Hôm nay,  

Xuân May, Phật Độ

16/02/202216:17:00(Xem: 2738)

VVNM 02162022 bai Trieu Phong

                     

 

Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. 

*

Chúng tôi chuyển về tiểu bang Ohio sinh sống tính tới nay cũng đã được gần mười hai năm và cứ mỗi độ Tết đến thì lại thường rơi vào tháng hai dương lịch tức tháng có nhiều bão tuyết nhất của mùa đông nên Người Việt nơi đây luôn đón xuân trong co ro băng giá!

 

Năm nay, Mùng Một Tết Nhâm Dần 2022 nhằm vào ngày Thứ Ba, 01 tháng 02, do đó chuyện đi lễ chùa đầu năm của gia đình tôi đành phải dời lại đến chủ nhật cuối tuần tức Mùng Sáu âm lịch vì công ăn việc làm của hai vợ chồng và việc học của thằng con trai bởi chẳng còn cách nào khác hơn.

 

Ngay từ sáng chủ nhật khi mặt trời còn ngái ngủ trong mùa đông lạnh lẽo, ánh dương quang chỉ chớm le lói nơi chân trời thì chúng tôi đã lục tục thức dậy, chuẩn bị áo quần tươm tất để lo đến Chùa Phật Bảo ở dưới “downtown” của thành phố Cincinnati cách nhà tôi khoảng bốn mươi lăm phút lái xe. Tôi muốn đi sớm bởi đường sá trơn trượt do cả Miền Đông và Trung Tây của nước Mỹ mới hứng chịu cơn bão tuyết dữ dội trong hai ngày thứ năm và thứ sáu vừa qua. Chỗ tôi ở hôm đó tuyết rơi dày tới 8-10 inches thậm chí có nơi còn lên đến cả 14, 15 inches, phủ trắng vạn vật khiến cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn vì mất điện, sinh hoạt bị trì trệ, toàn bộ trường học công sở phải đóng cửa mấy hôm liền và chính phủ tiểu bang đã khuyến cáo dân chúng không nên ra ngoài nếu không có chuyện khẩn cấp!

 

Gần 11 giờ trưa, tôi ra khỏi “exit” ở Austin Landing, nhập vào I-75 S theo đoàn xe hướng về Cincinnati trong nắng mai lúc này đã lên cao, cảnh vật chói chang do sự phản quang của những đống tuyết to lớn hai bên lề đường. Trên ghế “passenger,” vợ tôi đang vui vẻ được đi chùa đầu năm trong thảnh thơi thư thả bù lại các tất bật lo toan trong tuần bận bịu, phía sau thằng con ngồi nghe nhạc qua “headphone.” Tôi thì thả hồn theo những đám mây trắng trôi lơ lửng trên nền trời xanh trong vắt.

 

Tôi thích tốc độ nên thường chạy khoảng tám mươi dặm do đó luôn lấy “carpool lane” khi có vợ con đi cùng. Tuy nhiên hôm nay sợ đường sá ẩm ướt, có “black ice” vì thế tôi chạy “lane” trong cùng với tốc độ khoảng chừng sáu mươi hai đến sáu mươi lăm “miles” thôi. Sau nửa giờ, lúc xe đang chạy bon bon, ngon trớn và sắp tới Exit 19 thì một chiếc xe tải mười tám bánh, từ phía dưới của làn đường bên cạnh, bất ngờ phóng lên với tốc độ khá cao. Khi chiếc xe “truck” này vượt qua mặt chúng tôi vài mét thì bất ngờ tôi thấy nguyên một mảng trắng từ trên nóc xe tải bật lên rồi bay thẳng xuống trước mặt tôi.

 

Tôi định đạp ga cho xe vọt lên để tránh mãng tuyết bởi tôi chạy cách xe trước một khoảng khá xa nhưng ý nghĩ chỉ thoáng qua và tôi chưa kịp thực hiện thì đã nghe:

 

-        Ầm!

 

Trời ơi anh làm gì vậy?

 

Tiếng vợ tôi hốt hoảng hét vang lên, tôi quýnh quáng và hình như tôi đã thả chân ga cho xe chạy chậm lại vì không còn nhìn thấy gì ở trước mặt bởi tấm kính xe đã rạn nát, vô số mảnh vỡ nhỏ li ti rơi vung vải trong xe nhưng tôi không cảm thấy đau đớn chút nào và vội quay qua nhìn bà xã tôi thì thấy mặt cô ấy xanh mét nhưng cũng không bị gì. Trong khi ấy thì vợ tôi lớn tiếng hối thúc:

 

-           Tấp vô lề…tấp vô lề nhanh lên anh!  

 

Tôi không thấy gì bên ngoài nhưng biết là mình đang ở đường trong cùng nên vội vã lủi xe vào lề và cố gắng cho xe trườn lên đống tuyết cao để đuôi xe càng sát vào bên trong chừng nào thì càng tốt chừng nấy rồi bật đèn “signal” ngay!

 

Nói thì chậm nhưng diễn tiến sự việc xảy ra lúc ấy chỉ như một “nốt nhạc.” Lạ một điều là cả ba người chúng tôi không ai bị thương tích và tôi vẫn chưa hiểu tại sao trên “freeway” đông đúc xe cộ như thế này mà xe tôi không bị các xe ở phía dưới tung vào? Sau khi trấn tỉnh tinh thần chúng tôi vội ra khỏi xe. Trời lạnh cắt da làm tôi tỉnh hẳn và lật đật gọi 911, một lúc sau một viên cảnh sát trẻ, người Mỹ trắng rất đẹp trai đến làm “report,” kêu House’s Towing, LLC. tới giúp chúng tôi kéo xe vào “exit” gần đó cho bảo đảm an toàn đoạn đưa xe về “shop” sửa xe của họ. Gia đình tôi thì được người em cột chèo lên đón về.

 

Một điều khác là dù sao hôm nay cũng là ngày nghỉ cuối tuần nên số lượng xe cộ ít hơn chứ giá mà việc này xảy ra vào các ngày thường thì chắc chắn là tai nạn không thể nào tránh khỏi và tôi chẳng biết số phận của gia đình tôi sẽ ra sao?

 

Khi cả ba bước vào nhà tôi nghĩ thầm “mới vài tiếng đồng hồ trước đây chúng tôi lái xe ra đi với một tâm trạng phấn khởi, giờ thì lếch thếch trở về mà chẳng còn xe cộ chi cả. Thế mới biết rằng cuộc đời này như huyễn mộng, và tôi cảm nhận sâu sắc thêm bài học từng được nghe nhắc nhở rằng vật chất ngoại thân! Đúng là của cải chỉ thoáng cái thì tan biến ngay. Quan trọng hơn cả là tính mạng con người! Vì mạng sống con người mới là cái quý giá nhất bởi còn người là còn tất cả! Mà muốn được vậy thì chỉ trông cậy vào nhân đức, phước báu, sự ăn ở, đối nhân xử thế của mỗi con người chúng ta với người xung quanh, với cuộc đời này. Bởi qua các thiên tai hay tai nạn thì thường có nhiều điều kỳ diệu xảy ra mà người phàm chúng ta không thể dùng lý lẽ bình thường để lý giải được. Đời tôi trải qua nhiều lần vượt biên bị cộng sản rượt đuổi, bắn giết, bị hành hạ, bỏ đói trong trại lao động cưỡng bức nhưng điều qua khỏi.  Rồi khi lênh đênh trên biển mấy mươi ngày đêm, đối diện Thần Chết, đói khát vật vờ nhưng cuối cùng cũng được đấng siêu hình, ơn trên cứu độ. Lần này lại may mắn được Trời Phật gia hộ qua vận hạn đầu năm. Vợ chồng con cái chúng tôi chẳng biết nói sao hơn là thành tâm đảnh lễ Chư Vị Bồ Tát đã phù hộ cho gia đạo tôi được vô lượng bình an, thoát khỏi tai ương trong một sát na!”

 

Và từ đây tôi cũng ngộ ra rằng để có những phúc đức kia thì chúng ta phải tạo các hạnh lành, hạnh thiện, ra công tu hành vì chỉ có công tu mới tạo cho chúng ta một lực tu to tát vượt qua tai ương kiếp nạn mà thôi!

 

Triều Phong (TPN)
Dayton, đêm Mùng Sáu Tháng Giêng (AL) năm Nhâm Dần 2022

 

Ý kiến bạn đọc
06/03/202212:53:25
Khách
Dạ, cám ơn chị Quế Hương nhiều.
Triều Phong
03/03/202214:08:39
Khách
Chúc mừng ông và gia đình tai qua nạn khỏi!
Quế Hương
18/02/202220:36:32
Khách
Chào anh Andy,
Cám ơn ý kiến của anh nhiều.
Triều Phong
18/02/202204:25:12
Khách
>Đời tôi trải qua nhiều lần vượt biên bị cộng sản rượt đuổi, bắn giết, bị hành hạ, bỏ đói trong trại lao động cưỡng bức nhưng điều qua khỏi. Rồi khi lênh đênh trên biển mấy mươi ngày đêm, đối diện Thần Chết, đói khát vật vờ nhưng cuối cùng cũng được đấng siêu hình, ơn trên cứu độ. Lần này lại may mắn được Trời Phật gia hộ qua vận hạn đầu năm.

Người hại không chết, Trời hại mới chết (không đũ phước báu, không có ai chống lưng, ...). Ai là người chống lưng: Thượng Đế Tòan Năng Tối Cao, các vị Phật giáo chủ trong Tam Giới, ngòai Tam Giới, các vị Minh Sư quá khứ như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Thánh Muhammad: The Messenger of God, ...., các vị Bồ Tát, Thiên Đế, Thiên Thần hộ mạng, ... Chuyện nhỏ thì nên nhờ các vị Thần (ông Địa) như mất chìa khóa kiếm không ra, ... Nhưng có điều kiện là phước báu càng nhiều thì càng hiệu quả. Theo lý thuyết có 2 lọai phước báu. Phước báu ngòai Tam giói chỉ qua Thiền Định trực tiếp nói chuyện với Thượng Đế Tối Cao, phước báu càng nhiều thì Thiên Thần hộ mạng càng nhiều (theo tôi biết có người có đến 25 vị Thiên Thần lúc nào củng đi theo, nhưng củng có thể có người có số lượng Thiên Thần đi theo còn nhiều hơn nữa nhưng không biết). Phước báu trong Tam giới gọi là phước báu nhân thiên, --"để có những phúc đức kia thì chúng ta phải tạo các hạnh lành, hạnh thiện, ra công tu hành vì chỉ có công tu mới tạo cho chúng ta một lực tu to tát vượt qua tai ương kiếp nạn"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,737
Buổi sáng vào sở hắn được người Giám đốc cho biết hôm nay hắn sẽ đem giao xe ở Uvalde City Dealership, lấy một chiếc khác ở đó mang đi giao ở San Antonio, xong sẽ có một chiếc cho hắn mang về. Nhưng khi đến Uvalde thì được chủ gọi về ngay. Hắn bồn chồn hỏi lý do nhưng người chủ hãng chỉ nói, “Mầy lấy chiếc xe dự định đem đi San Antonio mang về đây để ngày mai sẽ giao. Mầy lái xe về cẩn thận, dù không có gì nghiêm trọng lắm nhưng mầy cần phải về ngay.”Trên đường về, đầu óc hắn suy nghĩ lung tung. Không biết chuyện gì xảy ra mà bị gọi về ngay như vậy! Hai chú em có vấn đề gì không. Trong đầu hắn tư tưởng lộn xộn
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết này của ông không phải chuyện buồn, mà là... buồn cười. Viết Về Nước Mỹ mời đọc bài viết mới có duyên, hóm hỉnh của tác giả Phước An Thy.
Jen đưa tay lên vuốt nhẹ chiếc áo dài trước khi trao nó lại cho Annie, đứa con gái riêng của nàng. Chiếc áo màu đỏ được dệt bằng vải gấm được điểm tô vài cánh lá trúc màu vàng kim lấp lánh. Chiếc áo mà nàng nhờ người bạn mua giùm khi nàng còn ở trường đại học. Nàng dự định mặc chiếc áo này trong ngày cưới với Don. Nàng quen Don khi cả hai còn học chung trường Virginia Commonwealth University. Don học về kỹ sư điện tử, còn nàng học về hóa sinh. Don đang hoàn tất chương trình kỹ sư và đang thực tập ở một công ty gần nhà. Còn nàng chỉ mới vào năm thứ hai. Don là người gốc Mỹ gốc Việt. Tên tiếng Việt của anh là Trần Nguyên Đức.
Trong cuộc đời, tôi có hai lần lo âu quá sức. Lần thứ nhất là gặp cơn giông tố sau khi bị cướp biển rồi phá hư máy khi vượt biên 42 năm trước và lần này qua cơn bão IAN. Thử tưởng tượng ban đêm trong nhà tối om, ngoài trời mưa gió vần vũ, những cơn gió hú vang bên ngoài cộng với sấm chớp đì đùng, mà mình bị cắt mọi thông tin với bên ngoài thì không lo âu sao được.
Vào những năm cuối của thập niên 1990 đầu những năm 2000, tôi thường có dịp đi công tác qua Nhật hay Hong Kong để đặt hàng và duyệt hàng trước khi nhập về hãng. Trong số hơn 300 hành khách cùng có mặt với tôi trên những chiếc Boeing 747, chiếc máy bay thông dụng cho các chuyến bay đường dài thời đó, tôi luôn gặp các đồng hương Việt Nam. Họ đều đáp cùng chuyến bay với tôi từ Mỹ về đến Tokyo hay Hong Kong để từ đó bay về Việt Nam. Nói chung tôi biết họ là người Việt do các câu chuyện họ đối thoại rôm rả cùng nhau trong lúc chờ đợi. Ngược lại có lẽ ít ai trong số họ có thể biết được tôi là người Việt Nam vì tôi thường đi cùng với các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật
Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây là bài bà mới viết về chuyến đi chơi Virginia Beach.
Hồi mới đến Mỹ, nghe nhiều người Việt đi làm nghề may, tôi tưởng bở nghĩ mình từng tốt nghiệp từ nhà may nổi tiếng Thiết Lập Sàigon, từng mở lớp dạy cắt may Âu Việt Phục Nam Nữ, mỗi khoá cũng trên vài chục học viên; từng sử dụng các loại máy may, máy vắt sổ thêu ren các thứ, chắc sẽ kiếm được khá tiền, nên xăng xái đến shop may xin việc. Bà chủ shop người Tàu Việt thấy dân mới qua ngơ ngáo nên ăn hiếp, bắt tôi mượn tiền mua chở tới hai cái máy may công nghiệp xịn hiệu JUKI của Nhật, một cái để may, cái kia 5 kim để vắt sổ và các loại zíc zắc
Hắn yên lặng bước đi cùng ông ta, tự hỏi “Phòng dưới cầu tầu…chẳng lẽ ông ta là homeless?” Quả nhiên, khi xuống, ông ta chỉ một cái vòm lõm vào chân cầu “Vâng đây là phòng của tôi từ cả năm nay rồi, mời ông.” Cái vòm cao, rộng, đủ cho một người nằm; chắc chắn không sợ nắng mưa. Ông ta chỉ bậc đá nói :”Mời ông ngồi, tôi pha tách cà phê sáng, rồi xin phép ông cho tôi nói chuyện.”
Đã bao người làm công việc đưa học trò qua đường giờ tan học ở ngã tư trường học này? Chắc chắn có những người đã ra thiên cổ, những người đang sống những ngày cuối đời trong các viện dưỡng lão, những người bị covid-19 cướp đi sinh mạng khi còn muốn làm công việc của người lớn tuổi để trả ơn những người lớn tuổi khi họ còn là một cậu nhóc, cô bé với ngôi trường tiểu học của họ ở đâu đó trên nước Mỹ bao la. Nên không có gì để bi lụy vì người ta thì già đi và qua đời là lẽ tự nhiên, cái còn lại đáng qúy là văn hoá Mỹ, cái văn hoá sau khi về hưu thì đi làm công việc đưa trẻ nhỏ qua đường sau mỗi buổi học theo định nghĩa về văn hoá đơn giản nhất: “Cái gì lập đi lập lại thành thói quen, thói quen lập đi lập lại thành phong tục, phong tục lập đi lập lại thành văn hoá”.
Mặc dầu không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tôi cũng thực hiện được nhiều bức ảnh đẹp. Nước Mỹ rộng bao la nên không thiếu những cảnh đẹp, do bàn tay con người dựng lên cũng có, do tạo hóa sáng tạo cũng có: Mùa Xuân với hoa anh đào trên dòng sông Potomac ở Washington DC, mùa Hè ở Grand Canyon, Arizona, mùa Thu ở San Juans, mùa Đông thì có rừng thông, núi tuyết ở Yellow Stone, tiểu bang Wyoming … Tôi lại nghĩ, sẽ đẹp biết bao nếu những bức ảnh của tôi có mang ý nghĩa nhân bản một cách tự nhiên, không dàn dựng, không hư cấu, không cần photoshop can thiệp.Tôi cho đó là những bức ảnh có hồn, khác với những bức ảnh đẹp về nghệ thuật mà vô tri, vô giác! Trong suốt thời gian sống ở Mỹ, tôi vẫn để tâm theo đuổi mục tiêu đó.
Nhạc sĩ Cung Tiến