Hôm nay,  

Tháng Tư Và Giấc Mơ Mỹ Quốc

28/04/202300:00:00(Xem: 3279)
                                              
MC QUỐC HẬN
Hình tác giả cung cấp
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

*
 
Tháng Tư đây là Tháng Tư Đen 1975 khi Miền Nam Việt Nam bị “trời sập”! Lúc ấy, tôi mới 9 tuổi nhưng những ký ức vẫn còn đậm trong trí óc dù gần 50 năm đã trôi qua.

Trong khi gia đình bác ruột và chú ruột tôi chạy ra Bến Bạch Đằng xuống tàu Trường Xuân thì gia đình tôi lại chạy loạn trong thành phố. Vì nhà tôi gần cửa ngõ sân bay, xung quanh là các căn cứ quân sự, công xưởng của VNCH và kế bên vùng “xôi đậu” An Phú Đông, nên phải kéo nhau vào Ngã Bảy, chung cư Ngô Gia Tự, tá túc nhà người quen. Tưởng đâu sẽ an toàn hơn, nhưng ban đêm khi lũ trẻ chúng tôi nằm chồng chất bên chiếc giường trong nhà thì người lớn ngồi ngoài hiên, đếm từng đóm hoả châu rơi, vọng tiếng đại bác hoặc hoặc tiếng súng lẻ loi, chả biết của “bên nào”.
 
Hai ngày sau, chúng tôi lại khăn gói trở về nhà. Đường xá lúc này khá hỗn loạn, từng dòng người ngược xuôi, hối hả, chắc họ cũng như chúng tôi, đi thì đi, chẳng biết sẽ về đâu. Dọc đường thỉnh thoảng có vài xác người, đây đó vất vưởng những bộ đồ lính trận, chiếc nón sắt nằm bơ vơ.
Về đến xóm, cảnh tượng buồn thiu, nhà nào cũng khép cửa im lìm vì chạy loạn chưa về. Mấy con gà con vịt lang thang đi tìm chuồng, có con chó nhà ai đứng ngơ ngác, đôi mắt buồn dịu vợi. Chúng tôi mệt nhoài và ngủ vùi cả đêm dài. Sáng hôm sau, tôi nghe tiếng ồn ào ngoài cửa, vội chạy ra xem thì thấy hàng xóm đang vây quanh một chiếc xe Jeep phủ cành lá có hai “bộ đội gái”, tóc thắt bím, đội nón cối, ngồi trên xe. Tôi cũng hoà vào đám đông hiếu kỳ. Bà con hỏi han và sờ mó hai “vật thể lạ” y như chúng tôi thường sờ lũ khỉ trong chuồng sở thú.
Dẫu còn là con nít ngây thơ, nhưng nghe tiếng thở dài của người lớn trong nhà, nhìn những ánh mắt thất thần lặng lẽ của chòm xóm, tôi cũng mơ hồ biết rằng, tai hoạ đang ập đến Miền Nam thân yêu.
 
Thế là từ đó, từ chuyến vượt biển đầu tiên của Tàu Trường Xuân, cũng như những chuyến bay Babylift Operation, và các trực thăng đưa đoàn người di tản khỏi Sài Gòn, đã khởi đầu cho cơn sóng vượt biển, vượt biên, thoát khỏi chế độ Cộng Sản.
 
Theo cuốn sách “Running On Empty” của nhiều tác giả (Michael J Molly, Peter Duschinsky, Kurt F. Jensen, Robert J Shalka) được chuyển qua Việt Ngữ bởi Giáo Sư Đàm Trung Phán với tựa “Còng Lưng Vẫn Gánh” thì chương trình di tản đã bắt đầu từ Tháng 3/ 1975, các nước Phương Tây rục rịch đưa công dân và thân nhân của họ ra khỏi Việt Nam.

Khi Miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản cưỡng chiếm, phương Tây đứng đầu là Mỹ ra tay giúp chuyện di tản, nhưng họ không thể ngờ, sau đó làn sóng ra đi vẫn tiếp tục (trong đó có cả chương trình bán chính thức của chính quyền CSVN bán cho người Việt gốc Hoa để lấy vàng bạc). Chính quyền “bên thắng cuộc” khiến người dân bỏ của chạy lấy người, đỉnh điểm là năm 1979-1980 mỗi tuần có hơn 20.000 thuyền nhân cập bến các trại tỵ nạn, một con số khổng lồ, không có dấu hiệu ngừng lại, nên các nước tạm dung thuở ấy đã ngăn cản rất nhiều con tàu vượt biên, không cho vào đất liền, có khi họ còn dùng súng bắn để xua đuổi người tỵ nạn đáng thương.

Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện kể, đầu thập niên 80s những chuyến tàu đến Mã Lai, Thailand được cho vào đảo nghỉ ngơi, cho thêm lương thực, rồi đuổi ra biển, nhưng họ vẫn kiên trì tiếp tục tìm qua đảo khác, rồi phá tàu cho chìm ngoài biển, lúc đó mới được kêu cứu cho vào trại tỵ nạn.

Thế đấy, lẽ ra các trại tỵ nạn đã đóng cửa từ lâu, nhưng chúng ta vẫn cứ liều chết ra đi, nhiều câu chuyện hãi hùng tang thương trên đường vượt biển đã làm rúng động thế giới phương Tây, người bản xứ bắt đầu ủng hộ Boat People, và các nước Phương Tây lại phải tiếp tục ...Còng Lưng Vẫn Gánh người tỵ nạn!

Cuối cùng, đến ngày 14/ 3/1989, Cao Ủy Tỵ Nạn ký quyết định đóng cửa trại tỵ nạn, khép lại lòng nhân đạo bằng chính sách thanh lọc thuyền nhân, những ai đậu thanh lọc sẽ được đi định cư, những người rớt phải hồi hương về Việt Nam, và các trại tỵ nạn bị xóa sổ khoảng năm 1996-1997. Tính từ thời điểm 1975, thì Cao Ủy Tỵ Nạn đã cưu mang thuyền (bộ) nhân Đông Nam Á (mà đông đảo nhất là người Việt) hơn 20 năm trường.

Hồi chuyến tàu của tôi đến trại  Panatnikhom tháng 1/1990, đã hoảng hốt khi biết trại mang tên “Trại Cấm” vì Cao Ủy đã đóng cửa các trại tỵ nạn, chúng tôi không được xem là người  tỵ nạn nữa, mà phải qua cuộc thanh lọc của nước tạm dung. Lúc đó, nhiều người đã trách móc, nguyền rủa các nước Phương Tây tàn nhẫn, không cứu người tỵ nạn.

Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với Cao Ủy Tỵ Nạn về việc đóng cửa trại tỵ nạn, không phải vì tôi sau đó may mắn đậu thanh lọc, nhưng tôi đã thấu hiểu: nếu không cương quyết ngăn chặn, thì đến giờ phút này (năm 2023) chắc chắn sẽ vẫn còn những con thuyền ra khơi tìm tự do, chạy trốn “thiên đường XHCN”, không những từ Miền Nam mà cả Miền Bắc Việt Nam, trong khi đó Cao Ủy còn phải lo cho những người tỵ nạn khác trên thế giới, đâu thể gánh mãi tỵ nạn Việt Nam khi mà cuộc chiến đã chấm dứt mấy chục năm.

Với tỷ lệ đậu thanh lọc rất ít ỏi, trên dưới 10% thì số lượng người phải hồi hương về Việt Nam rất đông. Tuy nhiên, ở khắp các trại tỵ nạn, nhiều người vẫn ở lại trại, biểu tình, tuyệt thực, mổ bụng lấy máu viết huyết thư nhưng tiếc thay, họ vẫn bị trói buộc tay chân, áp giải ra phi trường về Việt Nam.

Vậy là tàn phai giấc mơ Mỹ Quốc mà biết bao người khi bước lên tàu vượt biển đều ước mơ. Thế nhưng vẫn có những người không nản lòng, bền bỉ khiếu nại, đợi chờ từng ngày, từng tháng, kéo dài hàng chục năm trời như hai trường hợp sau đây, tôi quen biết thân thiết hồi ở chung trại, cuối cùng được đến Mỹ thỏa lòng khao khát tự do.

Người đầu tiên, anh Nguyễn Duy Tr., là chồng của cô bạn thân trong nhóm tỵ nạn của tôi lúc bấy giờ. Anh chị gặp nhau và yêu nhau ở trại, rồi cả hai cùng bị rớt thanh lọc, khi chị mới sanh đứa con đầu lòng.

Sau đó, chị ôm đứa con trai chưa đầy năm và cái bụng mới có bầu lần nữa về nước, anh ở lại khu biệt giam, tuyệt thực, mổ bụng chống đối hồi hương, vào ra bệnh viện cấp cứu mấy lần, cuối cùng vẫn bị cưỡng bách về Việt Nam.
 
Về nhà, anh chị buồn quá, đẻ …thêm đứa nữa, lao vào buôn bán làm ăn kiếm sống, khá chật vật cho một gia đình với năm miệng ăn. Bên cạnh đó, anh liên lục lên văn phòng Toà Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn kiện cáo, nộp đơn khiếu nại. Lý do vì gia đình anh thuộc diện “dân hư”, vượt biên và hồi hương, bản thân anh có trong “hồ sơ đen” vì từng chống đối chương trình cưỡng bách hồi hương và đặc biệt, anh là thành viên tích cực của tổ chức “Việt Nam Quốc Dân Đảng” trong trại tỵ nạn, nên cả gia đình anh đã bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam gây khó dễ khi trở về hoà nhập cuộc sống. Nhờ cố gắng, không từ bỏ hy vọng, suốt mười mấy năm trời, “lên bờ xuống ruộng” với Văn Phòng Toà Đại Sứ Mỹ, kết quả là cả gia đình đã được phỏng vấn, được chấp thuận qua Mỹ định cư diện “chính trị đặc biệt” giữa năm 2012.


Gia đình anh hiện đang ở Sacramento, chị đi làm Nails cho tiệm của một người bà con. Anh vì sức khoẻ yếu sau mấy lần mổ bụng ở trại, nên chỉ đi làm parttime. Thằng con trai lớn, ngày xưa được sinh ra ở trại tỵ nạn, vừa ra trường về ngành Cảnh Sát, đứa con trai kế cũng sắp tốt nghiệp College và cô con út đang học Đại Học. Cuối tuần, anh chị dành thời gian lái xe ra vùng ngoại ô, ngắm cảnh, câu cá, nghỉ ngơi hoặc chăm lo vườn tược rau trái sân nhà.
 
Trường hợp thứ hai, anh Vũ Hoàng H., hiện là một trong những nhân vật tích cực hoạt động chính trị vùng Nam California, đại diện Khối 8406 Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam.

Cũng giống như anh Tr. vừa nêu trên, Hoàng H. cũng bị liệt kê vào nhóm cứng đầu, bị biệt giam tại trại Sikiew Thailand vì nhiều lần tuyệt thực chống hồi hương, nhưng khác với anh Tr., khi Hoàng H. trở về Việt Nam đã lập tức nằm trong “black list” của chế độ Cộng Sản, nhất cử nhất động của anh luôn bị rình rập theo dõi. Thế nên, hai năm 2006 -2008 Hoàng H. đã bị bắt vào tù với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”, và sau nhiều cuộc vận động, can thiệp từ hải ngoại với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Hoàng H. và gia đình được định cư qua Mỹ theo diện “tỵ nạn chính trị đặc biệt” năm 2010.
 
Ngoài hai trường hợp trên, may mắn thay, trước đó khi trại Sikiew sắp đóng cửa, đại diện Tòa Đại Sứ Mỹ đã vào trại khuyến khích người tỵ nạn hồi hương để được xét duyệt qua Mỹ từ Việt Nam. Rất nhiều người đã nghe theo lời kêu gọi này, và quả thật “Mỹ nói là làm”, người Việt tỵ nạn trở về, được kéo theo cả gia đình thân nhân, con số lên tới hàng ngàn người, đã hạnh phúc bước lên máy bay đến Mỹ Quốc theo chương trình rất nhân đạo của Mỹ mang tên ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees).

Quả là happy endings, nhưng thật ra, ít ai biết được còn một số người tỵ nạn Việt Nam đã âm thầm trốn khỏi trại Sikiew để khỏi bị cưỡng bách về nơi họ đã dứt áo ra đi. Những người này, bôn ba ra ngoài Thái, được sự giúp đỡ của Cha Peter Namwong, một ân nhân của người Việt tỵ nạn ngay cả khi còn trại cho đến khi đóng trại. Cha cưu mang những người này một thời gian, gửi gấm họ nơi những nhà con chiên người Thái, giới thiệu việc làm (chui), khi đủ sức tự lập, họ tỏa đi khắp nơi đến các vùng lân cận, đến Bangkok, tiếp tục đời lưu vong stateless, với mong ước một ngày nào đó đến được nước thứ ba. Cho đến nay, năm 2023, số người Việt lưu vong tại Thailand vẫn là vết thương nhức nhối, với lời thề không chung trời Cộng Sản, họ vẫn tha phương cầu thực trên xứ Thái, và Giấc Mơ Mỹ Quốc, kể từ ngày 30/4 Đen năm nào, càng trở nên xa vời, mờ mịt.

Vì ai, vì đâu mà nên nỗi này, chúng ta phải rời bỏ quê Cha đất Mẹ sống tản mát trên các quê hương thứ hai, để mỗi năm khi mùa Tháng4Đen trở về, những ký ức đau buồn lại trỗi dậy, như mới vừa hôm qua!?
 
Cô bạn thân biết tôi đang viết bài Tháng4Đen dự thi “Viết Về Nước Mỹ” có... xúi tôi làm một bài Thơ “chửi” tội ác Cộng Sản Việt Nam, mặc dù năm ngoái tôi đã có bài “Đổi Nghề Theo Cuộc Đổi Đời” có “Thư Gửi Chồng Cải Tạo” liệt kê đầy đủ thảm cảnh Miền Nam sau ngày 30/4 thê lương, tối thui như “tiền đồ chị Dậu” của Ngô Tất Tố.

Nói thiệt, tôi “hiền khô” hà, đời tôi chưa biết chửi ai bao giờ, thôi thì chìu theo ý cô bạn thân, tôi xin “phổ thơ” những lời “chửi” của mấy bà già gân xóm tui để kết thúc bài viết này:
 
BÀ GIÀ GÂN THÁNG TƯ
 
Tổ sư bay, ai mượn bay giải phóng
Miền Nam tự do, dân chủ, mạnh giàu?
Tụi bay nghèo, trên răng, dưới… dép râu
Phá hiệp định Ba-Lê đi cướp đất
 
Cướp xong, bay hớn hở vào khiêng, vác
Xe đạp, tivi, radio, máy khâu…
Có người Nam nào chạy ra Bắc đâu?
Bởi nghe “quốc doanh”, “mậu dịch”… thấy ớn
 
Rồi bay giở thói lưu manh cà chớn
Bắt tù đày mà bảo “học tập” thôi
Nói một tuần, giam giữ hàng năm trời
Tịch thu nhà cửa: gọi “kinh tế mới”
 
Tổ sư bay, lũ nhà quê nón cối
Vào Sài Gòn lé mắt: nhà lầu to
Cát xét, xe hơi, tủ lạnh, đồng hồ
Bay giải phóng hay tụi tao giải phóng!?
 
Nên người người rủ nhau liều vượt sóng
Tìm ra khơi bất chấp những hiểm nguy
Cột đèn ngoài đường nếu chúng biết đi
Cũng rần rần tránh xa tụi bay đó
 
Bao năm nay tao chống mắt lên ngó
Bay tuyên truyền con nít cũng chẳng tin
Xã hội chủ nghĩa nào thấy đi lên
Còn tư bản rẫy hoài sao… chửa chết?!
 
Tổ sư bay, quen rồi chứng nói phét
Nổ, ngu như Vẹm, toàn dân khinh thường:
“Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Việt Nam tiến lên đại đồng thế giới!”
 
Nhìn lại đi, dân đen vẫn nghèo đói
Bay vơ vét vào, vinh thân phù gia
Khắp nơi mặt dày “con ông cháu cha”
Không có “phong bì” đừng mong công lý
 
Bay chửi Mỹ sao bay xài… đồ Mỹ
Từ áo quần, giày dép đến iphone?!
Con cháu bay du học, ở lại luôn
Chờ thẻ xanh, đi làm, vào quốc tịch
 
Còn tụi bay khi ốm đau bệnh tật
Sao không bám Nga, Tàu đặng thuốc thang?
Hoặc qua anh em “thắm thiết” Bắc Hàn?
Mà lại cậy trông vào bọn…tư bản?
 
Còn nữa chớ, thằng Cuba bè bạn
Một thời “đứa thức đứa ngủ” cùng nhau
Canh giữ hoà bình cho khắp năm châu
Giờ cả đám… ngủ quên hết rồi nhỉ?
 
“Bạn” Trung Cộng, sát vai thời “chống Mỹ”
“Mười Sáu Chữ Dzàng”, “Răng Lạnh Hở Môi”
Năm 79, chúng quánh bay tơi bời
Đau hơn hoạn, mà vẫn chưa sáng mắt!
 
Khi dịch Covid-Wuhan bùng phát
Tụi bay câm mồm hổng dám kêu la
Ukraine bị xâm lược bởi bọn Nga
Bay hèn nhát bỏ phiếu trắng vì sợ
 
Trung Cộng chiếm Hoàng,Trường Sa ngang dọc
Tuyên bố “chủ quyền”, (bay... “quan ngại” chưa?)
Phạm Văn Đồng ký văn bản khi xưa
Là vết nhơ ngàn đời mãi xấu hổ
 
Nhìn lại đi, ôi “thiên đường rực rỡ”
“Đúng quy trình” nên xuống dốc thảm thê
Bay thua cả Lào và Campuchia
Bày đặt “tự sướng” đòi đuổi theo Thái, Nhật!
 
Tỉnh lại đi, đám “Cuốc Hội” ngủ gật
Tù nhân lương tâm vẫn bị tù đày
Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Đồng Tâm… còn đây
Bay dỏng tai lên, mà nghe dân nguyền rủa
 
Ngày tàn chế độ không còn xa nữa
Chúng bay đừng hòng “gà cãi nước sôi”
Khi bọn dân tao nổi cơn điên rồi
Sẽ vặt lông lũ chúng mày, từng đứa …
 
Má nói thiệt, tụi bay hết thuốc chữa
Để lòng dân căm hận càng trào dâng
Bay khôn hồn đừng trách bà già gân
Không báo trước để bay ăn năn tội
 
Mà tội tụi bay làm sao sạch nổi
Chồng chất bao đời hơn nước biển Đông
Cải Cách Ruộng Đất, chia cắt non sông
Vĩ tuyến 17, tang thương lịch sử
 
54- 75 hai lần sinh tử
Má già rồi, truyền lại cho cháu con:
Một khi tụi bay, cộng sản vẫn còn
Thì Việt Nam mãi yếu hèn, nhu nhược
 
Tổ sư cha bay! Giải phóng? Ai mượn?
Để thân già này vẫn chẳng được yên?
Giờ tao lên chùa, khấn vái tổ tiên
Vặn cổ tụi bay, thoả lòng dân mơ ước!
 
KIM LOAN
Tháng Tư/ 2023
 

Ý kiến bạn đọc
04/05/202314:31:31
Khách
Không thể trách cứ các nuớc lân bang và thế giới không mở rộng tấm lòng với dân tị nạn CS VN. So với tinh thần quyết chiến của quân dân và chánh phủ Ukraine thì Nam VN thua xa. Truớc tháng 4/75 ngoại trừ thân nhân quân cán chánh, đa số dân chúng miền Nam không tich cuc chung lưng chiến đấu với quân đội VNCH, sinh viên học sinh tại hậu phuơng thì bị CS xuí dục biểu tình chống Mỹ, và tổng thống cuối cùng VNCH không chịu chiến đấu cho tự do của miền Nam, gấp rut ra lệnh đầu hàng vì sợ TQ tung quân vào cứu Nam VN. Phải cần 20 năm từ 1955, VNCH mới có đuợc hơn một triệu nguời chịu khoác chiến y chống CS, nhưng chỉ 3 năm sau 1975 là có hơn 1 triệu nguời nhân danh chống cộng sản xin tị nạn. Một số nguời xưa không chịu cầm súng hy sinh tánh mạng ngăn chặn CS trên chiến truờng, nhưng khi đến trại tị nạn lại tuyệt thực mổ bụng tự sát! Một số xưa nhiệt thành hoan hô CS giải phóng, đốt sách báo, đánh tư sản. Ngay cả cựu tổng thống D V Minh cung tuyên bố với báo chí Tây Phuơng là ông súng sướng đuợc làm công dân nuớc Việt Nam thống nhất độc lập. Vì lời tuyên bố trên, thế giới không thấy dân VN có lý do xin tị nạn CS, chỉ có quân cán chánh bị đi cải tạo mới có lý do chánh đáng. Khi một số dân lẫn lộn trong trại tị nạn là những kẻ chiến thắng, những nguời từ miền Bắc VN từng ném đá vào tù binh miền Nam hay Mỹ bị dẫn đi qua phố, hay bộ đội, hay sinh viên tranh đấu thân cộng nổi tiếng như Ðoàn Văn Toại, Ðoàn Kỉnh, vv.. thì thế giới càng e dè và dân bản xứ Thái Lan, Mã Lai, Hong Kong bất mãn vì chính họ không đuợc đến định cư ở Mỹ. Khi nam nữ miền Bắc phai đi ra chiến truờng lúc 16 tuổi, trong khi đó sinh viên các đại học miền Nam đuợc ở nhà không chịu cầm súng cho thấy tinh thần chống CS rất yếu tại Nam VN. Trừ trường hợp ngoại lệ, những thanh niên trên 18 tuổi truóc 1975 mà không chiu cầm súng trong hàng ngũ VNCH thì không có lý do để nói rằng mình chống CS. Sau khi đi định cư ra nuớc ngoài một số treo cờ đỏ lập bàn thờ Hồ Chí Minh ở nhà, ăn mừng ngày 30-4, chỉ 6 tháng sau là trở về VN ăn chơi thì không phải là nguòi tị nạn thật. Hồi 1980 các báo tại Hong Kong chỉ trích chánh quyền Hong Kong mở trại tị nạn cho dân miền Bắc tràn ngập. Khi Biệt Kích sở Bắc Nguyễn văn Hinh đến trại tị nạn thì Mỹ lập tức mời sang định cư nhưng ông từ chối. Khi Trung tá TQLC Trần Ngọc Toàn đến trại tị nạn thì phái đoàn Mỹ cũng lập thủ tục khẩn cấp cho ông định cư cho thấy Mỹ mở rộng cửa cho những nguời cầm súng chống CS.Sau 1987 Mỹ cho định cư HO và cho tù nhân luơng tâm như Mẹ Nấm tị nạn thì những nguời lừng khừng, hay trong hàng ngũ CS truớc 1975 không còn lẩn lộn đuợc với những nguời thật sự hy sinh xuơng máu chống CS, nhưng vẫn có một số may mắn được các nuớc trung lập thân Nga tại Âu châu như Thụy Ðiển cho định cư. Chính nguời miền Nam thiếu ý chí hy sinh cầm súng bảo vệ tự do của mình làm hại nguời VN đi ra nuớc ngoài xi n tị nạn.
Trong hàng triệu nguời định cư tại Mỹ, đã có nhiều truờng hợp đáng tiếc "tiểu nhân đắc chí" và "nguời ngay gặp nạn" như hai ông cựu TT Duơng Văn Minh và cưu Phó Thủ Tuớng Nguyễn Văn Hảo đã từng ở lại VN cộng tác với CS lại ung dung định cư tai Mỹ, trong khi đó gia đình của cựu trung tá BÐQ Nguyễn Văn Ngôn chết trong trại cải tạo lại bị từ chối định cư. Ngày nay một số con cháu các lãnh đạo CS VN và TQ đang sống sung suớng tại Mỹ với tài sản kết sù là do cha ông thành công cầm súng chống Mỹ.
30/04/202304:49:51
Khách
Bài thơ hay quá ..... tôi cũng là thuyền nhân ở trại Galang ( Indonesia) , cũng chứng kiến nhiều thuyền nhân rớt thanh lọc , bị cưỡng ép về VN , họ tự thiêu hoặc tự tử rồi trốn sự bắt bớ cưỡng ép hồi hương của lính Indo
Mấy chục năm trôi qua, dù ở Mỹ nhưng không bao giờ quên thời gian ở trại tị nạn .... Galang 1 , Galang 2 , Galang 3 là nơi chôn những người đã mất ...... đọc bài nào viết về trại tị nạn cũng bồi hồi xúc động
28/04/202322:36:28
Khách
Thật cảm ơn bài viết thật hay của chị. Vành Khuyên
28/04/202322:04:45
Khách
[Có] viết bao nhiêu quyển sách, làm bao nhiêu bài thơ [như 'Hoa Địa Ngục' của Nguyễn chí Thiện], kể bao nhiêu chuyện về tội ác, sự dã man, hành động ăn cướp ngày/đêm của bọn Việt Cộng đã/đang hành xử với người dân cho tới ngày tận thế cũng chẳng làm rụng một sợi lông chân của chúng.

Tập trung thì giờ và công sức đó để tích cực góp phần xây dựng cho đất nước nào trong buổi ban đầu đã chịu mở rộng vòng tay nhân ái tiếp đón, trợ giúp về tinh thần cũng như vật chất, cung cấp đầy ắp cơ hội tiến thân và cho được hít thở không khí Tự Do, tạo dựng một cuộc sống khả quan cho bản thân và những thế hệ kế tiếp.

"Ăn cây nào rào cây đó" để không phụ lòng người dưng nước lã [khác chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán] nhưng không như bọn VC: đối xử dã man, tàn bạo, xua đuổi những kẻ sa cơ thất thế như kẻ thù truyền kiếp chỉ vì bất đồng chính kiến và quá trình sinh hoạt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,005
Năm tháng trôi qua, bao nhiêu lượt người đến đi, không có gì xảy ra; bà quen dần với những người khách trọ xa lạ, tự cho mình là chủ quán trọ. Bà tế nhị quan sát cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của từng vị khách, đánh giá từng người, xã giao vừa phải. Bà nghĩ xử thế làm sao để khi người ta đi vẫn giữ được thiện cảm với nhau.
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi. Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu. Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Nhạc sĩ Cung Tiến