Hôm nay,  

Cay Nghiệt

06/10/202300:00:00(Xem: 4604)

 

VVNM
Hình tác giả cung cấp



Tác giả lần đầ tham dự VVNM, hiện đang làm cố vấn đầù tư tài chính cho một ngân hàng tại Montreal Canada, đã làm được 32 năm, 60 tuổi, sẽ về hưu non để làm những việc mình từng đam mê như viết lách, đi du lịch, ca hát.

 

Thằng bé mới một tuổi rưỡi, nhảy tưng tưng trên đùi mẹ, nó đưa mấy ngón tay bụ bẫm lên sờ mặt mũi mẹ, vừa bập bẹ nana… nana, nó đang mọc răng nên dãi nhớt chảy đầy miệng, nhỏ xuống dưới người mẹ, bà lấy khăn chùi miệng cho nó, xiết nó vào lòng, hôn lên đôi má bầu của nó:

-         Thằng chó cưng của bà! Không bao giờ ngồi yên được cả… Thôi ra chơi với mẹ mày đi!

Bà bế đưa cho tôi:

-         Con trông nó nhé, mẹ sửa soạn đi công chuyện đây…

Tôi đang ngồi học bài, ngẩng đầu lên nhìn mẹ:

-         Con đã nói với mẹ bao nhiêu lần rồi… Mẹ muốn “giữ” nó thì mẹ trông nó đi! Con mắc học thi, không có thì giờ với nó đâu!... Mẹ muốn con rớt khóa này hay sao?

-         Mẹ sẽ cho nó bú một bình sữa, ru nó ngủ, con không cần làm gì cả, chỉ khi nào nó thức dậy nửa chừng, khóc thì con hãy bế nó, chơi với nó một chút, chờ mẹ về…mẹ trông cháu cho…

-         Thật phiền quá… Con đã nói là bỏ nó đi từ hồi bên đảo rồi mà!

Mẹ nhìn tôi với cặp mắt trách móc nhưng dịu lại ngay, vẫn không nói gì; bà cố gắng chịu đựng những lời nói cay đắng như xát muối vào tim của tôi vì bà muốn đền bù cho tôi đã phải cực khổ mang cái bào thai của những tên đầu trâu mặt ngựa mất nhân tính trên đảo khi tàu chúng tôi được tàu Thái Lan vớt và đưa vào một đảo của đất nước này.

Tôi biết những lời nói của tôi thật hỗn hào, làm nhói lòng mẹ, nhưng tôi không thể kiềm chế mình được, không thể tự chủ được mỗi lần mẹ bảo tôi trông nó! Nó dễ thương thật nhưng… nhìn thấy thằng bé, tôi không thể nào quên được quá khứ nhục nhã ấy.

Lúc ấy tôi mới chỉ 15 tuổi, cái tuổi mới lớn dậy thì của đứa con gái Việt Nam, chưa hiểu hết về vấn đề tình dục, nhìn tôi bé nhỏ ai cũng tưởng tôi chỉ 10 tuổi thôi. Thế mà tôi đã bị những tên man rợ trên đảo hãm hiếp trong một buổi chiều khi tôi đi giặt đồ ở suối cuối con đường của những lều dân tỵ nạn. Tôi đi với mấy chị nữa, khi giặt xong chúng tôi cùng về, nhưng vừa đứng lên thì một chiếc dép của tôi bị đứt quai, tôi đành phải ngồi lại để cột; chỉ trễ có năm phút thôi, tôi thấy từ xa có hai tên cầm dao đi đến, mặt mày đỏ như gấc, mùi rượu nồng nàn.

Tôi hết hồn vơ cái chậu quần áo bỏ chạy, vì đôi dép mới cột chưa chắc lắm, làm tôi trợt chân, té sóng soài trên bờ đá, lăn xuống ngay trước mặt hai tên ấy. Chúng vừa thấy tôi, như con hổ lâu năm bị nhốt trong chuồng, đói và thiếu thốn, nay được xổ chuồng, chúng nắm lấy tôi ngay, cười khoái trá, con dao kè cổ, tôi không dám kêu la sợ bị giết chết… Hai tên đó coi như tôi không là con người, chúng cứ tha hồ vui sướng trên thân thể nhỏ bé mỏng manh của tôi, tôi ráng chống cự hết sức bình sinh, nhưng làm sao có thể chống lại hai tên khỏe mạnh ấy! Đến khi tôi không thể chịu đựng nổi nữa, đã ngất đi bên bờ suối, và khi người trong làng đem tôi về lều cho mẹ thì trong lòng tay tôi còn mãi nắm sợi dây đeo cổ bằng những sợi dây chỉ thết lại của một trong hai tên dã man khốn kiếp ấy.

Khi biết mình mang thai, tôi đã khóc vật vã, muốn phá cái thai, muốn dứt bỏ nó, tôi luôn tay đập vào bụng mình, tôi gào thét, ném đồ, đã bao lần cắt tay tự vẫn…nhưng mẹ đã cầu xin tôi, nắm chặt hai cánh tay tôi, nài nỉ van lơn tôi hãy giữ nó lại làm phước, đừng giết một mạng người, nó còn chưa ra đời nữa mà!

Những đứa trẻ con chạc tuổi tôi trên đảo, họp lại với nhau chơi đủ thứ trò, la hét cười đùa trước lều; chỉ riêng tôi, dù còn nhỏ tuổi nhưng như bà lão, gầy còm cõi, đôi mắt thất thần, ướt mượt chỉ muốn khóc thôi, tôi chán nản đến câm nín, không muốn ăn uống, không muốn soi gương, chỉ rúc mình vào xó nhà, ngồi bệt xuống đất nghĩ làm sao cho mình chết quách đi!

Khi nó được chào đời, được một tháng tuổi, tôi đã lén mẹ trong một buổi trưa khi mẹ vắng nhà, đi một khoảng khá xa làng tôi ở, đặt nó dưới một gốc cây, rồi vội vã quay trở về làng. Vừa đi vừa chạy thật nhanh vì sợ nó khóc, người ta sẽ tìm ra tôi… Tôi vừa chạy vừa khóc, hai tay bịt tai sợ nghe tiếng khóc của nó, nước mắt đầm đìa, trong lòng tôi hình ảnh bé nhỏ đỏ hỏn của nó hiện ra, đôi mắt nhắm thật yên bình, đôi môi mấp máy mút mút như đang bú sữa vậy, tôi có ác quá không? Quá tàn nhẫn khi bỏ nó một mình dưới gốc cây? Lỡ nó bị ai lấy đi và đem bán cho người xấu thì sao? Bao nhiêu câu hỏi lo lắng đầy lấp tâm trí tôi. Không nỡ tâm, tôi lại lính quýnh quay lại nơi tôi đã bỏ nó. Thằng bé vẫn nằm yên đó, nhắm mắt ngủ thật an lành!

Tôi nhặt nó lên, nhìn kỹ vào mặt nó, nó không mang một chút nét nào của tôi, như một kẻ xa lạ, vết hận trong lòng vẫn bừng bừng ngút ngàn, muốn ném nó ra xa khỏi tôi, nhưng nó vẫn chỉ là một đứa bé vô tội! Ý nghĩ giằng xé trong tôi, nên bỏ hay đem nó về?!

Hình như tôi có nợ với nó! Tôi lại bế nó về lều, không hé môi kể chuyện này cho mẹ nghe.

Tôi không phải thù ghét nó, nhưng cứ nhìn thấy nó là kỷ niệm nhơ nhuốc kia lại hiện ra. Tôi không biết tôi giận ai, giận cái gì! Chỉ biết tôi ghét cái thân thể đã bị vùi dập này, tôi thù cuộc đời cay nghiệt này, tôi không thể nào ôm nó vào lòng nựng nịu như tôi đã từng bế và yêu con búp bê bằng bông của tôi khi chưa có nó!

Nhưng kỳ diệu thay, từ ngày có nó, gia đình ba người của tôi gặp nhiều điều rất may mắn: dòng giáo dân ở Mỹ, thuộc tiểu bang Pennsylvania muốn tạo phước lành, họ nhận nuôi bảo trợ một vài gia đình đi tàu vượt biên có con nhỏ nhất ở đảo Thái Lan, họ sẽ chịu trách nhiệm nuôi ăn ở, sinh hoạt trong vòng 7 năm. Không biết rõ đây là chương trình gì nhưng rất ít gia đình được chọn lựa đến, thế mà tên của ba người chúng tôi có trên danh sách ấy và được đi ngay trong vòng một tháng sau khi làm thủ tục giấy tờ.

Họ đưa chúng tôi đến Pittsburgh, thành phố lớn của Pennsylvania, cảnh yên bình thật đẹp, với những sông ngòi, tàu bè và nhất là những chiếc lá thu đổi màu từ xanh sang đỏ vàng mà lần đầu tiên tôi được ngắm.

Chúng tôi được dòng cha xứ cho rất nhiều quần áo cũ của nhà thờ, dẫn chúng tôi đến ở một cái ấp khá rộng rãi chỉ có một phòng ngủ thôi, nhưng chúng tôi kê thêm giường ngoài phòng khách cho tôi ngủ để đừng bị thằng bé khóc làm phiền, sáng hôm sau tôi phải dậy sớm đi đưa báo từ 6 giờ sáng và tối thì đi học để sau này ra trường sẽ tự lập và nuôi gia đình.

Khi làm giấy tờ bên đảo để đi Mỹ, lúc bấy giờ mẹ mới đặt tên cho thằng bé là Kora (để kỷ niệm tên đảo Koh Kra, Thái Lan)

Vì sợ thằng bé làm phiền đến danh phận của tôi, nên ai hỏi mẹ cũng đứng ra nhận đại nó là con trai của mẹ cho qua chuyện! Mẹ còn rất trẻ mới gần 40 nên ai cũng tin nó là con của mẹ, em tôi! Mẹ dậy nó gọi tôi là dì, gọi mẹ bằng bà, nhưng trên giấy tờ thì nó thực sự là con tôi. Mẹ nói bây giờ nó còn nhỏ thì cứ cho là vậy, sau này lớn lên đi học, thì tính tiếp!

Ở xứ tự do, không khí trong lành này, thằng Kora lớn như thổi, thông minh, láu cá, nó ăn nhiều và rất ngoan, ít khóc và hiểu chuyện, nó dần chuyển hóa tình cảm của tôi đối với nó. Mỗi lần nghe tiếng chìa khóa lách cách mở cửa, đang chơi đồ chơi, nó ném hết xuống, vội vàng chạy ra mở cửa cho tôi, chưa biết nói nhiều, nó ê a lấy tay đập đập vào chiếc ghế gần đấy ý bảo tôi hãy ngồi xuống, rồi nó chạy đi tìm đôi dép cho tôi thay, xong chạy vào bếp lấy ly nước cho tôi uống đỡ khát. Nó mới gần 3 tuổi thôi nhưng biết để ý người lớn làm gì rồi bắt chước làm lại cho người khác, rất dễ yêu. Ai thấy nó đều không thể nào không khen được!

Sự dễ yêu của Kora làm các bạn trong nhà trẻ yêu mến, làm nhiều lúc tôi cũng quên đi nó chính là con của kẻ đã hại tôi. Sự ghét bỏ, lạnh nhạt với nó ngày càng vơi đi, nhưng tôi vẫn cảm thấy không thể nào ôm lấy nó hôn như những cử chỉ âu yếm của người mẹ đối với con được, cái tình mẫu tử thiêng liêng vẫn chưa nẩy nở trong trái tim tôi.

Ngày tháng trôi qua, tôi bận rộn từ sáng sớm đưa báo đến tối về thật trễ vì lấy cours đêm học, nhiều lúc không có thì giờ nhìn mặt thằng bé, sáng thì thằng bé chưa dậy, còn về đến nhà thì nó đã đi ngủ. Cuối tuần tôi lại bận rộn đi chợ búa nhanh nhanh với mẹ rồi phóng lên thư viện học bài cho những lần thi cử…

Thằng bé quấn lấy bà ngoại như người duy nhất có thể bảo vệ nó, nó sợ làm phiền tôi, sợ bị tôi la, sợ bị tôi hất hủi. Tôi nhớ có một lần tôi đang mải mê học bài trong phòng, bỗng nghe tiếng vỡ toang của ly nước sau lưng, quay lại thấy nó, mặt xanh mét đứng yên, tôi la lên:

-         Tại sao lại vào đây? Ai cho phép vào! Đi ra!

Thằng bé òa khóc nức nở, nói trong tiếng nấc :

-         Con muốn… con muốn đem…nước… vào cho dì…

-         Có ai nhờ đem nước đâu! Có thấy là vỡ ly rồi đó không! Thiệt là…

Nó khóc to hơn nữa vì sợ hãi và muốn cầu cứu, mẹ tôi chạy vào thấy cảnh thằng bé bị la đến nỗi thất thần, đã tè ra nhà, đứng chết trân, môi xám nghoét vì sợ và khóc ngất, ly nước bể toang dưới chân, mảnh chai văng tung tóe trên sàn, còn tôi thì đứng la um sùm.

Mẹ mới bế nó vào lòng vỗ về:

-         Con yêu của bà, nín đi, không sao rồi, ai bảo con đem nước vào phòng dì vậy?

-         Con thấy dì…học bài… mệt nên… đem nước cho dì… con xin lỗi… bể ly…

-         Con ngoan lắm, để bà sẽ nói dì mà, con nín đi và đừng làm phiền dì nhe, dì bận học nên la con thôi…

-         Tại sao dì… ghét con hả bà?

-         Không đâu! Dì không ghét con đâu, con thật là một cậu bé ngoan lắm, chỉ tại dì bận học, bây giờ phải quét vụn thủy tinh vỡ rơi đầy nhà nữa thấy chưa! Con làm cho dì phải bận thêm nữa…

-         Con…xin lỗi… Bà ơi… bà đừng ghét con như dì nhe bà!... đừng ghét con!

Thằng bé mếu máo gào to hơn và ôm chặt cổ bà để tìm sự thương yêu nơi bà.

Lúc ấy trái tim tôi se lại, một chút tình tội nghiệp nào đó len lén vào tim, nhưng tôi vẫn không thể đưa tay ra ôm, vỗ về nó như mẹ tôi đang làm được, tôi cảm thấy chút gì căm hận, xa lạ thế nào ấy! Lại quay mặt đi, trốn nhìn cảnh đáng thương của thằng bé.

Năm tôi 21 tuổi, sắp ra trường đại học về hành chánh, thằng bé Kora lên 6 vào lớp một, tôi vừa bước vào nhà vì đi học và đi làm về muộn, thấy nó vẫn chưa ngủ, ngồi vẽ trong phòng dường như đợi tôi. Khi thay quần áo xong, tôi bưng bát cơm vào vừa ăn vừa thăm nó:

-         Sao giờ này con chưa ngủ mà còn vẽ gì thế? Ngày mai con phải dậy sớm đi học nữa mà!

Nó phụng phịu nhìn tôi:

-         Dì ơi! Con… không muốn đi học nữa!

-         …Tại sao? Ai ăn hiếp con hả?

-         Không ai dám ăn hiếp con đâu… chỉ là…

-         Là sao??...

-         Con muốn nhờ dì…

-         Làm gì?

-         Nhờ dì làm. Mẹ con…

-         … ??

-         Sắp đến ngày họp lớp, các bạn con đều có cha mẹ nó đi họp! chỉ mình con chẳng có ai… vậy mẹ con ở đâu hả dì?…

-         … Ngày đó … dì đi học và làm cả ngày, để dì sẽ nói bà đi họp lớp cho con nhé!

-         Không được đâu, cô giáo nói phải là cha mẹ cơ... tại sao con không có cha cũng chẳng có mẹ chứ?…Dì có biết cha mẹ con ở đâu không?

Khi nghe nó nhắc đến cha, niềm căm phẫn tự dưng dâng trào:

-         Cha con đã chết mất xác rồi! Dì không có tin của ông ta, còn mẹ con…

Thằng bé mở to mắt đầy hy vọng, tôi quanh co:

-         Mẹ con … đi làm thật xa, nên dì và bà mới nuôi con đây!

-         Vậy có bao giờ mẹ về không dì?

-         Khi nào rảnh, hết việc mẹ mới về chứ!

-         Sao… con chả bao giờ thấy mẹ hết công việc vậy? Mẹ… làm gì mà bận vậy?

Thằng bé vẫn cứ nài nỉ:

-         Hay dì đóng kịch giả làm…mẹ con nhe dì?

Tôi gắt ngang:

-         Dì sẽ nói bà đi họp cho con!

-         Không! Con muốn… nhờ dì…

-         Đã nói là dì bận mà!... Dì không muốn đi!

Thằng bé cúi mặt nhìn xuống đất, hai tay xoắn vào nhau, không dám cãi lời tôi, nó phụng phịu ngồi yên vẽ những con rồng phun nước với những chiếc móng nhọn hoắt như trái tim nó đang bị cào cấu, hờn dỗi. Phải chăng nó đã quen với những lời nói thẳng thừng chẳng chút tình cảm nào của tôi từ bé đến bây giờ, nên không dám nài nỉ hay trả treo như những đứa con được yêu thương khác.

Tôi bước ra khỏi phòng, vừa cảm thấy bị phiền toái, vừa cảm thấy lương tâm cắn rứt! Trong thâm tâm nó, tôi chỉ là một người dì không hơn không kém, nên nó đâu thể mè nheo với tôi được. Nghĩ cũng tội nghiệp, từ nhỏ đến lớn đã thiếu tình thương của cha, cả người mẹ ở ngay trước mặt nó, mà nó cũng chẳng hay biết! Đã sáu năm nó vẫn sống trong sự hất hủi của chính người mẹ ruột, sáu năm nó cố gắng làm hết sức để mua chuộc tình cảm của mẹ nó mà vẫn mãi bị từ chối! Nó có tội tình gì không? Hay nó cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc đời nghiệt ngã thôi? Càng nghĩ tôi càng thấy một chút xót xa dâng lên se thắt trái tim.

Buổi tối, tôi học bài rất khuya đến 1, 2 giờ sáng, bỗng nghe mẹ tôi nói to bên phòng bên cạnh:

-         Kora, Kora bà đây dậy đi! Dậy uống thuốc nhe, con nóng quá rồi nè.

Tôi vội vàng chạy qua phòng, thấy mẹ đang bồng Kora dậy, cho nó uống Tylenol để hạ sốt, miệng nó vẫn cứ nói sảng:

-         Con muốn mẹ! Con muốn có mẹ!

Mẹ nhìn tôi, mắt đỏ hoe:

-         Hay là… con hãy nhận cháu nó đi, tội nghiệp nó, nó đã lớn, đã đi học, biết thế nào là thiếu tình mẫu tử, con không thể nào giấu mãi thân phận mình. Cháu nó sốt cao quá, nếu có mệnh hệ nào, suốt đời này mình sẽ ân hận lắm…

Tôi không nói gì, sờ lên trán nóng hổi của thằng bé, chiếc miệng đỏ au vì sốt cao, mắt nhắm nghiền nhưng nó vẫn không ngừng:

-         Con không muốn đi học nữa! … Con muốn mẹ!

 

Ngày họp phụ huynh đã đến, tôi tới trễ, cả lớp các học sinh ai cũng có cha mẹ dẫn đi, duy chỉ có Kora là đi với bà ngoại, tất cả các em cùng phụ huynh ngồi bên ngoài, chờ cô giáo điểm danh mới bước vào phòng trong để nghe cô giáo nói về hạnh kiểm và học lực của mỗi em cho phụ huynh biết.

Thằng bé thấy tôi bước vào, khuôn mặt bật vui tươi rạng rỡ đứng dậy, tôi nhẹ nhàng vào ngồi bên cạnh nó, ánh mắt nó sáng ngời nhìn tôi trong vui sướng và đầy biết ơn, mẹ tôi quay qua hỏi:

-         Sao hôm nay con được nghỉ buổi chiều à?

-         Vâng! Con đã xin nghỉ để….đi họp cho Kora!

Mẹ ngạc nhiên nhìn tôi dò hỏi, vì đã 6 năm nay tôi chẳng bao giờ đi họp cho nó, có nhắc đến tôi cũng tỉnh bơ bỏ qua coi đó không phải là chuyện của tôi!
Mẹ nói:

-         Con có chắc chắn sẽ … họp với nó chứ? Con…

Mẹ chưa hết câu thì tiếng cô giáo đã gọi:

-         Kora Nguyen

Thằng bé đứng bật dậy, mắt nó nhìn tôi cầu khẩn. Cả mẹ và tôi cùng đứng lên một lúc, chúng tôi nhìn nhau. Tiếng cô giáo lại vang lên:

-         Who is Kora’s mother? (Ai là mẹ của cháu Kora?)

Cả hai chúng tôi đểu trả lời:

-         Me! (tôi)

Cô giáo ngạc nhiên nhìn mẹ và tôi, sau đó mẹ tôi mới chỉ vào tôi nói:

-         I’m sorry, it’s her! (xin lỗi, chính bà này mới là mẹ của Kora)

-         Go inside please (Xin mời vào bên phòng trong)

Kora sung sướng nhét bàn tay bé xíu của nó vào lòng bàn tay tôi, níu tôi vào bên trong phòng, nó tự tin ra mặt và nói ngay với cô giáo:

-         Thưa cô, đây là mẹ con!

Cô giáo nhìn tôi một lúc rồi hỏi:

-         Bà là mẹ của Kora?

-         ….Vâng!

-         Mấy lần tôi hỏi Kora về mẹ của nó… nó thường trốn tránh trả lời câu hỏi này của tôi, bà không gần gũi cháu vì bận làm à?

-         ….

Rồi cô giáo khen thằng bé học giỏi, thông minh, biết chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn bè… thằng bé lúc nào cũng đứng nhất lớp nhưng nó lại rất ít kể về tình gia đình, cô giáo nói với tôi rằng ở tuổi của nó phải được cười đùa cùng lũ bạn, đàng này cô thấy nó thỉnh thoảng rút lui vào một góc, vẽ những bức tranh kỳ quái nói lên tâm hồn của nó bị dầy vò vì một điều gì khó tả lắm! Cô giáo khuyên tôi nên bên cạnh nó, tâm sự và đi chơi nhiều hơn với nó vì nếu không sau này nó sẽ không có niềm tin vào gia đình, sẽ làm những việc không tốt cho xã hội. Tuổi thơ phải gắn liền với một gia đình hạnh phúc! Nghe cô giáo người Mỹ nói, tôi cảm thấy có lỗi với nó vô cùng, tôi đã hành động sai, thật đáng bị phạt.

Họp xong, dắt tay Kora ra khỏi lớp, nó rút nhẹ bàn tay bé nhỏ ra khỏi tay tôi.

Tôi giữ chặt lại không để nó rút ra, ngồi xuống nhìn thẳng vào mắt nó:

-         Sao… con lại không muốn để tay con trong tay dì?

-         Vì… mình đã đóng kịch xong rồi mà! Con cám ơn dì đã giả làm… mẹ con thật hay lắm!

-         Con có muốn dì mãi mãi là mẹ thật của con không?

-         Làm sao có thể được? …Con sẽ làm phiền dì, dì cũng… không thích con mà!?

Nước mắt nhạt nhòa trên mặt, ôm nó vào lòng, lần đầu tiên tôi ôm chặt lấy thân thể bé nhỏ của nó; lẽ ra tôi đã bỏ, đã vứt, đã muốn giết nó khi nó mới chỉ là phôi thai, tôi cảm thấy cả trái tim thổn thức, cả tâm hồn lay động, tôi thật hối hận, tôi đã lầm lỗi bao lâu nay! Phải chi tôi ôm nó một lần trong quá khứ thì chắc nó sẽ chuyển hóa được tình cảm của tôi rồi, trái tim nhỏ của nó đập nhẹ nhàng bên cạnh lồng ngực tôi, tôi thì thầm:

-         Kora yêu quý của mẹ!

-         ….!!

-         Kora hãy tha thứ cho mẹ… mẹ rất yêu con, mẹ chính là mẹ ruột của con, chứ không phải là dì như từ trước đến giờ con gọi dì đâu! Con có muốn gọi mẹ là mẹ không?

-         … Thật không? Có thật dì là… mẹ con không? Con không nằm mơ chứ? Con mong có được một người mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ ơi…

Nó choàng hai tay bụ bẫm quanh cổ tôi, không hề hỏi han tại sao dì bỗng nhiên biến thành mẹ nó như thế, nó mừng vui đến nỗi vừa khóc ré lên, lại vừa cười sung sướng trong tiếng nấc:

-         Từ đây… con sẽ có mẹ rồi, mẹ hứa ở bên con mỗi ngày nhe mẹ! Con sẽ nói với các bạn rằng con là đứa con ngoan ngoãn nhất nên ông Trời đã cho con một người mẹ hiền và đẹp nhất trong đám bạn… Mẹ ơi…

Cả hai trái tim chúng tôi cùng một nhịp đập, tôi ôm nó thật chặt như sợ sẽ không bao giờ còn dịp để giữ chặt nó bên tôi nữa.

Sỏi Ngọc

 

Ý kiến bạn đọc
16/07/202402:59:48
Khách
Hôm nay SN mới đọc những dòng chữ thật cảm động này của quý độc giả, SN vô cùng cảm ơn quý vị đã rộng lòng cho những lời khuyến khích để SN được viết thêm nhiều nữa, thành thật cảm ơn anh /chị Kiện Loan, Chan Nguyen, Nhac Trac, Phuong Hoa, Chau Hà, Thanh Mai đã rộng lòng khích lệ SN ạ. Thân chúc tất cả các anh chị sức khỏe, hạnh phúc và bình an
Lỗi chính tả SN xin ghi nhớ sẽ không phạm lại ạ! :))) thân mến, SN
09/01/202402:42:33
Khách
Chuyện ngắn " Cay nghiệt " có một thông điệp đặc biệt, đó là sự thiêng liêng của tình mẫu tử, vượt qua tất cả những trở ngại khó khăn của cuộc đời. Tựa đề " Cay nghiệt" đã gợi ý tò mò của người đọc, quả nhiên khi đọc, câu chuyện đã lôi cuốn đến những giòng chữ cuối cùng. Chuyện có vẻ như hư cấu nhưng cũng có thể là sự thật. Tuy nhiên, người đọc cảm nhận được sự hài lòng của chính mình. Ngọc Huyền có tài viết văn , mong rằng độc giả sẽ tiếp tục được thưởng thức những áng văn nhẹ nhàng đầy tình người của NH. Thân chúc cô em luôn luôn khỏe mạnh, yêu đời.
Kiện Loan
24/10/202322:25:59
Khách
Bài viết của Sỏi Ngọc làm xúc động lòng người đọc. Quá hay. Sầu Đông -NTC
21/10/202301:07:41
Khách
Bài viết rất hay, nhưng phạm một lỗi chính tả.
Tác giả viết "Những đứa trẻ con chạc tuổi tôi trên đảo"
Nếu theo đúng chính tả thì phải viết "Những đứa trẻ con TRẠC tuổi tôi trên đảo".
"Trạc tuổi tôi" nghĩa là cùng trang lứa với tôi
"Chạc tuổi tôi" là vô nghĩa.
16/10/202319:36:46
Khách
Một bài viết quá cảm động.
Câu chuyện rất sống động và quá đau lòng, nhắc nhở về thời kỳ người dân Việt liều chết bỏ nước ra đi, và không ít phụ nữ Việt kể cả các em gái bé nhỏ cũng bị nạn này.
Cám ơn tác giả Sỏi Ngọc đã cho đọc một câu chuyện xúc động. mong tác giả viết tiếp.
P. Hoa
07/10/202313:01:35
Khách
Bài viết của tác giả Sỏi Ngọc xúc động lòng người .
07/10/202311:35:33
Khách
Bài viết hay quá! Cảm ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,083
Tối hôm qua, khi đang ngồi bình yên tịnh tâm thì KV nghe tiếng đùng đùng đùng kéo dài liên tục phía dưới lầu, làm thất kinh hết cả hồn vía. Chẳng lẽ năng lượng xuống mạnh quá, tạo ra lực xoắn ốc như trong phim Mai-Ca Từ Trên Trời Rơi Xuống hồi bé được coi, làm những thứ xung quanh bị cuốn hút bay theo, tạo nên tiếng động? KV ráng bình tỉnh hít thở, vuốt mắt, ra khỏi tình trạng bình yên và từ từ bò… xuống nhà để mau kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra. Đi cùng khắp tìm nguồn gốc của tiếng động kinh khủng lúc nãy, từ ngoài cửa vô bếp, qua tất cả các phòng - không thấy dấu vết gì là bất thường. Lạ thật! Mình ngồi bình yên và rất tỉnh chứ đâu có ngủ gục và nằm mơ! Tiếng động rõ ràng như cái gì đó sụp xuống kia mà?!
Lão Tư Lì năm nay bước vào tuổi tám mươi. Đời lão lắm gian truân, nhưng cũng có nhiều may mắn. Sau ngày 30-4-1975, đời lão đã “tàn trong ngõ hẹp” - tưởng rằng lão đã bỏ thây trên núi rừng Việt Bắc trong những ngày bị lưu đày trong các trại “tập trung cải tạo” của cộng sản. Nhưng lão đã trở về sau bảy năm lao lý. Lão trở về với tấm thân gầy guộc, ngoài vợ và hai đứa con thơ, lão chẳng còn gì! Nhưng lão phải sống để đền đáp cái ân tình của người vợ thủy chung đã đợi chờ cho đến ngày lão ra tù, để cùng nàng nuôi dạy hai đứa con thơ. Lão đã trải qua những ngày cơ cực, bươn chải kiếm sống, nuôi con như những ngưởi cùng khổ nhất trong xã hội lúc bấy giờ.
Đang gói các món quà và viết card chúc Giáng sinh, năm mới. Chồng tôi bước xuống chợt nhắc: - Nấu bún bò cho Boss Kyle nữa. - Dĩ nhiên mà, đang tính ngày mai đi chợ mua các thứ nấu đây.
Janet, con bé xinh như thiên thần nhỏ. Lúc nào nhìn thấy nụ cười trên môi của nó, ông cũng liên tưởng đến đóa Hướng dương dưới ánh mặt trời. Ông công kênh nó trên vai. Bàn tay thô ráp của ông nắm chặt lấy bàn tay nhỏ xíu. Ông ca vang bài Cây Thùy dương và nó bị bô hát theo. Chao ơi, cái giọng ngọng nghịu đớt đất ấy nghe cưng làm sao đâu. — Thế ông có muốn nhắn gì với cô ấy không?
Giáng sinh này của họ, hai người đàn ông đưa nhau về vùng biển ấm nào đó trên địa cầu để hưởng tuần trăng mật khi người vai chồng đã qua thời kỳ phong độ nhất của một gã đẹp trai, người vai vợ đã bạc đầu, lù mù cái kính lão dắt chó đi ngoài, xăm xoi hàng xóm xem có cần gọi cảnh sát hay không? Hạnh phúc trong lòng người nhưng con người cứ đi tìm hạnh phúc nên khổ đau tiếp diễn không hồi kết.
Tôi nắn nót từng nét chữ vụng về trên chiếc Christmas card chúc mẹ thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui bên những người bạn thân yêu của mẹ trong ngày Giáng Sinh; cẩn thận xếp tấm card với tất cả lòng yêu thương gởi gấm đến mẹ, bỏ vào bao thơ, dán lại, gởi bưu điện ngay chứ không thì sẽ không kịp ngày, Giáng Sinh chỉ còn vỏn vẹn mười ngày nữa thôi. Năm nay tôi lại không có mặt bên mẹ, chắc mẹ sẽ buồn và thất vọng lắm, nhưng tôi không thể nào làm khác hơn! Từ khi mới sinh, tôi vẫn quen với tấm hình duy nhất của người đàn ông trên bàn thờ mặc bộ đồ lính VNCH rất oai hùng, với một bông mai bạc gắn trên vai áo. Lớn một chút, tôi mới hiểu đó là bố tôi đã từng đi lính VNCH để bảo vệ tổ quốc, sau đó khi miền Nam bị cưỡng chiếm, bố bị đi “học tập cải tạo” 6 năm; khi được thả về, bố vượt biên đến bốn năm lần mới qua được Pulau Bidong; gặp mẹ trên đảo, hai người yêu nhau, rồi sang Mỹ làm đám cưới, khi bố đã hơn 40 tuổi.
Người Mỹ có bài nhạc với tựa đề “It’s the most wonderful time of the year”, tạm dịch là “Thời gian tuyệt vời nhất trong năm”, để nói về lễ Giáng sinh. Không chỉ riêng gì nước Mỹ hay các nước phương Tây mới công nhận mùa lễ Giáng sinh là thời điểm tuyệt vời nhất của một năm mà các nước ở châu Á như Việt Nam cũng xem lễ Giáng sinh là một trong những ngày hội lớn nhất trong một năm. Ở các nước phương Tây, người ta, nhất là trẻ em, háo hức chờ lễ Giáng sinh vì đây là dịp để tặng quà cho nhau. Ở Việt Nam sau 1975, trong thời bao cấp, vì nghèo đói, người ta không tặng quà cho nhau nhưng không vì thế mà lễ Giáng sinh mất đi sự kỳ diệu.
Mùa Đông đang đến sau vài cơn mưa nhỏ, những hàng cây vàng lá hai bên đường bắt đầu trơ trụi. Thảm cỏ xanh nhà hàng xóm đã không còn xanh tươi, lác đác có những chiếc lá vàng cuối cùng từ cây phong trồng phía trước bay bay theo gió rồi nhẹ nhàng đáp xuống sân nhà.
Những ưu tư, những uẩn khúc chất chứa trong lòng, không biết chia sẻ với ai, nhờ diễn đàn Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo mình đưa tâm tình lên trang mạng, cho nhẹ bớt trong lòng, chưa khi nào mơ tới chuyện giải thưởng. Rồi nhận được Email báo tin của chị Hằng, kèm theo giấy mời tham dự buổi lễ phát thưởng viết về nước Mỹ năm 2023 tại Nam Cali, tôi run lên, một cảm giác không tả được, tắt computer đứng dậy, đi một vòng ra sân hít thở, để cho tinh thần tỉnh táo, vô lại, mở máy, lên mạng, đọc đi, đọc lại trang thư mà chị Hằng gửi, lúc này nhịp đập tim ổn định, tôi gọi ông xã nhà tôi vô đọc Email. Ông cũng sửng sốt nói: – Ui chao! Có thiệt gửi cho bà không?
Tháng Mười Hai lại đến, năm nay tuyết đổ thưa thớt vài trận, không như bên Wichita Kansas bà chị của Thảo nói rằng tuyết đã ngập đầy đường. Sáng nay Thảo đi bộ ra thùng thư đầu xóm, đi ngang qua nhà John đã thấy cây Giáng Sinh thật cao ngay cửa sổ, đèn xanh đỏ tím vàng nhấp nháy, đúng lúc John mở cửa để đi ra check thư. Thảo vui vẻ: – Trời, nhà tôi quá bận rộn đủ thứ chuyện, chưa kịp dựng cây Giáng Sinh mà bên nhà anh đã có vẻ sẵn sàng mọi thứ rồi nhỉ, cây Giáng Sinh đẹp quá. John thật thà: – Chị biết rồi đấy, chúng tôi Đạo Hồi, chỉ có lễ Ramadan, đâu có thờ Chúa, cũng chẳng mừng Lễ Noel, nhưng tuần rồi chúng tôi đưa Jimmy đi shopping, cháu thích cây Giáng Sinh và Hang Đá trưng bày ở tiệm shopping, thế là cháu đòi mua về, chúng tôi cũng chiều cho cháu vui. – Ôi, dễ thương làm sao. Mà trời còn sáng mà anh đã để đèn nhấp nháy rồi, tốn điện lắm á. – Cũng vì Jimmy chị ơi! Cháu say mê ngắm cây Giáng Sinh, mà phải có đèn mới chịu. Lúc đầu chúng tôi chưa biết ý ch
Nhạc sĩ Cung Tiến