Hôm nay,  

San Antoino, Tôi Đến Để Nhớ Thương

04/04/202313:32:00(Xem: 2758)

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

*

04042023_Kim Loan_Paul and
Paul và Mary Smith

 ***

Ngày tôi chuẩn bị lên đường vượt biên, Ba đưa tôi tờ giấy ghi địa chỉ ông anh tôi bên Mỹ để qua tới đảo khai với Cao Ủy cho mau lẹ. Bà chị Hai góp ý:

-       Mà em cũng nên học thuộc địa chỉ này để phòng xa, lỡ có... chuyện xui xẻo gì xảy ra ngoài biển, lạc mất hành lý thì còn nhớ địa chỉ mà khai báo với người ta!

Cái miệng “ăn mắm ăn muối” của bà chị nói đúng y chang, tàu của chúng tôi vừa ra khơi được một đêm là bị mưa bão tả tơi, máy thoát nước trên tàu bị hư ... đúng lúc, chúng tôi ướt như chuột lột, cả đêm dài vật vã với nước từ trên trời rơi xuống, cộng với nước biển tràn vào tàu mỗi khi có sóng lớn nghiêng ngả “lắc lư con tàu đi”. Cuối cùng chúng tôi vào bờ biển miền Nam nước Thailand với đúng một bộ đồ mặc trên người vì tất cả hành lý đã quăng ra biển cho tàu bớt nặng trong cơn sóng dữ.

Vừa cập bờ đêm khuya là trưa hôm sau có nhân viên Cao Ủy Người Thái tìm đến để lấy “lý lịch trích ngang” của từng người. Cái địa chỉ của anh tôi, tôi đã thuộc nhuyễn hơn cháo nên có thể khai báo ngay lập tức, với chút tự hào là có người thân bên Mỹ. Tuy nhiên, lúc ấy tâm trí và thể xác tôi còn phờ phạc sau mấy ngày đói khát trên biển, nên tôi không chắc cái zip code có nhớ đúng không, nên khai địa chỉ có bấy nhiêu : “ 6026 Merrimac Cove, San Antonio, Texas, USA”

Vậy đó, cái địa chỉ này đã trở nên thân thuộc gắn bó với tôi suốt bốn năm trời ở trại tỵ nạn Thailand. Biết bao lần tôi nhận được thư anh tôi từ bên Mỹ, là bấy nhiêu lần tôi ngắm nghía cái địa chỉ trên góc bìa trái của phong bì, rồi mới mở thư ra xem. Và cũng là bấy nhiêu lần, tôi nằm dài trên sàn nhà tỵ nạn, sau khi viết xong lá thư cho ông anh, nắn nót cẩn thận ngoài phong bì cái địa chỉ gửi đi “6026 Merrimac Cove ...”

Tình hình trại tỵ nạn cuối mùa đầy phức tạp, âu lo bị trả về Việt Nam khi trại chuẩn bị đóng cửa theo lệnh của Cao Ủy Tỵ Nạn, nên khi may mắn đậu thanh lọc nhưng bị phái đoàn Mỹ từ chối, tôi liền xin đi Canada đến định cư xứ lạnh tình nồng cuối năm 1993. Một năm sau đó, tôi lần đầu tiên được... xuất cảnh qua Mỹ, tìm đến San Antoino thăm căn nhà 6026 Merrimac Cove mà tôi đã mong ngóng, tưởng tượng và thương nhớ mỗi ngày của bốn năm tại trại tỵ nạn. Như một giấc mơ, căn nhà ấy tôi đã được chứng kiến tận mắt, sung sướng đứng ngay trước cửa nhà, lấy tay sờ vào bảng số 6026, rồi bước vào trong nhà, chậm rãi hít thở chầm chậm không khí xứ Mỹ, thành phố San Antonio, gặp gỡ người thân rưng rưng dòng nước mắt hạnh phúc.

Những ngày ở San Antonio là những ngày khám phá tất cả những nơi chốn trong thành phố, River Walk, Alamo Museum, Zoo, các quán ăn, những nẻo đường, tuy nhiên niềm ao ước được gặp mặt một gia đình mà tôi vô cùng ái mộ và quý mến đã không thực hiện được vì họ đã chuyển đi tiểu bang khác.

Tôi muốn kể về ông bà Smith (của cuộc đời thật, chớ không phải ông bà Smith trong phim do Brad Pitt và Angelina Jolie thủ vai).

Ông bà Smith, một gia đình Mỹ trắng, theo đạo Southern Baptist, sống theo lời Kinh Thánh từ hành động cho đến suy nghĩ, nhân đạo với tình thương tha nhân. Khi anh trai tôi vượt biển qua Malaysia rồi định cư ở San Antoinio, ở chung với một nhóm sinh viên độc thân người Việt Nam học chung trong trường Đại Học, một trong những người bạn đến trước đã giới thiệu nhóm sinh viên này đến Southern Baptist Church để làm quen với ông bà Smith. Nơi đây, vì mục đích truyền đạo và thực hành Kinh Thánh, họ welcome tất cả mọi người đến sinh hoạt, tham dự Lễ và lớp học Kinh Thánh và nấu ăn với nhau mỗi tối thứ tư hàng tuần. Anh tôi, vì muốn trau dồi thêm tiếng Anh nên là một trong vài người siêng năng nhất, rồi trở nên thân thiết với ông bà Smith (một số các sinh viên khác dần dà rơi rụng, ban đầu họ đến các tối thứ tư nghe Bible và ăn uống, sau đó họ có việc làm thêm nên bận rộn, không tham gia nữa).

Ông Paul Smith lúc ấy hơn 60 tuổi và quyết định retired sớm để toàn tâm toàn sức phụng vụ Nhà Thờ như một Deacon (trợ tế). Nghề nghiệp của ông trước lúc hưu là giáo viên dạy môn Lịch Sử ở một trường Trung Học, nghe đâu trước đây ông có đi lính phục vụ tại Miền Nam Việt Nam một thời gian ngắn, sau đó giải ngũ và đi học ra trường Sư Phạm.

Bà Mary Dee Smith, mặc dù có bằng Đại Học về "Sociology", nhưng theo Kinh Thánh của Nhà Thờ Southern Baptist Church, người vợ không nên đi làm, người chồng là trụ cột gia đình, nên bà Smith ở nhà nội trợ, nuôi dạy con cái, và bà làm “volunteer” không ăn lương cho Church với vai trò thư ký.

Cả hai ông bà là những “evangelists” (nhà truyền giáo) tích cực của Southern Church. Khi dòng người tỵ nạn Việt Nam vượt biển đến Mỹ ngày càng tăng, ông bà là một trong những người tích cực nhất của Nhà Thờ liên lạc với tổ chức USCC (US Catholic Conference) làm “sponsors” cho rất nhiều cá nhân và gia đình Việt Nam đến San Antonio những thời gian đầu hòa nhập với cuộc sống nước Mỹ. Bà Smith hàng tuần bỏ tiền đăng trên các báo Việt Ngữ kêu gọi người Việt đến với Baptist Church của ông bà, ai cần xe đưa đón, hoặc bất cứ khó khăn gì trong việc sinh hoạt Nhà Thờ, ông bà đều sẵn lòng giúp đỡ không ngại ngần, kể cả tốn kém tiền bạc vật chất từ tiền riêng của ông bà. Chính bà Smith sau đó đã lập ra một nhà thờ Baptist cho người Việt ngay trong lòng ngôi nhà thờ Mỹ, với mục đích tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người Việt tìm học Lời Chúa, bà mướn cả một mục sư Người Việt đến làm lễ giảng dạy hàng tuần trong giờ thờ phượng Chúa, cũng chính từ tiền riêng của ông bà. Họ quan niệm theo giáo lý của Southern Baptist, mục đích cuối cùng của cuộc sống không phải để làm giàu, nếu Chúa cho giàu có thì tốt, mà mục đích chính là sau khi từ giã cõi đời được về nhà Chúa.

Ông bà có hai người con trai, đặt tên theo các nhân vật trong Kinh Thánh là Stephan và Mark. Hai người con đều lấy vợ ngoan đạo, và theo gương má chồng là bà Mary Smith, họ ở nhà làm nội trợ, nuôi dạy con cái, để chồng xông pha ngoài xã hội làm trụ cột kinh tế cho gia đình.



Khi biết tôi đến trại tỵ nạn cuối năm 1989, ông bà Smith lo lắng hỏi anh tôi tình hình tỵ nạn, vì Cao Ủy đã muốn đóng cửa các trại tỵ nạn Đông Nam Á, rồi họ đề nghị sẵn sàng làm giấy bảo trợ cho tôi, nhưng anh tôi trả lời rằng, dù anh ấy và gia đình ông bà Smith và cả cái Hội Thánh của ông bà đứng ra bảo trợ cũng chẳng ăn thua gì, vì trước tiên tôi phải trải qua cuộc thanh lọc bởi nước sở tại là Thailand.

Ông bà liền xin địa chỉ tôi ở trại để viết thư thăm hỏi ủi an. Có ngờ đâu lá thư đầu tiên ông bà gửi theo thùng quà to và nặng y như những thùng quà gia đình tôi thường lãnh tại Tân Sơn Nhất mỗi khi anh tôi gửi về. Có lẽ đó là thùng quà lớn nhất ở trại tỵ nạn thời điểm đó, khiến tôi bối rối khi nhận được. Bên trong hầu hết là quần áo, mới có, second-hand cũng có, một số lọ thuốc và đồ dùng thông dụng, và cuốn Kinh Thánh. Trong thư, ông bà Smith nhờ tôi chia quần áo thuốc men cho những người xung quanh, và nói tôi cho biết cần những gì khác cho người khó khăn trong traị, họ sẽ gửi vào lần sau, kể cả tiền bạc, dù họ không có nhiều nhưng sẽ cố gắng trong khả năng có thể. Tôi xúc động, viết ngay một lá thư dài, cám ơn và trình bày rõ ràng cho ông bà Smith:

-       Thứ nhất, ở trại cũng đã có tổ chức YWAM (Youth With A Mission) lo nhiều vấn đề cho người tỵ nạn, trong đó có cả kho quần áo cũ từ các nước Phương Tây gửi về, nên ông bà yên tâm, khỏi phải gửi nữa.

-       Thứ hai, chuyện tiền bạc giúp đỡ người nghèo trong trại cũng có các Linh Mục liên lạc với hội Mekong bên Pháp, giúp đỡ những người có nhu cầu không phân biệt tôn giáo.

Trong lá thư cũng có tâm hình của ông bà Smith. Bà có khuôn mặt tròn thật phúc hậu, mái tóc màu bạch kim uốn gọn gàng, nụ cười hiền hòa, ông mặc bộ đồ vest, dáng dấp mô phạm, cặp kiếng trắng trên khuôn mặt cân đối, toát lên vẻ nhân từ của một người truyền đạo đáng mến. Ngoài ra, còn một tấm hình nữa, ông bà chụp với hai người con trai và anh trai tôi trong một dịp gặp gỡ tại nhà thờ.

Chỉ qua những tấm hình và vài lời giới thiệu của anh tôi, tôi đã cảm mến ngay gia đình Smith, một gia đình người Mỹ ngoan đạo điển hình và tôi mong được gặp mặt bằng xương bằng thịt, nhưng tôi đã không may mắn trong chuyến xuấn cảnh đầu tiên qua Mỹ năm ấy đến San Antoinio, vì họ đã chuyển về sinh sống tại Wichita, Kansas.

Nhưng cũng trong dịp này, tuy không được gặp ông bà Smith, tôi đã được anh tôi kể thêm vài chuyện khác về họ.

Trong những người thường đến nhà thờ Southern Baptist thuở đó, có anh Đực, không phải trong nhóm sinh viên như anh tôi, nhưng trong nhóm bà Smith làm quen từ lần đến USCC và mời họ về sinh hoạt nhà thờ. Anh Đực không có khả năng học vấn, tiếng Anh kém cỏi, mọi việc giấy tờ khi mới nhập cư đều do ông bà Smith (hoặc hai con trai của ông bà) giúp đỡ, rồi giới thiệu Đực vào làm ở Cafeteria trong một căn cứ Không Quân tại San Antonio. Thời gian đầu, anh Đực siêng năng đi nhà thờ, chăm chỉ mỗi buổi tối Thứ Tư học Kinh Thánh cũng như ở lại ăn uống, sau đó anh Đực không đến nhà thờ vì làm thêm một job khác, thay đổi số phone vì theo lời anh Đực, không muốn ông bà Smith làm phiền rủ rê đi lễ.

Bốn năm sau, anh Đực bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua, với trình độ Tiếng Anh vẫn bập bẹ, Đực liền quay trở lại nhà thờ, nhờ vả ông bà Smith những việc giúp đỡ cho vợ Đực: điền giấy tờ, đưa đón đến những nơi hẹn làm những thủ tục ban đầu, xin food stamps, xin thức ăn nhà thờ, nên vợ chồng Đực trở lại sinh hoạt nhà thờ.

Sau khi mọi việc ổn định, thì y như lần trước, vợ chồng Đực lại âm thầm giã từ nhà thờ không một lời giải thích, và lại đổi số phone. Nhưng một năm sau, vợ Đực chuyển dạ sinh con khó khăn trong bệnh viện, Đực laị phone cầu cứu ông bà Smith, một lần nữa, ông bà giang tay cứu giúp vợ con Đực, từ những lần thức đêm cầu nguyện, hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất cho đến khi vợ con Đực an toàn xuất viện. Sau đó, vợ chồng Đực ngỏ ý vì con còn quá nhỏ, vợ không đi làm được, nên hai vợ chồng dự tính mở một nhà hàng bán thức ăn Việt Nam và mượn ông bà Smith khoảng 10,000 dollars.  Được một thời gian, vợ chồng Đực đóng cửa nhà hàng và rời khỏi San Antonio một cách bí mật, dĩ nhiên món nợ 10 ngàn cũng đi theo không hẹn ngày trở về.

Câu chuyện này xảy ra khi anh tôi cùng vợ con đã dọn về Dallas, nhưng nghe rất nhiều người quen ở San Antoinio kể lại. Vậy mà trong chuyến đi Wichita công tác, anh ghé thăm ông bà Smith, khi nhắc lại những kỷ niệm San Antonio và những người tỵ nạn Việt Nam thuở ấy, dù có nói đến anh Đực, ông bà Smith vẫn dùng lời lẽ ngọt ngào, không kể lể, oán trách. Nếu có ai hỏi thẳng chuyện ấy, ông bà sẽ vẫn bình thản nhẹ nhàng nói rằng, vợ chồng Đực hẳn là đã làm ăn thua lỗ, phá sản nên bỏ đi và chưa có tiền trả cho ông bà, vậy thôi!

Cũng theo lời anh tôi, hầu hết những người Việt lúc đó theo ông bà đi lễ, cuối cùng không một ai theo đạo Southern Baptist, kể cả anh tôi vì lấy vợ Catholic. Đặc biệt là vợ chồng anh Đực khi đứa con sơ sinh nguy kịch trong bệnh viện, đươc ông bà Smith tận tình giúp đỡ mọi bề, họ đã tự nguyện thề hứa với ông bà Smith sẽ theo đạo, nhưng rồi “hứa cho nhiều cũng vậy thôi”, thế mà ông bà Smith không hề than thở, thất vọng, vì họ đã sống đúng tinh thần Phúc Âm, đem yêu thương và sự thứ tha đến với người xung quanh.

Tháng 1 năm nay (2023), trong chuyến qua Texas thăm gia đình các anh chị em, dù anh tôi không còn ở San Antonio, dù ông bà Smith cũng đã rời San Antonio từ lâu, vợ chồng con cái chúng tôi vẫn làm một chuyến road trip về lại chốn xưa. Chúng tôi ở khách sạn Hilton ngay khu Alamo Museum kế bên River Walk, để thăm lại những nơi chốn tôi đã đi qua trong chuyến xuất cảnh đầu tiên qua Mỹ năm nào.

Đến ngôi nhà quen thuộc, dù chỉ được đứng bên ngoài chụp hình, lòng tôi lâng lâng niềm vui, bồi hồi sống lại những cảm xúc của gần 30 năm trước, khi tôi còn ở trại tỵ nạn, nơi có những đêm trong “giấc mơ Mỹ Quốc” của tôi, là thấp thoáng bóng căn nhà 6026 Merrimac Cove, và một gia đình Người Mỹ đạo Southern Baptist đầy lòng nhân ái, yêu thương!

Edmonton, Tháng3/2023

KIM LOAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,374
Khó khăn lắm mới chạy được một suất “khảo sát thị trường ở Mỹ”. Phải vừa đấu đá, vừa lót tay, tốn biết bao nhiêu công sức. Vậy mà, cuối cùng Nghiệp vướng phải yêu cầu ác nghiệt của Lãnh Sự Quán Mỹ, là vấn đề thế chấp tài sản. Lý do LSQ yêu cầu cũng dễ hiểu thôi — để bảo đảm người đi sẽ phải quay về. Hắn bước vào nhà. Cửa đã mở sẵn, Hà, vợ hắn đang ngồi chờ trên ghế sô pha.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Cô, viết về người cha, theo lời kể của một người hàng xóm cũ, hiện đang định cư ở Dallas, Texas.
Là con của một sĩ quan tù cải tạo, tác giả Lê Xuân Mỹ đã góp vào giải VVNM những bài viết xúc động. Ông đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2021. Sau đây là bài viết mới nhất của Ông, viết để tưởng nhớ hai người bạn Phạm Phúc-Hạnh Nguyên vừa qua đời, là nạn nhân của một vụ giết người ngày 1 tháng 6 vừa qua gây thương tâm kinh hoàng cho cộng đồng người Việt Bắc Cali.
Ban Tổ Chức Giải Viết Về Nước Mỹ trân trọng thông báo Lễ Phát Giải và Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2022-2023 sẽ được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 26 tháng 11, 2023 tại Garden Grove, CA.
Niềm vui của mùa hè ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy nào cũng có ghi số nhà, mũi tên chỉ đường, ngày thứ năm họ bắt đầu quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.
Dường như con cái lớn lên khó dạy hơn hồi còn nhỏ. Hồi nhỏ nói gì chúng cũng nghe, bây giờ con ít vâng lời hơn khiến tôi có cảm giác con càng lớn càng khó dạy. Khi con còn trẻ nhỏ, chạy nhảy lung tung, la hét, lục lọi phá phách làm cha mẹ vất vả, nhưng cũng không khổ bằng khi con trưởng thành. Ảnh hưởng của nền văn minh dân chủ đã khiến con cái tự quyết định cho chính mình trong nhiều vấn đề khiến cha mẹ chỉ biết cầu trời. Giáo dục con cái ngày nay thật sự là một vấn đề không dễ dàng.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới về chuyến thăm viếng Florida năm nay của tác giả.
Khi còn trẻ, tôi có người bạn đi tu, anh ta học bảy năm trời để thành linh mục. Anh ta nói với tôi, “Với người Công giáo, trong nhà có một người đi tu học làm linh mục là vinh dự, niềm hãnh diện của gia đình. Cha mẹ tôi không ép con cái nhưng thầm mong là điều đương nhiên. Tôi quyết định làm linh mục với hơn nửa phần tự chọn tương lai của mình, non nửa phần vì mong cha mẹ tôi được vui như một sự đền đáp của người con…” Nay ước gì được gặp lại anh ta, gặp linh mục tôi sẽ nói về đời sống Mỹ, “Trong nhà có một người con đi lính, không chỉ tốt cho bản thân người ấy sống có kỷ luật từ đó về sau mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình về cách sống đơn giản nhưng thực tế của người lính, lối suy nghĩ không ích kỷ vì tinh thần đồng đội của lính rất cao, là nguồn gốc, căn bản hình thành nên nhân cách con người tới suốt đời. Những thành viên trong gia đình không ít thì nhiều đều thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn khi suy nghĩ về những thay đổi chín chắn và độ lượng của th
Khi nghe bác sĩ nói thay tế bào gốc chúng tôi cùng thắc mắc có phải là tủy thích hợp từ người khác hiến tặng không? Nhưng bác sĩ giải thích là phương pháp mới bây giờ sẽ dùng ngay chính tủy tốt của bệnh nhân để thay vào. Tra Google thấy nói là THAY TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN. Nghe ngộ ghê! Bác sĩ cũng nói thêm bệnh nhân phải chịu nhiều phản ứng phụ rất khó chịu vì phải hóa trị một liều thuốc rất mạnh để làm các tế bào xấu lẫn tốt tiêu hết mới đưa tế bào gốc vào. Trong khi đó xác xuất chỉ 70% thành công và khả năng từ 1 đến 7 phần trăm sau này có thể bị vướng 1 loại ung thư máu không chữa được. Còn nếu không thay tủy thì bệnh ung thư của Hoàng sẽ trở lại sớm hơn. Thôi thì cứ chọn thay tủy vậy, 70% là con số cũng lớn mà. Cứ hy vọng đi!
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây là bài viết mới nhất, về câu chuyện "ai đời mẹ ghẻ lại yêu thương con chồng!"
Nhạc sĩ Cung Tiến