Hôm nay,  

Cộng đồng người Việt tại Đông Nam Virginia

18/05/202212:18:00(Xem: 3485)

 

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21.

*


Người Việt tại vùng Peninsula:

Không có con số thống kê chính thức về số người Việt sinh sống tại vùng bán đảo ở phía Đông Nam của tiểu bang Virginia (được gọi là Peninsula), nơi tôi sinh sống bao gồm các thành phố Hampton, Newport News, Poquoson, Williamsburg và một phần của James City County và York County. Dựa theo dữ kiện của cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ (US Census Bureau) thì vào năm 2019 có khoảng 78,317 người gốc Việt sinh sống tại tiểu bang Virginia. Theo tôi thì đa số tập trung ở vùng phía bắc Virginia giáp ranh với thủ đô Washington DC.

Năm 2009 tôi có viết một bài về cộng đồng Việt Nam tại vùng này mà khi ấy tôi phỏng đoán có khoảng 2,000 người gốc Việt sinh sống tại đây. Tôi đưa ra con số này dựa theo cả trực giác lẫn áp dụng phương pháp khoa học để tính toán, đó là căn cứ vào sổ niên giám điện thoại (yellow book) để tính. Ngày nay số người còn giữ điện thoại dây ở nhà và đăng ký tên vô sổ niên giám điện thoại rất ít nên rất tiếc phương pháp này không còn áp dụng được nữa. Sau đây là những gì tôi đã làm khi đó để áng chừng dân số của cộng đồng người Việt tại đây vào năm 2009.

Trước hết căn cứ vào số lượng người mang họ Nguyễn (họ phổ biến nhất của người Việt) ở trong vùng rồi suy luận ra, ta có thể phỏng đoán được số lượng người Việt. Theo tin từ trang Wikipedia tiếng Việt thì tôi được biết theo thống kê năm 2005 ở Việt Nam người họ Nguyễn chiếm 38% dân số. Dĩ nhiên con số 38% này không phải là con số tuyệt đối có thể đại diện cho bất cứ tập thể nào. Nghĩa là không phải ở bất cứ nhóm người nào người họ Nguyễn cũng chiếm tỷ lệ 38%. Do đó trong ước tính của mình tôi áp dụng con số khiêm nhường hơn một chút đó là chỉ khoảng 1/3 người Việt mang họ Nguyễn.

Theo quyển niên giám điện thoại vùng Peninsula năm 2009, có tất cả khoảng 90 gia đình mang họ Nguyễn đăng ký điện thoại. Như vậy ta có thể nói chúng ta có khoảng 360 gia đình người Việt nam tại vùng này. Nếu tính một gia đình tiêu biểu gồm 4 người (vợ chồng và hai con) thì chúng ta sẽ có sấp sỉ 1,440 người Việt. Tuy nhiên theo truyền thống Việt Nam, các gia đình anh chị em có thể sống quây quần với nhau hoặc trong gia đình còn thế hệ ông bà thì ta có thể tính trung bình một gia đình Việt Nam có 5 người. Như thế con số người Việt tại vùng Peninsula này có thể dao động từ 1,440 đến 1,810 người. Con số này khá gần với con số 2,000 người mà tôi phỏng đoán theo trực giác. Đây chỉ là con số tôi phỏng đoán dựa theo niên giám điện thoại năm 2009.

Để phỏng đoán số người gốc Việt tại vùng Peninsula vào thời điểm hiện tại, tôi áp dụng cùng một mức tăng trưởng dân số cho cả tiểu bang Virginia trong cùng quãng thời gian đó. Theo dữ kiện của văn phòng điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2005 thì số người gốc Việt ở tiểu bang Virginia là 48,745. Nếu so sánh với con số 78,317 người Việt theo dữ kiện năm 2019 thì mức tăng trưởng dân số của người Việt tại đây là khoảng 60%. Như vậy con số người Việt ở vùng Peninsula này vào thời điểm hiện tại có thể vào khoảng 2,304 đến 2,896 người.

Người Việt định cư tại vùng này đến từ nhiều đợt. Đợt đầu tiên của những người may mắn rời quê hương từ năm 1975 định cư tại vùng này có lẽ chỉ khoảng vài chục người. Đợt thứ hai từ những thuyền nhân (boat people) bỏ xứ ra đi những năm cuối của thập niên 70 sang thập niên 80 được bảo trợ về đây cũng khá đông. Đợt thứ ba có lẽ đông nhất đi theo diện đoàn tụ gia đình (ODP, trong đó có gia đình tôi), con lai, cựu tù nhân chính trị (HO, trong đó có gia đình vợ tôi), đổ về vùng này ào ạt vào những năm đầu thập niên 90 cho đến khi chương trình này chấm dứt sau đó sau đó vài năm. Từ đó đến nay người Việt về định cư tại vùng này theo các chương trình di dân bảo trợ theo hạn ngạch (quota) như hầu hết các sắc dân khác trên thế giới chứ không còn được ưu tiên theo quy chế tị nạn như những năm trước nữa. Phần lớn số người Việt qua thời gian sau đều theo diện vợ chồng hoặc hôn phu/thê bảo lãnh từ các Việt Kiều về nước mà không ít trong số đó là những đám cưới giả.

Đúng ra còn một thành phần nữa đó là những người qua Mỹ trước năm 75. Họ là vợ những người quân nhân, viên chức Mỹ theo chồng rời Việt Nam khi cuộc chiến chấm dứt. Cũng có thể họ là những người đi du học, tu nghiệp rồi ở lại. Dù sao thì số người của thành phần này tại đây rất nhỏ.

Bước đầu lập nghiệp:

Cho dù bỏ xứ ra đi theo hình thức nào thì họ đều có chung một điểm là cùng bỡ ngỡ trước một xứ sở xa lạ và phần lớn đều đặt chân đến đây với hai bàn tay trắng. Trừ những ai được gia đình bảo lãnh theo diện di dân sau này, được gia đình chuẩn bị chăm lo cho mọi thứ từ A đến Z, số còn lại đều phải trông chờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan thiện nguyện. Trừ một số có sẵn kiến thức hoặc tay nghề, đa số người Việt bước đầu định cư tại Hoa Kỳ  đều thiếu một kỹ năng nghề nghiệp (skill) và khả năng Anh Văn. Để có thể hội nhập vào xã hội và có thể tự túc tại quê hương mới, họ phải chấp nhận làm những công việc đơn giản với đồng lương tối thiểu. Trước tiên phải kể đến các công việc chạy bàn, rửa chén bát hoặc phụ bếp tại các nhà hàng Tàu trong vùng. Trong những năm 1990, các chuỗi nhà hàng Tàu tại Hampton, Newport News đều có một số lượng nhân viên Việt Nam đông đảo. Công việc chạy bàn (waiter, waitress) đa số do các bạn trẻ còn đi học làm part time để phụ giúp thêm gia đình. So với việc rửa chén bát thì chạy bàn có thu nhập cao hơn do có cơ hội kiếm được tiền tip từ khách hàng.

Vào thời ấy, một buổi tối của ngày weekend họ có thể kiếm được $40, $50 tiền tip. Đây là một con số khá lớn nếu so với mức lương tối thiểu $4.25 một giờ của tôi vào lúc ấy. Khi đợt di dân theo các gia đình cựu sĩ quan (HO) và các gia đình có con lai đổ về vùng này ào ạt trong những năm đầu thập niên 90 thì các nhà hàng không thể đáp ứng đủ công việc làm cho họ. Các hãng xưởng nhỏ trong vùng chính là nơi đã giúp đỡ rất nhiều cho người Việt tị nạn trong bước đầu chập chững trên miền đất hứa. Cũng cần phải nói rõ thêm rằng sự đóng góp của người Việt tị nạn vào doanh thu của các hãng này cũng không phải là nhỏ. Tuy nhiên, chúng ta không nên bàn về vấn đề này trên nguyên tắc sòng phẳng thuận mua vừa bán. Dù sao chúng ta vẫn cần phải trân trọng sự giúp đỡ lúc ban đầu của các vị ân nhân trong những hãng xưởng này.



Một trong số đó là hãng hải sản Graham and Rollins Inc. tại downtown Hampton, nơi tôi làm mấy năm đầu định cư tại đây. Hầu hết những người Việt Nam mới đặt chân qua đây vào thời điểm đó đều không có khả năng để cạnh tranh trong thị trường nghề nghiệp với dân bản xứ. Chính hãng này đã mướn rất nhiều người trong số họ để làm việc cho chi nhánh của hãng bên một bến sông tại Hampton. Vào lúc cao điểm của mùa hè, số người Việt Nam làm tại đây có thể lên đến trên 40-50 người. Họ có thể là những người đã gần đến tuổi về hưu mà có đôi khi cả đời ở Việt Nam chưa chắc đã phải ra ngoài làm việc. Họ cũng có thể là những em học sinh trung học nghỉ hè làm thêm giúp đỡ gia đình. Họ còn là những sinh viên như tôi sau giờ học ghé vào làm thêm kiếm tiền nuôi sống bản thân chờ ngày đại đăng khoa. Và còn có người như chị tôi đã từng làm nha sĩ, có phòng mạch riêng tại Sài Gòn. Giờ đây, ban ngày lo dồi mài kinh sử chờ ngày ứng thí để hy vọng được theo đuổi lại nghề xưa, trong khi đêm đến lại chăm chỉ lội bộ dưới trời đông giá đến hãng ngồi gỡ thịt từng con cua để kiếm tiền đóng học phí.

Theo sự xác nhận của phó giám đốc James Casey, với sự chăm chỉ làm việc, có người Việt Nam đã kiếm được trên $30,000 một năm. Mức lương này tương đương với mức lương kỹ sư mới ra trường của thời đó (1990). Phần lớn số người Việt Nam làm việc tại hãng cua này, trong đó có gia đình tôi, ở khu Old Towne Apartments gần tòa thị chính Hampton. Khu apartment này thời đó được sự giúp đỡ của sở Phát triển Đô Thị và Nhà Đất Hampton (City of Hampton Housing and Urban Development) nên đã thu hút rất đông các gia đình Việt Nam mới định cư. Khi ấy chúng tôi vẫn gọi đùa khu đó là một little Vietnam của vùng này.

Đối với những người định cư được một thời gian, có khả năng theo học các khóa dạy nghề thì họ tập trung làm việc có chuyên môn cao hơn tại những xưởng cơ khí (machine shop) hay các hãng xưởng lớn như hãng đóng tàu lớn nhất nước Mỹ Newport News Shipbuilding, các hãng ngoại quốc lớn như Siemens, Valeo, Liebherr, hay Canon. Dĩ nhiên không thể bỏ qua cơ quan NASA của chính phủ.

Thành công nơi miền đất hứa:

Chỉ sau một thời gian ngắn với bản chất thông minh cần cù phần lớn người Việt tại đây đều đã thành công và có một cuộc sống ổn định không thua kém gì người dân bản xứ. Giờ đây có thể  nói là hầu hết người Việt tại đây đã làm chủ căn nhà riêng của mình. Họ đã lần lượt từ bỏ những công việc tạm bợ với đồng lương tối thiểu để kiếm những công việc ổn định hơn với đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm cũng như quỹ hưu trí. Theo thời gian chúng ta không còn thấy người Việt Nam làm những công việc chạy bàn hay rửa chén bát như xưa nữa. Vào thời điểm hiện tại ngoại trừ các nhà hàng Việt Nam, có thể nói rằng tôi không còn thấy một người Việt Nam nào làm tại các nhà hàng Tàu trong vùng nữa. Cũng cần phải đề cập về phương diện kinh doanh nhà hàng của người Việt tại Peninsula, tôi có thể nói là không được khởi sắc. Các nhà hàng Việt tại vùng này lần lượt mọc lên rồi lại đóng cửa để rồi giờ đây toàn vùng chỉ còn hai ba tiệm phở bán chủ yếu cho khách Mỹ nên khẩu vị không thể so sánh được với các nhà hàng Việt Nam truyền thống ở những nơi đông người Việt trên đất Mỹ.

Nếu nói về người Việt mà không nhắc đến nghề làm móng tay là cả một điều thiếu sót lớn lao. Có lẽ hiếm có tiệm làm móng tay nào mà khi nhìn vào chúng ta không thấy bóng dáng người Việt mình. Nếu như nghề làm móng tay là một nghề kiếm ra tiền dễ dàng cho cả hai phái nam và nữ thì có một nghề khác ở vùng này cũng có thu nhập rất cao nhưng lại chỉ độc quyền cho phái nam, nhất là các chàng trai trẻ ôm mộng hải hồ, đó là nghề đánh bắt hải sản. Tiểu bang Virginia nói chung và vùng Peninsula nói riêng giáp ranh với biển nên ngành hải sản là một ngành kinh doanh phát triển mạnh. Vùng Peninsula có rất nhiều người Việt đi theo các tàu đánh bắt sò điệp (scallop), đánh cá hoặc bắt cua. Thường một năm họ chỉ đi theo tàu chừng vài tháng và mỗi chuyến đi thường kéo dài từ một đến ba tuần. Chỉ cần làm ngần ấy thôi nhưng thu nhập của họ là điều mơ ước của rất nhiều người.

Nhưng không như nghề làm móng tay của người Việt vẫn còn phát triển mạnh và được nhiều người theo đuổi, giờ đây số người Việt đi theo các tàu đánh cá đã ít dần. Lý do vì những chàng trai trẻ của thời kỳ vượt biên thập niên 80 hay đi xuất cảnh đầu thập niên 90 nay đều đã ở độ tuổi 50-60. Đó là lứa tuổi không còn thích hợp với công việc nặng nhọc trên sông nước nữa rồi.

Thoắt chốc đã 47 năm trôi đi từ ngày Sài Gòn đổi chủ mở đầu cho cuộc di dân lớn của người Việt chúng ta ra hải ngoại. Số người người Việt tại đây phần lớn đều đã thành công. Nhiều người cột trụ gia đình của những ngày đầu tị nạn trong đó có các sĩ quan đi diện HO nay đã rời bỏ thế giới tạm này để đi về một nơi xa xôi. Thế hệ trung niên của ngày ấy giờ đều đã vui thú điền viên an hưởng tuổi già. Thế hệ thanh niên xưa kia thì hiện tại có một số nếu không nắm giữ những công việc quan trọng tại các hãng xưởng thì cũng làm chủ những cơ sở kinh doanh của mình. Các cháu nhỏ theo chân cha mẹ làm người tị nạn năm xưa và những cháu sinh ra tại đất Mỹ ngày nay đã và đang tiếp nối bước chân của thế hệ đi trước làm rạng danh truyền thống của cha ông. Tất cả những đóng góp của họ vào xã hội Mỹ ngày nay chính là sự đền đáp lại mảnh đất đã mở rộng vòng tay tiếp đón họ vào những năm trước. Có lẽ chính phủ Hoa Kỳ cũng phải nhận thức được rằng họ đã không lầm khi đón người Việt chúng ta nhập cư.

 Trải qua bao thăng trầm, từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2009 đến trận dịch Covid-19 bắt đầu từ năm 2020 cho đến tận bây giờ, cộng thêm ảnh hưởng của cuộc chiến xâm lăng của Nga vào Ukraine đã không ít gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng Việt Nam ở đây. Tuy nhiên khi sóng to gió lớn thì ta cần vững tay chèo. Hy vọng với truyền thống cần kiệm siêng năng cố hữu của người Việt Nam, cộng đồng chúng ta tại vùng Đông Nam Virginia cũng như toàn nước Mỹ sẽ mau chóng vượt qua được thời kỳ khó khăn này. Cho dù hoàn cảnh có bi đát đến đâu hãy vững tin vào lời dạy của cổ nhân “sau cơn mưa trời lại sáng”.

Thảo Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,320
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến