Hôm nay,  

Người Đi Qua Nhà Tôi

30/01/202317:59:00(Xem: 3256)

 

Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017.

 ***

 

Một ngày như mọi ngày... Từ sáng sớm hơi sương còn lãng đãng trong không gian tĩnh lặng, một bóng người lầm lủi lê chân từng bước, từng bước khập khểnh đi ngang qua sân trước nhà tôi. Từ cửa sổ thư phòng nhìn ra ngoài, hình bóng một người đàn ông trạc tuổi lục tuần ẩn hiện sau hàng cây cảnh trước sân nhà. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, dù nắng mưa hay rét mướt, người đàn ông này vẫn xuất hiện với cây gậy trên tay chống đỡ tấm hình hài gầy guộc, tật nguyền, vẫn chiếc nón lưỡi trai che đầu mưa nắng, vẫn chiếc áo khoác xanh cũ kỷ phai màu và cái túi xách nhỏ mang vai. Thoạt đầu tôi cứ tưởng ông ta là một người vô gia cư hay một người hành khất lang thang trên con đường vô định...

Hỏi ra mới biết ông ta là một người tù cải tạo qua định cư tại Hoa Kỳ dưới dạng tị nạn chính trị sau khi vượt biên qua ngả Thái Lan. Ông đi một mình để lại vợ con ở quê nhà. Qua Mỹ ông bắt đầu làm việc kiếm sống. Nhưng không may ông bị tai nạn lao động gãy một chân nên từ đó không kiếm được việc làm. Ông sống với sự trợ cấp của chính phủ. Nơi ở của ông là một căn phòng nhỏ thuê lại của chủ nhà. Ông sống cô đơn không người thân, không bạn bè, thậm chí ông không có đến một phương tiện gì để giải trí như TV, Radio... Cuộc sống của ông là những chuỗi ngày thầm lặng bên lề xã hội. Mặc dù tật nguyền ốm yếu, ông cũng tự lo lấy đời sống qua ba việc rất đỗi bình thường: đi chợ mua thức ăn nấu sẵn, tự giặt giũ quần áo và tối đến là lên giường ngủ. Vợ ông ở Sài Gòn đã đi lấy chồng và không còn liên lạc với ông nữa. Ông cũng không có đủ khả năng để bảo lãnh hai đứa con qua Mỹ, đành âm thầm sống một mình trong cô đơn giữa một xã hội văn minh vốn có sẵn nhiều phương tiện kỹ thuật tân tiến.

Đã mấy năm nay, mỗi sáng sớm tôi vẫn thấy ông đi ngang qua nhà tôi, một mình lủi thủi lê bước chân khập khểnh, tay tựa trên chiếc gậy mong manh như thân xác gầy gò, xanh xao không còn sinh lực của ông. Ông bước đi chậm rãi, luôn luôn cúi mặt xuống đất không nhìn lên trời, có lẽ ông không muốn nhìn thấy cảnh đời bon chen xuôi ngược để cho cõi lòng mình được yên bình thanh thản. Hình như chiếc mũ lưỡi trai chụp trên đầu cũng đồng tình với ông, nó che khuất tầm nhìn lên của ông. Sáng sớm ông đi và đến xế trưa ông mới trở về. Ông sống nơi phồn hoa đô hội mà cầm bằng như ở chốn lâm tuyền. Ông chỉ biết một con đường từ nhà ông đến chợ và trở về. Đôi khi mỏi mệt ông dừng chân trước sân nhà tôi để ngắm những bông hoa cây cảnh trong vườn. Ông chiêm ngưỡng thật lâu những cánh hoa màu đỏ thắm của cây lựu nở rộ vào mùa xuân. Có thể màu đỏ thắm của hoa lựu làm ông nhớ lại màu hoa phượng vĩ trước sân trường ghi dấu ấn những kỷ niệm êm đềm của thời dĩ vãng, thời học sinh thơ mộng xa xưa...

Mùa Đông năm nay ở Dallas thời tiết khá lạnh không như những năm trước đây và kéo dài rất lâu. Ban đêm hàn thử biểu xuống 25 – 28 độ F, ban ngày lên chút đỉnh đến 30 – 40 độ F. Ngồi trong xe còn phải mở máy nóng. Thế nhưng ông vẫn mặc chiếc áo mỏng với chiếc quần kaki cũ kỷ và vẫn bình thản đi đi về về bất chấp cái lạnh buốt xương. Ông phải đi để mua thức ăn hàng ngày đã nấu sẵn ở chợ; ông không biết làm bếp, và bà chủ nhà không cho ông sử dụng tủ lạnh để trữ thức ăn. Hoàn cảnh của ông thật bi đát. Cảm thông cảnh ngộ của ông, tôi đem tặng ông chiếc áo khoác bằng nĩ và một cái khăn choàng giúp ông đỡ lạnh. Ông vui vẻ nói lời cám ơn.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện xảy ra bên Trung Quốc nói về tình cảm của con người với nhau. Ngày xưa đời Tam Quốc, nơi vườn đào, ba người bạn cùng thề sống chết có nhau, đó là Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi. Khi Quan Vân Trường bị lầm kế của Lữ Mông là tướng Đông Ngô và bị giết chết, Trương Phi vì nóng nảy bị thuộc hạ là Phạm Cương, Trương Đạt đâm chết trong lúc say rượu rồi cắt đầu đem dâng cho Đông Ngô, còn Lưu Bị vì nóng lòng báo thù cho hai em, bị kế hỏa công của Lục Tốn đốt 700 dặm trại, tổn thất nặng, phải lui về Bạch Đế thành mang bệnh mà chết. Trong thơ có câu:

“Nguyện thề sanh tử bạn hiền,

Lưu, Quan, Trương nợ đào viên nặng thề”.

Thế rồi tự nhiên tôi liên tưởng đến câu chuyện ngày xưa kể về hai nhân vật điển hình nói về sự giàu có và nghèo hèn: Lưu Bình và Dương Lễ. Lưu Bình vốn là con nhà giàu có, còn Dương Lễ thì xuất thân trong chốn bần hàn. Nhưng Lưu Bình đối đãi với Dương Lễ rất thân tình mật thiết, xuất tiền nuôi Dương Lễ lo trau dồi đèn sách. Đến khoa thi cả hai cùng lên đường ứng thí. Dương Lễ được chấm đậu bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt trở về. Vì ỷ mình giàu có, không chăm học hành, Bình vẫn thi rớt luôn. Bình lại có tính hào phóng, ăn tiêu phung phí tiền của không tiếc tay. Gặp khi loạn lạc, tài sản bị mất hết, quá sa sút. Lưu Bình bèn tìm đến để nhờ Dương Lễ giúp đỡ. Tuy ra làm quan Dương Lễ vẫn nhớ đến người bạn cũ, nay nghe Lưu Bình đến lấy làm mừng rỡ. Nhưng Dương Lễ vốn biết tính bạn hay chơi bời lêu lổng, chẳng chịu học hành, kịp nghĩ lại muốn tìm cách khéo léo khuyên bạn. Dương Lễ liền giả vờ lãnh đạm, tiếp rước Lưu Bình một cách lơ là. Cho lính lệ mời Lưu Bình ra ở nhà ngoài, dọn toàn là cơm hẩm với những món ăn xoàng, lại cho uống nước lã. Nghĩ tủi thân và giận người bạn vong ân bội nghĩa, Bình liền bỏ ra về. Về dọc đường Bình gặp một người đàn bà còn trẻ và đẹp hỏi han gợi chuyện. Bình bèn đem những gì buồn tủi kể hết cho nàng nghe. Nghe xong, nàng tỏ ý muốn giúp đỡ tiền bạc cho Bình ăn học. Nàng cho biết nếu Lưu Bình chịu nghe lời nàng, cố gắng trau dồi kinh sử, đạt được chữ công danh làm cho người bạn vong ân bội nghĩa Dương Lễ sáng mắt ra, chừng ấy nàng sẽ xin theo chàng suốt đời sửa túi nâng khăn. Lưu Bình đang cơn bơ vơ, nghèo túng, đành ưng chịu. Sau đó Lưu Bình ngày đêm mài miệt học hành, một phút không rời sách vở. Ít lâu sau, gặp kỳ thi, Lưu Bình liền ra ứng thí. Lưu Bình đã thi đỗ nhưng khi về nhà thì người đàn bà kia bỏ đi mất tăm dạng. Bình vô cùng đau đớn vì yên chí thi đỗ sẽ làm vừa ý người đẹp và có dịp rửa được mối hờn xưa. Trong dịp này, Dương Lễ vội cho người mang lễ vật đến chúc mừng và khẩn khoản mời Lưu Bình đến chơi. Ban đầu Lưu Bình định từ chối không nhận lễ mừng và quyết không bao giờ bước chân đến dinh của Dương Lễ nữa. Nhưng Lưu Bình lại muốn xem Dương Lễ còn giở trò gì nên cũng gắng gượng đến thăm Dương Lễ. Lưu Bình nghĩ thầm sẽ tìm ra những lời cay cú nặng nề mắng vào mặt tên phản bạn kia mới hả tức ngày trước. Khi Lưu Bình đến, Dương Lễ đã vui mừng ra tiếp rước một cách nồng hậu rồi lại cho người thiếp ra chào Lưu Bình. Bấy giờ Lưu Bình mới tỉnh ngộ: Thì ra người đàn bà đẹp đến giúp Lưu Bình tiền bạc và dùng lời lẽ khuyến khích Lưu Bình ăn học bấy lâu nay chính là nàng Châu Long, hầu thiếp của Dương Lễ. Thế là tình bạn tâm giao càng thêm mật thiết. Về sau, để nói về tình bạn gắn bó người ta thường dùng truyện Lưu Bình Dương Lễ để dẫn giải. Có câu:

Dù cho vật đổi sao dời,

Lưu Bình Dương Lễ đời đời thâm giao.

Mùa Đông rồi cũng qua đi qua đi, mùa Xuân lại đến. Những cây cảnh trước nhà tôi đã cùng với tiết Xuân đâm hoa nở nhụy. Cây lựu đã nở rộ những chùm hoa đỏ rực tươi thắm như mời gọi khách qua đường dừng chân chiêm ngưỡng. Nhưng mùa Xuân năm nay, từ cửa sổ thư phòng nhìn ra vườn, tôi không còn thấy bóng dáng người đàn ông đi ngang qua nhà tôi nữa.

 

Lê Quang Sinh

Ý kiến bạn đọc
04/02/202319:18:17
Khách
Thời buổi này người gốc Á, nhất là thuộc thành phần cao niên hoặc phụ nữ , đi ngoài đường dễ bị bọn kỳ thị hành hung . Gần đây nhất là trong tháng 12 vừa qua, ở Sunnyvale , Cali , một người cao niên đang đi bộ bị tên Jesse Fausto Correa đấm 6 cú vào mặt . Tên này đã bị truy tố về tội kỳ thị .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,692
Nghĩ đi nghĩ lại sao mấy năm nay đi lấy máu kiểm tra sức khỏe hàng năm mà chẳng phát hiện ra bệnh ung thư? Nếu không vì cú té làm bị gãy xương không biết Hoàng vẫn khỏe mạnh, ăn ngon miệng, làm vườn, xúc tuyết hùng hục như trâu không? Có lẽ lâu nay tế bào ung thư nằm phục sẵn chờ xương bị tổn thương là nhào vô tấn công mà cũng có thể là đến thời kỳ bịnh ung thư phát tán và cú té chỉ là chuyện xảy ra trùng hợp? Sau này Hoàng vào Mayo Clinic thay tủy sống mới biết đa số bệnh nhân đa u tủy đều bị té gãy xương trước rồi càng ngày càng rạn gãy thêm mới khám phá ra. Nhưng cũng vì cú té đó mà chụp MRI chỉ thấy nứt 2 đốt xương làm cả bác sĩ lẫn bệnh nhân cứ nghĩ là do bị loãng xương mà phí thời gian điều trị, tà tà mấy tháng trời để tụi ung thư hoành hành phá thêm mấy cái xương tội nghiệp!
Mấy năm về trước, dịp nghỉ lễ spring break của hệ thống trường công ở thành phố tôi ở luôn trùng với dịp lễ Phục Sinh. Thời gian đó hãng tôi cũng cho nghỉ ngày thứ Sáu trước và ngày thứ Hai sau ngày Chủ Nhật Phục Sinh nên chúng tôi luôn có một long weekend trùng với ngày nghỉ học của hai con. Cho nên gần như là truyền thống khi hai con còn bé là cả nhà chúng tôi luôn đi chơi xa mà thường là lên khu gần thủ đô Washington DC vào dịp lễ Phục Sinh cũng như spring break của hai con. Sở dĩ chúng tôi chọn khu vực này vì thông thuờng đây cũng chính là dịp mà hoa anh đào nở rộ rực rỡ, hoặc ít ra cũng vẫn chưa tàn tùy theo thời tiết hàng năm.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông về chuyện rent phòng ở Little Sài Gòn.
Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy.
Bây giờ các con, cháu đã về hết. Căn nhà rộng này dường như lại rộng hơn. Tụi nhỏ lao nhao nửa ngày ở đây, rồi lên xe về nhà để ngày mai còn đi làm, đi học, trả lại sự yên ắng cố hữu cho bà Sang. Bà trở vào nhà nhìn ly cà phê nguội ngắt pha từ sáng tới giờ trên bàn. Suy nghĩ vẫn vơ, con cháu về thăm, vui một chút đó thôi, chứ nỗi buồn của riêng bà làm sao cho vơi bớt được!? Chỉ là vài tháng nay thôi, cuộc sống của bà đã đổi thay rõ rệt. Ngày trước, lúc nào cũng kề cận với chồng, giờ đây ông đã ra đi biền biệt. Nỗi buồn đau này biết có ai chia xẻ cho cùng!!?
Nhưng ở trong chăn mới biết chăn có rận. Tưởng vậy chứ không phải vậy. Đó là quãng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tinh thần suy sụp, sức khoẻ giảm sút. Chỉ từ một phút giâyrủi ro, mọi thứ đều đảo lộn. Từ một người năng động, một trụ cột của gia đình giờ đây tôi trở thành một phế nhân. Mọi chuyện trong nhà, ngoài ngõ bây giờ đều do một tay vợ quán xuyến. Vợ tôi phải vừa chăm sóc tôi vừa lo cho người mẹ già mất trí nhớ. Buồn rầu, chán nản, chúng tôi chưa điên khùng cũng là may mắn lắm rồi.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018.
Lâu lâu chúng ta nghe các bậc cha mẹ tỏ ra nóng lòng, nhắc nhở con mình sao không lấy vợ, lấy chồng đi để ông bà sớm có cháu mà bồng. Những lúc đó tôi có suy nghĩ, mà không nói ra: bồng cháu thì mỏi tay chớ có sướng ích gì mà mong dữ vậy? Tôi có người chị vợ ở Canada vừa mới có cháu ngoại đã gửi cho vợ tôi cả chục cái email báo tin và nói đủ chuyện. Theo tôi, chỉ cần gửi một hay hai cái báo tin mừng là đủ, hà cớ gì phải gửi nhiều lắm thế, chuyện gì mà nói nhiều thế? Tôi có ông bạn hàng xóm. Khi có cháu ngoại thì email cho tất cả bà con nội ngoại xa gần, kể cả Việt Nam chưa đủ, ông còn email cho bạn bè, dĩ nhiên trong đó có tôi, mặc dầu không quen thân. Ông này không viết nhiều, chỉ viết mỗi một câu ngắn mà lặp lại hai lần “Tôi có cháu ngoại rồi! Tôi có cháu ngoại rồi”. Lúc đó tôi chưa hiểu được nỗi vui mừng của bạn tôi, mà nói, dĩ nhiên là chỉ nói với vợ con tôi thôi: Có cháu ngoại chớ có phải trúng số đâu mà làm ầm ì cả xóm vậy?
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và là một trong những cây bút có sức viết mạnh mẽ nhất trong giải thưởng VVNM. Trong tâm trạng tháng Tư, tác giả gởi bài viết mới về cuộc hành trình rời Việt Nam và duyên định với nước Mỹ qua một cặp vợ chồng truyền giáo người Mỹ từ tâm.
Hàng năm, khi tháng Tư trở lại, người Việt tị nạn lại bâng khuâng nhớ về những khổ hận khi miền Nam sụp đổ. Tuy nhiên, đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tháng Ba mới là tháng đau thương nhất. Rất nhiều người đã gục ngã trên các tuyến đường rút quân đầy hỗn loạn. Với bài viết này, người viết xin chia sẻ nỗi đau “tháng Ba lại về” với các chiến sĩ VNCH và dâng lời tạ ơn đến các chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ miền Nam trong suốt hai mươi năm.
Nhạc sĩ Cung Tiến