Hôm nay,  

Người Đi Qua Nhà Tôi

30/01/202317:59:00(Xem: 3254)

 

Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017.

 ***

 

Một ngày như mọi ngày... Từ sáng sớm hơi sương còn lãng đãng trong không gian tĩnh lặng, một bóng người lầm lủi lê chân từng bước, từng bước khập khểnh đi ngang qua sân trước nhà tôi. Từ cửa sổ thư phòng nhìn ra ngoài, hình bóng một người đàn ông trạc tuổi lục tuần ẩn hiện sau hàng cây cảnh trước sân nhà. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, dù nắng mưa hay rét mướt, người đàn ông này vẫn xuất hiện với cây gậy trên tay chống đỡ tấm hình hài gầy guộc, tật nguyền, vẫn chiếc nón lưỡi trai che đầu mưa nắng, vẫn chiếc áo khoác xanh cũ kỷ phai màu và cái túi xách nhỏ mang vai. Thoạt đầu tôi cứ tưởng ông ta là một người vô gia cư hay một người hành khất lang thang trên con đường vô định...

Hỏi ra mới biết ông ta là một người tù cải tạo qua định cư tại Hoa Kỳ dưới dạng tị nạn chính trị sau khi vượt biên qua ngả Thái Lan. Ông đi một mình để lại vợ con ở quê nhà. Qua Mỹ ông bắt đầu làm việc kiếm sống. Nhưng không may ông bị tai nạn lao động gãy một chân nên từ đó không kiếm được việc làm. Ông sống với sự trợ cấp của chính phủ. Nơi ở của ông là một căn phòng nhỏ thuê lại của chủ nhà. Ông sống cô đơn không người thân, không bạn bè, thậm chí ông không có đến một phương tiện gì để giải trí như TV, Radio... Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày thầm lặng bên lề xã hội. Mặc dù tật nguyền ốm yếu, ông cũng tự lo lấy đời sống qua ba việc rất đỗi bình thường: đi chợ mua thức ăn nấu sẵn, tự giặt giũ quần áo và tối đến là lên giường ngủ. Vợ ông ở Sài Gòn đã đi lấy chồng và không còn liên lạc với ông nữa. Ông cũng không có đủ khả năng để bảo lãnh hai đứa con qua Mỹ, đành âm thầm sống một mình trong cô đơn giữa một xã hội văn minh vốn có sẵn nhiều phương tiện kỹ thuật tân tiến.

Đã mấy năm nay, mỗi sáng sớm tôi vẫn thấy ông đi ngang qua nhà tôi, một mình lủi thủi lê bước chân khập khểnh, tay tựa trên chiếc gậy mong manh như thân xác gầy gò, xanh xao không còn sinh lực của ông. Ông bước đi chậm rãi, luôn luôn cúi mặt xuống đất không nhìn lên trời, có lẽ ông không muốn nhìn thấy cảnh đời bon chen xuôi ngược để cho cõi lòng mình được yên bình thanh thản. Hình như chiếc mũ lưỡi trai chụp trên đầu cũng đồng tình với ông, nó che khuất tầm nhìn lên của ông. Sáng sớm ông đi và đến xế trưa ông mới trở về. Ông sống nơi phồn hoa đô hội mà cầm bằng như ở chốn lâm tuyền. Ông chỉ biết một con đường từ nhà ông đến chợ và trở về. Đôi khi mỏi mệt ông dừng chân trước sân nhà tôi để ngắm những bông hoa cây cảnh trong vườn. Ông chiêm ngưỡng thật lâu những cánh hoa màu đỏ thắm của cây lựu nở rộ vào mùa xuân. Có thể màu đỏ thắm của hoa lựu làm ông nhớ lại màu hoa phượng vĩ trước sân trường ghi dấu ấn những kỷ niệm êm đềm của thời dĩ vãng, thời học sinh thơ mộng xa xưa...

Mùa Đông năm nay ở Dallas thời tiết khá lạnh không như những năm trước đây và kéo dài rất lâu. Ban đêm hàn thử biểu xuống 25 – 28 độ F, ban ngày lên chút đỉnh đến 30 – 40 độ F. Ngồi trong xe còn phải mở máy nóng. Thế nhưng ông vẫn mặc chiếc áo mỏng với chiếc quần kaki cũ kỷ và vẫn bình thản đi đi về về bất chấp cái lạnh buốt xương. Ông phải đi để mua thức ăn hàng ngày đã nấu sẵn ở chợ; ông không biết làm bếp, và bà chủ nhà không cho ông sử dụng tủ lạnh để trữ thức ăn. Hoàn cảnh của ông thật bi đát. Cảm thông cảnh ngộ của ông, tôi đem tặng ông chiếc áo khoác bằng nĩ và một cái khăn choàng giúp ông đỡ lạnh. Ông vui vẻ nói lời cám ơn.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện xảy ra bên Trung Quốc nói về tình cảm của con người với nhau. Ngày xưa đời Tam Quốc, nơi vườn đào, ba người bạn cùng thề sống chết có nhau, đó là Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Khi Quan Vân Trường bị lầm kế của Lữ Mông là tướng Đông Ngô và bị giết chết, Trương Phi vì nóng nảy bị thuộc hạ là Phạm Cương, Trương Đạt đâm chết trong lúc say rượu rồi cắt đầu đem dâng cho Đông Ngô, còn Lưu Bị vì nóng lòng báo thù cho hai em, bị kế hỏa công của Lục Tốn đốt 700 dặm trại, tổn thất nặng, phải lui về Bạch Đế thành mang bệnh mà chết. Trong thơ có câu:

“Nguyện thề sanh tử bạn hiền,

Lưu, Quan, Trương nợ đào viên nặng thề”.

Thế rồi tự nhiên tôi liên tưởng đến câu chuyện ngày xưa kể về hai nhân vật điển hình nói về sự giàu có và nghèo hèn: Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình vốn là con nhà giàu có, còn Dương Lễ thì xuất thân trong chốn bần hàn. Nhưng Lưu Bình đối đãi với Dương Lễ rất thân tình mật thiết, xuất tiền nuôi Dương Lễ lo trau dồi đèn sách. Đến khoa thi cả hai cùng lên đường ứng thí. Dương Lễ được chấm đậu bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt trở về. Vì ỷ mình giàu có, không chăm học hành, Bình vẫn thi rớt luôn. Bình lại có tính hào phóng, ăn tiêu phung phí tiền của không tiếc tay. Gặp khi loạn lạc, tài sản bị mất hết, quá sa sút. Lưu Bình bèn tìm đến để nhờ Dương Lễ giúp đỡ. Tuy ra làm quan Dương Lễ vẫn nhớ đến người bạn cũ, nay nghe Lưu Bình đến lấy làm mừng rỡ. Nhưng Dương Lễ vốn biết tính bạn hay chơi bời lêu lổng, chẳng chịu học hành, kịp nghĩ lại muốn tìm cách khéo léo khuyên bạn. Dương Lễ liền giả vờ lãnh đạm, tiếp rước Lưu Bình một cách lơ là. Cho lính lệ mời Lưu Bình ra ở nhà ngoài, dọn toàn là cơm hẩm với những món ăn xoàng, lại cho uống nước lã. Nghĩ tủi thân và giận người bạn vong ân bội nghĩa, Bình liền bỏ ra về. Về dọc đường Bình gặp một người đàn bà còn trẻ và đẹp hỏi han gợi chuyện. Bình bèn đem những gì buồn tủi kể hết cho nàng nghe. Nghe xong, nàng tỏ ý muốn giúp đỡ tiền bạc cho Bình ăn học. Nàng cho biết nếu Lưu Bình chịu nghe lời nàng, cố gắng trau dồi kinh sử, đạt được chữ công danh làm cho người bạn vong ân bội nghĩa Dương Lễ sáng mắt ra, chừng ấy nàng sẽ xin theo chàng suốt đời sửa túi nâng khăn. Lưu Bình đang cơn bơ vơ, nghèo túng, đành ưng chịu. Sau đó Lưu Bình ngày đêm mài miệt học hành, một phút không rời sách vở. Ít lâu sau, gặp kỳ thi, Lưu Bình liền ra ứng thí. Lưu Bình đã thi đỗ nhưng khi về nhà thì người đàn bà kia bỏ đi mất tăm dạng. Bình vô cùng đau đớn vì yên chí thi đỗ sẽ làm vừa ý người đẹp và có dịp rửa được mối hờn xưa. Trong dịp này, Dương Lễ vội cho người mang lễ vật đến chúc mừng và khẩn khoản mời Lưu Bình đến chơi. Ban đầu Lưu Bình định từ chối không nhận lễ mừng và quyết không bao giờ bước chân đến dinh của Dương Lễ nữa. Nhưng Lưu Bình lại muốn xem Dương Lễ còn giở trò gì nên cũng gắng gượng đến thăm Dương Lễ. Lưu Bình nghĩ thầm sẽ tìm ra những lời cay cú nặng nề mắng vào mặt tên phản bạn kia mới hả tức ngày trước. Khi Lưu Bình đến, Dương Lễ đã vui mừng ra tiếp rước một cách nồng hậu rồi lại cho người thiếp ra chào Lưu Bình. Bấy giờ Lưu Bình mới tỉnh ngộ: Thì ra người đàn bà đẹp đến giúp Lưu Bình tiền bạc và dùng lời lẽ khuyến khích Lưu Bình ăn học bấy lâu nay chính là nàng Châu Long, hầu thiếp của Dương Lễ. Thế là tình bạn tâm giao càng thêm mật thiết. Về sau, để nói về tình bạn gắn bó người ta thường dùng truyện Lưu Bình Dương Lễ để dẫn giải. Có câu:

Dù cho vật đổi sao dời,

Lưu Bình Dương Lễ đời đời thâm giao.

Mùa Đông rồi cũng qua đi qua đi, mùa Xuân lại đến. Những cây cảnh trước nhà tôi đã cùng với tiết Xuân đâm hoa nở nhụy. Cây lựu đã nở rộ những chùm hoa đỏ rực tươi thắm như mời gọi khách qua đường dừng chân chiêm ngưỡng. Nhưng mùa Xuân năm nay, từ cửa sổ thư phòng nhìn ra vườn, tôi không còn thấy bóng dáng người đàn ông đi ngang qua nhà tôi nữa.

 

Lê Quang Sinh

Ý kiến bạn đọc
04/02/202319:18:17
Khách
Thời buổi này người gốc Á, nhất là thuộc thành phần cao niên hoặc phụ nữ , đi ngoài đường dễ bị bọn kỳ thị hành hung . Gần đây nhất là trong tháng 12 vừa qua, ở Sunnyvale , Cali , một người cao niên đang đi bộ bị tên Jesse Fausto Correa đấm 6 cú vào mặt . Tên này đã bị truy tố về tội kỳ thị .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,443
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tác giả tưởng niệm 30 tháng Tư.
Gia đình Khương An ở giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế Huế, học cùng lớp, cùng trường Jeanne D’Arc với tôi. Hai vợ chồng họ vượt biên, đến định cư ở Seattle rất sớm. Khương An sinh hoạt trong hội gia đình tổng giáo phận Huế ở Seattle, hội này đa phần là người giáo xứ Phủ Cam nên biết gia đình tôi tới Cali, Khương An gọi điện thoại về Cali nhắc tôi đủ điều
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Mừng tác giả viết trở lại, bài viết mới dí dỏm, vừa tếu lâm vừa ngậm ngùi.
Tôi đọc nhiều chuyện kể về sự cam chịu số phận hẩm hiu của các nàng dâu, sự ti tiện của các chàng rể và sự cay độc của những bà mẹ chồng trong thời phong kiến, tôi cảm thấy ray rứt… Khi được sống trong xã hội văn minh, kinh tế phát triển, tưởng rằng: dâu, rể không còn là vấn đề phải ray rứt ngậm ngùi! Thế nhưng có nhiều điều cười ra nước mắt – nói hoài vẫn còn chuyện để kể bà con nghe chơi!
Tuy nói ngoài miệng như vậy, nhưng trong đầu tôi lúc đó cứ suy nghĩ miếc về sự khác biệt giữa xe đạp nam và xe đạp nữ. Hồi tôi còn ở Việt Nam làm gì có phân biệt xe đạp của nam hay của nữ. Ở cái xứ này sanh ra đủ thứ chuyện. Giống y như câu người xưa thường nói: "Phú quý sinh lễ nghĩa" rồi đẻ ra, phân biệt của nam của nữ cho bán được nhiều xe hơn...
Mẹ tôi hầu như lép vế, im tiếng trước, khi bố bắt đầu quát tháo. Tôi không hiểu sao ông dễ nổi nóng. Về mặt thể chất, hai người trái ngược nhau; mẹ tôi mỏng- manh; bố tôi vạm vỡ. Có lần ông quát to và giơ tay lên như sắp táng vào mặt mẹ tôi; mới tám tuổi, mà không biết sức gì thúc đầy tôi lao vào đứng giữa hai người, che chở cho mẹ.
Chị ngồi miết ngoài hàng hiên tới trời chạng vạng, không màng ăn cơm chiều khi đã nhìn ra quê cũ sau bao năm xa cách, không còn ai tin ai ngoài chính mình, không còn ai thương ai ngoài chính mình, không còn ai muốn giúp ai ngoài chính mình, không còn ai cho ai cơ hội ngoài chính mình… Chị trở thành người không giống ai trong gia đình, ngoài cánh cổng nhà chị cũng không giống những người quen xưa cũ, những người không quen nhưng đã chọn quê chị để định cư cũng vậy luôn. Họ đều ném cho chị những cái nhìn khó chịu về hành vi của chị vì không giống họ.
Một buổi chiều cuối mùa đông, nhóm cựu học sinh Đà Nẵng tại Bắc Cali hẹn nhau cùng đi thăm Cô tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose California. Thời gian trôi qua thật nhanh. Thấm thoắt đã hai năm Cô rời xa chúng tôi. Trời ngây ngây lạnh, trong cơn gió nhè nhẹ và cái nắng vàng hiu hắt, chúng tôi đứng quây quần quanh ngôi mộ nằm chênh chếch lưng chừng đồi. Nhớ Cô thật nhiều. Nhớ dáng người nhỏ nhắn, nụ cười ấm áp với khuôn mặt thật hiền. Nhớ đến một cô giáo có trái tim vô cùng nhân hậu, một người thầy đáng kính, suốt một đời luôn quên hạnh phúc riêng mình, để sống cho những người bất hạnh, những đứa trẻ bụi đời, lang thang, những bé mồ côi và những người cơ nhỡ. Bạn bè cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, một thời trung học, và những ngày tháng trên quê hương thứ hai này. Cùng nhau tưởng nhớ về Cô giáo Đặng Thị Liệu kính yêu của học trò Phan Châu Trinh và Nữ Trung Học Hồng Đức.
Anh chị em con Cindy không có ý kiến gì chuyện nó cặp thằng Matt, riêng ông Định thì không thích ra mặt, ông rất bực bội và không chấp nhận cuộc tình dị chủng. Ông Định vốn là sĩ quan Viẹt Nam Cộng Hòa, sau khi đi tù hơn năm năm thì được thả và đi Mỹ diện HO15. Ông Định sống ở Mỹ cũng ba mươi lăm năm nhưng xem ra khá bảo thủ, không chấp nhận và tiếp nhận cái mới, cái khác. Ông Định chưa từng ra khỏi tiểu bang này, chưa một lần ăn pizza hay hamburger. Khi nghe tin con Cindy cặp thằng Matt thì ông giận lắm. Ông cứ giữ khư khư cái quan niệm lấy Mỹ là đồng nghĩa me Mỹ nhưng thập niêm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Thời thế đã thay đổi, xã hội đổi thay, con người cũng khác nhưng ông không thay đổi, hơn nữa chuyện con Cindy với thằng Matt là tình yêu trong sáng, tình yêu thật sự ấy vậy mà ông vẫn không chịu thay đổi cách nhìn cách nghĩ của mình.
Có nhiều bạn học cho là A hay phô trương, nhưng với tôi, A không có vẻ gì như thế. A học giỏi so với bạn cùng lớp vì A đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có bằng TOEFL điểm cao nên nói tiếng Anh lưu loát. Thỉnh thoảng bạn ấy được thầy nhờ thông dịch cho các học sinh Việt Nam mới qua, không theo kịp bài giảng tiếng Anh của thầy. Trong lớp, A hay giơ tay hỏi và phát biểu ý kiến của mình khiến vài bạn khó chịu. Họ nói với nhau là A khoe mẽ giỏi tiếng Anh. Giờ nghỉ, A chủ động đi bắt chuyện làm quen với học sinh các lớp khác và những học sinh người nước ngoài.
Nhạc sĩ Cung Tiến