Hôm nay,  

1977 vận động xin vào thường trú

19/01/202210:28:00(Xem: 1968)

Tác giả Đào Văn, trước năm 1975: làm Phó Ty An Ninh Quân Đội-HN, Nghị Viên Đồng Tỉnh Hậu Nghĩa (70-74 & 74- 78); sau năm 1975: Phụ trách chương trình định cư người tị nạn giáo phận Wichita  1975-1979,  công chức Tiểu Bang Kansas 1979 – 2007, có tên trong Ban Biên Tập tạp chí VNTP 1982-2005, phụ trách  Bản Tin Yểm Trợ thuộc CT YT.GHCH.VN 1990-1993; thời kỳ  LM Ng Đức Việt Châu:  làm Chủ Tịch CĐ GSTS VN/HK, kiêm Chủ Tịch Liên  Đoàn CGVN-HK nhiệm kỳ 1989-1993. Lần đầu tham dự VVNM với bài  "Bước đường tị nạn ...." và đây là bài tiếp theo.


  Vandong_Daovan_01192022


* Bước đường tị nạn tại tp Wichita, Kansas 1975-1977.

 

Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến.  Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện  ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên). 

 

   Địa chỉ của người tị nạn thuộc giáo phận Wichita do người viết thiết lập,  còn danh sách người Việt  ngoài  Wichita, thì được các  văn phòng định cư trong phạm vi tiểu bang Kansas được các giáo phận Dodge City, Salina  và Kansas City cung cấp. Nội dung bản tin chú trọng  loan tải về  luật lệ, quyền lợi của người tị nạn tại bang Kansas và tại  Mỹ. Về  tin tức  tại Việt Nam ghi lại bản tin tức từ đài VOA, BBC thâu thanh rồi đánh máy lại cũng như tin tức từ báo chí Mỹ tại địa phương loan tải.
 

* Sinh hoạt cộng đồng

Tết Đinh Tỵ 1977, cái Tết thứ hai của  người Việt trên đất Mỹ  cũng được tổ chức giống như năm trước, người tham dự cũng mang theo "covered-dish", và qua bản tin  người viết mời  bà con về tham dự, và cũng như Tết 1976, cơ quan Bác Ái Công giáo cung cấp  bia và nước ngọt.  Ngoài việc tổ chức Tết coi  như là sinh hoạt mùa Đông ở trong  nhà,  người viết còn tổ chức  picnic  về  mùa hè tại Eberly Farm, coi như là sinh hoạt  của người Việt ngoài trời (phía Tây  thành phố Wichita). Người viết yêu cầu người tham dự mang theo "covered-dish", và tại nông trại này có sẵn các lò nướng thịtcơ quan cung cấp bia và nước ngọt, người viết mướn ban nhạc Nguyễn Lâm từ Kansas City về giúp vui.

Ngoài ra, người viết còn tổ chức các buổi nhảy đầm vào ban tối, mướn phòng gym tại trường trung học gần trung tâm thành phố (nhạc cassette) vô cửa tự do. Người tham dự mang "covered-dish", còn phía cơ quan cung cấp bia và nước ngọt. Một lý do tế nhị phải đi mướn phòng gym là vì các phòng gym tại PHC center, và  phòng gym tại nhà thờ chính tòa, tuy sử dụng không phải trả tiền, nhưng vì gần khu dân cư, sợ gây  tiếng ồn ào  sau 10 giờ tối, bất tiện. Phụ giúp người viết trong việc tổ chức có một số anh em trong nhóm do hãng MBPXL bảo trợ. 

 

* Thăm dò ý kiến về việc xin vô thường trú

 

Qua các buổi sinh hoạt tập thể, cũng như các cuộc gặp mặt ăn uống cuối tuần với  nhiều nhóm,  có nhiều ý kiến, nhiều  vấn đề  được nêu ra, cho nên người viết chọn ý kiến nào mà có sự đồng thuận cao nhất. Vấn đề xin vô thường trú được nhiều người quan tâm mong muốn, và được anh em cho  là nhu cầu cấp thiết nhất,  để có giấy tờ xin vào làm tại các hãng xưởng có tính chuyên môn lương cao và công việc đỡ vất vả.

   Vào mùa hè 1976, một phái đoàn thuộc Bộ Xã Hội Liên Bang đến thăm cơ quan để tìm hiểu về việc điều hành công việc định cư của văn phòng và sinh hoạt của người tị nạn tại thành phố. Người viết đem nguyện vọng xin vô thường trú của người tị nạn trình bày với phái đoàn, để xin can thiệp với Chính quyền Liên Bang, cho phép các người tị nạn trong tình trạng parolee sớm được vào thường trú, hầu có cơ hội xin làm các công việc chuyên môn hơn.  Ngoài ra, xin gia hạn thời gian trợ cấp cho thành phần không có khả năng đi làm, cao tuổi, đang hưởng chương trình trợ cấp xã hội, vì luật trợ cấp hiện hành giới hạn chỉ được nhận trợ cấp sau 2 năm định cư tại Mỹ, và tính đến ngày 30.4.1977 tức là chỉ còn 10 tháng nữa là bị chấm dứt trợ cấp.

   Phía đoàn hứa can thiệp, nhưng sang đến  năm 1977 vẫn chưa thấy phía Hành Pháp hay Lập Pháp Liên Bang bàn về việc thay đổi tình trạng  di trú, cũng như chưa cứu xét gia hạn thời gian trợ cấp cho người tị nạn Đông Dương.   Do đó người viết bàn với nhóm anh em do hãng MBPXL bảo trợ về ý định tổ chức cuộc họp mặt tại Wichita, và mời đồng bào cư ngụ trên toàn tiểu bang về tham dự, để cùng đạo đạt nguyện vọng xin vào thường trú, và mời Đại Biểu vùng thuộc Bộ Xã Hội Liên Bang về tham dự. Toàn thể anh em tán thành và hứa tiếp tay với người viết phụ vào việc tổ chức. Và qua bản tin, người viết mời bà con trên toàn tiểu bang đến tham dự.

* Cuộc tập họp trao thỉnh nguyện, gửi thư xin vào thường trú

   Ngày 10.04.1977, một cuộc tập hợp của đồng bào trên toàn tiểu bang để cùng bày tỏ nguyện vọng xin vào thường trú được tổ chức tại hội trường, trường trung học tư thục Công giáo Kapaun Mt. Carmel. Trước là để kỷ niệm hai năm ngày rời quê hương Việt Nam, sau là đạo đạt nguyện vọng xin chính phủ thay đổi quy chế tạm dung parolee thành quy chế permanent resident.  Nhờ sự tiếp tay của viên chức thuộc phái đoàn thanh tra năm 1976, một đại diện Bộ Xã Hội Liên Bang vùng 7 đến Wichita  tham dự và nhận thỉnh nguyện thư, từ một bô lão trong hội trường trao tay trước sự hiện diện của đông đảo  người Việt. Trong cuộc họp này còn có phần văn nghệ giúp vui do ca sĩ Khánh Ly từ California đến trình diễn.

    Sau ngày này (10.04.77), người viết thảo thỉnh nguyện thư (Anh ngữ) in sẵn trên bản tin, gửi đến đồng bào toàn tiểu bang, để yêu cầu mỗi người tị nạn ký tên vào thỉnh gửi thư, và gửi đến các văn phòng Nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang Hoa kỳ thuộc bang Kansas, theo địa chỉ liệt kê trên bản tin, để xin các vị dân cử Liên Bang giúp đỡ cứu xét cho người tị nạn Việt Nam được vào qui chế thường trú.  Trong thư kêu gọi đồng bào tiếp tay, qua bản tin THÔNG BÁO số 15 ngày 28.04.1977, có đoạn văn viết như sau:

  " - 2 năm sống tại Hoa Kỳ, là 2 năm chất chứa đầy nhung nhớ, thương đau, vì làm sao quên được dĩ vãng..., vì cha mẹ, vợ con, anh chị em còn đó, nhưng sống ở mãi tận Việt Nam...Liệu chúng ta có thể giúp họ gì khi bản thân chúng ta còn bấp bênh ...

- Chúng tôi tha thiết  xin quý vị cùng chúng tôi với hơn 2000 người tị nạn tại tiểu bang Kansas đồng loạt gửi thư đến các vị dân cử thuộc tiểu bang hầu tạo một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các vị này quan tâm ...

- Hai ngàn lá thư của đồng bào tiểu bang Kansas sẽ là những nỗ lực thúc đẩy nhà cầm quyền sớm thỏa mãn nguyện vọng của chúng ta.

- Xin quý vị hãy hành động ngay, đừng do dự: mỗi người một lá thư gửi đi thời nguyện vọng của chúng ta nhất định thành công, trở ngại của chúng ta nhất định phải được san bằng.”(Kèm bản chụp trích đoạn copy  thư kêu gọi)

Vandong_Daovan_H2_01192022

* Sinh hoạt tôn giáo

 

Ngoài các sinh hoạt chung như các cuộc họp mặt Tết, picnic, nhảy đầm, cũng như cuộc họp mặt đạo đạt nguyện vọng xin vào thường trú nêu trên, còn có sinh hoạt riêng thuộc phạm vi tôn giáo cũng được tổ chức theo yêu cầu. 

- Lễ Phật đản 1977 - Thể theo yêu cầu của qúi cụ, quý ông bà theo Phật giáo,   nhờ người viết tìm địa điểm để qúy cụ tổ chức lễ Phật Đản (tháng Tư năm Đinh Tỵ / tháng 6.1977), và nhờ loan tải lời mời trên bản tin Thông Báo để người đồng đạo trong và ngoài thành phố về tham dự.

 Vì vậy, người viết xin linh mục chánh xứ cho phép sử dụng phòng họp tại trung tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp PHC để làm địa điểm tổ chức lễ Phật đản, đồng thời loan tải thông tin về ngày, giờ, địa điểm tổ chức lễ Phật Đản năm 1977 trên bản tin, và mời đồng bào Phật tử xa gần trên toàn tiểu bang về tham dự.

- Thánh lễ tiếng Việt ngày Chủ Nhật - Phía người theo đạo Công giáo,  cũng yêu cầu người viết  xin giáo phận  cho phép linh mục Việt Nam  về dâng Thánh lễ ngày Chủ Nhật, vì hầu hết giáo dân  không hiểu các lời  kinh, sách Thánh bằng tiếng Anh, và đề nghị tổ chức  lớp học xưng tội rước lễ lần đầu cho trẻ em.  Tòa Giám Mục cho phép một linh mục Việt Nam được về Wichita cử hành Thánh lễ mỗi tháng một lần.  Linh mục PĐĐ từ Kansas City nhận lời mời về Wichita cử hành Thánh lễ hàng tháng cho đồng bào theo đạo Công giáo. Về địa điểm hành lễ, cha chánh xứ thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho mượn nhà thờ (cũng là cha xứ bảo trợ gia đình người viết).  Người viết trách nhiệm việc mở, đóng cửa dọn dẹp vệ sinh trong, ngoài nhà nhờ, và nhà vệ sinh sau Thánh lễ.



-  Về lớp học xưng tội rước lễ lần đầu- Vào mùa hè 1977, một lớp học xưng tội rước lễ lần đầu được tổ chức, cha Giám đốc cơ quan Bác Ái giáo phận đồng ý  việc nhờ hai thầy  thuộc chi dòng Đồng Công  về dậy kinh cho các em với thời gian hai tháng,  Địa điểm là , thuộc một  nhà thờ đã đóng cửa, gần  trung tâm thành  phố.

 

* Kết quả cuộc vận động xin vô thường trú

 

Cuối tháng 10.1977 lưỡng viện quốc hội  thông qua dự luật  Hamilton Fish H.R. 7796  và được Tổng  Thống Carter ký ban hành cho phép người tị nạn sau 2 năm  định cư tại Mỹ, được  làm đơn xin vào quy chế thường trú / permanent resident,  và chương trình trợ cấp người tị nạn gia hạn thêm 4 năm. Tóm lược trích đoạn theo H.R.7769 - 95th Congress (1977-1978): " Title I: Adjustment of Status of Indochina Refugees- Authorizes the Attorney General to change the status of any alien refugee from Vietnam, Laos, or Cambodia paroled into the United States after March 31, 1975, under the Immigration and Nationality Act, who has been physically present in the United States for at least two years and is not yet a permanent resident alien to that of permanent resident alien if such refugee qualifies as an admissible immigrant under such Act. - Title II: Extension of the Indochina Migration and Refugee Assistance Act of 1975 - Authorizes the appropriation of such sums as may be necessary for carrying out the domestic assistance provisions of the Migration and Refugee Assistance Act of 1962, with respect to refugees from Cambodia, Vietnam, or Laos."

 

Theo luật lệ muốn vào thường trú phải làm đơn, trong khi tp Wichita thuộc trách nhiệm văn phòng INS đặt tại Kansas City (thời gian này chưa có văn phòng INS tại Wichita).  Người viết đi Kansas City  gõ cửa cơ quan INS, để xin, nếu  có thể cử nhân viên về Wichita làm các thủ tục cấp thẻ tiện lợi cho người tị nạn khỏi mất công đi xa.  Một viên chức thuộc văn phòng Bộ Xã Hội Liên Bang vùng 7  trụ sở tại Kansas City, mà người viết  quen biết khi ông ta cùng phái đoàn HHS trung ương đến giám sát việc định cư người tị nạn tại Wichita  năm 1976 < đã viết tại bài trước>. Người viết nhờ ông ta giới thiệu với giới chức bên sở INS, để người viết trình bày về tình hình người ti nạn tại địa phương Wichita. (Ghi chú, năm 1980 khi  quốc hội soạn thảo  nhằm bổ túc  và thay thế một số  điều  khoản về luật di trú và tị nạn, viên chức HHS này để cử người viết  đại diện vùng 7 < gồm 4 tiểu bang: Iowa,  Missouri, Nebraska và Kansas>,đi Washington tham dự cùng với khoảng 80 đại diện  thuộc nhiều cơ quan trên toàn nước Mỹ phụ trách việc định cư người tị nạn ĐNÁ, Đông Á, Đông Âu và Phi châu tham gia đóng góp ý kiến cho ủy  ban soạn thảo dự luật về tị nạn.  Sau khi được quốc hội lưỡng viện thông qua, Tổng Thống Carter ký ban hành ngày 17.03.1980, và có hiệu kể từ ngày 01.04.1980 có tên là Refugee Act of 1980).


* Kiểm kê số người muốn làm th̉ẻ tại Wichita

 Khi gặp viên chức thuộc cơ quan INS, họ yêu cầu người viết cho biết về số người muốn làm th̉ẻ tại Wichita và địa điểm làm thẻ.  Về địa điểm, người viết đề nghị với viên chức INS dùng phòng học hoặc phòng gym thuộc nhà thờ chính tòa (cạnh văn phòng làm việc của người viết). Về số người tham gia người viết hứa sẽ nộp danh sách sau.

    Để biết số người muốn lập thẻ thường trú tại Wichita hầu thỏa mãn yêu cầu của viên chức INS, người viết lại gửi thư thăm dò ý kiến, ai muốn làm thủ tục vào thường trú tại Wichita thì điền vào phiếu tham khảo.  Trường hợp ai không muốn chờ đợi làm thẻ tại địa phương thì trực tiếp đến văn phòng sở Di trú tại Kansas City (cách Wichita 199 miles).

   Qua bản tin Thông Báo số 18 ngày 28.10.1977, trong thư gửi đồng bào về việc thăm dò ý kiến xin cơ quan INS cử nhân viên về Wichita làm thẻ, có đoạn văn viết như sau:

" - Ngày 10  tháng 4 năm 1977 tại hội trường Mt. Carmel với khoảng 750 người tham dự, chúng ta đã cùng đồng ý đưa 2 vấn đề ra để  xin cứu xét: 1/- Xin vô thường trú nhân, 2/- Xin gia hạn chương trình trợ cấp cho người tị nạn ...

 - Tháng 5.1977 mỗi người 1 lá thư thỉnh nguyện gửi đi và đến nay (10.1977) đã đạt  kết quả ...

- Nếu chúng ta đi Kansas  City thì sẽ mất rất nhiều thì giờ, nên chúng tôi đề nghị xin nhân viên Sở Di Trú về Wichita phát đơn, nhận đơn và lập thẻ thường trú.  Nhưng chúng tôi không biết sẽ phải mời họ về mấy ngày và bao nhiêu người muốn lập thẻ thường trú tại Wichita.

Để trả lời câu hỏi này, xin quý vị điền vào tờ giấy in kèm và gửi trả lại cho chúng tôi để chúng tôi chiết tính đề nghị." (Kèm copy trích đoạn thư thăm dò ngày 28.10.1977),

Vandong_Daovan_H3_01192022

 * Hãng máy bay nhận người Việt


Vào đầu năm 1978, ngay sau ngày luật di trú mới có hiệu lực một số  người Việt đã tự động đi Kansas city làm thẻ xanh. Người viết dẫn 5 người khả năng Anh ngữ tàm tạm đến gặp ông Larry thuộc cơ quan Job Services, người viết đã đôi ba lần gặp ông ta, nhờ giới thiệu vô hãng Cessna. Trong số này, có 3 người đang học lớp sheet metal, (đã có thẻ xanh do đi Kansas City làm thủ tục) hai người còn lại mới từ bang khác dọn đến cũng đã có thẻ thường trú. Sau khi ông ta phone cho hãng và  trao  thư  giới thiệu,  người viết chở 5 người  này đến  hãng Cessna  trao thư cho phòng nhân viên .

    Khi tiếp xúc với phòng nhân viên, nơi đây trao cho mỗi người 1 lá đơn, điền xong nộp lai.  Sau khi phỏng vấn, hãng nhận 3 người đang học tại votech, coi như nhóm 3 người Việt đầu tiên được thâu nhận vào làm tại hãng máy bay. Còn hai người mới di chuyển đến họ cho phỏng vấn lại vào tuần sau.  Nhân dịp này người viết yêu cầu 3 người được nhận cố gắng hoàn thành tốt công việc, tạo uy tín, để hy vọng hãng có thể nhận thêm nhiều người Việt vào làm, và còn dặn dò nên học theo cách làm việc của người Do Thái trong 3 tháng đầu.  Số là khi làm việc với gia đình bảo trợ người gốc Do Thái, họ chia sẻ với người viết "bí kí" giữ công việc và sớm được tăng lương. Trong 3 tháng đầu mới vào làm, cần đến trước giờ làm, và khi tan sở cần về sau giờ.  Một khi hãng xưởng giảm nhân viên, thì họ sẽ giữ lại người làm việc chuyên cần, và sa thải người khác.

Khoảng tháng 10.1978   hãng Cessna trúng thầu, điều kiện thu  nhận dễ dàng, không khó khăn như thời gian đầu,  nên số người Việt từ nhiều nơi di chuyển về  Wichita  và  được nhận vào làm tại hãng  Cessna mỗi ngày mỗi nhiều hơn (sau này hãng Cessna đổi tên) .

      Mùa hè 1978 Hãng Boeing nhận 3-4 người đang làm tại hãng mài dũa càng bánh xe máy bay Boeing.  Đến cuối năm 1978 đã có  khoảng 7- 8  người vào làm tại hãng  Boeing với nghề tiện,   trong số này có 2 người học tại votech, số còn lại từ tiểu bang khác đến. 


* Sở INS cử nhân viên về Wichita

Sau khi người viết nhận lại các bản thăm dò, và thiết lập danh sách số người muốn làm thẻ tại Wichita khoảng hơn 1100 người.  Người viết cầm danh sách đi Kansas city để xin sở INS cử nhân viên về Wichita.  Người viết trao danh sách và địa điểm, viên chức INS cho biết thời gian khởi đầu thủ tục từ tháng 5.1978. Thủ tục làm thẻ xanh bao gồm chụp hình, lăn tay, điền phiếu an ninh để nộp cho sở Cảnh sát địa phương.  Sau khi có kết quả sưu tra an ninh từ phía Cảnh sát, là giai đoạn phỏng vấn và cấp thẻ.

* Thư chúc xuân Mậu Ngọ 1978 của Thống Đốc tiểu bang Kansas

 

" Đây là dịp đặc biệt cho tôi với tư cách là Thống Đốc tiểu bang Kansas gửi đến đồng bào Việt Nam lời chào mừng nồng nhiệt nhất của tôi, qúi vị là những người đã định cư ở nơi mà chúng ta cùng nghĩ rằng Kansas là một nơi tốt để sinh sống.  Tôi tin tưởng rằng qúi vị sẽ tìm thấy nơi đồng bào, bạn hữu ở đây lòng nhiệt thành và sự sẵn sàng giúp đỡ qúi vị cách này hay cách khác vào những lúc khó khăn nhất. / It is  a great peronal honor for me, as Governor of Kansas, to have  this opportunity to extend my warmest welcome to Vietnamese who have settle in what we think is a great place to live -- Kansas.  I am confident that you will find the people here warm, friendly, and willing to assist you in whatever way they can with what most certainly has been a difficult time for you ..."  Robert F. Bennett. (Thống Đốc tiểu bang Kansas ký tên - Bản chụp cover letter thư chúc Tết của Thống đốc tại logo bài viết phía trên)

 

Vandong_Daovan_H4_01192022


Vào dịp tổ chức Tết  Mậu Ngọ 1978 dành cho đồng bào Việt Nam,  trong thánh lễ tại nhà thờ chánh tòa, Giám Mục David Maloney giáo phận Wichita  trao kỷ niệm chương cho người viết về công tác định cư người tị nạn thuộc giáo phận Wichita, Kansas.(Kèm photo).



Đào Văn

Bài viết sau tiêu đề: 
Năm 1978, vận động xin cho các gia đình tị nạn ly tán được đoàn tụ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,644
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Gần hai năm tôi bị ép buộc phải nghỉ dưỡng sức vì dịch Covid tung hoành trên toàn thế giới, và vì hãng đang làm đóng cửa để chuyển qua tiểu bang khác, trong khi tiền thất nghiệp chỉ lãnh được có $447 một tuần. Căn nhà đang ở dù đã trả xong, tiền bills hàng tháng không đáng kể, nếu xài tằn tiện thì với công việc đang làm thêm, may đồ cho lính được trả tiền theo sản phẩm cũng đủ sống lây lất qua ngày, nhưng muốn chi tiêu việc gì to to, hoặc giúp đỡ chỗ nào thì phải tính toán một chút, nên tôi quyết định tìm công việc ở hãng xưởng để làm.
Rặng Smoky Mountain tọa lạc trên hai tiểu bang: North Carolina và Tennessee. Vốn được công nhận là công viên quốc gia đầu tiên của nước Mỹ (1940), tiếp đến năm 1983 được Unesco công nhận là di sản của nhân loại… núi rừng trùng điệp và hùng vĩ, có nhiều chặng sương khói phủ mờ, mây trắng quyện lấy lững lờ chẳng tan. Có lẽ người xưa nhìn thấy cảnh tượng này mà gọi tên là Smoky chăng? Hoặc giả những trận cháy rừng, khói bốc cao mà gọi là Smoky? Cũng có giả thuyết cho rằng: Người Mỹ bản địa (Indian) xa xưa, thường đốt khói thơm trong những nghi lễ hiến tế ở những địa điểm linh thiêng trên dãy núi này, vì thế mà được gọi là Smoky.
Tôi có 3 anh em và là những trẻ sớm mồ côi cha. Ba tôi mất lúc cô em út của chúng tôi được 6 tháng. Khi em đang còn ở Tiểu học thì người Mẹ hiền hậu, dịu dàng của chúng tôi lại ra đi. Vậy là chúng tôi mồ côi cả Cha và Mẹ từ thơ ấu nhưng anh em tôi may mắn đươc hai bên ông bà Nội, Ngoại thương yêu, chăm sóc. Anh Cả tôi được cưng nhất nhà vì anh là cháu đích tôn lại ngoan ngoãn, chăm học. Anh được ông Nội gởi về thủ đô học trước tiên, rồi lần lượt mới tới các em.
Thế là hết Tết. Mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Trẻ con đi học người lớn đi làm, chúng không còn phải chạy hỏi lung tung, mua cho được những thứ mẹ già muốn cho ngày Tết Việt Nam. Chẳng biết vài chục năm nữa, cháu chắt toàn mắt xanh, tóc vàng kiếm đâu ra giò thủ, nem chua để cúng các cụ.
Cứ tưởng chuyện lừa đảo chỉ thường xảy ra ở các nước chậm phát triển, nhưng xét cho cùng và theo kinh nghiệm bản thân, chuyện lừa đảo còn khiếp đảm hơn ở Mỹ. Lừa đảo kiểu mánh mung là chuyện nhỏ; lừa đảo qua khoa học, kỹ thuật thì rất khó mà tránh. Chắc chắn những ai đã từng ở Mỹ một thời gian ngắn cũng đã chiêm nghiệm rất nhiều cách người lừa đảo người từng giờ, từng ngày. Tôi không dám lạm bàn vô vàn trường hợp của người khác; trong phạm vi bài nầy tôi chỉ muốn chia sẻ với quý vị kinh nghiệm bản thân. Có ngu ngơ, có cả tin, có tính toán… sai lầm, và phần nhiều là do người ta khai thác lòng tham ẩn giấu trong tôi.
Tiếng vợ tôi hốt hoảng hét vang lên, tôi quýnh quáng và hình như tôi đã thả chân ga cho xe chạy chậm lại vì không còn nhìn thấy gì ở trước mặt bởi tấm kính xe đã rạn nát, vô số mảnh vỡ nhỏ li ti rơi vung vải trong xe nhưng tôi không cảm thấy đau đớn chút nào và vội quay qua nhìn bà xã tôi thì thấy mặt cô ấy xanh mét nhưng cũng không bị gì. Trong khi ấy thì vợ tôi lớn tiếng hối thúc: - Tấp vô lề…tấp vô lề nhanh lên anh!
Theo thần thoại La Mã, “bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides một trong các nữ thần chăm sóc những khu rừng. Một hôm khi Belides đang nhảy múa với người yêu là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumnus (vị thần cai quản các vườn cây). Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa Cúc trắng.
Cơn mưa nửa đêm làm tôi tỉnh giấc. Không gian thật im ắng. Mới hai giờ sáng. Nhìn lên màn hình camera phòng mẹ, trong cái ánh sáng mờ mờ, dáng mẹ nằm co ro, không nhúc nhích động đậy cũng chẳng nghe tiếng húng hắng ho hay tiếng trở mình như mọi đêm. Với một linh cảm không tốt, tôi choàng dậy rón rén xuống cầu thang, bước nhanh vào phòng mẹ. Dưới lớp chăn dày, mẹ nằm co quắp, khổ sở đến tội nghiệp. Đã bị nhắc nhở nhiều lần nhưng cái tật ngủ trùm mặt trùm đầu kín mít vẫn không chịu bỏ. Vừa ngộp thở vừa xấu xí. Kéo nhẹ tấm chăn che, cúi thật sát mới nghe tiếng thở yếu ớt của mẹ, lúc đó tôi mới thật hoàn hồn. Cám ơn Trời Phật, mẹ vẫn còn đó với chúng tôi.
Tâm vẫn còn trẻ, khi vào xin việc khoảng 30 trở lại và có trên 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Phỏng vấn interview kiến thức khá vững, không đòi hỏi lương quá cao, là người lý tưởng với công việc tôi đang cần, mặc dù khi đó một nhân viên khác trong hãng cho biết Tâm ở một hãng khác mấy năm trước làm việc bê bối và từng bị đuổi. Nhưng tôi đang cần người, vả lại nghĩ rằng Tâm có bê bối mấy năm trước, bây giờ biết đâu đã thay đổi? Cho Tâm một cơ hội thử xem.
Nhạc sĩ Cung Tiến