Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Mùa Giáng Sinh Ấm Áp

25/12/202300:00:00(Xem: 2738)

12252023 Minh Thúy TN_Đêm Noel
Hình của tác giả.

 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023.

*

Mấy hôm nay trời lạnh ngắt, tê cóng tay chân nhưng tôi cũng phải siêng năng đi shopping rảo nơi này, kiếm nơi kia những thứ vừa túi tiền để làm quà Noel đã gần kề. Đường phố tấp nập, xe cộ nghẹt đường. Dù kinh tế khó khăn, vật giá leo thang vùn vụt, công việc lao đao khó kiếm, nhưng không ai dám bỏ lỡ ngày lễ quốc tế lớn với phong tục ông già Noel tặng quà cho trẻ con, mà sau này mọi người còn tặng quà cho nhau nữa. Ngày lễ chính cũng là kỷ niệm ngày cưới của tôi tính đến nay đã gần bốn mươi năm chung sống cùng nhau.

Bày các thứ mua trên sàn nhà, nhìn bảng giá mỗi thứ tôi mỉm cười. Cỡ nào cũng có thể mua quà: có tiền ít mua gift card $10 cà phê Starbuck, mua kẹo sô-cô-la giá nào cũng có. Tôi tìm kéo, dao, giấy hoa mân mê gói từng món quà, vừa gói vừa cho tâm hồn quay về chuyến tàu kỷ niệm ...

Giai đoạn đầu tiên đến Mỹ, cả gia đình nhà chồng cùng ở chung một nhà. Số tuổi lớn bắt tay vào việc làm, số em trẻ đi học xa. Vùng Fremont lúc đó chỉ có vài ba nhà Việt Nam ở gần, cuối tuần họ qua chơi, nhiều lúc nấu món này món kia đến biếu. Đầu óc tôi lúc đó sao mà quá ngây thơ, chỉ mơ ước được ở nhà, sắm áo dài thỉnh thoảng đi dự tiệc, nhưng mới vừa qua ngày trước thì ngày sau em chồng đã chở tôi vào làm tiệm bánh Pháp gia đình hùn mở. Sáng theo xe khi trời mờ tối và lúc về cũng tối mờ. Trời lạnh cóng chị hàng xóm đem biếu tôi chiếc áo ấm dày. Vài tuần sau tôi mua chả đến biếu và cám ơn lòng tốt anh chị này, gặp lúc vợ chồng đang cãi vã nhau. Anh kể chuyện “cả gia tài có được ba ngàn, vợ tôi không cất ở nhà mà bỏ vào túi áo măng tô đi chợ, giờ bị mất rồi, chán lắm chắc phải .ly dị thôi” chị vợ phân trần đôi điều mặt buồn xo. Chồng tôi khuyên lơn “tản tài hơn tản mạng, của đi thay người, tiền sẽ kiếm lại được”. Tôi mở đôi mắt to tiếc rẻ số tiền quá lớn, không thể tưởng đối với tôi. Ra về tôi thì thầm bên chàng “Trời ơi em mà có số tiền như vậy khỏi cần làm gì hết”, Chàng trề môi “Ở Mỹ này ai cũng đi cày hết, rồi cô sẽ thấy: có ba ngàn đòi năm ngàn và không biết khi nào là đủ đâu.” 

Đám cưới tôi vào đêm 24 tại nhà. Các em trai họ bên chồng từ LA lên, các em đang còn đi học nhưng rất chân tình, nói với tôi “em có $10 chị muốn món quà gì em mua”, tôi thấy cảm động vì các em đang nghèo “chị qua được Mỹ là có gia tài lớn rồi, em còn đi học thiếu thốn cực nhọc đừng mua gì hết, đường xa lái xe lên đây chung vui với chị là quý lắm rồi“. 

Khi có công việc thì đâm ghiền vì mỗi nửa tháng nhận tấm check tăng đầy sinh lực đóng tiền nhà, tiền ăn tiêu và gởi chữ hiếu về cha mẹ anh em.

Ngôi nhà ở đường Costa Way vùng Fremont là kỷ niệm quý giá đầu tiên tôi đặt chân lên đất Mỹ. Mẹ chồng tôi hy sinh nấu ăn cho con cái đi cày. Căn nhà có bốn phòng, sửa thêm hai phòng dưới Garage xe, anh em làm nhiều giờ khác nhau, tuy đông người nhưng cũng ít gặp mặt nhau. Cuối tuần con cái được nghỉ bày nấu nướng cơm hến, bún bò, phở, cháo xúm nhau ăn vui vẻ. Gia đình gồm mười một người con, dần dần lập gia đình ra riêng, nhưng vẫn sum họp ngày chủ nhật hoặc kỵ giỗ, xem như căn nhà đó là ngôi Từ Đường thờ cúng từ đời ông bà Cố trở xuống. 

Lần lượt cháu nhỏ ra đời, con dì, con cậu, con chú, con cô lứa tuổi nào chơi với lứa tuổi đó. Vì luôn họp mặt nơi ngôi nhà Từ Đường nên các cháu rất thân thiết như anh chị em ruột. Có khi các cháu qua nhà thím này, mợ kia ở lại để chơi chung anh em họ và ngược lại. Chúng nhắn tin cho nhau hẹn gặp gỡ xem cine, hoặc về nhà ông bà nội ngoại, gọi pizza ngồi chuyện trò ăn chung. Lớn dần các cháu đi học phương xa, cháu nào tốt nghiệp vẫn ăn mừng đông đủ. Giờ đây các cháu liên lạc chung cả nhóm, có lần hẹn hò qua New York dự sinh nhật cháu khác làm việc bên đó, chơi suốt tuần gởi hình ảnh vui nhộn về, người lớn cảm thấy hài lòng thỏa mãn về sự thành công của lớp trẻ, bù đắp biết bao nhiêu công lao khó nhọc, hy sinh vì con.

Mùa lễ nhớ biết bao nhiêu kỷ niệm trên đất Mỹ. Soạn thiệp Noel gởi mợ bên Pháp, bạn Mỹ lúc làm chung nơi Company Kyle Design, vài người thân thích và bà Marilyn Evans. Lòng tôi không khỏi ngậm ngùi về ông chủ Tom Evans nay đã mất, chỉ còn lại bà đến mùa Noel chúng tôi nhận được tấm card lời lẽ ấm áp. Đã hơn ba mươi năm, thời gian qua vùn vụt. Nhớ ngày nào khi chồng tôi vừa học vừa làm part time cho hãng tư nhân nhỏ, một hôm bị đau ruột thừa dữ dội phải vào bệnh viện mổ và nghỉ dưỡng nửa tháng, tưởng ông bà thuê người khác nhưng không. Họ gởi hoa chúc lành, nhắn chồng tôi đến trao tấm check nửa tháng lương cho không, và dặn chồng tôi tiếp tục làm những công việc nhẹ. Mỗi năm chúng tôi được mời dự tiệc Noel nơi nhà hàng sang trọng trên vùng Berkeley. Thời gian này tôi làm cho company Kyle Design trên đường Industrial đang còn mướn chỗ nhỏ vùng Hayward, tôi đậu xe ngoài xa đi bộ vào. Khoảng đường đó có hàng cây rậm lá um tùm,  nên mỗi ngày xe tôi đều bị chim thả “bông trắng” đầy trên trần. Xe lại bị bộ phận nơi máy mỗi lần đề cho nổ phải chờ tới 15 -20 phút, nếu vài phút chạy thì máy tắt. Lần đó tiệc lễ Giáng Sinh tổ chức đêm thứ sáu, tôi không kịp rửa xe để vậy chạy luôn. Nhà quê lên tỉnh cả hai người, chưa quen lối quý phái sang trọng, tới nơi có người đứng chào xin chìa khoá lái xe đi đậu parking, vào trong có người đến xin áo khoác ngoài đem đi treo nơi khác. Ngồi một bàn dài ông bà chủ và nhân viên, thưởng thức nhạc sống hoà tấu và tiệc sang trọng. Lúc trở về cũng đứng trước tiệm chờ người lái xe đến, tôi hồi hộp lo lắng tài xế không hiểu bệnh của chiếc xe, chắc họ cũng toát mồ hôi hột, và nếu họ nhìn kỹ một tí sẽ thấy phân chim bao trùm chiếc xe đời thượng cổ. Đó là kỵ niệm nhớ hoài mỗi khi nhắc lại đều không khỏi nhịn cười. Chúng tôi thừa hưởng rất nhiều quà bà Marilyn cho sau mùa lễ: bánh, kẹo sô-cô-la, có lúc cả áo jacket mới toanh. Chồng tôi làm cho ông bà Tom ăn tiệc được hai mùa lễ, rồi đổi job và ông bà cũng sang hãng góp cổ phần sáp nhập vào công ty lớn. Bà Marilyn vẫn chưa quên, chúng tôi còn nhận đều đặn tấm thiệp Noel từ vùng  Moraga gởi đến.



Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc:

- Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa.

- Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.

Nói đến boss Kyle nơi tôi đã làm việc trên ba mươi năm, nơi có câu chuyện sẽ rất dài, dài hơn con đường có hàng cây bóng mát trên vùng Livermore che chở cuộc sống của tôi. Gần gũi Boss tôi học được những đức tính chịu khó, kiên nhẫn và lối sống vô cùng giản dị, thân mật gần gũi. Mỗi mùa Noel tôi được nhận quà bằng số tiền thưởng rất lớn trên dưới ba ngàn, và nghỉ một tuần qua Tết Tây được ăn lương. Bà và hai con gái rất mê món bún bò, mì hoành thánh tôi nấu, nên bây giờ tuy đã về hưu nhưng đến mùa này tôi vẫn nấu gởi lên.

Những mùa Lễ Giáng Sinh trôi qua trên đất nước Hoa Kỳ, con cháu đại gia đình thật vui nhộn, đầm ấm hạnh phúc. Thức ăn mỗi người một món theo kiểu Potluck để ngập bàn. Đêm thiêng liêng, không ai có thể quên Chúa Giê -su sinh ra đời, đêm Chúa xuống thế. Một đêm thần diệu đối với trẻ con được thỏa mãn ước mơ, và loài người được nhận thông điệp của hoà bình “Vinh danh Thượng Đế trên cao, bình an cho người dưới thế”. Ngày của sự sum vầy, gia đình yêu thương gắn bó hơn, mùa của sự rộn ràng chờ đợi, đâu đâu cũng nghe bài hát “Jingle Bells” Đêm Noel, đêm Noel, ta hãy cùng vui lên... Chúng tôi cảm tạ Chúa, sau đó ăn uống, chớp hình, hát Karaoke và tán gẫu. Mục sau cùng phát quà, cháu nào cũng dùng bao rác cỡ lớn chứa quà, bởi toàn bộ cô bác chú dì là mười một người chưa kể nhân đôi dâu rể. Hiện nay có thêm hai Chắt nữa, tổng cọng hai mươi mốt trẻ, chỉ tiếc ông bà cố đã qua đời. Số lớn nay đã ra trường đủ ngành nghề: Y, Dược, Luật, Y Tá, MBA (Quản Trị Kinh Doanh), Accounting Management, Kỹ Sư, chỉ Nha Sĩ là không có, tuy nhiên cũng có cháu thất bại trầm trọng, và một cháu bị bịnh Autism (tự kỷ), còn lại hai cháu đang học đại học. 

Tôi thấy hơi đau lưng, đứng dậy vươn vai, quay qua nói với chồng: 

- Mấy năm sau này mình giảm phần quà rất nhiều vì các cháu lớn đã có lương cao jobvững: chỉ tượng trưng hộp kẹo sô-cô-la , mấy cháu còn đi học cho tiền, hai cháu nhỏ gọi bằng bà cho quần áo, nên đã tăng tiền Homeless bên Mõ Nhân Ái của ông Lê văn Hải, (chủ nhiệm tờ báo Thằng Mõ) và nơi nhà thờ thuộc vùng Richmond mình vẫn gởi từ lâu. 

Chồng tôi gật đầu hoan nghênh:

- Đúng rồi, bà tính vậy hay đó.

Nghĩ tới ông Lê văn Hải cũng là hội trưởng của cơ sở Văn Thơ Lạc Việt. Tôi vô cùng kính trọng cách sống hài hoà của ông, tấm lòng rộng rãi tràn đầy bác ái luôn nghĩ đến những người Homeless, thường tổ chức phát thức ăn và quà hàng tháng, chưa kể còn chia sẻ tình nghĩa với huynh đệ đời lính. Ông thường nói “Nếu bạn không biết cho đi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không biết thế nào là hạnh phúc”.

                
Qua Mỹ hai bàn tay trắng, bao nhiêu người sống chung một ngôi nhà, chỉ có vài chiếc xe cũ rích. Giờ đây đã có mười lăm ngôi nhà và mấy chục chiếc xe. Đất nước này cho chúng tôi nhận quá nhiều, những ông bà Boss Mỹ đầy ân tình, cuộc sống văn minh lịch sự dìu dắt, hướng dẫn chúng tôi từng bước, che chở hơn hai phần ba cuộc đời, tập tánh siêng năng phấn đấu để bây giờ tuổi già được nuôi dưỡng tiền hưu cũng như có bảo hiểm cover 80%, chúng tôi mua thêm 20% bên ngoài nữa, chỉ thua những người ăn tiền già được bảo bọc 100%, không tốn đồng nào.

***


Tôi đã làm xong các công việc gói quà, gởi card và nấu bún bò cho Boss.


Ngày lễ đến, đường phố toàn hình ảnh các ông già Noel xuất hiện. Trước những ngôi nhà trang trí màu sắc lộng lẫy, nơi này chưng hình chú Nai vàng lấp lánh, nơi kia giăng đèn trên các cành cây trước sân đủ màu xanh, đỏ, vàng, tím. Khung cảnh tràn đầy ấm cúng phủ bớt cái lạnh se thắt trong không gian. Đại gia đình chúng tôi tụ họp nơi nhà người em. Cây thông lấp lánh những quả châu, hoa tuyết trang trí, quà chồng cao vui mắt, thức ăn, thức uống đầy bàn. 

Tuy gia đình chúng tôi theo đạo Phật, nhưng đêm lễ thiêng liêng... chúng tôi nguyện thầm “Lạy Phật, lạy Chúa... chúng con xin cảm tạ đêm hôm nay có được sự sum họp gia đình đầm ấm. Các cháu thì nhắc chữ “Emmanuel” (Thiên Chúa ở cùng chúng ta). Im lặng để biết ơn Phật Chúa, biết ơn cha mẹ, biết ơn thầy cô, biết ơn những anh Thương Phế Binh, những người lính VNCH, biết ơn nước Mỹ, “Biết Ơn Đời, Đời Sẽ Thương Ta” như cuốn sách của Dr Robert A Emmons đã cho tôi cảm nhận niềm diễm phúc đêm nay... đêm Noel.

Minh Thúy Thành Nội

Lễ Giáng Sinh 2023 

Ý kiến bạn đọc
26/12/202305:13:23
Khách
Đọc được bài viết đúng lễ Noel thật ấm áp ,Hay đọc những bài viết của Tác giả rất thích , Cám ơn Tác giả ,mong được đọc tiếp nữa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 523,635
31/12/202308:17:00
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
29/12/202300:00:00
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
24/12/202313:31:00
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
23/12/202320:06:00
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
22/12/202300:00:00
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
22/12/202300:00:00
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
19/12/202311:18:10
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
19/12/202311:16:11
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
18/12/202313:24:00
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.