Hôm nay,  

Không Có Gì Là Không Thể

20/01/202323:09:00(Xem: 2946)

sach vvnm

 

Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

*

 

Thằng Út cách tôi mười tuổi trong gia đình có năm anh em trai.  Ba tôi, một người lính chế độ cũ, bị nhà cầm quyền cộng sản bỏ tù mười năm vì tội âm mưu lật đổ chính quyền.  Sau khi mãn hạn tù, Út được sinh ra.

Thời ấy, nhà chúng tôi nghèo, thiếu ăn.  Lúc sinh Út, nó còi cọc và ốm yếu.  Cũng may cho Út trong xóm chúng tôi ở có cô y tá tên Sương, dáng người phốp pháp to lớn.  Nhà cô Sương giàu có dư ăn dư để nên cô được ăn sung mặc sướng từ lúc mang thai.  Cô Sương vừa sinh một cậu con trai to khỏe lớn hơn Út vài tháng nên cô ấy có sữa dư cho Út bú ké.  Tôi còn nhớ, mỗi buổi sáng, trước khi đi học, tôi và người anh kế thường hay ghé nhà cô y tá Sương để xin sữa cho Út.  Nhờ bú sữa ké mà Út khỏe mạnh.

Khi Út vài tháng tuổi, ba tôi trốn đi vượt biển.  Sau một thời gian sống và làm việc ở trại tỵ nạn Palawan, Phi Luật Tân ba tôi được định cư tại Hoa Kỳ.  Bốn năm sau, cả nhà chúng tôi được ba bảo lãnh sang.  Lúc đó Út chỉ sáu tuổi, học lớp một gần chung cư chúng tôi thuê ở. 

Đến Mỹ, ba tôi làm việc ở hãng in sách báo từ chiều tối đến sáng hôm sau.  Mẹ tôi phụ việc ở tiệm bánh do người Việt làm chủ từ mờ sáng đến tối mịt.  Các anh tôi cũng vừa học nghề và vừa đi làm.  Còn tôi vào trung học.  Tất cả mọi người trong gia đình chúng tôi ai cũng bận rộn để thích nghi với cuộc sống mới nơi đất nước này.  Rất hiếm khi chúng tôi có thời gian ngồi ăn cơm chung với nhau, lắng nghe tâm sự của nhau.

Sau bốn năm trung học, tôi cũng ra trường và đi đại học ở một trường cách nhà chúng tôi ở khoảng hai giờ lái xe.  Tôi vừa học vừa làm thêm ở trường bận bịu tối mặt nên không còn tâm trí để nghĩ ngợi tới những việc khác. Suốt cả năm tôi chỉ về thăm nhà một lần vào dịp lễ Noel.  Vì vậy thằng Út và tôi ít có dịp trò chuyện hay hỏi han việc học như lúc tôi còn ở nhà.

Một ngày trước mùa lễ Giáng Sinh, mẹ tôi gọi điện thoại cho tôi. Trong đường dây điện thoại tôi nghe bà khóc.  Vừa khóc bà vừa kể chuyện thằng Út bỏ học. Bà nói cả nhà chúng tôi ai cũng khuyên bảo to nhỏ với nó, nhưng nó không nghe.  Nhà chỉ còn mình tôi là chưa khuyên răn nó.  Mẹ tôi nói: "Con gần tuổi với nó nhất, biết đâu con khuyên răn được nó đi học trở lại."  Tôi lặng người nghe mẹ kể mà không biết an ủi mẹ như thế nào. Tôi nói với mẹ cuối tuần này, anh Đức, một người bạn của tôi về thăm nhà tôi sẽ quá giang nhờ xe để thăm nhà và nói chuyện với Út để coi sao. Tôi nói bà hãy yên tâm. Tôi hy vọng rằng sẽ khuyên bảo được Út trở lại trường để học.

Cuối tuần tôi về nhà và tìm Út nói chuyện.  Hai anh em rủ nhau ra quán cà phê Starbucks gần nhà ngồi tâm sự.  Thằng Út nói với tôi rằng cả nhà ai cũng lơ là bỏ rơi nó.  Không ai quan tâm nó.  Nó cảm thấy áp lực và chán chường việc học.  Tôi khuyên Út ráng cố gắng học cho xong bằng trung học rồi làm gì cũng được.  Út nói nó sẽ cố gắng nghe lời tôi khuyên mà trở lại trường để học.  Thật vậy, Út nghe tôi, nó trở lại trường.  Nhưng Út chỉ học xong năm lớp mười một, nó lại bỏ học.  Ngoài việc bỏ học, nó còn bỏ nhà suốt đêm đến một hai giờ sáng mới mò về nhà. Thời gian này, mẹ tôi bị stress nên không còn làm việc ở tiệm bánh nữa. Bà ở nhà coi cháu, lo cơm nước và trông chờ mở cửa cho Út mỗi đêm để Út khỏi gây tiếng ồn cho ba và anh chị tôi.  Ngoài ra bà luôn khuyên bảo Út đừng đi vào con đường hút chích, cờ bạc.  Mặc cho bà khuyên bảo, nhưng Út đang ở tuổi "nổi loạn" nó không nghe lời ai trong gia đình chúng tôi. Mỗi lúc nó không có mặt ở nhà dài thêm.

Đến năm Út đủ tuổi trưởng thành nó dọn ra khỏi nhà và không còn liên lạc với gia đình. Dù rằng Út không về nhà, nhưng chúng tôi đều âm thầm theo dõi Út. Chúng tôi biết được nó thuê nhà sống với vài người bạn thời trung học. Nó xin vào làm việc ở hãng bán điện thoại, nên chúng tôi cũng yên tâm phần nào.



Sau một thời gian làm việc cho hãng điện thoại, Út bỏ việc và xin vào làm ở hãng bán xe Nissan. Út kể lúc đi xin việc làm, người chủ hãng xe nhìn mặt nó non choẹt, nên không nhận. Tức quá, sáng hôm sau, nó trở lại hãng xe với những giấy khen "top sellers" ở hãng điện thoại mà nó đã từng làm qua đưa cho chủ hãng xe coi.  Thế là người chủ hãng xe nhận Út vào làm việc bán xe cho hãng xe Nissan. Làm việc ở hãng xe chừng một năm, Út lại bỏ việc.  Lần này nó  xin việc vào hãng bán bảo hiểm và đầu tư tài chính. Với khả năng nhạy bén và linh hoạt, Út được nhiều người bỏ tiền đầu tư và mua bảo hiểm do nó giới thiệu.  Vì vậy nó được chủ khen, tăng lương, và giao cả văn phòng cho cai quản. Mặc dầu chưa tốt nghiệp trung học, được chủ ưu ái, nên có vài người làm chung trong công ty ganh ghét.  Một số nhân viên trong công ty cười và khinh Út ra mặt vì nó không có mảnh bằng vắt lưng.  Họ chế nhạo Út.  Đến một lúc Út không chịu được sự coi thường của bạn bè đồng nghiệp, nó từ chức và tuyên bố với họ rằng nó sẽ trở lại trường và học giỏi hơn những gì họ.  Thế là Út bỏ việc và dùng toàn bộ số tiền nó tích cóp trong mấy năm qua để đi học.  Nó thầm nói với lòng rằng nó phải đi học và lấy bằng đại học để không ai coi thường nữa.  Út trở lại với trường lớp, với sách vở.

Vì Út bỏ học khá lâu và chưa tốt nghiệp trung học, nên Út phải học lại và thi lấy bằng Graduate Equivalency Degree (GED), một loại bằng thay thế cho bằng tốt nghiệp trung học.  Sau khi lấy bằng GED, Út nộp đơn vào trường đại học cộng đồng.  Hai năm sau, Út tốt nghiệp với hạng tối ưu và được nhiều trường đại học danh tiếng đón nhận.  Út chọn trường đại học Michigan-Ann Arbor theo ngành Quản Trị Kinh Doanh và Quan Hệ Quốc Tế.

Sau gần hai năm theo học ở đại học Michigan, một ngày mùa Xuân Út tốt nghiệp đại học.  Ngày lễ ra trường của Út đúng vào ngày 30 tháng 4.  Út thông báo ngày làm lễ ra trường với chúng tôi, cả nhà ai cũng mừng cho Út.  Ba mẹ chúng tôi vẫn ngỡ ngàng và không thể tưởng tượng ra một đứa bỏ học giữa chừng như Út mà giờ có thể tốt nghiệp ở một trường đại học danh giá.

Năm đó, tôi chở ba mẹ chúng tôi dự lễ tốt nghiệp của Út. Mùa Xuân ở Virginia khí hậu mát mẻ so với tiểu bang Michigan.  Dọc đường đi, những rừng hoa tulip đủ màu sắc đẹp rực rỡ trên thảo nguyên xanh, tươi.  Chúng tôi cứ tưởng tiểu bang Michigan cũng như Virginia nên khi đi chúng tôi không mang theo áo ấm dày dành cho mùa đông. 

Đến ngày làm lễ tốt nghiệp, ở sân vận động Michigan Stadium tự dưng trời đổ mưa tuyết.  Cả nhà chúng tôi ai cũng co ro trong chiếc áo không đủ ấm.

 

Lạnh quá.  Nhưng chúng tôi không thể bỏ về nửa chừng nên ráng đợi cho buổi lễ kết thúc.  Trong lúc chờ lễ tốt nghiệp xong, chúng tôi bèn xin những chiếc bao rác đen làm áo trùm lấy đầu cho đỡ lạnh.  Gia đình chúng tôi co ro trong những chiếc bao rác đen nổi trội trong sân vận động Michigan Stadium năm đó. Chúng tôi đợi cho buổi lễ kết thúc rồi trở về một khán phòng nhỏ hơn để Út nhận lấy bằng tốt nghiệp.  Lúc ông giáo sư đọc tên Út, tôi đưa mắt nhìn qua mẹ tôi.  Tôi thấy mắt người đang ngấn lệ, những giọt lệ hạnh phúc khi đứa con trai Út của người đã thành danh.

Tốt nghiệp đại học xong, Út lấy vợ và thành lập công ty riêng.  Làm được một thời gian, Út bán công ty riêng và trở lại việc học.  Lần này, Út học bác sĩ thú y ở đại học Pennsylvania và thạc sĩ về Thương Mại ở đại học Johns Hopkins.  Chỉ còn một năm nữa thôi là Út sẽ trở thành bác sĩ thú y.  Và Út đang tìm nơi để mở phòng mạch khám bệnh cho chó mèo.  Toàn thể gia đình rất hãnh diện vì Út.  Chúng tôi nói với Út cũng như nhắn nhủ với những người bạn trẻ rằng Út có thể làm được tất cả sau bao năm cố gắng. Có thể trước đây Út là một đứa trẻ bướng bỉnh, bỏ học giữa chừng, nhưng sự cố gắng của Út cũng đã được đền đáp xứng đáng.  Không có gì là không thể ở đất nước tự do này.

Ý kiến bạn đọc
25/01/202316:17:23
Khách
Phần 4 và chấm dứt: Phải nói thêm về Pontif, khi Chúa Jesus còn sống Ngài có nói là "I am the Light of the world as long as I live in the world", khi Chúa còn sống các đệ tử do Ngài điểm đạo, Heart to Heart hay là Tâm truyền Tâm. Các đệ tử của Ngài có khả năng "walk and talk to God as friend to friend" nên củng gọi là tiểu Pontif, còn Ngài là đại Pontif. Lúc Ngài còn sống các người không được điểm đạo như Mẹ và em gái của Ngài củng được cứu rổi nhưng quả vị khác. thành ra mới có câu "Ai là mẹ Ta, ai là em gái Ta, chỉ có nhửng ngưới đi theo con đường của Cha Ta mới là thân bằng quyến thuộc của Ta". Thành ra cái điểm đạo và câu thông với Đấng Toàn Năng là điểm mấu chốt, một số linh hồn đến từ các tầng Trời đều đồng ý cái đều này. "Seek your first the Kingdom of God then everything will be added unto you" dịch ra tiếng Việt thì như thế này, "Vào Trái Đất thì bắt tay với Đấng Toàn Năng qua vị Phật tiến dẩn/Pontif thì sau đó các chuyện khác từ từ tính, vì lúc đó đã có trí huệ và có networking rồi". Đệ tử của Ngài là dân Do Thái nên lúc đó dân Do Thái đươc gọi là dân tộc được Chúa chọn và chỉ ở thời điểm đó mà thôi. Dân Do Thái hiểu lầm cứ nói hoài câu này cho nên bị khổ nạn hàng ngàn năm vì nói lời không thật, mà hậu quả khũng khiếp nhất trong WW2 bởi Hitler của Đức quốc xã. Khi Phật còn sống thì các đệ tử của Ngài có khả năng đạt quả vị A La Hán hay Như Lai, những Vị này đi con đường Đại Thừa, hay con đường lớn, hay cổ xe lớn, cổ xe Trâu vì có khả năng kéo lên thân nhân, bạn bè, ...của họ vì "Nhất nhân chứng đắc cữu huyền thăng", và vì họ là tiểu Pontif có khả năng câu thông với Đấng Tối Cao. Lúc Phật còn sống những người không được điểm đạo bởi Ngài nhưng tin theo Ngài củng được cứu rổi, họ đi theo con đường Tiểu thừa, con đường nhỏ, cổ xe dê, ... vì họ chỉ lên có một mình họ, thân nhân, bạn bè, ... đều không thể, vì họ không nằm trong vị trí của tiểu Pontif như các đệ tử của Phật khi Phật còn sống.
24/01/202316:16:39
Khách
Phần 3: Theo kinh điển, Tam giới chịu 2 định luật chính là định luật "Thành, Trụ, Hoại, Không" và Luật Nhân Quả & Luân Hồi. Tam giới gọi là cỏi Tạm vì bản chất của nó không vĩnh viễn trường tồn, có lúc Tam giới bị hũy hoại sau hàng chục, hàng trăm, ... tỹ năm hiện hữu, thì lúc đó gọi là Thượng Đế nghĩ ngơi. Nghe nói có nhiều linh hồn từ 28 tầng trời trong Tam giới xuống cỏi Ta Bà (Trái Đất) vì một câu nói rất là đụng chạm của một Pontif là Tổ Đạt Ma vào thế kỹ thứ 4, Tổ Đạt Ma đã thuyết pháp bài đầu tiên tại triều đình của Lương Vũ Đế, Ngài nói rằng bài này chỉ giãng cho trình độ Như Lai, Ngài nói "Bài này Ta chỉ giãng cho Phật chứ không dành cho Trời và Người, vì Trời và Người không thể hiểu được." Khi Phật Thích Ca còn sống chỉ có 2 vị đạt quả vị Như Lai đầu tiên là Ngài Duy ca Mật một tay banker, và một cô gái 8 tuổi tên là Long Nữ, còn lại là A La Hán. Ngài Ananda sau khi Phật nhập Niết Bàn có tham dự lần kết tập kinh điển lấn thứ nhất nhưng không được vào vì chưa phải là A La Hán, sau vài ngày thiền định Ngài mới được chứng quả A La Hán và được tham dư buổi kiết tập. Theo lý thuyết thì muốn vào 4th Realm thì phải vựơt qua tất cả là 28 tầng trời từ thấp đến cao của Tam giới. Fourth Realm là cỏi giới của A La Hán. của các Minh Sư quá khứ như cỏi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, cỏi Lưu Ly của Dược Vương Phật, cỏi của Minh Sư Shiva của Hinduism, Kingdom of God của Lord Jesus the Christ -- Christ có nghỉa là Minh Sư theo tiếng Jew, giống như Buddha theo tiếng Phạn/Sanskrit, cỏi cùa Minh Sư Mohamed của Hồi giáo; gồm 3 chi nhánh là Shia, Sunni, và Sufism, ...Theo lý thuyết của tôn giáo như Phật giáo thì 5th Realm thuộc vào Niết Bàn, nơi ở các vị Phật, vào được nơi này thì gọi là Như Lai, Như Lai là không đến không đi, và là bản chất của Đấng Tòan Năng gọi là vô sở bất tại --omnipresent (of God) present everywhere at the same time. Nghe nói các vị Độc Giác Phật tự tu, tự chứng, ...thì vào Niết Bàn. Nghe nói khi vào tới 5th Realm thì có thể nói "I and My Father is One", phe Đạo giáo gọi là Đồng nhất Thể với Đạo, hay "I do not have any will, my will is God Will". Hay là "Đừng gọi tên Ta một cách vô cớ", hay là "1 Sikh sits alone is 1 Sikh, 2 Sikhs sit under my Name will be assembly of Gods" của Guru--the Light keeper Nanak. ... Theo kinh điển thì năm 483 trước Công Nguyên, Phật nói lời cuối cùng "Các Pháp hữu vi đều vô thường, hãy tinh tấn". và Ngài đã đi vào Thiền định, đến nữa đêm Ngài nhập Tứ thiền, và lặng lẽ ra đi nhập Niết Bàn. Từ 6th Realm trờ lên theo kinh điển thì thuộc vào Đấng Tòan Năng gọi là Đại Niết Bàn,, lãnh giới của các vị Cổ Phật, có duyên với Vị nào thì có thể vào cỏi đó, không thể tự tiện lên được như 5th Realm như trường hợp của các Vị Độc giác Phật.
24/01/202302:06:44
Khách
Phần 2. Nói về chử "The Pontif" nhớ chuyện hồi xưa lúc ngồi đọc sách/báo, một anh chàng đọc một tờ báo Times, ...? củ nói về Pope John Paul ghé cầu Golden Gate San Francisco 1987, một anh phóng viên hỏi tại sao Ngài phải ghé thăm cầu Golden Gate". Pope trả lới là "cái title của tôi là "The Pontif" có nghĩa là cây cầu, thành ra tôi phải đến thăm cây cầu." Anh ta cười, tủm tỉm và đưa cho coi. Chỉ đọc, cười, nhún vai, và nói "The Bridge" . Có nghĩa là danh xưng là "The Pontif" mà trí huệ chỉ ở mức "The Bridge". Cũng như ở Việt Nam nghe nói có nhiều loại tiến sỹ, có loại không cần phải đi học, kiểu nhỏ không học lớn bỏ tiền mua bằng tiến sỹ, ngay cả ỏ Mỹ các hãng củng phân biệt đại học nổi tiếng và đại học trường làng, tiền lương củng rất là khác biệt nếu được nhận vào. Trở lại cô Malaysia, vì cô ta là con gái duy nhất của một tài phiệt bất động sãn ở Mã Lai, nên bị gia đình triệu hồi về nắm công ty gia đình, cô ta không thích về vì là dân Vegan và thiên vê Thiền, không thích vào các thánh đường chung chạ với dân non vegan rồi xì xụp lễ bái. Nhưng cô ta phải về vì bố mẹ cô ta hứa là vegan 100%, cô ta vào Thánh Đường lạy cái vô hình vô tướng của Allah Đấng Tòan Năng, hay vào Church, Temple ở Anh khi đi với các bạn ngoại quốc có tôn giáo khác, cô ta lạy cái hữu hình hữu tướng của Đấng Tòan Năng qua hình ảnh của Buddha hay Jesus the Christ, ... đều không có vấn đề gí, Cô ta nói khi về Mã Lai cô ta sẻ nắm Sales, Finance, ... Còn makerting thì làm chung với Ba. Ba thì phụ trách về new development và các vấn đề kỹ thuật xây dựng, néu cần thiết thì lấy 1 cái condo gần hãng khi cần không gian riêng biệt cho Thiền. Cô ta nói lúc về thăm nhà từ Anh trước khi qua Taiwan thì có đụng độ với Mẹ, Mẹ cô nói dân thượng lưu ở Mã thì phải xài đồ brand name, cô thì thích cái nào là mua cái nấy, ...Mẹ cô bắt cô ta phải thay đổi, cô ta trả lời là "Cái giá trị của con người là qua cái trí huệ, phong cách, ... chớ không phải là qua vật chất, vì bản chất của vật chất nó không có nói lên một cái gì cả". đúng là dân dọc ngang thiên hạ từ thủa còn thơ.

Đông ý là mổi người có con đường khác nhau, có người thì thiên về vật chất ví dụ như V chủ trương làm riêng ngoài làm hảng như landlord về fourplex, triplex, duplex, airbnb ở Bay Area, Santa Cruz, ... và mở hãng riêng lấy project hãng lớn rồi outsourcing. Vật chất và Tâm Linh 50-50 như L vừa làm chủ hãng vừa làm landlord. Ban đêm thì Meditation,
Có người thì thiên về tâm linh hơn, kỳ 2018 lúc công tác 9 tháng tại Taiwan thì gặp 1 anh Việt kiều đâ từng làm CEO của 1 công ty Mỹ vùng Đông Bắc, lúc đi với anh ta nói chuyện thì gặp 1 nhóm Á Châu từ Bắc Á (Japan, South Korea, Taiwan,...), nhóm này thấy anh ta chấp tay và khom lưng chào --họ hòan toàn không biết anh ta là CEO, đang đi ngang hàng với anh ta thì cảm thấy không thoải mái nên bước chậm lại đi sau anh ta. anh ta quay lại nói "One step ahead no problem, one step behind no problem". Nhớ lại Phật củng nói "Chúng sinh là Phật sẻ thành", hay là Chúa Jesus củng nói "Whatever I do you can do". Trong tác phẩm Thạch Kiếm của Yoshikawa có câu của Thiền sư Đại Quán "Ta thật bối rối nếu có người coi ta như một vị bồ tát hay sùng mộ ta như một vị Phật sống. Hãy tự cho là may mắn khi thấy người đời không đánh giá con quá cao." Thành ra có sự rất là khác biệt giữa giữa Tự Tin và Kiêu Hãnh/Tự Ty, bởi vì Tự Ti/Kiêu Hãnh đều nguy hiểm như nhau, vì Tự Ti/Kiêu Hãnh cùng xuất phát từ thiếu sót về Trí Huệ trong lãnh vực thiền định.
24/01/202302:01:44
Khách
Khát vọng vươn lên không chỉ ở Mỹ, nhân diệp nghe một nhận xét của một người sống ở Mỹ và có trải nghiệm tiếp xúc với dân vùng Đông Bắc và Đông Nam Á Châu trên mạng xã hội, nên có vài cảm nghĩ về khát vọng vươn lên của xã hội Á Châu, và cảm nghĩ về câu thuyết định mệnh và gió tầng nào mây tầng đó.
Người ta nói rằng giầy dép củng có số nói chi tới con người. Có người nói là do khát vọng con ngừơi như có câu "tỹ phú do Thiên, triệu phú do cần", ví dụ như tuổi trẻ ở các nước Việt Nam, Taiwan, South Korea, Mã Lai, Indonesia, Singapore, Hong Kong, China, .... có một khát vọng vươn lên trong cuộc sống trong lãnh vực vật chất hay tâm linh, ...Thành ra nghe nói có một tỹ lệ vào các trường đại học kỹ thuật là muốn làm chủ hãng (start-up), và đi con đường thiền định nội đạo cho phát triển tâm linh với số lượng nhiều, có người nói là do điểm xuất phát của họ khác nhau. Theo lý thuyết của tôn giáo thì người cỏi Trời hết phước báu phải xuống trần, phước nhiều thì vào các gia đình có điều kiện để phát triển khá hơn về vật chất hay tâm linh, thành ra có nhiều cơ hội vươn lên hơn. Có người đổi thừa tại gene --Thiên Chúa giáo gọi là tội tổ tông, thành ra làm cái gì củng không đi đến đâu vì có câu "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống". Họ nói rằng các linh hồn đến từ các cung Trời họ có lối suy nghĩ khác, họ đến thế giới này để kiếm cơ hội vươn lên. Ví dụ như Trịnh công Sơn có 1 bài hát không nổi tiếng mấy, nhưng văn phong rất là lạ, không có mùi trần gian, vì nghe nói là Thần Âm Nhạc của một cung Trời, đại khái cái lyrics là "... rất là hạnh phúc nhưng khi gặp nhau thì lại càng hạnh phúc hơn". Theo lý thuyết của các tôn giáo thì người cỏi Trời từ thấp đến cao --tổng cộng là 28 tầng trời lớn ngoài cái vũ trụ vật chất, có trí huệ và quyền năng rất là giới hạn tùy theo đẳng cấp của họ. Muốn vươn lên thì họ phải trở lại thế giới vật chất-- mà Phật giáo gọi là cỏi Ta Bà; để tái huấn luyện cho đẳng cấp cao hơn. Trong cuộc sống các senior technicians trong hãng muốn lấy bằng tiến sỹ đều phải trở lại trường Đại Học. Theo kinh điển các linh hồn xuống đây với 2 mục đích mà American way thì gọi là "In life if you want something badly enough then you will get it". Mục đích thứ nhất là vượt Tam giới mà phe Phật giáo gọi là vãn sanh, hay Bất Thối Bồ Tát hay A La Hán Phe Thiên Chúa giáo thì gọi là trở về "Kingdom of God", mà muốn trở về "Kingdom of God" thì phải có khả năng "walk and talk with God as friend to friend". Thành ra cô Malaysian có nói trong đoạn sau có nói đến Đức Mẹ Maria vì Chúa Jesus nói rằng "Ai là Mẹ của Ta và Ai là Em của Ta" vì không có đi một con đường nên đôi ngã phân ly. Đức Khổng Tử có câu "Đến 50 tuổi Ta biết được Ý Trời" là Ngài đã bắt đầu đi cùng con đương với Chúa Jesus. "Trên sông Trường Giang sóng sau cao hơn sóng trước", cô Malaysian mới còn trong lứa tuổi 20s mà đã có khả năng nhìn thấy sự việc như thế này quả là cao hơn mình lúc tuổi 20s không biết cái gì cả.
Kỳ 2020 lúc ở Taiwan có nói chuyện với 1 cô dân Malaysia khoãn 20s, xuất thân từ University of Cambridge. ở lại Anh và làm cho công ty lớn, hỏi cô ta 1 câu là dân Mã Lai trẻ suy nghĩ gí về God vì phần lớn là Hồi giáo, cô ta trã lời phần lớn là "donot care" chỉ theo truyền thống gia đình cho có lệ, khi họ ra nước ngoài thì sống rất phóng khoáng nhưng thiên về vật chất vì họ bế tắc về tâm linh và không đi theo con đường của phe tăng lữ mà họ nói chỉ có hình thức. Cô ta có hỏi 1 câu tại sao phe Thiên Chúa giáo La Mã thờ Đức Mẹ Maria ngang ngữa với Chúa Jesus, vì 2 người đẳng cấp hòan tòan khác nhau. Trong Kinh Thánh lúc đệ tử Chúa Jesus vô nói "Có Mẹ và em gái Ngài tới thăm". Chúa Jesus nói "Ai là Mẹ Ta, ai là em gái Ta, chỉ có những người đi theo con đường của Cha Ta, mới là thân bằng quyến thuộc của Ta". Một bên là một vị Thánh trong Tam Giới, 1 bên là đại diện/cầu nối --the pontif của Đấng Tòan Năng trong thế giới vật chất. Hai con đường hòan toàn khác biệt, đẳng cấp khác biệt, ... dẫn đến số phận khác biệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 554,156
Hễ nhắc đến bao sự khó khăn của thủa ban đầu lập lại cuộc đời trên miền đất mới, nhiều người thường ví von, chẳng hạn họ như bắt đầu bằng con số không to tướng hoặc với hai bàn tay trắng. Riêng tôi chẳng những hơn họ hẳn tới ba con số không, lại thêm con số năm to tướng đứng đằng trước. Nghĩa là tôi bắt đầu cuộc sống trên đất Mỹ với món nợ trên năm ngàn đô la. Bởi tôi phải ký giấy nợ tiền vé máy bay đưa ba người trong gia đình nhỏ bé của tôi từ bên trại tị nạn Mã Lai đi định cư, cộng với mọi chi phí nhà thương lúc sinh đứa con trai thứ hai, sau đúng bốn ngày đến Mỹ. Vì chúng tôi đã rời Worthington, một thành phố nhỏ nằm phía cực Nam bang Minnesota, nơi tôi được bảo trợ vào nước Mỹ, để dọn về San Diego, nên không thể xin chính quyền duyệt xét lại được. Tuy nhận lãnh tới hai món nợ quá lớn, tôi lại cảm thấy nhẹ tênh, bởi chỉ phải trả góp tổng cộng hai mươi đô la một tháng. Giống như cắt bớt đi một phần nhỏ số tiền chính phủ trợ cấp cho gia đình tôi sinh sống.
Năm 2023 là năm mà chương trình Viết Về Nước Mỹ do Việt Báo California của anh chị Trần Dạ Từ-Nhã Ca chủ trương bước vào năm thứ 23. Với cá nhân tôi, đây là thời điểm đáng ghi nhớ vì tôi đã nhận được giải thưởng danh dự trong buổi lễ phát giải rất trang trọng và thân tình tổ chức ở studio đài truyền hình SBTN, thành phố Garden Grove quận Cam vào ngày 26/11/2023 vừa qua. Sự kiện này nhắc tôi nhớ lại những ngày tháng xa lắc xa lơ cách đây hơn nửa thế kỷ, tưởng đâu đã vĩnh viễn ngủ yên trong ký ức, không ngờ giờ đây nó sống lại. Đó là những bước đầu chập chững viết văn và dự thi viết văn, giống như trường hợp tham gia vào cuộc thi Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên cho tới bây giờ.
Sáng sớm hôm nay, tôi nhận message của OCTA (Orange County Transportation Authority) thông báo hôm nay nhân viên làm việc trong phần hành bảo trì các xe bus nói chung đình công. Hai tuần trước thì nhóm tài xế đình công mấy ngày, nhưng được giải quyết nhanh chóng. Lần này nhóm bảo trì đình công, chưa biết khi nào xong, nhưng phải thứ Hai tuần tới, tức một ngày trước ngày bầu cử, mới có thể giải quyết được. Thế là vợ nhìn chồng khi đang đút cháu Bồ Câu ăn sáng, chồng nhìn vợ, cháu Bồ Câu ư e khen món ăn của mẹ. Vợ lên tiếng trước “Anh nè, mấy khi Bồ Câu được khỏi đi học, thôi 3 đứa mình rủ nhau ra biển chơi”
Mặt trời sắp lặn ở phía Tây sau dãy núi xa xa, những tia nắng mặt trời ửng lên như những sợi tơ trời màu hồng cam, từng sợi một hắt lên bầu trời một gam sắc màu huy hoàng thật đẹp, lay động tâm hồn người khách phương xa đang ngơ ngẩn nhìn. Năm nay tôi lại lái xe từ Arizona qua miền Nam California để tham dự lễ Phát Giải thưởng VVNM năm thứ 23. Hai năm trước, tôi được vinh dự là người lên lãnh giải thưởng cuối cùng, đồng nghĩa với giải thưởng cao quý nhất của buổi lễ truyền thống tốt đẹp do Việt Báo tổ chức mỗi 2 năm tại miền nam tiểu bang California. Năm nay tôi lại gặp gỡ những khuôn mặt các tác giả thân quen và biết thêm nhiều tác giả mới. Nhiều cảm xúc vui mừng pha lẫn háo hức của người tham dự khi sắp biết ai sẽ là các tác giả trúng giải thưởng cao quý của chương trình này.
Tác giả bắt đầu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”. Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải vinh danh tác giả 2023. | .Suốt tuần nay loay hoay sửa soạn hành lý cho buổi họp mặt dưới Santa Ana. Lòng buồn vui lẫn lộn, có lúc ngồi sững sờ nhìn ra cửa nghĩ ngợi mông lung ... Chúng ta ai cũng có ký ức về tuổi thơ. Nhớ thuở lên bảy được cha dẫn đến trường buổi đầu tiên, thuộc lòng đoạn viết của nhà văn Thanh Tịnh “Tôi Đi Học”.
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021 và mới nhận Giải Vinh Danh Tác Giả năm 2023. Về đến nhà sau chuyến bay sang Cali nhận giải Vinh Danh Tác Giả VVNM 2023 chủ nhật qua, tác giả gửi bài "cảm tưởng" mới viết.
Vào trưa ngày Chủ Nhật 26/11/2023, tại hội trường đài truyền hình SBTN, buổi lễ phát giải thưởng Viết Về Nước Mỹ (VVNM) năm thứ 23 đã diễn ra trong không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp tình thân truyền thống, giữa những người yêu đất nước, con người, ngôn ngữ và nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại. Buổi lễ có sự tham dự của khoảng 200 khách mời với toàn bộ chương trình được truyền hình LIVE trên Youtube SBTN, Việt Báo online và Facebook Việt Báo để các tác giả và độc giả VVNM khắp nơi cùng xem trực tiếp. Đến với buổi lễ có đông đảo những tác giả tham gia gởi bài, các tác giả thắng giải trong năm nay cũng như nhiều năm trước, từ khắp nơi trên đất Mỹ về hội tụ.
Xin nhắn với những ai được người bảo trợ đứng ra làm hồ sơ bảo lãnh đến Hoa Kỳ, đừng bao giờ nghĩ rằng người bảo trợ sẽ được giảm thuế, được hưởng nhiều quyền lợi của chính phủ khi đứng ra bảo trợ mình. Do đó, xảy ra nhiều hiểu lầm đáng tiếc, đưa đến oán hận người bảo trợ và không còn nhìn mặt nhau
Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021. Đây là bài viết mới mùa Thanksgiving trước khi tác giả cùng các tác giả từ khắp nơi bay sang Cali lãnh giải VVNM vào Chủ Nhật tuần này. Hẹn gặp!
Trước khi lập gia đình, tôi thường hay nghe người đời ba điều bốn chuyện về chuyện vợ chồng. Nào là cuộc hôn nhân giữa hai người là duyên số do ông trời đã sắp đặt từ kiếp trước, vì vậy ở kiếp này phải có duyên nợ với nhau thì họ mới gặp lại và lấy nhau. Thế gian còn nói là duyên phận của một người tốt hay xấu còn tùy thuộc vào kiếp trước người đó có gieo nhân lành hoặc tạo nghiệp dữ hay không nữa. Do đó ở kiếp này người ấy sẽ có một cuộc sống hạnh phúc vì gặp được người vừa ý hay phải chịu đựng sự đau khổ vì bị lận đận về tình duyên.
Nhạc sĩ Cung Tiến