Hôm nay,  

Hoa Xuyến Chi (Daisy)

14/02/202210:19:00(Xem: 4135)

 Daisy

Tác giả lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình Người Hoa Nở.”   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.

 

*

 

Sáng nay đang ngồi nhâm nhi ly cà phê nghe nhạc, phone bạn gọi khoe có loài hoa tên Xuyến Chi và nói chuyện trên trời dưới đất một hồi, sau đó tôi mở máy google gõ “Hoa Xuyến Chi” tìm hiểu về loài hoa này, được biết tên tiếng Anh của nó là Daisy.

 

Đọc những câu chuyện trình bày thì loài hoa có ý nghĩa “bên nhau mãi mãi”. Theo thần thoại La Mã, “bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides một trong các nữ thần chăm sóc những khu rừng. Một hôm khi Belides đang nhảy múa với người yêu là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumnus (vị thần cai quản các vườn cây). Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa Cúc trắng.

 

Thêm câu chuyện khác… cô con gái có giọng hát du dương nhưng không xinh đẹp, nên nàng khó níu kéo được người lữ khách đã say mê giọng hát, sự níu kéo trong vô vọng. Nàng thèm được quan tâm và vẫn mong chờ, hy vọng có bước chân ai đến kéo nàng ra khỏi sự cô độc. Chính sự cô đơn đã giết chết tâm hồn và thể xác của nàng, nàng như một đóa hoa khô héo xấu xí chết đi, và trở thành loài hoa không hương sắc. Loài hoa này rất dễ mọc lan, thường vướng gót chân hay trên quần áo người khách bước qua, như là sự níu kéo khát khao tìm hạnh phúc. Tôi còn được biết loài hoa này có tác dụng chữa nhiều bệnh trong y học, ngoài vẻ đẹp và những giá trị ý nghĩa mà hoa Xuyến Chi mang lại, đây là loại hoa có thể được xử dụng để làm thuốc, phục vụ mục đích chữa bệnh. Theo như Đông Y, hoa Xuyến Chi có tánh mát, vị đắng nhẹ, do đó hoa được xử dụng để điều trị các chứng bệnh như:

- Chữa viêm họng, đau nhức răng, viêm lợi, nhiệt miệng 

- Kháng khuẩn cao, chống lại sự oxy hoá của cơ thể 

- Chữa các bệnh về da như viêm da dị ứng, lở loét, mề đay mẩn ngứa ...

- Đánh tan vết máu bầm do chấn thương gây nên 

- Sát khuẩn giải độc cho gan, thận và cơ thể...

- Điều trị đau nhức xương do thoái hoá hoặc do tai nạn” 

 

Dù loài hoa có nhiều truyền thuyết thơ mộng thi văn, thì ngoài đời vẫn có câu chuyện tình yêu thật của đôi vợ chồng mang tên loài hoa ấy... Bỗng nhiên vùng ký ức ùa đến, thời gian đã hơn 45 năm mà ngỡ như mới đâu đây...

 

Phương Chi bạn tôi học chung trường Thành Nội, ông xã PC tên là Xuyến bạn Lộc (chồng tôi) học Quốc Học và chung Sư phạm đại học. Qua Mỹ vẫn thường liên lạc. Còn nhớ cách đây hơn 20 năm, nhóm bạn gồm chồng tôi ở Fremont, anh Xuyến từ San Diego, anh Phúc từ Oakland thường hẹn tập trung nhà anh Hải sống một mình ở Oakland, muốn sống cảm giác độc thân mấy ngày. Họ đi dự hội Quốc Học Đồng Khánh, hội Huế tại thành phố San Jose, và ưa ở nhà cùng nấu ăn ngồi nhắc kỷ niệm xưa. Sau này anh Hải bệnh qua đời, anh Xuyến thỉnh thoảng lên thăm con gái trên San Francisco đi xe Bart về nhà tôi ở lại, hình ảnh cảm động nhất là cầm theo chén chè môn cho Lộc do tự tay anh Xuyến nấu. Tình bạn của họ rất thân thiết, hay gọi phone nhắc thời đi học, có khi hứng chí kể chuyện tình từng chi tiết một.

 

Tôi và Phương Chi luôn gặp nhau những lần họp mặt trường Thành Nội. Từ ngày Covid _19 hoành hành, chúng tôi chỉ biết thỉnh thoảng “nấu cháo” qua phone hàng giờ. PC có nét đẹp đậm đà, mắt to đen láy, khuôn mặt hiền hậu dễ mến. Tôi ở gần trường nên thỉnh thoảng Chi cũng về nhà nghỉ trưa, tâm sự đôi điều trong thời gian chờ quay lại trường học lớp chiều.

 

Anh Xuyến và Phương Chi là láng giềng gần nhau, nhà anh mặt trước nằm trên đường Mai Thúc Loan, hướng về phố Phan bội Châu, nhà PC nằm mặt sau thuộc đường Đào Duy Từ nối nhau bằng cầu Đông Ba (Cầu Đen). Chi và anh Xuyến chơi với nhau từ lúc nhỏ những trò Ù Mọi, Đạp Mạng hay Đánh Kiện ..v..v... 

 

“Họ sống bình yên bước lặng thinh

Không nghe hoa bướm gọi bên mình

Hững hờ đi giữa hương yêu mến

Chân bước chưa khi rộn ái tình”     

                

Dần dà tuổi 18, 20, anh Xuyến trở thành chàng thanh niên bảnh trai, anh hơn Chi 3 tuổi, Chi trổ mã của người con gái dậy thì làm bao chàng trai ngẩn ngơ. 

 Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn

Tuổi hai mươi đến có ai ngờ!

Một hôm trận gió tình yêu lại

Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ (Huy Cận)

 

Mỗi chiều tan trường về, Phương Chi cùng các bạn đùa giỡn trên con đường Mai Thúc Loan, có những tàng cây rụng đỏ ối xác Phượng, hoà màu áo trắng ngây thơ dập dìu như đàn bướm lượn hồn nhiên trong sáng.  Chi đâu biết có“chân theo chân nhặt bóng nắng đường dài” đi sau lặng lẽ giữ khoảng cách vì sợ người quen bắt gặp. Hai nhà cùng có lầu, cửa sổ phòng anh Xuyến nhìn chéo cửa sổ phòng Phương Chi, dù khoảng cách rất xa, nhưng 2 chiếc bóng vẫn thường lấp ló nhìn nhau, chỉ cần cái vẫy tay cũng đủ trao giây phút bình yên cho nhau đêm đó đi vào giấc mộng đẹp.

           

Thích lén nhìn nàng giống nụ hoa

Hiền xinh thánh thiện biết bao là

Chiều buông nắng vợi nghe câu hát

Nguyệt tỏ đêm vời vọng tiếng ca

Mỗi sớm phơi thu chờ bạn hiện

Từng ngày gội hạ đợi người qua

Tình si ngất ngưởng cô hàng xóm

Luẩn quẩn ra vào khổ vậy ta    

 

(Cô Hàng Xóm – MTTN)

 

Có khi anh Xuyến canh giờ sáng sớm đứng cách xa nhà Chi, chờ nàng trên đường đi học trao lẹ thư. Lá thư nhét vội vào cặp sách, run rẩy giấu mùi hương yêu trong nắng ban mai rực tỏa, nhưng “Tôi muốn tắt nắng đi. Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại. Cho hương đừng bay đi” (Xuân Diệu). Vào lớp học, Chi nôn nao chỉ muốn có được lúc rảnh để đọc thư, giờ ra chơi lẹ làng ngồi góc riêng đảo mắt chớp nhoáng .

 

Sao đặc trời cao sáng suốt đêm

Sao đêm chung sáng chẳng chung miền

Trời còn có bữa sao quên mọc

Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em

 

Chỉ vài câu thơ của Nguyễn Bính, Chi không uống rượu đã như say, say men tình, say ý được lồng trong bốn câu thơ diễn tả dùm nỗi lòng. Chàng là vậy… thỉnh thoảng dùng nỏ bắn chim cuộn tờ giấy chép những câu thơ của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận ...v...v... bắn qua phòng Chi mỗi giấc hoàng hôn xuống. 

 

Ở tuổi này cha mẹ đôi bên rất nghiêm khắc, kiểm soát con cái kỹ càng trong việc học hành. Cha mẹ Phương Chi thấy con mới lớn mặt mày ngơ ngẩn, đôi khi bắt gặp Chi đứng thập thò trên lầu hướng dõi mắt qua nhà Xuyến, nên kềm kẹp đón đưa canh chừng thêm. Người lớn muốn chuyển trường đưa Phương Chi vào Nha Trang học ở nhà ông anh. Chi đã biết nếm mùi vị của chia ly, khóc thầm ướt tràn gối, ngày Chi đi cả hai đều buồn tê tái vì chẳng liên lạc được nhau. Tình yêu nam nữ tự nhiên nó đến không ai ngăn chận nỗi, nó làm con người ta mất ăn mất ngủ, đau khổ lẫn sung sướng, nụ cười và nước mắt.

 

Bạn bè đặt biệt hiệu “hoa khôi” cho Phương Chi, thường nói “tụi tao phái nữ cũng còn muốn ngắm mi nữa là”, Chi hay có tính mắc cỡ chỉ biết cười nhẹ. Về phía anh Xuyến cũng rất đẹp trai được đặt là “Alain Delon Huế”, nhìn cả cặp đẹp đôi vô cùng. Điều lạ là Chi có rất nhiều người theo đuổi và ngược lại anh Xuyến cũng vậy, nhưng con tim họ chỉ gởi gấm cho nhau. Người đi kẻ ở khiến anh Xuyến mang tâm trạng như Hàn mặc Tử.

 

         Người đi một nửa hồn tôi mất

        Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ 

 

Từng ngày vẫn trôi qua trong âm thầm nhớ thương với màu thu buồn, nắng hạ phai. Có những khi nhìn mưa rơi, anh Xuyến chỉ biết gởi lời ca trong tiếng đàn, mắt lạc thần hướng qua phòng nhà Chi, tiếng hát lơ lửng trầm buồn xa vắng.

 

Gởi gió cho mây ngàn bay

 Gởi phím tơ đồng tìm duyên

Gởi thêm lá thư màu xanh ái ân

Về đôi mắt như hồ thu ... (Đoàn Chuẩn Từ Linh)

 

Tuy hai phương trời... nơi hai đầu nỗi nhớ, nhưng hình như họ có sự giao cảm. Về phần Chi, khi những chiều nhìn nắng Hạ chơi vơi trên biển vắng, dạo bước dưới hàng dừa hoặc ngồi nhìn xa những chiếc thuyền trôi dạt, Chi mang trời Huế vào trong tâm hồn, gởi gấm nỗi thương yêu về ngôi trường, bạn bè, các con đường. Nhớ biết bao những buổi hoàng hôn thập thò bên khung cửa sổ tìm kiếm nhau, và bao đêm nằm gối Nguyệt nghe tiếng kèn hoặc tiếng đàn vọng qua nhắn nhủ thông điệp của tình yêu... Vậy đó… họ mang hình bóng cũng như nắm giữ trái tim của nhau để cùng mơ cùng chờ đợi...

 

Năm 75 vận nước nổi trôi, Phương Chi trở lại Huế học sư phạm cấp tốc, anh Xuyến đã ra trường. Hai gia đình tổ chức đám cưới đơn giản cho anh Xuyến và Chi kết duyên của mối tình đẹp. Cả hai chịu đựng đạp xe mấy cây số về miền quê hẻo lánh dạy học, sau đó gia đình tìm đường vượt biên trót lọt, lúc này Phương Chi đã sinh được cháu gái đầu.

 

Cuộc sống bắt đầu lại trên xứ người, anh Xuyến kinh doanh tiệm furniture, Phương Chi chăm sóc nuôi con, thăng trầm đủ chuyện, nhưng họ cố gắng chống chèo rồi cũng ổn định. Các con lớn dần học rất giỏi, lanh lẹ chịu khó vừa học vừa làm đủ thứ nghề...dạy kèm, làm tiệm McDonald's, lái xe đưa rước người khám bệnh v..v… cho đến khi các cháu vào ngành chính, Xuyến Chi đài thọ phần nào tài chánh muốn các cháu dồn tâm trí học hành, đồng thời các cháu cũng loan thêm tiền trường và ăn học thành tài từ nha sĩ, dược sĩ, ngành giáo dục. Anh Xuyến cũng mệt mõi sang các tiệm rồi làm hãng điện tử, Chi làm nơi trường học cho đến ngày nghỉ hưu. Hiện nay Xuyến Chi đã làm ông bà nội ngoại. Cả hai cùng hát hay, nên có nhiều nơi mời góp mặt văn nghệ trong những sinh hoạt hữu ích của cộng đồng.

 

Tôi rất ngưỡng mộ tánh tình bạn mình. Chi có lối sống giản dị, tâm hiền hoà rất nhiều cảm xúc thương người. Chính bạn trong lần về thăm cha mẹ già đã đi tìm hội khuyết tật, nhìn người mù cầm dao chẻ tăm, bạn đứng khóc ròng, lòng nặng trĩu. Trở lại Mỹ bạn trăn trở nỗi buồn chia sẻ cùng tôi, nên từ đó tôi và bạn bè có duyên trợ giúp hội người mù bao nhiêu năm qua. Trong group trường học cũ hai bà hiệu trưởng Thanh Tâm, Tiểu Bích của Nữ Đồng Khánh và Nữ Thành Nội phối hợp quyên góp cho Thương phế Binh, Phương Chi luôn hưởng ứng nhiệt tình.

 

Tôi suy nghĩ về loài hoa Xuyến Chi chuyện tình không may mắn và buồn thảm, còn chuyện tình của bạn tôi thì quá đẹp, quá trọn vẹn cũng như hữu sắc hữu hương, tuy đã đi qua những cảm giác của tình yêu thiêng liêng mà loài người mong nếm trải như tục ngữ Pháp có nói “đời không tình yêu như trời không có nắng,” hay “sống không tình yêu là chết mà biết thở”, hoặc “tình yêu là cái chi chi mà ngàn năm trước ngàn năm sau nhân loại vẫn khổ đau vì nó”. 

 

Sáng nay cũng như mọi hôm, tuy trời lạnh nhưng vẫn có nắng hồng tươi sáng. Tôi ra công viên dạo bộ thay vì mỗi khi chỉ đi sau vườn. Cây đã trụi lá nhìn trơ cành gầy guộc, gió thổi lá khô bay tấp từng đống. Tôi chú ý vạt hoa lưa thưa màu vàng chen giữa đám cỏ hoang, đảo mắt tìm kiếm xem có hoa Xuyến Chi nhưng không thấy... loài hoa cô độc lẻ loi đáng thương. Bỗng dưng tôi bắt đầu để ý loại hoa này. Tôi sẽ đến Home Depot lùng mua về trồng như sự quan tâm chân thành về... nỗi cô đơn 

 

Minh Thúy Thành Nội

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,737
Hai năm trước tôi có viết lần lượt Tiễn Vong 2020, Tiễn Vong 2021, cứ ngỡ rằng năm nay tiễn 2022 bình thường, nhưng tiếc thay, dư âm của “Vong Covid” vẫn còn lãng đãng dây dưa, nên một lần nữa, chúng ta lại phải tiễn Vong. Dù hiện nay các mũi vaccine thứ tư thứ năm đã available mà chẳng ai thèm đoái hoài, bên Mỹ và Canada các tiệm Pharmacy sẵn sàng chờ người ta đi chích, nhưng bà con đã quá mệt mỏi với Covid, đâm ra... lờn thuốc luôn chăng? Chả bù với thời gian giữa năm 2020 khi nhân loại đang kinh hoàng vì giặc Tàu, í lộn, giặc Cúm Tàu, nên khi những đợt vaccine Pfizer, Moderna đầu tiên xuất xưởng người ta chộn rộn xôn xao mong được đi chích. Hễ người nào may mắn trong diện ưu tiên, đi chích xong còn chụp hình khoe trên Facebook cho người khác thèm khát ước ao.
“Bà già khó chịu “. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình.
Từ hôm nhận được thông tin năm này “ gia đình Phủ Cam sẽ tổ chức họp mặt tại Nam Cali”, lòng tôi háo hức như đứa con nít đếm từng ngày mong mau mau tới ngày tết . Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng suy nghĩ đến ngày ấy, đếm từng tờ lịch rơi, không biết để làm gì nhưng sao mà cứ ngẩn ngơ, nhiều khi cảm thấy thời gian như đang dừng lại, nôn nóng gửi email hỏi trưởng ban tổ chức ngày họp mặt để mua vé máy bay trước
Thời gian qua mau như giòng sông chảy xiết, nhưng không cuốn trôi mất kỷ niệm vui của tôi về Lễ Giáng Sinh năm 2021. Tôi ở trong nhà dưỡng lão được hơn hai năm rồi. Năm tôi sáu mươi chín, bất ngờ bị vấp té, đầu gối tôi yếu hẳn, từ đó đi đứng khó khăn; con trai tôi khuyên mẹ vào nhà dưỡng lão có dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt. Căn nhà của mẹ sẽ cho thuê để có tiền trả cho nhà dưỡng lão, tọa lạc quanh vùng Little Sài Gòn, để tôi còn dễ liên lạc vói cộng đồng người Việt.
Trời đổ tuyết nặng hạt, mịt mù. Chiếc school bus đậu ngay trước nhà, tôi hé cửa vẫy tay ra hiệu, Amanda con gái tôi nhảy ra khỏi xe, ngửa mặt đón những bông tuyết mát lạnh rồi chân sáo tung tăng bước vào nhà. Chưa kịp rũ bỏ giày boots, áo mũ, nó liền huyên thuyên (giống ai hổng biết!), với cái ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, nữa Việt nửa Anh
Mua thêm chậu hoa không biết tiếng Mỹ gọi là gì nhưng tiếng Việt gọi là hoa tiểu muội, hồng tiểu muội đẹp kiêu sa hơn hoa hồng người ta thường tặng nhau vì người tặng và người được tặng đều nghĩ đến thông điệp nhiều hơn những bông hoa đắt tiền. Tiểu muội màu hồng khôn khéo ở hình thức giống hoa hồng nhưng nhỏ nhắn hơn nhiều nên nhìn rất dễ thương, tiểu muội màu trắng đẹp mê ly như công chúa ngủ trong rừng. Đặc biệt tiểu muội màu vàng đẹp quyến rũ đến thấy là mua vì hoa xinh lại vàng tao nhã như hoa soi nhái vàng lối đi ngày nọ. Hai loài hoa bờ rào bờ giậu nhưng là cả quê nhà, cả ký ức thân thương. Còn một màu vàng yêu kiều khác là màu vàng của hoa đậu bắp, màu vàng chanh nhẹ làm diệu mắt, làm chùng xuống oán hận, chứ không vàng chảng như vàn bốn số chín hy vàng chùa chiền quá uy nghiêm, vàng cung điện khoe mẽ.
Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo 75 tuổi hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois. Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả viết về mâu thuẫn quan điểm giữa vợ chồng.
Ngày 1 tháng 9 từ Bắc Cali, chúng tôi lên đường “tòng quân nhập ngũ”. Điều làm tôi phấn khởi và cảm động vì từ lâu dù cùng là thành viên của Cô gái Việt, nhưng chị Hoài Niệm và Song Thy chuyên làm “thợ lặn,” rất ít lên tiếng hay gởi bài vở vào, nhưng khi nghe chúng tôi qua Houston, chị Hoài Niệm lên tiếng mời chào “sẵn sàng làm Uber đưa đón phi trường và có mini motel free.” chị và SongThy lên list chương trình những ngày ăn chơi xả láng. Tôi thật ngạc nhiên không ngờ trên diễn đàn chưa quen biết nhiều nhưng 2 người đã mở rộng lòng như vậy.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Sau đây là một truyện kể dí dỏm.
Mị nhớ mình từng đọc đâu đó câu nói: “Nhà là nơi trú ngụ tâm hồn của chúng ta!” Nhà là nơi nắm giữ những ký ức tuổi thơ, là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người. Sau những ngày làm việc vất vả, những bôn ba trong cuộc sống ai cũng mong có một ngôi nhà ấm áp để trở về. Nhà không cần to đẹp, chỉ cần an toàn, ấm cúng và đầy tình yêu thương. Người nào mà bão giông cuộc đời dừng lại ngoài cửa nhà là người cực kỳ có phúc. Sau khi ủ mưu đâu gần chục năm thì Mị quyết định bắt tay vào gia cố ngôi nhà của mình, vừa để tránh mưa gió cuộc đời vừa để có chỗ ở thoải mái cho mình lẫn người thương.
Nhạc sĩ Cung Tiến