Hôm nay,  

Lần Gặp Định Mệnh

15/05/202412:58:00(Xem: 2534)
05152024 Thang Chu
Nhạc sĩ Lam Phương và Thu Chan - tháng 9/2018

 

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.


*

                              

Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.

 

Cô giáo cũ chúng tôi ở Việt Nam gặp lại ở đất Mỹ sau mấy mươi năm nhưng tôi vẫn nhận ra liền vì cô không thay đổi mấy. Có lẽ nhờ cô lấy chồng lính Navy Mỹ, cộng thêm cô là giáo viên thể dục thể thao nên tuổi 72 mà eo ếch như con gái, bắp thịt như con trai. Hai đời chồng của cô ông nào cũng trẻ hơn cô 10 tuổi. Bạn đừng cười nhạo nha.  Bạn mà cười là tôi không viết nữa đấy. Chuyện thật một trăm phần trăm theo trí nhớ mà.

 

Cô rất sinh động và rất thông minh và rất hiếu khách. Rất hiếu khách. Cô tổ chức họp mặt mỗi Sunday tại nhà riêng ở Westminster, Cali. Có one-man-band biết chơi đủ loại nhạc Mỹ, Mễ, Việt. Tha hồ khách hát, ngoại trừ vọng cổ. Ăn uống free luôn, nhưng toàn cà-rốt, củ cải, rau quả, nên bọn tôi háu ăn steak chẳng mấy người đến dự.

 

Nhưng đặc biệt hôm đó, cô chiêu đãi một cô bạn cũng lấy chồng lính Navy Mỹ như cô từ San Diego đến chơi cùng đoàn tùy tùng họ. Cô có mời tôi cả tuần rồi và nói cô có mời nhiều bạn thổ địa của cô phụ đem thức ăn đủ loại. [Hình như cô đánh hơi tôi không thích ăn cà-rốt.]

 

Nhưng tôi không đi không phải vì ghét ăn cà-rốt bữa đó mà vì không thích đám đông.

“Bạn mà không đi thì tụi mình về đó nha,” đám bạn gọi tôi reo réo trên điện thoại.  “Tụi mình đang ở nhà cô nè.  Cô có mời cả đám sư-phạm mình mà chỉ có lèo tèo mấy đứa đến. Bạn đến ngay nha. Thiếu bạn là mất vui đó nha.”

 

Nó nói vậy thì chẳng ai “say NO” được. Chà, đông quá. Hơn 40 người. 

Đến phần văn nghệ là vui nhất. Lúc nào cũng vậy. Nơi nào cũng vậy. Thậm chí chốn tù đày. Ngoại trừ địa ngục. Âm nhạc là universal language mà. 

“Mời chủ nhà hát một bản đi,” ai đó lên tiếng.  Rồi cả đám phụ họa theo, “Please, please.”

 

“Không biết sao tôi thích bản nhạc này đến nỗi thuộc lòng, và chỉ thuộc mỗi bài này nhưng lại không nhớ tựa,” cô lên tiếng vui vẻ lẫn ngạc nhiên lẫn xúc động.  “Tôi cũng không biết tác giả là ai luôn.  Rê thứ nha thầy đàn.”

 

Khách vỗ tay rầm rầm.

“Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về, thăm quê xưa với vườn cau thề . . . Dường như em nghe đời nặng trĩu trong màu đen, đen như man áo buồn chưa quen . . . Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van, kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển . . . Mẹ chờ thư về ngồi thèm thuồng miếng trầu cay . . . Vợ chờ tin chồng ngày về quá xa xăm . . . Bao năm giải phóng như thế này phải không anh.”

 

Tiếng đàn đã dứt phần solo sau điệp khúc chờ ca sỹ hát câu cuối.  Nhưng tiếng hát vẫn im bặt. Cả phòng đều im bặt.  Chỉ còn tiếng đàn xập xình cố câu giờ chờ ca sĩ.

“Sorry . . . Sorry,” cô vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt rồi chùi vào áo.

 

Mọi người yên lặng tôn trọng giây phút xúc động như làn điện truyền khắp không gian. Bỗng một người cất to tiếng, “Bài Chiều Tây Đô đó.  Tác giả bài đó đang ngồi trước mặt chị đó.”

 

“Ồ, Lam Phương kìa, Lam Phương kìa,” mọi người cùng nhao nhao ồn ào nhào lại để giành nhau chụp hình với ông ngồi xe lăn, lúc nào miệng cũng như mỉm cười, còn khuôn mặt luôn tỏa sáng hiền hậu.  Nhạc sĩ đến trễ nên ngồi phía sau khuất bóng nhưng giờ thì được mọi người đẩy xe lăn đặt vào giữa phòng.

 

Thu Chan là người cuối cùng chụp hình với nhạc sỹ Lam Phương. 

“Tôi có thể đến thăm anh được không? Tôi muốn học hỏi cách sáng tác nhạc từ anh,” Thu Chan ngập ngừng nhẹ tiếng. 

 

“Được chứ.  Tôi ở nhà hoài à.  Bạn bè chẳng còn ai cũng buồn,” Lam Phương mỉm cười vui vẻ đáp như bắt được điều gì vừa ý.  “Anh đến thì gọi trước em gái tôi là Bảy ra mở cửa nha. Chứ tôi thì chết dí ở xe này.”

 

Chưa từng có ai hiếu khách như Lam Phương. Dù nhà đang sửa bề bộn không còn chỗ cho phòng khách, Lam Phương vẫn tiếp nhóm Thu Chan ngay trong phòng ngủ của ông.

 

“Đây là một số tập nhạc tôi còn sót lại,” Lam Phương lôi ra những kỷ niệm thời vàng son. “Đây là tập ảnh tôi thời trẻ. Gì rồi cũng qua. Chỉ còn lại bài ca thiết tha.”

“Xin phép nhạc sĩ cho tụi em gọi nhạc sĩ là anh nha.  Cô Bảy em út anh cũng cách anh một thế hệ 25 năm mà,” Thu Chan vừa nói vừa chỉ cô Bảy đang lăng xăng rót nước mời khách.

“Không sao, không sao, cứ gọi tôi là anh cho trẻ lại những ngày xưa. À, mà Bảy nó tốt lắm nha. Nó chăm sóc tôi cực khổ mà không hề than thở. Không có em Bảy chắc tôi chết lâu rồi,” Lam Phương nói trong xúc động. “Vợ rồi cũng đi, con rồi cũng đi, bạn bè rồi cũng đi. Tôi cô đơn lắm.”

 

Từ đó, Thu Chan thường xuyên đến nhà Lam Phương ở Fountain Valley, có vài lần dùng bữa trưa thân mật. Dù cách nhau cả một thế hệ tuổi tác, nhưng thời gian không ngăn cản được tâm hồn âm nhạc không hình hài vật lý. Cả hai ít nói nhưng như hiểu nhau nhiều. Và chỉ nói khi cần nói để dành thời giờ cho tư tưởng suy tư và tâm hồn thăng hoa.

 

“Mình sáng tác nhạc thì nên viết lời trước hay nhạc trước hả anh?” Thu Chan hỏi.

“Tùy người. Tôi thì cả hai ra cùng lúc,” Lam Phương thản nhiên đáp. “Có khi phải cả tháng mới ra được một bản nhạc. Có khi chỉ một tuần.”

 

“Làm sao sáng tác được bản nhạc hay?  Quan trọng nhất là gì?”

 

“Nhạc phải từ tim. Làm riết rồi quen. Mình nghe hay là hay,” Lam Phương đáp không chần chừ như thể đây là điều tâm niệm của cả cuộc đời mấy mươi năm sáng tác nhạc Vàng bất hủ đến thiên thu.

 

“Nhưng sáng tác không ai dạy được.  Như tôi học nhạc với bậc thầy Lê Thương, mà ổng chỉ sáng tác vài bài Hòn Vọng Phu bất hủ,” Lam Phương tiếp.  “Sáng tác là Trời cho.”

 

“Trời cho tức là thiên tài,” Thu Chan nhẹ tiếng. “Như vậy sao Mỹ không chỉ nhiều sáng tác mới mà còn ra nhiều thể loại nhạc mới  Ban nhạc nào khắp thế giới muốn nổi tiếng là phải qua Mỹ. Mỹ thật lắm thiên tài.”

 

Thế là Thu Chan lao vào đọc cả chục sách Mỹ về sáng tác nhạc.

Nguyên tắc sách sáng tác Mỹ: Nắm nhạc lý căn bản. Không chờ hứng. [Nếu chờ, các kệ sách sẽ trống, các dĩa nhạc sẽ thưa. Nên, mỗi ngày phải viết ít nhất vài trường canh nhạc.] Nguyên tắc sáng tác Lam Phương: Từ tim.  Làm riết rồi quen.  Mình nghe hay là hay.  

 

Thế là trong một năm Thu Chan sáng tác gần trăm bản nhạc. Độc đáo có bài “Nhạc Sĩ từ Tim” riêng tặng, phải gọi là tri ân, nhạc sỹ Lam Phương trong buổi “Nhạc Lam Phương” của nhóm ái hữu Sư Phạm Sài-gòn với khách mời danh dự là Lam Phương ngày 1/12/2018.

 

Gọi là bản nhạc tri ân vì Lam Phương đã cống hiến quá lớn lao cho nền nhạc Vàng Việt Nam đến nỗi dân ta vẫn hát cho đến mãi hôm nay sau hơn 70 năm. 

“Tôi rất xúc động vì tôi làm nhạc đem vui cho mọi người, mà nay mới được một người làm nhạc đem vui cho tôi,” Lam Phương tâm sự.  “Tôi thích lời bài hát này.  Thank you.”

05152024 Thang Chu 2
Lam Phương và Nhóm Ái Hữu Sư Phạm ngày 1/12/2018

       

Nhạc-Sỹ từ Tim – Thu Chan viết tặng Nhạc-sĩ Lam Phương:

“Tặng anh nhạc sĩ viết từ tim, bài ca hậu thế cuối cuộc đời

Từ tim anh sáng tác lúc tuổi mười lăm

Không xúi căm thù

Không nịnh người

Không lệnh trên

Nhưng đến từ tim.

Nhạc của Việt Nam, bài hát trữ tình

Nhạc được hát vang ba miền đất nước

Nhạc Lam Phương, nhạc yêu đương,  nhạc tình thương

Nhạc của tâm hồn, tuổi hồn nhiên, tuổi cao niên, người lính chiến.

Nhạc Lam Phương, NHẠC từ TIM.”

 

Hai năm sau Lam Phương qua đời.  Để lại riêng cho Thu Chan nguồn cảm hứng sáng tác với nguyên tắc sáng tác: Từ tim.  Làm riết rồi quen.  Mình nghe hay là hay.

 

Hai tháng sau.

 

“Sao rồi em, mấy bản nhạc anh sáng tác nhờ em hát sao rồi mà im re vậy,” Thu Chan gọi qua WhatsApp với ca sĩ bên kia bờ đai dương.

 

“Trời ơi, mỗi lần anh gọi là em hết hồn,” ca sĩ lí nhí nói. “Bộ anh muốn em làm tù nhân lương tâm hay sao mà mướn em hát mấy bài này. Trả em $5,000 một bài em cũng lạy không hát chứ đừng nói $100 một bài. Cái gì mà ‘Một tù nhân lương tâm, đem tài năng cống hiến cho đời, bị lũ bò đần ghen tức nhốt trong nơi lao tù, tra tấn với tinh vi, những đòn thù vô tri, giết lương tâm dân tộc Việt Nam ta.’

 

Nhạc phải từ tim em ơi. Nhạc sĩ Lam Phương dạy anh vậy đó. Anh thấy YouTube em nổi tiếng nhờ hát nhạc Lam Phương nên mới nhờ em đó.”

 

“Thôi đi cha nội. Hết rồi anh ơi.  ụi em giờ hát nhạc phải từ chim. Từ tim thì tù.  Bye anh.”

 

Hai tuần sau.

 

“Sao rồi em, mấy bản nhạc anh sáng tác nhờ em hát sao rồi mà im re vậy,” Thu Chan gọi một ca sĩ Mỹ gốc Việt được người bạn giới thiệu.

 

“Trời ơi, mỗi lần anh gọi là em hết hồn.  Bộ anh muốn em hết về Việt Nam ăn Tết hay sao mà mướn em hát mấy bài này,” giọng ca sĩ the thé.  “Cái gì mà ‘Đoàn Bò vào thành phố, ngơ ngơ, ngác ngác, dính rác đôi dép râu …Thành phố từ đấy không còn người, vì lũ Bò dẫm nát ruộng nương, dẫm nát nhà thờ, dẫm nát chùa chiên, dẫm nát văn minh.’”

“Thì anh thấy em hay mặc áo quê hương ta cờ vàng ba miền sọc đỏ nên mới nhờ em hát nhạc từ tim.”

“Trời!  Em là ca sĩ phải mặc theo mốt anh ơi. Em còn mấy cái show bên đó mà.  Nhạc bây giờ từ tim lỗi thời rồi anh.  Nhạc phải từ kim.”

“Là sao em?”

“Là kim cương đó anh. I wish you a good luck. Bye anh.”

Mộng sáng tác nhạc của Thu Chan tưởng chừng tan theo mây khói. Mộng vực dậy làn sóng sáng tác nhạc hải ngoại của Thu Chan chỉ là ngọn gió hiu hắt không đủ lay nổi một lá cây mùa thu.

 

Tắt máy điện thoại rồi mà lời cô ca sĩ hải ngoại còn vang vang.

 

Bỗng đâu đó như thể tiếng Lam Phương vọng lại, “Sáng tác phải từ tim. Làm riếc rồi quen. Mình nghe hay là hay.”

“Mình nghe hay là hay,” Thu Chan lẩm nhẩm nguyên tắc ba. “Mà từ tim thì phải hay thôi.  Lam Phương để lại ba nguyên tắc bất tử thật.  Thank you đại nhạc sỹ Lam Phương.”

 

Nhạc Vàng bất tử có Lam Phương.  Nhạc Đỏ đã chết không kịp ngáp. 

Giờ thêm một loại nhạc nữa sau 50 năm dân tộc bị Cộng Sản nô lệ hóa là Nhạc Đen:

 

“Chẳng từ chim thì chìm.

Cứ từ tim thì tù. 

Nhạc từ chim. 

Nhạc từ kim.” 

 

May thay nước Mỹ siêu cường đầy tình người vì có những nhạc sĩ từ tim như Lam Phương.

 

Xin gửi về Lam Phương bài thơ này:

 

Đại nhạc sĩ Lam Phương người thế kỷ

Viết từ tim bài hát chỉ từ tim

Đem tự tình dân tộc lượn cánh chim

Tự do thả hồn bay tìm sự sống.

 

Tim nhạc sĩ hoà trái tim ước mộng

Của triệu người dân Việt giống Lạc Hồng

Khát tự do thèm độc lập cha ông

Mượn tiếng nhạc trải lòng không khuất phục.

 

Tim nhạc sỹ lồng trong lòng dân tộc

Thổn thức tình chồng vợ, khóc trẻ thơ,

Nhớ người yêu say đắm buổi dại khờ

Lệ chung thủy vẫn trông chờ chưa ráo.

 

Tiễn Lam Phương áo tha hương

Thành Phố Buồn quá mây vương lệ chiều

Thu Sầu Phút Cuối vẫn yêu

Ngày về gửi xác một Chiều Tây Đô.

Thắng Chu

Ý kiến bạn đọc
19/07/202418:06:10
Khách
Ngày nào ca sĩ hải ngoại còn đi VN hát là còn lệ thuộc vào vịt cộng.
Nếu họ có bản lãnh, có một nghề chuyên môn, và chỉ hát như nghề tay trái, không cần đi VN hát, có tư tưởng pro-democracy mạnh mẽ thì họ mới có gan hát những bài hát từ tim như những bài của Thu Chan, vì họ không hề mang tâm lý lệ thuộc vào vịt cộng .
Suy ra cộng đồng VN vẫn có một số ( không biết bao nhiêu % ) không có backbone, mang tâm lý "sợ" vịt cộng mà có thể tạm gọi là "hèn".
09/07/202420:33:38
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
21/05/202413:13:35
Khách
Bây giờ Thuý Nga, Asia, và các nhóm nhạc như TDGS, Nhạc Lính, đã đưa nhạc lên YouTube và đuợc huởng tiền về views. Sau 1975 thì nhạc hải ngoại không hay như nhạc truớc 1975, nhạc trong nuớc bị kiểm duyệt mất tự do nên nhạc sĩ không có tâm hồn để tạo nhạc như nhạc sĩ miền Nam truớc 1975. Ngay cả Phạm thế Mỹ, Trịnh Công Sơn, Thanh Sơn, truớc 1975 nổi tiếng nhung sau 1975 bị kiểm soát tư tuởng nên họ không có rung động để làm nhạc hay. Vì vậy mà nhạc VN tàn lụi. Nhạc Mỹ hay nhất thế giới vì nghệ sĩ làm nhạc theo cảm hứng run g động tự nhiên có khi nhạc trái với luân lý xã hội nhưng lại thành top hit vì nhờ tự do phóng khoáng.
18/05/202405:27:09
Khách
Thật đáng buồn khi âm nhạc hải ngoại đã chết vì chúng ta kẹo quá, không chịu bỏ tiền, dù chỉ 25 đô, mua băng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,105
... Có rất nhiều điều mới lạ để chúng ta thử làm, chẳng hạn như tập vẽ, tập cắm hoa, học làm bánh, tập đan móc, tập viết truyện ngắn, viết bài gửi báo v..v… Thích làm gì thì làm miễn sao sở thích của mình không gây hại đến người khác và nằm trong khả năng của mình, tôi bảo đảm chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống vui hơn và có ý nghĩa hơn...
Tôi vùng dậy bật đèn sáng bước qua chiếc bàn gần đó, chiếc bàn gần gũi bày đủ thứ giấy tờ bề bộn thân thương. Ngồi nhìn ra khung cửa kính rộng, màn đêm dày đặc, có lớp sương mù đang bao phủ. Thở dài! Khó dỗ lại giấc ngủ, nhìn đồng hồ 2 giờ sáng. Căn bệnh mấy mươi năm vẫn không thay đổi tốt đẹp hơn, vẫn hằng đêm thức giấc. Tiếp tục đùa giỡn với thơ văn, dù không dám mơ mình là nhà thơ, nhà văn vì chữ “nhà” lớn quá, nhưng ít nhất trong máu tôi có sự đam mê, thì đó cũng là cứu cánh, là lối thoát cho tôi bớt đau khổ nỗi bất hạnh trong cuộc sống để tập viết văn, tập làm thơ.
Tự dưng nước mắt Hân bỗng trào ra, vì thương nó sắp lên bàn mổ với nỗi cô đơn, vắng bàn tay mẹ ruột ôm ấp (nó chỉ mới 19 tuổi, còn nhỏ tuổi hơn con trai Hân ở nhà nữa mà). Nhưng lòng Hân cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, và tin rằng Thiên Chúa nhân từ sẽ nghe lời Hân nguyện cầu, cho Anthony vượt qua cơn bệnh, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai thân yêu. “Vinh danh Thiên Chúa trên trời Bình An dưới thế cho người thiện tâm” Giáng Sinh này chắc chắn sẽ vui, Anthony nhé!
Đã ba mươi lần Giáng Sinh xa quê, năm mươi lần Giáng sinh nhớ cô bé ngây thơ trong truyện “Cánh đồng tuyết”. Nghĩ đến những người xa quê kiếm sống bằng đủ các ngành nghề trên nước Mỹ bao la, may là bao dung. Chúa đã thương xót những mảnh đời phiêu bạt với cân hỏi “Ai là anh em ta?” Câu trả lời của mỗi người Chúa đều nghe hết…
Một luồng khí lạnh chợt chạy dọc sống lưng anh. Trong bức ảnh, Eli đang nhìn anh mỉm cười. Trái tim anh buốt nhói một nỗi buồn sâu xa khi biết rằng em đã ra đi - tia sáng rực rỡ đã vĩnh viễn biến mất trên thế giới này. Nhưng cũng cùng khoảnh khắc đó, anh cảm nhận được sự trìu mến và tin yêu mà Eli đã gửi gắm cho anh. - Khi làm bác sĩ, anh sẽ chữa bệnh cho em nhé. - Anh chữa cho những bạn nhỏ khác nữa nhé. - Tất cả những đứa trẻ cần được lành bệnh, vì nếu con nít mà chết thì ba mẹ sẽ buồn lắm đó. Giọng nói của Eli thầm thì bên tai anh, gần gũi. Như không hề có ranh giới giữa sự sống và cái chết. Có một sự gắn kết vô hình giữa anh và Eli. Đó là sự kết nối giữa con người với con người...
Vào những ngày đầu tiên của tháng 12 năm nay, tôi đến thăm lại khu phố Stockyards thuộc thành phố Forth Worth, Texas. Đây là lần thứ ba tôi đến thăm khu du lịch mang đậm chất viễn tây Hoa kỳ, một miền viễn tây hoang dã của những năm sau cuộc nội chiến của nước Mỹ. Với tôi, khu du lịch Forth Worth Stockyards là xứ sở thần tiên cho những ai thích hoài niệm về một miền viễn tây hoang dã của Mỹ quốc, về các chàng cao bồi Texas, về con đường mòn Chisholm nổi tiếng được đặt theo tên của Jesse Chisholm, một nhà buôn lưu động nói được 14 thổ ngữ, hậu duệ mang hai dòng máu của người Mỹ bản địa Cherokee và người da trắng khai hoang đến từ Scotland.
Công lao dưỡng dục ơn từ mẫu Báo hiếu chưa tròn mẹ thứ tha Sầu dâng chất ngất hồn con trẻ Luyến tiếc khôn nguôi bóng mẹ già... Vâng! Thưa mẹ, bốn câu thơ trên con viết vào đúng cái ngày mẹ vĩnh viễn rời bỏ chúng con ra đi. Tám năm rồi, nỗi đau mất mẹ vẫn chẳng hề nguôi ngoai. Mỗi lần nghĩ đến mẹ là con tỉnh hẳn người không ngủ được. Đêm nay cũng vậy! Mưa rả rích suốt từ buổi chiều, bầu trời xám ngắt, phủ một màu thê lương rét buốt. Cứ mỗi độ Đông về, con lại nhớ mẹ quay quắt, không làm sao quên được ngày Giáng Sinh buồn năm ấy. Mẹ hấp hối nơi phòng ICU của bệnh viện....
Ngày xưa ,lâu lắm tôi vẫn thường nghe ba mẹ kể về Hạ-Uy-Di (Hawaii), về Trân- Châu-Cảng (Pearl Habor). Đây là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ, nơi mà vào Thế chiến thứ hai (ngày 7-12-1941) đã bị Nhật bất ngờ tấn công, dội bom gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ. Ngày nay những chứng tích về trận chiến lịch sử vẫn còn lưu lại nơi đây. Tôi mơ ước có dịp đi đến vùng đảo thơ mộng này, nhưng ở VN thời bấy giờ ước muốn một chuyến đi như vậy là điều không tưởng.
Phi trường Minneapolis-Saint Paul international Airport (MSP) thuộc bang Minnesota Hoa Kỳ, nơi đây nổi tiếng với việc tích hợp nghệ thuật công cộng vào không gian sân bay; có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, từ tranh vẽ đến điêu khắc, được trưng bày ở nhiều khu vực của sân bay. Tôi rảo bước ngắm từng góc cạnh của mỗi bức tranh với cách dậm màu, nét vẽ và bố cục của từng bức sao cho mau hết thì giờ chờ đợi vào máy bay. Tôi và chồng sẽ đi nghỉ hè hai tuần trên tàu du lịch Celebrity Millenium mà điểm đến chính là xứ Phù Tang, xứ này nằm ở phía đông của thế giới, nơi mặt trời mọc.
Lá thư nào viết gửi cho chị em Thu, má Thu cũng bắt đầu bằng bốn chữ "Các con thương nhớ". Tiếng là gửi chung cho ba chị em, nhưng hình như má Thu chỉ thủ thỉ tâm tình với chị Thúy, còn Thu với thằng Tuấn tuy cũng được nhắc nhở tới, nhưng là ở cuối thư, phần "dặn dò dạy bảo"! Thiệt tình mà nói thì Thu cũng không lấy làm khó chịu lắm về lối cư xử hơi thiếu công bằng này. Chẳng phải Thu đại lượng gì cho cam, nhưng tại vì Thu đã quá quen với lối đối xử khác biệt của má Thu đối với ba chị em, từ hồi còn ở quê nhà. Điều này Thu đã cảm nhận thấy từ hồi bé xíu, chẳng hạn như những lần mấy chị em giành giựt đồ chơi, bao giờ má Thu cũng bênh vực chị Thúy, dù chị là chị lớn nhứt trong ba đứa. Hay những lần được chia quà cáp bánh trái, bao giờ chị Thúy cũng được phần nhiều hơn...
Nhạc sĩ Cung Tiến