truyện “Cánh đồng tuyết”. Nghĩ đến những người xa quê kiếm sống bằng đủ các ngành nghề trên nước Mỹ bao la, may là bao dung. Chúa đã thương xót những mảnh đời phiêu bạt với cân hỏi “Ai là anh em ta?” Câu trả lời của mỗi người Chúa đều nghe hết…
Một luồng khí lạnh chợt chạy dọc sống lưng anh. Trong bức ảnh, Eli đang nhìn anh mỉm cười. Trái tim anh buốt nhói một nỗi buồn sâu xa khi biết rằng em đã ra đi - tia sáng rực rỡ đã vĩnh viễn biến mất trên thế giới này. Nhưng cũng cùng khoảnh khắc đó, anh cảm nhận được sự trìu mến và tin yêu mà Eli đã gửi gắm cho anh. - Khi làm bác sĩ, anh sẽ chữa bệnh cho em nhé. - Anh chữa cho những bạn nhỏ khác nữa nhé. - Tất cả những đứa trẻ cần được lành bệnh, vì nếu con nít mà chết thì ba mẹ sẽ buồn lắm đó. Giọng nói của Eli thầm thì bên tai anh, gần gũi. Như không hề có ranh giới giữa sự sống và cái chết. Có một sự gắn kết vô hình giữa anh và Eli. Đó là sự kết nối giữa con người với con người...
Vào những ngày đầu tiên của tháng 12 năm nay, tôi đến thăm lại khu phố Stockyards thuộc thành phố Forth Worth, Texas. Đây là lần thứ ba tôi đến thăm khu du lịch mang đậm chất viễn tây Hoa kỳ, một miền viễn tây hoang dã của những năm sau cuộc nội chiến của nước Mỹ. Với tôi, khu du lịch Forth Worth Stockyards là xứ sở thần tiên cho những ai thích hoài niệm về một miền viễn tây hoang dã của Mỹ quốc, về các chàng cao bồi Texas, về con đường mòn Chisholm nổi tiếng được đặt theo tên của Jesse Chisholm, một nhà buôn lưu động nói được 14 thổ ngữ, hậu duệ mang hai dòng máu của người Mỹ bản địa Cherokee và người da trắng khai hoang đến từ Scotland.
Công lao dưỡng dục ơn từ mẫu Báo hiếu chưa tròn mẹ thứ tha Sầu dâng chất ngất hồn con trẻ Luyến tiếc khôn nguôi bóng mẹ già... Vâng! Thưa mẹ, bốn câu thơ trên con viết vào đúng cái ngày mẹ vĩnh viễn rời bỏ chúng con ra đi. Tám năm rồi, nỗi đau mất mẹ vẫn chẳng hề nguôi ngoai. Mỗi lần nghĩ đến mẹ là con tỉnh hẳn người không ngủ được. Đêm nay cũng vậy! Mưa rả rích suốt từ buổi chiều, bầu trời xám ngắt, phủ một màu thê lương rét buốt. Cứ mỗi độ Đông về, con lại nhớ mẹ quay quắt, không làm sao quên được ngày Giáng Sinh buồn năm ấy. Mẹ hấp hối nơi phòng ICU của bệnh viện....
Ngày xưa ,lâu lắm tôi vẫn thường nghe ba mẹ kể về Hạ-Uy-Di (Hawaii), về Trân- Châu-Cảng (Pearl Habor). Đây là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ, nơi mà vào Thế chiến thứ hai (ngày 7-12-1941) đã bị Nhật bất ngờ tấn công, dội bom gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Ngày nay những chứng tích về trận chiến lịch sử vẫn còn lưu lại nơi đây. Tôi mơ ước có dịp đi đến vùng đảo thơ mộng này, nhưng ở VN thời bấy giờ ước muốn một chuyến đi như vậy là điều không tưởng.
Phi trường Minneapolis-Saint Paul international Airport (MSP) thuộc bang Minnesota Hoa Kỳ, nơi đây nổi tiếng với việc tích hợp nghệ thuật công cộng vào không gian sân bay; có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, từ tranh vẽ đến điêu khắc, được trưng bày ở nhiều khu vực của sân bay. Tôi rảo bước ngắm từng góc cạnh của mỗi bức tranh với cách dậm màu, nét vẽ và bố cục của từng bức sao cho mau hết thì giờ chờ đợi vào máy bay. Tôi và chồng sẽ đi nghỉ hè hai tuần trên tàu du lịch Celebrity Millenium mà điểm đến chính là xứ Phù Tang, xứ này nằm ở phía đông của thế giới, nơi mặt trời mọc.
Lá thư nào viết gửi cho chị em Thu, má Thu cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Các con thương nhớ". Tiếng là gửi chung cho ba chị em, nhưng hình như má Thu chỉ thủ thỉ tâm tình với chị Thúy, còn Thu với thằng Tuấn tuy cũng được nhắc nhở tới, nhưng là ở cuối thư, phần "dặn dò dạy bảo"! Thiệt tình mà nói thì Thu cũng không lấy làm khó chịu lắm về lối cư xử hơi thiếu công bằng này. Chẳng phải Thu đại lượng gì cho cam, nhưng tại vì Thu đã quá quen với lối đối xử khác biệt của má Thu đối với ba chị em, từ hồi còn ở quê nhà. Điều này Thu đã cảm nhận thấy từ hồi bé xíu, chẳng hạn như những lần mấy chị em giành giựt đồ chơi, bao giờ má Thu cũng bênh vực chị Thúy, dù chị là chị lớn nhứt trong ba đứa. Hay những lần được chia quà cáp bánh trái, bao giờ chị Thúy cũng được phần nhiều hơn...
Nhạc sĩ Cung Tiến