Hôm nay,  

Nơi Địa Ngục Loài Người

28/03/202316:33:00(Xem: 3256)

 

 

Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”.  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả.

 

*

IMG_7434 

Mấy ngày qua tôi dọn dẹp nhà cửa để đón cặp vợ chồng từ tiểu bang Connecticut qua. Chị tên Thanh Hương, thuộc khoá đàn chị của trường NTN mà tôi thường sinh hoạt họp mặt chung, anh tên Lê Phong đi du học Mỹ khóa một OCS (Officer Candidate School) vào năm 1970, là Sĩ Quan Liên Lạc Hải Yểm  (Naval GunFire Liaison officer). Anh đã đi tù “cải tạo” từ năm 1975 tới 1985.

Anh chị qua dự khoá hội ngộ “Gia Đình Hải Quân THĐ /OCS” tại nhà hàng Dynasty nằm trong khu Grand Century thuộc vùng Bắc Cali. Hai ngày nữa mới họp mặt, nên anh chị có thời gian chở tôi xuống Sacramento thăm bà hiệu trưởng trường Nữ Trung Học Thành Nội xưa. 

         

Sáng nay dậy sớm, tôi dọn thức ăn sáng và pha cà phê. Mấy anh em ngồi ôn chuyện xưa ngoài vườn. Tiếng chim hót réo rắt vui tai, không khí yên bình của buổi sáng tạo cảm giác thảnh thơi cho những người lớn tuổi đã về hưu, hưởng nhiều bổng lộc của đất nước Mỹ này. Bắt đầu từ những câu chuyện trên trời dưới đất, đi quanh thời gian hiện tại và ngày xưa, từ từ dẫn đến giai đoạn miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản. Bỗng dưng nét mặt anh Phong trầm xuống. Anh kể khoảng thời gian bị đi tù, quãng đời mà anh nói luôn ám ảnh trong đầu óc, dù anh đã cố gắng quên.

 

Chúng tôi hết đùa giỡn, lắng nghe câu chuyện một cách trân trọng của những mảnh đời khổ nhục lúc bị mất nước. Những người con từng hăng say chiến đấu, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước, nhưng vận nước nổi trôi, và các anh phải chịu sống trong lao tù đày đọa. Giọng anh từ từ như đang sống lại …

 

- Tui bị đưa đi “cải tạo” đầu tiên từ trại Thanh Hoá, rồi đến Nghệ An, Hà Tịnh, Lòng Hồ Sông Mực, cuối cùng về trại Ái Tử Bình Điền. Nói chung khi được mùa khoai bắp thì tiêu chuẩn mỗi tù nhân nhận hai trái bắp đủ hột, ăn không được no, mất mùa thì trái bắp không có hột, chỉ toàn là cùi bắp, tù nhân phải ăn hết cùi bắp mới giải quyết cơn đói hành hạ đến run tay run chân.

Chị Hương nén tiếng thở dài, quay sang tôi: 

- Em thấy khổ chưa 

 

Anh tiếp tục:

- Ngày nọ vệ binh ném lựu đạn bắt cá ở Lòng Hồ Sông Mực, cán bộ đã bắt hết những con cá lớn béo tốt. Buổi chiều sau một ngày lao động, tù nhân trở về sông tắm rửa, còn lại những con cá nhỏ, anh em tù bắt về dự trù tối nấu ăn. Nơi Lòng Hồ Sông Mực trời rất lạnh, nên hai đầu láng lúc nào cũng có hai nhóm lửa để sưởi ấm. Một anh tù tên T hí hửng, mừng rỡ công lao mình hốt được lon cá, vừa đem ra tìm cách hơ cho cá chín. Không may, bọn cán bộ đi ngang qua, họ túm anh này ra ngoài rừng bắt ăn lon cá sống. Anh T vừa ăn vừa ói mửa nôn thốc vì mùi tanh. Nhiều cán bộ bao vây đánh anh T liên tục, ép phải ăn cho hết. Suốt buổi anh T bị đánh nhừ người, tiếng ói như bò rống vang trong đêm khuya. Anh em bạn tù nằm nín thở không ai ngủ được, trăn trở nhìn ánh lửa bập bùng trong bóng tối, trí óc ngớ ngẩn tê liệt, miệng lưỡi đắng nghét, quai hàm cứng lại muốn á khẩu. 

 

Anh ngừng nói, hợp ngụm cà phê dường như đè nén nỗi cảm xúc đang dâng lên

- Tui cũng vớt được nửa lon gô, đêm trắng mắt sợ hãi, ám ảnh âm thanh ói mửa của T, chỉ trông trời mau sáng để đem cá ra suối đổ đi, vì điều đơn giản là không muốn mình bị đánh và ăn cá sống như anh bạn.

- Trời ơi

 

Tôi rùng mình thốt lên. Anh lắc đầu nói tiếp:

 

- Anh Nguyễn N trước là Đại uý Trinh Sát có dáng người cao ráo, nhanh nhẹn, đẹp trai và tánh tình rất vui vẻ. N được phân công làm đội trưởng ra vào nhà bếp nhận những việc lặt vặt. Nhà bếp để dành phần cơm cho cán bộ đi công tác, N đói quá ăn lén phần cán bộ nhiều lần. Cán bộ nghi ngờ giả đi công tác, rình rập theo dõi và N bị bắt quả tang, cán bộ đánh một trận nhừ tử gần chết. Cái đói hành hạ thời gian sau N thường bắt cóc nhái ăn, rồi bị chết và chôn tại Lòng Hồ Sông Mực.

 

Im lặng một hồi như đang nguyện cầu cho người bạn xấu số, mọi người cũng im lặng theo, anh tiếp: 

- Cán bộ có lúc ăn tiệc, thức ăn dư thừa quăng đổ vào thùng nước gạo. Ngày hôm sau những người giữ công việc nuôi heo dùng nước gạo, vớt những thứ gì có thể ăn được đem về chia anh em tù, bị cán bộ biết được, họ cấm không cho đụng tới thùng nước gạo, chờ đến năm, sáu ngày sau thùng nước thối rữa mới cho lấy.

 

Hàng ngày anh em vào rừng kiếm gỗ, có những khúc to nặng tới mét rưỡi, gắng sức cả chục người mới vác về nỗi, dùng cưa đóng bàn ghế cho cán bộ. Có những hôm đi sâu tới ba, bốn ngọn đồi. Anh em gặp bãi nấm vui mừng hái luộc ăn tại chỗ, ai dè bị trúng độc. Trong đoàn có bác sĩ H bị nặng nhất, đi không được anh em phải khiêng về.

 

Nhấp tiếp cà phê, anh lại thong thả:

- Tụi tui đi Thanh Hoá chặt 10 hecta rừng ở Lòng Hồ Sông Mực để làm Thuỷ Điện. Giai đoạn đó tui bị bệnh thương hàn nặng được đưa về Ái Tử. Một hôm khoảng chín, mười người tù rủ nhau đi trốn, vừa ra cổng đã bị chận bắt. Tui được giao việc nuôi heo, mang thức ăn cho những người ngồi trong hộp (chuồng chó). Đi ngang qua ngôi nhà điều tra của cán bộ, thấy áo tù dính đầy máu rớt văng từng mảnh khắp nơi, chắc hẳn các bạn tù bị đánh đập kinh khủng lắm....

 

              Tô cháo đã vơi, ly cà phê cũng cạn. Trời rực hồng tươi sáng, cây cỏ xanh um, mấy khóm hoa hồng vàng, đỏ, tím tươi màu còn đọng những giọt sương mai lấp lánh chưa chịu tan. Bầu trời xanh ngát, những cụm mây trắng tản mát trôi nhiều phương, tôi ngẩng mặt nhìn rồi thốt một câu lấy lệ “ngàn năm mây bay” để cố nuốt những giọt lệ chực trào ra, trái tim nén thở theo câu chuyện đau lòng tức tưởi.

 

            Tôi châm trà thêm vì anh vẫn nói say sưa như chưa bao giờ được nói. Hình như mắt anh lạc thần, không nhận diện những gì trước mắt mà chỉ thấy khoảng thời gian trong địa ngục tối tăm của tháng ngày tù đày.

 

Nhiều tiếng phôn liên tục, anh Phong tạm ngưng câu chuyện để sửa soạn lên họp bạn, bàn bạc chuẩn bị cuộc gặp gỡ của “Gia Đình Hải Quân THĐ /OCS” ngày mai.

 

           Đêm hội ngộ khoảng hơn hai trăm người. Bạn bè gặp nhau tay xiết chặt mừng rỡ, bộ y phục trắng ngời của binh chủng Hải quân lúc làm lễ thật oai phong đẹp mắt.

 

Tôi đang để dòng ký ức quay về năm tháng cũ thì anh Phong đến ngồi bên chúng tôi, nét mặt anh tư lự thoáng buồn:

 

- Họp mặt để gặp nhau mừng rỡ chuyện trò, vì mái tóc ai cũng đã điểm sương chiều, vượt tuổi thất thập cổ lai hy. Bao nhiêu bạn đã ra đi, mấy người còn ở lại?!! Nhớ thời tuổi trẻ giữ gìn non sông, hiến dâng cuộc đời cho tổ quốc, bảo vệ lá cờ vàng có chính nghĩa. Sự biến đổi tình hình quá lẹ làng, cái đau của thể xác nào so được nỗi đau của tinh thần luôn dày vò. Mặc lại bộ quân phục của Hải Quân như để giải tỏa niềm mơ ước cũng như nỗi uất ức phần nào, và cũng để ôn lại một thời của người lính Việt Nam Cộng Hoà với tinh thần bất khuất, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

 

Tôi suy nghĩ miên man: những lớp người được đi du học Mỹ, được đào tạo huấn luyện kỹ càng về ngành thuỷ. Tinh thần họ anh dũng, chí làm trai can trường, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ miền Nam, đem sự an vui cho người dân sống trong ấm no, tự do và hạnh phúc. Biết bao người lính đã hy sinh xương máu với cuộc chiến do miền Bắc muốn xâm lấn, biết bao người lính vẫn kiên trì chiến đấu đến giờ phút cuối. Ôi thế sự bể dâu...Chỗ lạc hậu đòi giải phóng nơi tân tiến văn minh, chỗ nghèo đói đòi giải phóng nơi ấm no. Họ dùng miệng lưỡi khôn khéo để ngon ngọt với dân miền Nam, nhưng dân miền Nam vẫn luôn nhớ câu nói của tổng thống Thiệu “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm.”

 

Các hình ảnh đấu tố chôn sống cày đầu thật dã man tàn ác ở miền Bắc với chiến dịch cải cách ruộng đất. Chuyện điển hình là ông nội tôi có tên trong danh sách, gia đình phải trốn thoát chạy đêm từ làng quê lên Hà Nội để xuống Hải Phòng di cư vào Nam. Ký kết ngừng bắn, để dân được sống yên bình nhưng tuổi thơ của tôi luôn nghe bên tai tiếng pháo kích, luôn xem cảnh nhà sập, trường học sập, trẻ em người lớn chết thảm thương diễn ra hằng ngày. Bằng chứng rõ rệt nhất là Tết Mậu Thân không thể che giấu được tội ác của họ. Miền Nam đào tạo các binh chủng lính là để tự vệ, quan tâm bảo vệ tới đời sống thanh bình của người dân chứ chẳng xâm lấn miền Bắc, chỉ có họ ký kết ngưng bắn nhưng lại phá hủy, xé ngay bản hoà đàm Paris.

 

             Tháng tư năm 1975 họ chiến thắng miền Nam, cho tôi mở lớn mắt nhìn cảnh tượng người dân Quảng Trị vừa nghe rục rịch tình hình chiến sự đã khủng hoảng cắm đầu chạy trên Đại Lộ Kinh Hoàng để vào Huế, đã diễn ra biết bao cảnh chết chóc điêu tàn. Huế lại đua nhau chạy vào Đà Nẵng. Tại sao lại có cảnh cha gánh mẹ già, vợ vác con dại…Từng đoàn người lầm lũi đi bộ trên đèo Hải Vân, dùng tất cả sức mòn hơi cạn miệt mài đi như chạy trốn ma quỷ đang ám sau lưng, tiến nhanh về phía có ánh mặt trời. 

 

            Tháng tư năm 1975 một bầu trời tang thương, mây đen u ám chụp xuống cuộc sống dân miền Nam. Nhà sĩ quan bị tịch thu, dân bị ép đi kinh tế mới, con “ngụy” không được học. Vợ sĩ quan lăn lóc giữa chốn bụi trần, dãi nắng dầm mưa kiếm cơm gạo nuôi con, và chắt chiu từng đồng dành dụm đi thăm chồng…

 

Đổi tiền, khám xét tư gia thành phần buôn bán, ăn cướp trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của dân...Đây rất rõ ràng chuyện của ba tôi, ông là trưởng cuộc Cảnh Sát, sau một năm đi học tập, ông không được ở thành phố. Muốn yên thân ba tôi kéo cả gia đình lên kinh tế mới vùng Sông Dầu thuộc tỉnh Phan Rang sinh sống. Với sáng kiến và sự lanh lẹ tháo vát, ông mở ngay lò đúc gạch, con cái sắm bò vào rừng kéo gỗ. Tình trạng khả quan ba tôi tuyển hết dân trên vùng kinh tế mới vào làm lò gạch, phát lương và xuất tiền trả bệnh viện lúc công nhân ốm đau. Dần dần ông đệ đơn xin huyện xã cấp gạo theo tiêu chuẩn công nhân được hưởng quyền lợi lãnh phần mỗi tháng. Công việc càng ngày càng phát triển, các bệnh viện, trường học, cơ quan lên ký hợp đồng mua gạch rất đông khách hàng. Chỉ một khoảng thời gian ngắn khấm khá, cấp lãnh đạo gởi giấy “mượn” lò gạch, mượn trâu bò và xe kéo. Ba tôi biết trước tình hình, còn chút của cải là hai chiếc xe đạp và máy hát, sáng sớm hôm sau cha con tôi đạp về vùng kinh tế mới khác gởi nhà ông chú. Không bao giờ tôi quên được hình ảnh hai cha con đạp xe từ 5 giờ sáng tới 2 giờ chiều dưới trời nắng gắt, chỉ nghỉ ăn cơm trưa nơi cửa hàng dịch vụ ăn uống tại thành phố Phan Rang. Ba tôi thở dài nói với các con “Một chế độ lạ lùng bất nhân, mình nghèo thì họ đạp cho chết luôn, mình khá một tý thì họ đi ăn cướp ngang nhiên ...chưa thấy chế độ nào như chế độ này.”

 

Khi họ vào chiếm Đà Nẵng, mẹ tôi sợ hãi tột cùng, mặt tái xanh gọi tôi lại, đưa tiền và mếu máo nói “con thích ăn gì thì cứ ăn, xong tới tiệm thuốc Tây mua mấy chai thuốc diệt rầy bọ về, mấy mẹ con mình cùng uống, chứ mẹ đã từng sống với họ rồi, sống không nổi đâu con ơi”. Tôi sững sờ nhưng quay lưng bỏ đi tránh nhìn nét mặt đau khổ tột cùng của người mẹ đã chạy trốn năm 1954 di cư vào Nam.

 

            Cảnh vượt biên tiếp diễn, chồng vợ xa nhau, tình yêu tan rã, gia đình ly tan, mạnh ai nấy đi tìm sự sống, tìm sự tự do trong nguy hiểm, sống chết liều mình giữa biển khơi, đàn bà con gái gặp hải tặc. Chẳng kể đâu xa, gia đình nhà chồng tôi có em gái bị mất tích, cháu gái biền biệt không nghe tin tức, bà con chồng bị hải tặc giết quăng xác giữa biển khơi. Muốn hiểu thêm nữa thì có hàng vạn chuyện thương tâm kể sẽ không hết.

 

            Thông cảm niềm đau chung của đất nước và nỗi buồn khôn tả của các anh. Nhớ lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam “làm tướng mà không giữ được thành thì sống làm chi nữa”, cùng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ cũng như Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung tá Nguyễn văn Long, và còn nhiều nhân vật khác nữa đã tuẫn tiết. Những người lính thầm lặng bỏ xác, còn các anh thì bị đày đọa chốn rừng sâu nước độc, chỗ tăm tối mà loài người cứ ngỡ chỉ có ở chín tầng địa ngục trong các bộ kinh Phật Giáo thường đọc, nhưng sự thật đã hiển hiện ngay nơi cõi trần gian này.

              

Ngày cuối cùng anh chị còn lên San Jose dùng bữa cơm thân mật với số bạn bè định cư vùng này trước khi trở về. Chia tay chúng tôi, anh chị than nhẹ 

- Đi chơi vẫn không yên, bà con kêu réo giúp việc này, lo việc kia dồn dập. 

Tôi cười: 

- Tại có tài thì phải mang nợ.

 

Quả thực trong thời gian ở lại nhà tôi, anh chị đã bận rộn liên tục trả lời phôn. Tôi được biết bước đầu lúc đặt chân đến Mỹ, định cư nơi tiểu bang Connecticut, anh làm việc tại cơ quan International Rescue Committee (IRC), giúp đỡ người tỵ nạn thế giới. Lo vấn đề foodstamp, trợ cấp, welfare, tìm xe, hướng dẫn đường xe bus, kiếm việc, làm SS, ID.

 

Lúc tuổi về hưu cho đến hiện nay anh nhận thông dịch mọi việc toà án, bệnh viện, di trú, quốc tịch. Hai người thay phiên nhau đi đón phi trường hoặc làm tài xế những việc khẩn cấp.

Anh chị là người sống có tình có nghĩa, đầy ắp lòng nhân hậu nên tùy trường hợp mà tính giá tượng trưng hoặc giúp đỡ không công. 

 

Tiễn anh chị ra xe, anh tuy đã gần bát thập nhưng nhìn còn khỏe mạnh, hai người thường lái xe xuyên bang thăm bạn bè. Con cái trưởng thành lập gia đình ra riêng, chỉ còn đôi vợ chồng già tìm niềm vui nơi các sinh hoạt cộng đồng, nơi hội Cao Niên, và họp bạn năm xưa. Những câu chuyện anh kể, hãi hùng và man rợ đã lấy những giọt nước mắt của tôi không ít. Giờ đây các anh còn chỗ dung thân nơi đất khách quê người, tuổi già lực bất tòng tâm, nhưng vẫn còn an ủi được nhìn thấy lá cờ vàng thân yêu. Tôi luôn kính ngưỡng những người lính Việt Nam Cộng Hoà, những người bị tù tội một thời tưởng như từ cõi địa ngục được sống sót trở về.

 

Tháng Tư Bừng Ký Ức

 

Mỗi tháng tư về gợi nhớ thay

Miền Nam điêu đứng lệ vơi đầy 

Đua nhau chạy giặc tìm phương thoát 

Giặc Cọng xông tràn quyết chiếm vây 

 

Lầm lũi đoàn người bước thật nhanh 

Hải Vân cuốc bộ vẫn cam đành 

Tay bồng, tay ẵm kiên trì sức 

Gắng gượng trèo đèo phút tử sanh

 

Các tướng can trường chẳng sợ chi

Niềm đau “mất nước sống làm gì“ 

Xem thường sự chết tìm đường tử 

Lịch sử trang hùng sẽ khắc ghi 

 

Người lính phế binh quá thảm thương

Thân đang điều trị chuyện khôn lường 

Lết rời bệnh viện đời tăm tối 

Cuộc sống không tìm ánh thái dương 

 

“Cải tạo” chồng đi biệt mút mùa 

Rừng thiêng nước độc bị giam lùa

Khổ sai, lao động thân mòn mỏi 

Nước mắt chan hoà cúi phận thua

 

Vợ lết bên lề nét xác xơ 

Kiếm tiền nuôi nhọc đám con thơ 

Chắt chiu gom góp thăm tù tội 

Đợi mãi mù tăm dõi bóng chờ 

Những kẻ yêu rồi cũng hết duyên

Chia tay vượt biển trốn chui thuyền 

Tương lai tự cứu liều giông bão 

Ánh sáng Tự Do quyết đến miền

 

Mỗi tháng tư về dạ chứa chan

Lưu vong gìn giữ lá cờ vàng 

Bây giờ dẫu điểm sương đầu bạc 

Bốn tám năm còn nỗi hận mang

 

Minh Thúy Thành Nội 

                                                                                                Tháng Tư / 2023 

Ý kiến bạn đọc
08/04/202302:11:36
Khách
Nếu các ông Duơng Văn Minh và Vũ Văn Mẫu thay vì ra lệnh buông súng đầu hàng ngày 30-4-75, chỉ bỏ ngõ thành phố SG rồi rút quân về Cần Thơ theo ngã Gò Công tiếp tục chánh phủ VNCH thì có thể cầm cự đuợc thêm ít nhất vài tháng, và quân dân miền Nam đuợc thêm vài tháng sống không bị sa địa ngục trần gian. Kéo dài thêm VNCH một ngày thì dân miền Nam không bị điạ ngục thêm 1 ngày. Nguợc lại ông Duơng Văn Minh lại nôn nóng đầu hàng lập tức để 10 triệu nguời miền Nam còn lại phải sa vào địa ngục sớm thì đây là cái nghiệp báo đẩy 10 triệu nguời vào địa ngục mà ông Minh và nhóm Hoà Giải phải gánh chịu. Sau ngày 30-4-75 dân miền Nam mới hối tiếc những ngày có cơm ăn không bị đói không bị tù duới thời VNCH. Ngày nay 1.5 tỷ nguời vẫn còn sống duới điạ ngục CS, bi thảm nhất là dân Bắc Hàn, đói khổ trong hơn 75 năm qua.
Thật xui xẻo cho miền Nam là từ 1974 TC đã tìm cách liên lạc với TT Thiệu, Huơng, và Minh cho một giải pháp miền Nam trung lập nhưng cả ba ông đều bỏ qua cơ hội cứu Nam VN khỏi địa ngục CSVN. Theo một tài liệu thì ông Duơng Văn Minh có nói như sau :"Cuộc đời tôi đã làm tay sai cho Pháp, Mỹ, thì nay không còn muốn làm tay sai cho nuớc nào (TC) nữa". Theo Trần Gia Phụng thì khoang 27/4/75 TC ngỏ ý đem quân đến bảo vệ Sàigòn nhưng TT Huơng lại sợ khi quân TC đến đóng quân thì họ không về nuớc nên không chịu . Quyết định bỏ cuộc của hai ông TT Huơng và TT Minh đã làm miền Nam mất cơ hội tồn tại và miền Nam sa dịa ngục năm 1975.
03/04/202318:57:18
Khách
Nhiệm vụ của chánh quyền là báo truớc cho dân biết tai hoạ sắp đến như bão lụt, động đất, nuí lửa, tuyết rơi, cầu cống hư hại, để dân chúng tránh nạn. Nhưng chánh phủ VNCH lơ là trong việc cảnh cáo dân về địa ngục CS cho quân cán chánh và dân. Phải chi chánh phủ cho viết bài cảnh báo về điạ ngục CS qua tin tức từ bộ đội hồi chánh, nguời miền Bắc vuợt tuyến vào Nam, phim Chúng Tôi Muốn Sống, lính VNCH bị CS bắt trốn thoát đuợc, chôn sống Tết Mậu Thân vv.. thì đã giúp đuợc nhiều nguời VN di tản truớc khi CS đến hay sau khi có lệnh đầu hàng. Y sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Luơng chịu ở lại bệnh việnh Duy Tân săn sóc bệnh nhân cho đến khi CS vào rồi trong tù cải tạo phải tự tử bằng thuốc sốt rét. Nhieu quân cán chánh khi vào cải tạo rồi mới biết địa ngục CS, một số bị chết, khi còn sống trở về chỉ là thân tàn ma dại chỉ vì Bộ Thông Tin và Tổng Cục CTCT không chịu cảnh cáo tai hoạ CS như đánh tư sản, tù cải tạo, xử tử bắn bỏ, chôn sống, bị bỏ đói, không có thuốc men, vv.. cho mọi nguời.
01/04/202301:14:49
Khách
Trong cuốn “Trại Cải Tạo “, tác giả Phạm Quang Giai thuật lại : “Cộng sản không cần đánh đập, không cần kết án mà chúng đã dùng cái máy chém “Đói”, chúng lê cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiếng là ác độc, là giết người ".

Người tù Nguyễn Chí Thiện đã mô tả ngục tù ở Miền Bắc vào năm 1966 bằng lời thơ như sau:

Suất cơm tôi một hôm đánh đổ
Tôi còn đương đau khổ nhìn theo
Thì nhanh như một đàn heo
Bốn, năm đầu bạc dẫm trèo lên nhau
Bốc ăn một lúc sạch làu
Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau!
31/03/202321:16:23
Khách
Trại tù "cải tạo" của bọn rợ CSVN:

“Tôi Phải Sống” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ viết về trại tù Thanh Cẩm : "Linh mục Hùng với chân phải bị cưa lên khỏi gối. Ngài bị chưa chân đến 2 lần trong một thời gian ngắn tại nhà thương huyện Cẩm Thủy vào năm 1979 chỉ vì một mụt nhọc trên bàn chân mà không được công an trại cho chữa trị.

"Về sau vết thương trở thành mạch lươn, ăn ruồng trong xương ống quyển, do đó cán bộ trại cho đưa ngài ra bệnh viện huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cưa chân ngài. Lần cưa chân đầu tiên, vì lớp da không bọc được đầu xương ống quyển nên phải cưa chân lại lần thứ hai cũng thực hiện bằng lưỡi cưa sắt và cưa sống không gây mê và gây tê,. Ngài đã chết đi, sống lại nhiều lần trên lâm sàng ".
31/03/202318:29:36
Khách
Ngục tù Cộng sản là đây:

Bị Sạn Thận - 01/07/2001 - Chu Tất Tiến : Tôi đã có lần kinh hãi nhìn một anh bạn vốn là võ sư vô địch Á Châu về Thái cực Đạo, trần truồng nằm trên cái bàn dài của bệnh xá K-30 ở Suối Máu, chân tay bị ghì xuống bởi bốn anh bạn “tù cải tạo” khác để một anh bác sĩ thọc cái kẹp sắt vào trong cái “vật kia”, móc mấy cục sạn ra, máu me lênh láng! Mỗi lần cái kẹp được thọc vào ống, anh võ sư lại cong nguời lên, muốn bật cả tám cánh tay khỏe mạnh ra, rống lên như “sư tử hống” vang khắp trại…Trong khi ấy thì “Cô Cán Bộ Y Sĩ Công An” đứng nhìn chăm chú, nét mặt cũng nhăn lại, ớn lạnh. Còn rất nhiều lần khác Tếu tôi mất ngủ chỉ vì có anh bạn bị sạn thận, nằøm rú lên cả đêm y như… chó tru vậy!
30/03/202322:08:20
Khách
Khi quân và dân miền Nam bị sa vào tay lũ giặc Cộng sản Hà nội đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô :

*** ” Những người lính bị bỏ rơi”- Bằng Phong:Trong trại tù ” cải tạo”, trung tá TQLC Huỳnh Văn Lượm đã bị CS sát hại bằng cách đẩy ông vào chảo nước sôi, vì ông đã ví chúng như những cái máy phát thanh, vắn nút “on” lên thì đứa nào cũng nói một giọng điệu.

***Ở trại tù “cải tạo ” T. 154, Tiên Phước, Quảng Nam , các tù nhân ai cũng biết Đại úy Nguyễn Phượng. Sau khi đọc cuốn « Thơ của Hồ chủ tịch » , ông đã nói : « Hồ chí Minh là thằng dốt biết gì mà làm thơ ».
Chính vì vậy, bọn Cộng sản đã đưa vào nhà cùm, bị bỏ đói cho đến chết. Khi chết rồi mà đôi chân ông vẫn còn trong đôi cùm sắt treo trên tường, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối.

“Nhà Đỏ Vô Thần ” – Nguyễn Quang Hồng Nhân : Ở trại tù “cải tạo” Xuân Phước, A 20, Tuy Hòa, Phú Yên , một sinh viên đấu tranh không mệt mỏi trong tù về dân sinh, dân quyền, anh đã bị Cộng sản đánh đập rất nhiều. Anh đã nhảy xuống giếng tự tử, may mắn được cứu sống. Anh đã đập đầu vào tường. Anh đã từng treo cổ. Lần cuối cùng khi được chuyển vào đội hậu cần làm nhà bếp, anh đã nhảy vào chảo nước đang sôi và ra đi vĩnh viễn. Anh đã để lại lá thư tuyệt mạng với những đòi hỏi về dân sinh, dân quyền. Anh là một sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh.

***Vượt Biên Và Mãnh Đời Tỵ Nạn- 25/03/2004- Nguyễn Lê : ” Bị động viên vào trường võ bị Thủ Đức, ra trường với cấp bậc chuẩn úy. Hành quân liên tiếp từ mặt trận này tới mặt trận khác và bị thương phải đưa cưa mất một chân và lắp chân giả tại nhà thương Cộng Hòa. Buồn thay và độc ác thay bọn cộng sản đã đầy đọa tôi trong tù, họ gọi là tù cải tạo trong thời gian hơn 3 năm “.
v.v...
30/03/202322:02:26
Khách
Trong cuốn “Trại Cải Tạo “, tác giả Phạm Quang Giai thuật lại : “Cộng sản không cần đánh đập, không cần kết án mà chúng đã dùng cái máy chém “Đói”, chúng lê cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiếng là ác độc, là giết người.

" Một khoản triền núi Mường Ngãi (Sơn La) có bãi cát phẳng lỳ, thế mà chỉ sau vài ba tháng, hàng trăm ngôi mộ của tù chính trị miền Nam được đắp lên vội vã…. Số người chết trong mùa đông thật nhiều. Tổ chúng tôi trực xác chết được chừng một tháng thì vào giữa giai đoạn lạnh rét, thiên hạ bị chết nhiều quá. Có ngày phải chôn hai người, có ngày ba người”.
30/03/202321:58:18
Khách
Ký giả Nguyễn Tú nhận định rằng bọn cộng sản Việt Nam còn tàn độc hơn là ác quỷ vì chúng có khoái cảm khi hành hạ người ta. Tại trại tù “cải tạo” Xuân Phước, mỗi khi tù nhân bị kiên giam, cứ mỗi chén cơm, chúng đổ vào đó một chén nước muối. Vì đói quá cho nên người tù đã phải vừa gạt nước mắt vừa ăn. Khi được thả ra vì quá khát nước nên người tù cứ gục mặt xuống uống nước cống rãnh mà không ai kéo lên được. Cảnh tượng này giống hệt như cảnh chết khát trên sa mạc .

* VOA :“Ký giả Nguyễn Tú từng được các đồng nghiệp của ông và nhiều giới chính trị, ngoại giao thời Việt Nam Cộng Hòa ngưỡng mộ là một ký giả có khả năng đi trước thời cuộc, nhưng chính xác và đáng tin cậy qua lối phân tích nhìn ra trước tình thế của ông.
Trong những năm chiến tranh, ông Nguyễn Tú không bao giờ từ nan đi ra mặt trận, bám theo các cuộc hành quân nguy hiểm với Quân lực VNCH và đồng minh trên khắp 4 vùng Chiến thuật “.
29/03/202313:58:50
Khách
Gia đình chúng tôi may mắn rời Sài Gòn và đang ở đảo Wake được ba ngày thì nghe tin miền Nam bị Cộng Sản cưỡng chiếm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Cá nhân tôi đã tự nhủ ngay lúc đó là ngày nào Việt Nam [của tôi] chưa có Tự Do thì tôi sẽ không bao giờ trở về [cho dù bất cứ lý do gì] để nhìn lại những bến bờ.

[Khi những dòng chữ này được viết thì tôi chưa lần nào và có lẽ mãi mãi sẽ chẳng bao giờ về thăm quê hương, mảnh đất hình chữ S nơi tôi được sinh ra và lớn lên, mặc dù trong tôi vẫn yêu tiếng nước tôi vừa khi mới ra đời.]

Được đọc rất nhiều tác phẩm, tài liệu viết về những kinh nghiệm hãi hùng, kinh khủng và khủng khiếp do bọn cs trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra, đã làm tôi rơi nước mắt như mưa và trong lòng không khỏi cực kỳ xót xa cho đồng bào tôi.

Nhưng khi nhìn thấy cảnh người Việt hải ngoại [nạn nhân] hớn hở về thăm VN, tôi cảm thấy hụt hẫng [feel down in the dumps], hoang mang [confused] vì không hiểu được số người Việt này tỵ nạn chính trị hay kinh tế ?

Chạy [bọn cs] vắt giò lên cổ, chịu thí mạng sống, chịu nhục cho bản thân, hết lên đường lại xuống đường đả đảo chúng nó xong quay lại dâng ngoại tệ cho chúng nó làm giầu, giúp chúng có thêm phương tiện để tiếp tục duy trì chế độ độc tài đảng trị.

Lúc còn sinh thời, có thể để tự bào chữa và đồng thời ám chỉ tâm trạng phức tạp, hỗn độn của người Việt hải ngoại, nhạc sĩ [dân tộc] Phạm Duy đã từng tuyên bố: "tôi không chống cộng nữa mà chỉ chống gậy.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,729
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
Nhạc sĩ Cung Tiến