Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh Ấm Áp

25/12/202300:00:00(Xem: 3073)

12252023 Minh Thúy TN_Đêm Noel
Hình của tác giả.

 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023.

*

Mấy hôm nay trời lạnh ngắt, tê cóng tay chân nhưng tôi cũng phải siêng năng đi shopping rảo nơi này, kiếm nơi kia những thứ vừa túi tiền để làm quà Noel đã gần kề. Đường phố tấp nập, xe cộ nghẹt đường. Dù kinh tế khó khăn, vật giá leo thang vùn vụt, công việc lao đao khó kiếm, nhưng không ai dám bỏ lỡ ngày lễ quốc tế lớn với phong tục ông già Noel tặng quà cho trẻ con, mà sau này mọi người còn tặng quà cho nhau nữa. Ngày lễ chính cũng là kỷ niệm ngày cưới của tôi tính đến nay đã gần bốn mươi năm chung sống cùng nhau.

Bày các thứ mua trên sàn nhà, nhìn bảng giá mỗi thứ tôi mỉm cười. Cỡ nào cũng có thể mua quà: có tiền ít mua gift card $10 cà phê Starbuck, mua kẹo sô-cô-la giá nào cũng có. Tôi tìm kéo, dao, giấy hoa mân mê gói từng món quà, vừa gói vừa cho tâm hồn quay về chuyến tàu kỷ niệm ...

Giai đoạn đầu tiên đến Mỹ, cả gia đình nhà chồng cùng ở chung một nhà. Số tuổi lớn bắt tay vào việc làm, số em trẻ đi học xa. Vùng Fremont lúc đó chỉ có vài ba nhà Việt Nam ở gần, cuối tuần họ qua chơi, nhiều lúc nấu món này món kia đến biếu. Đầu óc tôi lúc đó sao mà quá ngây thơ, chỉ mơ ước được ở nhà, sắm áo dài thỉnh thoảng đi dự tiệc, nhưng mới vừa qua ngày trước thì ngày sau em chồng đã chở tôi vào làm tiệm bánh Pháp gia đình hùn mở. Sáng theo xe khi trời mờ tối và lúc về cũng tối mờ. Trời lạnh cóng chị hàng xóm đem biếu tôi chiếc áo ấm dày. Vài tuần sau tôi mua chả đến biếu và cám ơn lòng tốt anh chị này, gặp lúc vợ chồng đang cãi vã nhau. Anh kể chuyện “cả gia tài có được ba ngàn, vợ tôi không cất ở nhà mà bỏ vào túi áo măng tô đi chợ, giờ bị mất rồi, chán lắm chắc phải .ly dị thôi” chị vợ phân trần đôi điều mặt buồn xo. Chồng tôi khuyên lơn “tản tài hơn tản mạng, của đi thay người, tiền sẽ kiếm lại được”. Tôi mở đôi mắt to tiếc rẻ số tiền quá lớn, không thể tưởng đối với tôi. Ra về tôi thì thầm bên chàng “Trời ơi em mà có số tiền như vậy khỏi cần làm gì hết”, Chàng trề môi “Ở Mỹ này ai cũng đi cày hết, rồi cô sẽ thấy: có ba ngàn đòi năm ngàn và không biết khi nào là đủ đâu.” 

Đám cưới tôi vào đêm 24 tại nhà. Các em trai họ bên chồng từ LA lên, các em đang còn đi học nhưng rất chân tình, nói với tôi “em có $10 chị muốn món quà gì em mua”, tôi thấy cảm động vì các em đang nghèo “chị qua được Mỹ là có gia tài lớn rồi, em còn đi học thiếu thốn cực nhọc đừng mua gì hết, đường xa lái xe lên đây chung vui với chị là quý lắm rồi“. 

Khi có công việc thì đâm ghiền vì mỗi nửa tháng nhận tấm check tăng đầy sinh lực đóng tiền nhà, tiền ăn tiêu và gởi chữ hiếu về cha mẹ anh em.

Ngôi nhà ở đường Costa Way vùng Fremont là kỷ niệm quý giá đầu tiên tôi đặt chân lên đất Mỹ. Mẹ chồng tôi hy sinh nấu ăn cho con cái đi cày. Căn nhà có bốn phòng, sửa thêm hai phòng dưới Garage xe, anh em làm nhiều giờ khác nhau, tuy đông người nhưng cũng ít gặp mặt nhau. Cuối tuần con cái được nghỉ bày nấu nướng cơm hến, bún bò, phở, cháo xúm nhau ăn vui vẻ. Gia đình gồm mười một người con, dần dần lập gia đình ra riêng, nhưng vẫn sum họp ngày chủ nhật hoặc kỵ giỗ, xem như căn nhà đó là ngôi Từ Đường thờ cúng từ đời ông bà Cố trở xuống. 

Lần lượt cháu nhỏ ra đời, con dì, con cậu, con chú, con cô lứa tuổi nào chơi với lứa tuổi đó. Vì luôn họp mặt nơi ngôi nhà Từ Đường nên các cháu rất thân thiết như anh chị em ruột. Có khi các cháu qua nhà thím này, mợ kia ở lại để chơi chung anh em họ và ngược lại. Chúng nhắn tin cho nhau hẹn gặp gỡ xem cine, hoặc về nhà ông bà nội ngoại, gọi pizza ngồi chuyện trò ăn chung. Lớn dần các cháu đi học phương xa, cháu nào tốt nghiệp vẫn ăn mừng đông đủ. Giờ đây các cháu liên lạc chung cả nhóm, có lần hẹn hò qua New York dự sinh nhật cháu khác làm việc bên đó, chơi suốt tuần gởi hình ảnh vui nhộn về, người lớn cảm thấy hài lòng thỏa mãn về sự thành công của lớp trẻ, bù đắp biết bao nhiêu công lao khó nhọc, hy sinh vì con.

Mùa lễ nhớ biết bao nhiêu kỷ niệm trên đất Mỹ. Soạn thiệp Noel gởi mợ bên Pháp, bạn Mỹ lúc làm chung nơi Company Kyle Design, vài người thân thích và bà Marilyn Evans. Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi về ông chủ Tom Evans nay đã mất, chỉ còn lại bà đến mùa Noel chúng tôi nhận được tấm card lời lẽ ấm áp. Đã hơn ba mươi năm, thời gian qua vùn vụt. Nhớ ngày nào khi chồng tôi vừa học vừa làm part time cho hãng tư nhân nhỏ, một hôm bị đau ruột thừa dữ dội phải vào bệnh viện mổ và nghỉ dưỡng nửa tháng, tưởng ông bà thuê người khác nhưng không. Họ gởi hoa chúc lành, nhắn chồng tôi đến trao tấm check nửa tháng lương cho không, và dặn chồng tôi tiếp tục làm những công việc nhẹ. Mỗi năm chúng tôi được mời dự tiệc Noel nơi nhà hàng sang trọng trên vùng Berkeley. Thời gian này tôi làm cho company Kyle Design trên đường Industrial đang còn mướn chỗ nhỏ vùng Hayward, tôi đậu xe ngoài xa đi bộ vào. Khoảng đường đó có hàng cây rậm lá um tùm,  nên mỗi ngày xe tôi đều bị chim thả “bông trắng” đầy trên trần. Xe lại bị bộ phận nơi máy mỗi lần đề cho nổ phải chờ tới 15 -20 phút, nếu vài phút chạy thì máy tắt. Lần đó tiệc lễ Giáng Sinh tổ chức đêm thứ sáu, tôi không kịp rửa xe để vậy chạy luôn. Nhà quê lên tỉnh cả hai người, chưa quen lối quý phái sang trọng, tới nơi có người đứng chào xin chìa khoá lái xe đi đậu parking, vào trong có người đến xin áo khoác ngoài đem đi treo nơi khác. Ngồi một bàn dài ông bà chủ và nhân viên, thưởng thức nhạc sống hoà tấu và tiệc sang trọng. Lúc trở về cũng đứng trước tiệm chờ người lái xe đến, tôi hồi hộp lo lắng tài xế không hiểu bệnh của chiếc xe, chắc họ cũng toát mồ hôi hột, và nếu họ nhìn kỹ một tí sẽ thấy phân chim bao trùm chiếc xe đời thượng cổ. Đó là kỵ niệm nhớ hoài mỗi khi nhắc lại đều không khỏi nhịn cười. Chúng tôi thừa hưởng rất nhiều quà bà Marilyn cho sau mùa lễ: bánh, kẹo sô-cô-la, có lúc cả áo jacket mới toanh. Chồng tôi làm cho ông bà Tom ăn tiệc được hai mùa lễ, rồi đổi job và ông bà cũng sang hãng góp cổ phần sáp nhập vào công ty lớn. Bà Marilyn vẫn chưa quên, chúng tôi còn nhận đều đặn tấm thiệp Noel từ vùng  Moraga gởi đến.



Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc:

- Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa.

- Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.

Nói đến boss Kyle nơi tôi đã làm việc trên ba mươi năm, nơi có câu chuyện sẽ rất dài, dài hơn con đường có hàng cây bóng mát trên vùng Livermore che chở cuộc sống của tôi. Gần gũi Boss tôi học được những đức tính chịu khó, kiên nhẫn và lối sống vô cùng giản dị, thân mật gần gũi. Mỗi mùa Noel tôi được nhận quà bằng số tiền thưởng rất lớn trên dưới ba ngàn, và nghỉ một tuần qua Tết Tây được ăn lương. Bà và hai con gái rất mê món bún bò, mì hoành thánh tôi nấu, nên bây giờ tuy đã về hưu nhưng đến mùa này tôi vẫn nấu gởi lên.

Những mùa Lễ Giáng Sinh trôi qua trên đất nước Hoa Kỳ, con cháu đại gia đình thật vui nhộn, đầm ấm hạnh phúc. Thức ăn mỗi người một món theo kiểu Potluck để ngập bàn. Đêm thiêng liêng, không ai có thể quên Chúa Giê -su sinh ra đời, đêm Chúa xuống thế. Một đêm thần diệu đối với trẻ con được thỏa mãn ước mơ, và loài người được nhận thông điệp của hoà bình “Vinh danh Thượng Đế trên cao, bình an cho người dưới thế”. Ngày của sự sum vầy, gia đình yêu thương gắn bó hơn, mùa của sự rộn ràng chờ đợi, đâu đâu cũng nghe bài hát “Jingle Bells” Đêm Noel, đêm Noel, ta hãy cùng vui lên... Chúng tôi cảm tạ Chúa, sau đó ăn uống, chớp hình, hát Karaoke và tán gẫu. Mục sau cùng phát quà, cháu nào cũng dùng bao rác cỡ lớn chứa quà, bởi toàn bộ cô bác chú dì là mười một người chưa kể nhân đôi dâu rể. Hiện nay có thêm hai Chắt nữa, tổng cọng hai mươi mốt trẻ, chỉ tiếc ông bà cố đã qua đời. Số lớn nay đã ra trường đủ ngành nghề: Y, Dược, Luật, Y Tá, MBA (Quản Trị Kinh Doanh), Accounting Management, Kỹ Sư, chỉ Nha Sĩ là không có, tuy nhiên cũng có cháu thất bại trầm trọng, và một cháu bị bịnh Autism (tự kỷ), còn lại hai cháu đang học đại học. 

Tôi thấy hơi đau lưng, đứng dậy vươn vai, quay qua nói với chồng: 

- Mấy năm sau này mình giảm phần quà rất nhiều vì các cháu lớn đã có lương cao jobvững: chỉ tượng trưng hộp kẹo sô-cô-la , mấy cháu còn đi học cho tiền, hai cháu nhỏ gọi bằng bà cho quần áo, nên đã tăng tiền Homeless bên Mõ Nhân Ái của ông Lê văn Hải, (chủ nhiệm tờ báo Thằng Mõ) và nơi nhà thờ thuộc vùng Richmond mình vẫn gởi từ lâu. 

Chồng tôi gật đầu hoan nghênh:

- Đúng rồi, bà tính vậy hay đó.

Nghĩ tới ông Lê văn Hải cũng là hội trưởng của cơ sở Văn Thơ Lạc Việt. Tôi vô cùng kính trọng cách sống hài hoà của ông, tấm lòng rộng rãi tràn đầy bác ái luôn nghĩ đến những người Homeless, thường tổ chức phát thức ăn và quà hàng tháng, chưa kể còn chia sẻ tình nghĩa với huynh đệ đời lính. Ông thường nói “Nếu bạn không biết cho đi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không biết thế nào là hạnh phúc”.

                
Qua Mỹ hai bàn tay trắng, bao nhiêu người sống chung một ngôi nhà, chỉ có vài chiếc xe cũ rích. Giờ đây đã có mười lăm ngôi nhà và mấy chục chiếc xe. Đất nước này cho chúng tôi nhận quá nhiều, những ông bà Boss Mỹ đầy ân tình, cuộc sống văn minh lịch sự dìu dắt, hướng dẫn chúng tôi từng bước, che chở hơn hai phần ba cuộc đời, tập tánh siêng năng phấn đấu để bây giờ tuổi già được nuôi dưỡng tiền hưu cũng như có bảo hiểm cover 80%, chúng tôi mua thêm 20% bên ngoài nữa, chỉ thua những người ăn tiền già được bảo bọc 100%, không tốn đồng nào.

***


Tôi đã làm xong các công việc gói quà, gởi card và nấu bún bò cho Boss.


Ngày lễ đến, đường phố toàn hình ảnh các ông già Noel xuất hiện. Trước những ngôi nhà trang trí màu sắc lộng lẫy, nơi này chưng hình chú Nai vàng lấp lánh, nơi kia giăng đèn trên các cành cây trước sân đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím. Khung cảnh tràn đầy ấm cúng phủ bớt cái lạnh se thắt trong không gian. Đại gia đình chúng tôi tụ họp nơi nhà người em. Cây thông lấp lánh những quả châu, hoa tuyết trang trí, quà chồng cao vui mắt, thức ăn, thức uống đầy bàn. 

Tuy gia đình chúng tôi theo đạo Phật, nhưng đêm lễ thiêng liêng... chúng tôi nguyện thầm “Lạy Phật, lạy Chúa... chúng con xin cảm tạ đêm hôm nay có được sự sum họp gia đình đầm ấm. Các cháu thì nhắc chữ “Emmanuel” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Im lặng để biết ơn Phật Chúa, biết ơn cha mẹ, biết ơn thầy cô, biết ơn những anh Thương Phế Binh, những người lính VNCH, biết ơn nước Mỹ, “Biết Ơn Đời, Đời Sẽ Thương Ta” như cuốn sách của Dr Robert A Emmons đã cho tôi cảm nhận niềm diễm phúc đêm nay... đêm Noel.

Minh Thúy Thành Nội

Lễ Giáng Sinh 2023 

Ý kiến bạn đọc
26/12/202305:13:23
Khách
Đọc được bài viết đúng lễ Noel thật ấm áp ,Hay đọc những bài viết của Tác giả rất thích , Cám ơn Tác giả ,mong được đọc tiếp nữa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,933
Con Kelly khá nhỏ nhắn xinh xắn, da trắng, nét mặt người Âu. Nó rất khác với những đồng hương của nó, bọn họ thì to bè bự xương, da ngăm đen, nét mặt thô. Có lẽ tổ tiên nhà con Kelly lai hoặc là di cư từ Tây Ban Nha. Những lúc ăn trưa hay những lúc tụ tập đùa giỡn, con Kelly kể chuyện nó vượt biên từ Honduras qua Mexico và rồi theo đường dây nhập cư lậu để vào Cali và sau đó thì sang thành Ất Lăng này. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, công việc ở xưởng Debug không nặng, chuyên gắn các bộ phận máy điện toán như Hard drive, Memory, Motherboard… Tuy nhiên hai ngón tay cái và cổ tay thì đau nhiều vì phải nhấn và sử dụng nhiều, với lại thời gian kéo dài mười tiếng một ngày. Hôm nó xỉu vì mệt và có thể nó bỏ bữa ăn sáng.
Đôi lúc mẹ có cảm tưởng con gái bây giờ là mẹ của mẹ. Con học cao hiểu rộng luôn chỉ huy mẹ chuyện này điều kia, những chuyện mẹ kể ngày xưa con bác ra không cần nghe. Giọng nói con từ từ oai phong và mang âm điệu ra lệnh, mẹ chỉ biết tuân hành và không cần thắc mắc.
Hễ má gọi Tí là “mày” là Tí biết má đang hổng dzui nên Tí không dám hé miệng thắc mắc nữa. Mà thực ra, trong lớp học, trong xóm khu apartments này đâu phải đứa nào cũng có ba, như chị em con Cẩm thằng Tú con của cô Xuyến bạn của má, họ cũng chỉ có ba mẹ con sống với nhau đấy thôi. Một buổi tối, Tí đang chơi các đồ chơi một mình, rồi như nhớ ra điều gì
Chuyện xảy ra cách đây 8 năm, khi đó tiệm Nails của tôi vẫn còn hoạt động, và tôi còn sống ở Augusta. Thành phố Augusta không lớn lắm, nhưng được nhiều người biết đến, vì nơi đó có Master week. Hằng năm, vào đầu tháng tư, từ khắp nơi trên thế giới, các danh thủ golf sẽ đến đây tranh tài để giành danh hiệu Master. Và đây cũng là dịp để mọi người từ các nước đến tham dự. Không phải nói, ai cũng biết Augusta rất tấp nập vào dịp này. Bình thường, tiệm tôi đã đông vào những ngày cuối tuần. Nhưng thứ bảy của tuần lễ Master, thì đông đến… mệt không nghỉ. Cuối ngày, khi tôi vừa với tay định tắt bảng “open”, thì ba người khách bước vào.
Bố mẹ tôi là một đôi đũa lệch, không phải ở bề ngoài. Bởi vì bố mẹ tôi rất đẹp người, bố cao ráo đẹp trai, mẹ xinh như người mẫu. Nhưng anh em tôi, sau lưng vẫn gọi bố mẹ tôi là đôi đũa lệch. Khi có quá nhiều xung đột, người ta thường chia tay nhau mỗi người một ngả, tan đàn xẻ nghé, mặc cho con cái lêu bêu. Nhưng bố mẹ tôi thì không bao giờ nói đến chuyện ly dị, hai ông bà vẫn ở với nhau gần 60 năm, dù có nhiều lệch lạc.
Sui gia là mối quan hệ đặc biệt từ chỗ không quen biết nhau rồi thì kết thông gia, đi đến chỗ tương kính và thân thiết như người trong một gia đình. Đây là nét đẹp văn hóa và phong tục của người Việt mà người Mỹ không có. Riêng tôi, có lẽ vì không có duyên nên anh sui thì có mà cũng như không. Ngược lại, tôi lại có duyên với chị sui. Phải nói ngay để tránh hiểu lầm : Duyên ở đây không phải là duyên nợ theo quan niệm thông thường mà là duyên nợ văn chương.
Năm mươi năm là quãng thời gian không đáng kể trong vũ trụ tính tỷ tỷ năm, nhưng là nửa đời người, là ba thế hệ: Thế hệ tham chiến, thế hệ chạy giặc, thế hệ bỏ nước ra đi để làm giàu. Có lẽ nhìn lại từng góc quán một lần để tưởng niệm những bậc cha chú, đàn anh đã ngồi và trò chuyện với đời sau để chúng tôi hiểu biết hơn về chiến tranh ở quê nhà.
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão". Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là câu chuyện tác giả gởi cho VVNM ngày 30 tháng 4 với ghi chú: “Câu chuyện bắt đầu từ những ngày của tháng 4/1975 , nhưng nỗi đau vẫn còn lại mãi..."
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua. Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Nhạc sĩ Cung Tiến