Hôm nay,  

thoáng nghĩ tháng năm…

29/05/202310:27:00(Xem: 2752)

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. 

hinh-anh-cay-hoa-phuong-no_105011585

 

Hôm qua, đi làm về ghé chợ chiều thứ sáu, đã đẩy xe chợ còn chưa dứt dòng suy nghĩ về việc ông bạn làm chung trò chuyện trước lúc ra về.

 

Ông nói với tôi, “Chiều thứ sáu nào anh cũng đi chợ với lý do thứ bảy, chủ nhật anh lười ra khỏi nhà. Vậy trừ năm ngày đi làm, có hỏi anh chuyện gì anh cũng chỉ gật đầu hay lắc đầu, hoặc anh chỉ tay về phía đồ nghề, phụ tùng tôi hỏi. Nay tôi hỏi cũng bằng thừa là hai ngày nghỉ cuối tuần anh có cảm thấy buồn không, sao không ra ngoài, đi chơi với bạn bè một lát? Tôi thì chiều thứ sáu nào cũng muốn làm vài lon với anh em cho đỡ buồn cuối tuần, mọi việc để dành cho hai ngày thứ bảy, chủ nhật vì ở nhà một mình không điên cũng dại. Điên là đi lòng vòng cho hết thời gian, nhưng thấy máy giặt, máy sấy, tủ lạnh đại hạ giá rẻ quá nên mua, điên nhất là đi coi xe rồi không cam lòng về không nên vướng vào món nợ lớn mà không cần thiết. Có điên nhỏ hay điên vừa là mua tủ lạnh mới, máy giặt, máy sấy chạy êm ru… nhưng cái cũ còn tốt nên cất thì chật nhà mà cho ai thì họ lại nhờ chở dùm vì không có xe truck, đúng là điên chưa? Nhưng điên cũng chưa bằng dại là rảnh quá, đi vòng quanh nhà xem chỗ này, chỗ kia, từ trong ra ngoài thì thể nào chẳng có chỗ không ưng ý nên sửa chữa, dọp dẹp… đúng là dại hết hai ngày cuối tuần, nhiều khi mệt tới thứ hai nghỉ luôn vì đi làm không nổi. Nhưng anh nghĩ coi, cỡ tuổi mình thì còn bao năm nữa, trong khi đời sống Mỹ thì cứ phải đi làm thôi, đã bao người làm ở hãng này đã làm tới chết. Rồi chúng ta cũng vậy, sao anh cứ phải đi chợ chiều thứ sáu mà không đi vui chơi với anh em. Bây giờ chúng ta đâu có nhậu vì nhậu như hồi còn trẻ mới là nhậu, bây giờ đôi khi ba bốn anh em ngồi trò chuyện mấy tiếng đồng hồ nhưng hộp bia mười hai chai uống không hết, thì đâu gọi là nhậu. Tôi phục anh ở nhà một mình cả kỳ nghỉ cuối năm, không ra cửa, không ra đường… Tôi thì phải có người nói chuyện, chuyện trên trời dưới đất gì cũng được vì im lặng như anh tôi phát điên…”

 

   Tôi trả lời, “Anh nói lòng vòng hay hơn cả đi lòng vòng vì đi đến kết luận ngắn gọn nhưng chính xác là tôi điên. Tôi biết rõ điều đó hơn ai hết, nhưng tôi chán tỉnh táo…”

   “…”

 

   Vô chợ - đi lòng vòng, đôi khi về không cũng không hề hấn gì vì mua hay không mua cũng không thay đổi gì ngày mai, tuần tới, tháng này, năm nay, thời gian còn lại... Nghĩ đến điều ông bạn tôi nói quả không sai, nhiều người đúng là đi làm tới chết. Đời sống Mỹ đúng là đi làm tới chết vì nhiều lý do như người thì không có dư để dành dụm khi còn trẻ nên tay làm hàm nhai tới chết; nhiều người mệnh yểu nên đi sớm vì bệnh tật, không biết cuộc sống nghỉ hưu ra làm sao; nhiều người lại mang nặng tư duy cổ điển là khi chết đi, phải có của cải để lại cho con cháu nên ngày nào còn đi làm được thì cứ làm. Trong thâm tâm tôi cũng có phần công nhận là ông bạn tôi đúng, vui đi, đời có bao lâu mà hững hờ… Chỉ tội thân là không còn thấy vui khi túm năm tụm ba nói chuyện trên trời dưới đất như xưa. Có lẽ cuộc đời đã vui buồn đủ khi buồn cũng không làm sao vơi, vui thì cuôc vui nào cũng tàn để mọi người ra về. Và căn nhà nào cũng trống trơn khi con cái đã trưởng thành nên về sớm hay muộn chỉ khác mỗi việc lái xe có mở đèn hay không mở đèn, điều không có gì khác hôm qua và ngày mai cũng vậy là không có ai trông mình về. Khi con còn nhỏ thì trên đường sinh nhai, cha mua được trái banh, đôi giày đá banh vừa tốt vừa rẻ nên trông hết ngày để đem về cho con. Con tan học về cũng mong cha về sớm để ra công viên chơi đá banh tới tối hù. Bây giờ đi hay về thì trước sân nhà cũng có cây sồi già vô cảm như gia chủ, nhìn nhau, nhìn nhau… muốn nói với nhau một điều gì thì sự im lặng là tử tế nhất nên nhìn nhau vô cảm như cây sồi già với ông chủ nhà.

 

   Nghĩ đến bạn tôi, đứa con lớn đi lính nên coi như không có ở nhà, đứa con kế vừa đi học vừa đi làm cũng xa nhà, và em gái của chúng còn trong đại học nên cũng thỉnh thoảng mới về nhà. Anh làm gì cho hết buổi chiều của người không thích đọc nên ngày nào cũng ghé chợ, mua những thứ về nấu món chợt nhớ, nấu hết buổi chiều cuộc đời cũng không hết món đã ăn từ nhỏ nên nhớ ra món nào thì nấu món đó. Có những món chợt nhớ đã bao năm rồi không được ăn vì quên, nhưng nấu lên món nhớ lại bưng cho cả nồi, cả chảo vì ăn sao nổi nỗi nhớ quê, người thân đã ra thiên cổ.

 

   Vợ anh làm neo nên về trễ, không hề yêu cầu anh nấu món gì, dù anh nấu ăn ngon, nhưng chị vốn phụ nữ nên chỉ năn nỉ anh là ăn hết món cũ hãy nấu món mới, nhà còn có hai vợ chồng già, ăn bao nhiêu mà chiều nào cũng nấu. Nhưng tính tình anh, sự về già của anh với suy nghĩ mình còn bao lâu nữa mà phải hà tiện cho cực thân, con cái cũng lớn khôn hết rồi, chả có gì để lo nữa. Nhờ vậy, mỗi lần đứa con lớn của anh được về phép thì anh cũng xin nghỉ phép trong hãng để hai cha con bù khú với nhau. Cái thằng con khi còn nhỏ thì quậy tới cha mẹ đứng ngồi không yên với nó. Nhưng lớn rồi, sống đời quân ngũ xa nhà nên suy nghĩ trưởng thành hơn. Nghe anh kể cũng thấy thương người lính trẻ những đêm xa nhà, nhớ người thân, nhớ gia đình, thương cha mẹ đã già nên khi về phép được mấy hôm thì chỉ ở nhà chơi với ba vì khi con nhớ nhà, nhớ gia đình thì ba cũng có một mình ở nhà, nhớ anh em con… Nghe anh kể, thấy phước phần hầu như là chuyện có thật khi đứa con lớn chỉ có lương lính mà nói với hai đứa em, “cần gì cho anh Hai hay, đừng nói với ba mẹ…” Nói với cha, “Ba về hưu đi để nghỉ ngơi, con phụ ba chi phí hàng tháng cho ba đỡ mệt. Khuyên mẹ bớt làm vì tụi con đã tự lo được rồi…”

 

   Người ta khi trưởng thành đương nhiên suy nghĩ chín chắn hơn, nhưng độ lượng hơn thì không có tuổi mà tùy người. Cũng không thể bỏ qua môi trường quân ngũ, những người lính luôn đề cao tinh thần trách nhiệm với đồng đội nên đồng đội lâu nhất của họ chính là gia đình, người thân chung một mái nhà. Nên về phép cũng gác lại vui riêng, gặp gỡ bạn bè - còn thời gian trong khi cha già thì không biết được. Nên khi con về phép thì cha cũng xin nghỉ làm vài hôm, hai cha con ở nhà làm món nhậu, chờ chú bác đi làm về là bù khú. Niềm vui đơn giản của anh được nhiều bạn hữu ngưỡng mộ vì ai cũng chỉ mong được như anh khi nhà, xe, việc làm đã không còn làm khó những người đã định cư lâu, thời gian đã khoả lấp những lo toan ban đầu bằng sự yên ổn không bằng ai nhưng yên ổn với bản thân, với gia đình là được.

 

   Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…”

 

   Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của thành viên đi lính trong gia đình họ…”

   …

   Thoáng nghĩ tháng năm về người già ở Mỹ cũng buồn, bởi không phải ai cũng may mắn có được những người bạn đồng điệu để trò chuyện qua ngày khi con cái lớn khôn, có đời sống riêng của họ; không phải ai cũng may mắn có được sức khoẻ tốt để tận hưởng những năm tháng cuối đời; càng khó hơn cho những người tâm bệnh lúc về già, rất cô đơn nhưng lại hết khả năng hội nhập, buồn lẻ loi nhưng không muốn hoà đồng...

 

   Thoáng nghĩ tháng năm với người lính và ngày Chiến sĩ Trận vong đang đến hàng năm. Mùa này hoa poppies nở rộ trên những cánh đồng châu Âu để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh trong hai kỳ Thế chiến, những người bất tử dù đã chết từ khi còn rất trẻ. Tháng năm rợp trời hoa poppies tới muôn đời như những người lính trẻ không bao giờ chết…

 

   Thoáng nghĩ tháng năm, ẩn hiện màu hoa phượng chốn quê nhà, dòng ký ức một thời tuổi trẻ miên man, miên man trong sâu thẳm tâm hồn, bên hiên nhà với chiếc xích đu đong đưa bóng nắng, mưa chợt về bong bóng vỡ ngoài sân… tiếng ve sầu bức tử những cung bậc tháng năm ngày nọ để tháng năm lại về trong ký ức mênh mang…

 

 

Phan

Ý kiến bạn đọc
19/06/202321:56:56
Khách
Ai nói Kim Thánh Thán không có truyền nhân!?
01/06/202319:11:21
Khách
"Tháng Giêng là tháng ăn chơi...Tháng Năm, tháng Sáu hội hè vui chơi..." Nhưng trong bài này, Tháng Năm lại là tháng nhiều [cái] thoáng nghĩ và trong đó gồm:

"Cô Đơn Không Đáng Sợ
Đáng Sợ Là Không Ai Biết Ta Cô Đơn"

Và có lẽ vì vậy người đời mới có:

- nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác "Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn" để đến khi người được 'châu về hợp phố' với ca sĩ Châu Hà [có giọng cười trong hơn pha lê, hát hay như họa mi và nhan sắc chim sa cá lặn] thì không thấy VP than vắn thở dài nữa.

- Lý tầm Hoan aka Lý thám Hoa cam làm đệ tử suốt đời cho “Thần Lưu Linh” và bỏ ngoài tai lời can gián đầy tình thương và nỗi lòng xót xa của người xà ích tận tụy, hết mực trung thành với chủ.

Hai nhân vật trên thì một có thật và một do trí tưởng tượng [cũng là nỗi lòng] của nhà văn Cổ Long nhưng đều có một mẫu số chung, đó là, niềm đau thống khổ của sự cô đơn vì "Thiếu Bóng Đàn Bà"* để tôn vinh một nửa không thể thiếu trong cuộc sống.

Kịch sĩ La thoại Tân đã từng phát biểu: "Người mà không có tình yêu là chết mà biết thở" là vậy.

* Kẻ Ở Miền Xa - Trúc Phương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 467,659
15/12/202300:00:00
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
11/12/202300:00:00
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
08/12/202300:00:00
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
04/12/202310:05:00
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
02/12/202322:15:00
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
30/11/202313:49:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
29/11/202312:02:00
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
24/11/202300:00:00
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
21/11/202318:34:00
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
17/11/202300:00:00
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.