Hôm nay,  

Thằng Mauricio

15/10/202100:00:00(Xem: 5610)
HINH VIET VE NUOC MY
Steven. (hình tác giả cung cấp)

 

Tiểu Lục Thần Phong  - Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.

 

***

 
 Sáng thứ hai, mọi người gặp nhau vẫn mừng vui bắt tay chào hỏi như thường lệ. Thằng Samuel cụng ngực với Steven xong rồi hỏi:

- Thằng Mauricio đâu? Không thấy nó, chắc là tối qua say nữa rồi?

 Steven trả lời:

- Chắc vậy! Mỗi cuối tuần nó đều uống bí tỉ.

 Thằng Kieth chen vào:

- Tối qua nó kêu tao đi uống nhưng tao nhức đầu nên từ chối.

 Steven hỏi Kieth:

- Vậy nó uống ở nhà hay ở pub?

- Ở nhà, nó với con ghệ nó đang xích mích và nó muốn dàn hòa nên tạo cuộc vui ở nhà – Kieth nói

- Nó rất đàn ông và đầy sức mạnh, nó có ngán ai, sao lại sợ con ghệ?

- Không phải sợ, nó chỉ muốn tỏ chút thiện chí thôi!

 Thằng mauricio làm tổ trưởng của nhóm này, nó chuyển đến Đào bang từ Tennessee, tuy nhiên quê quán chánh gốc lại ở tận Chicago. Cha nó đen và mẹ trắng, cái gene trắng mạnh hơn nên nhìn nó chất đen rất ít, tuy nhiên tâm hồn nó lại rặt chất đen. Nó mê đội Bravo và đội Panther như điếu đổ, nó không thích cá độ nhưng thỉnh thoảng cũng có cá cược chút chút theo cả nhóm cho vui. Nó vào hãng này cũng được năm năm rồi, nó chơi thân với Steven và cũng vui vẻ hòa đồng với cả nhóm. Steven thường chửi nó:

- Mầy khờ quá, làm ra tiền cực khổ mà tuần nào mầy cũng đem tiền cúng cho tiệm tóc!

 Thật thế, nó là khách ruột của tiệm tóc Lashia, mỗi tuần nó thay một kiểu tóc, khi thì xù bùng nhùng một đống, lúc thì duỗi thẳng, lại có tuần thì thắt bím mấy cái đuôi, tuần khác thì tết thành những ô vuông, xéo trên đầu, có lúc nối thêm tóc giả thành những lọn tóc quắn quéo trông giống những con rắn trên đầu Medusa… nói chung là không biết bao nhiêu kiểu tóc cả, tùy theo sự sáng tạo ra của thợ tóc. Ngoài tóc tai ra, nó còn là tín đồ hạng nặng của hàng hiệu, đi làm thì thôi, ngày thường nó diện như một ca sĩ nhạc Rock N Roll, bộ đồ trên người nó cùng với phụ kiện thời trang không dưới hai ngàn đô. Nó thường nói với Steven:

- Mầy ăn mặc đơn sơ quá! Mầy phải chơi đồ hiệu, mặc đồ mắc tiền, phải phô diễn cái đồng tiền của mầy, mầy phải là “The King” thì mới có giá trị, người ta sẽ không coi thường mày.

 Steven cười cười nói:

- Tao thì nghĩ khác, coi thường hay coi trọng tao không quan tâm, giá trị thực chất ở con người chứ không phải mượn món đồ bên ngoài

- Mầy sai rồi, đây là Mỹ chứ không phải xứ sở mầy! Mầy không nâng bản thân mầy lên thì ai tôn trọng mầy? Nghe tao đi! Phải mặc đồ hiệu, phải chi cho bản thân, phải trở nên có “power” trong mắt người khác.

 Steven cười to:

- Tao phải chi cho nhiều thứ lắm nên không có tiền để chi cho đồ hiệu đâu!

- Thế mầy làm ra tiền để làm gì? Tai sao không chi cho bản thân?

- Vợ tao nắm giữ tiền để chi tiêu và để dành khi hữu sự

- Trời! Mầy phải giữ tiền của mầy, tại sao lại để vợ mầy giữ?

- Vì vợ chồng mọi thứ đều chung, kể cả tài khoản ở ngân hàng

- Không được! Tiền ai nấy giữ, chi phí sống chung thì cưa đôi, phải sòng phẳng mới dài lâu.

- Mầy nói sòng phẳng mới dài lâu vậy mà mầy đã mấy lần chia tay rồi, con ghệ hiện tại cũng đang rầy rà  cãi cọ. Còn tao, mọi thứ để chung mà hai vợ chồng sống với nhau hai mươi năm rồi!

 Thằng mauricio giơ hai tay lên kêu trời

- Trời, tao hổng hiểu nổi cái lối Việt Nam của mầy, càng không thể nào hiểu sao mầy có thể làm được như thế!

  Thằng Mauricio sống chung với con Sabina, nó là trai tơ chưa vợ, con Sabina thì có hai đứa con riêng, mọi chi phí chia đôi, con riêng thì có cha ruột tụi nó trả phụ cấp. Tuy sống chung nhưng rất tự do, nó chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Thỉnh toảng nó rủ Steven đi Pub, đi club nhưng Steven từ chối. Nó ngạc nhiên:

- Sao mầy không ra ngoài chơi vào cuối tuần? Ở nhà với vợ hoài không chán à?

- Truyền thống của tụi tao nó thế, vả lại vợ tao hay ghen, mỗi lần đi chơi về rất ồn ào trong nhà, mệt!

- Mầy phải sống đời của sống của mầy! Không thể để đàn bà điều khiển! Sống như mầy chắc tao chết!

 Mauricio tự hào với lối sống phóng đãng tự do của nó, nó bảo đó là lối sống Mỹ. Nó cũng chưa bao giờ bước chân đến nhà thờ, Nó ngạc nhiên khi biết mỗi cuối tuần Steven thường đi chùa. Nó cũng nghe về đức Phật, thiền nhưng nó không biết gì nên hỏi:

- Ông Phật là ai, ổng có quyền năng bằng chúa hay thánh thần không? Ổng có đáp ứng lời cầu nguyện của mọi người không? Tại sao mầy không tin chúa mà tin Phật? Thiền để làm gì? Có lợi ích gì chăng?

 Nó làm một tràng dài như thế, biết giải thích thế nào nó cũng không thông, vì nó chưa có khái niệm gì trong đầu, Steven vắn tắt:

- Ông Phật không phải là thần thánh, càng không phải thượng đế. Ông Phật là người tỉnh thức, là bậc giác ngộ, là ông thầy chỉ đường cho mọi người. Thiền để tâm mình lắng xuống, bớt loạn động xa hơn nữa là tỉnh thức…

- Ông Phật chỉ đường đi đâu? Ổng có cứu rỗi linh hồn, có đưa linh hồn người chết lên thiên đàng?

- Không! Ông Phật không dạy và không làm những việc ấy. Ông Phật chỉ đường để ta sống tỉnh thức, chúng ta tự thân mà đi.

- Ông Phật không làm được những việc ấy vậy theo ổng có ích gì?

- Tao đã nói rồi, ông Phật chỉ là người chỉ đường mà thôi, còn đi hay không là tự mình. Thiên đàng hay địa ngục cũng tự mình chịu lấy, tự mình chịu trách nhiệm những hành động, lời nói và suy nghĩ của mình.

- Mầy nói khó hiểu quá, chính chúa, chỉ có chúa mới có quyền năng tạo ra thiên đàng mà thôi!

Steven biết không thể giải thích trong một lần nên chốt hạ:

- Thôi, mầy đừng nói chuyện này nữa, tao với mầy là bạn thân, tao không ngại tranh luận với mầy, nhưng hôm nay vậy là đủ, đợi khi khác nhé!

 Thằng mauricio đồng ý, nó lại hỏi:

- Mầy có súng không?

- Không! Tao không cần súng

- Tao nghĩ mầy cần phải có súng để tự vệ

- Tao nói không với súng, một Phật tử như tao thì không đe dọa ai, không làm hại ai

- Nhưng nếu như mầy bị cướp, bị kẻ lạ xông vào nhà thì cũng cần phải có cái để mà tự vệ, mà mầy có vô tù lần nào chưa?

- Steven hỏi ngược lại:

- Mầy thì sao?

- Tao vô tù nhiều lần rồi

- Tại sao?

- Tao chĩa súng vào đầu mấy thằng cà chớn

- Tao thì khác, có lẽ không dính vào mấy chuyện này

- Kiểu sống của mầy sao bình lặng đến chán ngấy, phải bùng lên, phải xả năng lượng mới khoái

 Mauricio thường cà khịa:

-  Việt Nam tụi bay sao đứa nào cũng nhỏ bé lé đé.

 Steven chạm tự ái dân tộc, tuy nó đùa nhưng vẫn có ý khi dễ.

- To xác cũng tốt nhưng quan trọng là trong đầu có gì hay không? Sống như thế nào, có ích gì cho đời hay không mới là đáng nói. Tụi tao nhỏ nhưng có võ. Mầy không nghe ông Napoleon nói gì sao?” Chiều cao của con người tính từ đầu trở lện”!

Thằng Mauricio biện bác

- Dĩ nhiên là tao biết, ông ấy là vua nước Pháp, tên ông ấy còn đặt cho một loại rượu mà thỉnh thoảng tao cũng uống. Tao không có ý kỳ thị chủng tộc nhưng rõ ràng đàn bà dân mày nhỏ thó, trước sau đều phẳng.

- Đúng vậy, tụi tao thích nhỏ nhắn thanh tú, tao cũng vậy, không có kỳ thị gì cả nhưng đàn bà chủng tộc của mày phốp pháp quá, mông cứ như hai cái dưa hấu

- Bọn tao thích vậy, càng to càng tốt

 Cả nhóm nghe đối đáp vậy cười sặc sụa, cười bò lăn bò càng. Thằng Josh từ bàn bên cạnh chồm qua:

- Mấy thằng Việt Nam nhỏ con nên thích nhỏ là đương nhiên, tao chỉ thắc mắc sao tụi nó đứa nào mặt mày cũng nhẵn nhụi hổng có râu ria gì ráo. Chỉ thấy thằng Steven thì râu rìa, có lẽ nó lai hay đột biến chăng?

 Cả đám mắc dịch cười hô hố, tụi nó xem như đây là một phát hiện mới mẻ vậy. Thằng Josh da trắng chính hiệu, lại ở vùng quê, tuy nó nói đùa chơi nhưng trong thâm ý nó vẫn có chút tự hào da trắng. Nó to cao, mới ngoài ba mươi mà cái đầu hói sọi không có một cộng tóc, trong khi ấy bộ râu của nó thì như mấy ông Hồi giáo, thậm chí còn dày và xồm xoàm hơn. Dù chơi thân nhưng Steven thấy cũng cần đáp lễ nhẹ một chút, kẻo không nó khi dễ người mình

- Mầy nói đúng đó Josh, nhưng tao thấy cũng kỳ kỳ sao ấy. Tụi bay đầu thì láng bóng hổng có sợi tóc nào mà tay chân thân thể thì lông lá như rừng, có phải tốn tiền cấy tóc tẩy lông không?

 Lần này thì cả một trận cười tưởng chừng như chưa bao giờ được cười, thấy ồn ào quá. Thằng Gregory nhìn quanh quất rồi bảo:

- Mấy thằng bay cẩn thận, mấy con đàn bà nghe được nó thưa tội quấy rối tình dục là chết bỏ bu đấy! Còn chuyện chủng tộc nữa, có đứa nào đó lên văn phòng thưa tội kỳ thị là toi đấy! Nhẹ là mất việc, nặng thì ra tòa. Mà sao nay tụi bay nói nhiều thế? Coi chừng thằng đốc công nó nghe thấy là có rắc rối
 Steven bảo nó:

- Mầy không cần lo cho tao, tao vẫn làm tốt việc của tao, tao cũng biết những việc đùa giỡn ấy có thể gây ra rắc rối nhưng không sao đâu, ở đây tao với tụi bay biết nhau mà. Mầy nên nhớ, tao là kẻ thâm niên nhất ở cái hãng này.

Con nhỏ Susan xía vô:

- Thằng Steven lâu năm nhất và được khen giỏi đấy!

Thằng Mauricio vẻ mặt câng câng:

- Tao chẳng bao giờ làm một chỗ lâu như vậy, chán chết!

Steven nói:

- Tao thì khác, thích ổn định một chỗ, nếu không có gì bức bách lắm thì tao sẽ không nhảy việc đâu! Hy vọng vài năm tới mầy còn ở công ty này với tao.
 Giờ ăn trưa, phòng ăn nhộn nhịp vui vẻ, mùi thức ăn được hâm nóng trong mấy cái máy hấp bay mùi nồng nặc, mùi bơ thơm và khét, mùi bánh mì cháy, mùi beo béo thơm của macaroni, có cả mùi tanh tanh của hải sản do ai đó vừa mở lò vi sóng bay ra. Nhìn hộp cơm của Steven, Mauricio hỏi:

- Mầy không ăn thịt vậy lấy đâu ra đạm và dinh dưỡng? Làm sao đủ sức sống và làm việc?

- Mầy thấy đấy, ít ra mầy cũng làm chung với tao đã năm năm rồi mà! Tao vẫn khỏe, vẫn làm việc thậm chí làm nhiều việc hơn mầy. Tao nhiều tuổi hơn mầy mà trông trẻ hơn mầy nữa kìa.

 Cả bàn ăn cười rần rật. Thằng Kieth bảo:

- Steven nó nói đúng đấy! Nó già nhất bọn nhưng lại trông trẻ nhất bọn.

 Thằng Anthony chen ngang

- Tại sao mầy không ăn thịt? Chúa cho chúng ta được quyền hưởng thụ mọi sản vật ở trần gian này cơ mà!

 Thằng Mauricio phân trần khi Steven chưa kịp trả lời

- Nó là Phật tử, có lẽ tôn giáo của nó cấm ăn thịt?

Steven vội vàng đính chính:

- Không hề có việc đó, chẳng có điều luật nào cấm cản, tao không ăn thịt là tự ý nguyện của bản thân. Tao không muốn làm hại đến những con vật, dù là gián tiếp

 Thằng Mauricio hỏi:

- Mầy có biết những nhóm Vegan không? Bọn đó cũng là Phật tử hả?

- Không, bọn họ không phải là phật tử, phần nhiều họ là những người thuộc tín đồ thiên chúa. Họ không ăn thịt vì yêu thương động vật, đấu tranh cho vật quyền, họ tôn trọng sự sống của muôn loài. Tao cũng là thành viên của vài nhóm vegan ở đây.

 Thằng Kieth cười

- Tao thât sự không sao tưởng tượng nổi, nếu bữa ăn mà không có thịt, nếu chỉ toàn rau, củ, quả, bánh mì… thì chắc nuốt không vô.

 Thằng mauricio hỏi:

- Mầy không ăn thịt để được gì?

- Chẳng được gì và cũng chẳng mong gì cả, chỉ đơn giản là không làm hại con vật dù là gián tiếp. Vì có người ăn thịt nên người ta mới giết con vật để bán thịt. Không ăn thịt là tôn trọng sự sống của muôn loài.

 Thằng Kieth nêu vấn đề:

- Nếu ai cũng không ăn thịt, toàn bộ những trại chăn nuôi sẽ đóng cửa, siêu thị chợ búa cũng dẹp tiệm, nhà máy chế biến cũng tiêu tùng, công ăn việc làm cũng không còn…

- Mầy đừng đi quá xa, không có chuyện đó xảy ra, sẽ không bao giờ!

 Thằng Hubert từ văn phòng xuống phòng ăn nhập bọn, nó lôi cái túi cà rốt tí hon và bông cải ra ăn ngon lành, cứ như thỏ ăn vậy. Mỗi buổi trưa nó vẫn ăn như thế, không có bánh mì hay thịt thà , rặt cà rốt và bông cải. Tuy nó ăn thuần thực vật vậy nhưng nó không phải là thành viên của bất cứ nhóm vegan nào, đơn giản nó chỉ là ăn kiêng để giảm cân và giữ gìn sức khỏe mà thôi. Thằng Mauricio cà khịa với Steven:

- Mầy không ăn thịt, vậy còn chuyện đàn bà thì sao?

 Cả bàn ăn cười rần rật, đứa nào cũng chêm thêm muối dặm thêm mắm,  càng làm cho câu chuyện  thêm phần giựt gân hấp dẫn. Cả bàn cười rung rinh, Steven cũng cười:

- Mày tưởng tao là người máy hả? Tao đi khác lối của tụi mày nhưng hiện tại tao cũng như mày nào có khác gì nhau đâu!

 Sau bữa ăn trưa, mọi người trở lại chỗ làm và tiếp tục công việc của mình. Thằng Omanudhowo Ologbo đứng kế bên Steven. Nó vốn là dân Liberia, tên nó dài ngoằn lại khó đọc nên nó bảo cứ gọi nó là Vincent. Nó đến Mỹ nhờ diện xổ số. Gia đình nó có cả sáu người. Nó tâm sự:

- Nếu tao không đến được Mỹ thì thằng con trai của tao tiêu đời, ở Liberia hay những nước Senegal, Namibia… mà gay thì từ bị thương cho tới chết. Ở xứ tao người ta kỳ thị và xem gay như tội lỗi, họ đối xử còn tệ hơn con vật, bị đánh đập, xua đuổi, đốt cháy… mà không cần đến luật pháp. Luật pháp cũng xem gay là có tội. Tao thoát khỏi đất nước tao là cả một diễm phúc, ở đấy đói nghèo, bất công, chính quyền tham những kinh khủng lắm!

Ngưng một chút nó lại nói tiếp:

- Ở Mỹ thỉnh thoảng cũng có những vụ kỳ thị người da đen bùng lên, nhưng nói thật nhé, dẫu có kỳ thị vẫn có thể kiện tụng, biểu tình, tranh đấu… cho dù có kỳ thị vẫn sống sung túc và sung sướng hơn ở quê hương tao. Nói gì thì nói, sống ở Mỹ là tuyệt rồi, có tương lai cho con cái, vật chất đầy đủ… Nhưng trong tâm hồn tao vẫn ray rức nhớ quê hương, dù rằng ở quê hương thì không sống nổi phải mong ra đi.

Steven nói với nó:

- Không riêng gì mày, hầu hết mọi di dân ở xứ này cũng đều thế cả, chúng ta hài lòng với cuộc sống ở đây nhưng không thể quên quê hương mình. Tao nhớ có một câu danh ngôn nói rằng:” Có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi tâm hồn con người. Quê hương dẫu có tệ thế nào đi nữa nhưng không có ai đi xa mà không nhớ quê hương.

 Thằng Vincent lại hỏi:

- Tại sao mầy đến Mỹ và đến bằng cách nào?

Steven trả lời nó bằng một câu hỏi:

- Mầy có nghe hay biết về chiến tranh Việt Nam không?

- Biết, tao có biết về cuộc chiến đó.

- Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự bại trận của miền nam, công sản cai trị toàn cõi và hàng triệu người bị tù đày, kẻ thì bỏ chạy lên rừng hoặc lao ra biển đi tìm đường sống. Những tổ chức của liên hiệp quốc ước tính có khoảng năm trăm ngàn người Việt Nam đã chết ở biển đông, chết vì bão tố, chìm thuyền, hết lương thực và hải tặc. Một số may mắn đến được Mỹ và các nước châu Âu. Những người Việt vượt biên và những người di tản khi chiến tranh kết thúc đã hình thành nên cộng đồng người Việt ở Mỹ và các nước châu Âu. Tao đến Mỹ nhờ vợ tao bảo lãnh, vợ tao là con gái của một vị thiếu tá thuộc quân đội miền nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông ấy đi tù, ra khỏi tù thì được đi Mỹ nhờ chương trình nhân đạo HO của chính phủ Mỹ.
 Thằng Vincent ngậm ngùi vỗ vai:

- Chúng ta đều là di dân, Mỹ là quê hương thứ hai của tụi mình, ở đây đã cho chúng ta sự sống và mọi quyền lợi khác mà ở quê hương mình không có. Con cái chúng ta được học hành và có một tương lai tốt đẹp.

Thằng Mauricio từ đâu lén đến sau lưng Steven:

- Hai đứa bay nói gì lắm thế, không lo làm việc, tao sẽ mách cho thằng đốc công!

Vincent và Steven vây lấy nó:

- Mầy ngon thì đi báo đi, tụi tao sẽ cho mầy biết lễ độ.

- Tụi bay định làm gì tao?

- Mầy không cần phải lo lắng lâu đâu, cứ đi báo thì sẽ biết ngay thôi!

- Tụi bay đừng có ăn hiếp tao à nha.

- Mầy ăn hiếp tụi tao thì có.

Thế rồi cả ba thằng cười ngặt nghẽo, thằng Mauricio lại đi đến chỗ thằng Eddie để tám, phải công nhận nó nói nhiều dễ sợ, nói liên tù tì, nói không ngậm miệng, nói nghe phát mệt, nhiều lúc Steven quát vào mặt nó:

- Mày nói cái quái gì mà nói hoài vậy? Tao nghe bắt mệt.

Mauricio xòe hai tay, nhún vai, lõ mắt:

- Kệ tao, mầy không thích thì đừng nghe

Mà đâu chỉ có thằng Mauricio nói nhiều, hầu như mấy đứa đen làm chung đều nói  nhiều cả, nói suốt cả ngày. Thằng Jackson Smith là đốc công cũng nói nhiều ra phết. Thằng William J phụ trách kỹ thuật cũng là một cây nói, việc nhiều khi rất đơn giản, nhưng nó cứ họp rồi chỉ dẫn, giảng giải phải làm như thế này đừng như thế kia, phải làm cái này trước cái nọ sau… nó có thể nói suốt cả tiếng đồng hồ, người nghe mệt mà nó vẫn thao thao nói, thât sự rườm rà không cần thiết tí nào. Hình như mấy thằng Mỹ làm chung đều có cái bệnh làm quan trọng hóa vấn đề?

Thằng Ousain Atkintola hỏi Steven:

- Mày đến Mỹ bao lâu rồi?

- Tao đến Mỹ được hai mươi mốt năm và làm ở công ty này được mười năm

- Tao và gia đình đến Mỹ mới mười một tháng thôi

- Vậy thì mày may mắn lắm, mới đến Mỹ mà đã được ba lần tiền trợ cấp dịch bệnh của chính phủ, một lần trợ cấp của công ty, ngoài ra còn nhiều quyền lợi khác nữa

- Thì tao đã từng nói với mày rồi, đây là may mắn lớn của tao cũng như những người từ những nước nghèo đến được xứ này. Mỹ so với nước tao là cả một trời một vực. Nước Mỹ như thiên đàng trong mắt tao và hàng triệu người châu Phi khác.

Steven phụ họa:

- Không chỉ với người châu Phi mà còn với tất cả những nước nghèo lạc hậu khác trên thế giới này. Không chỉ người nghèo khổ, người bị ngược đãi về chính trị, kỳ thị về tôn giáo, giới tính, chủng tộc… Ngay cả những người giàu có, quan chức cũng tìm mọi cách để đến Mỹ, thậm chí họ sẵn sàng bỏ ra một món tiền lớn để mua cho bằng được visa, thẻ xanh.

- Mầy nói đúng, quan chức nước tao rất nhiều người gởi tiền ở Mỹ, mua đất, mua nhà, cho con sang du học nhưng thực chất là tìm cách định cư

- Nước tao cũng thế thôi, nước Tàu cũng vậy và nhiều nước khác cũng chẳng khác gì. Quan chức luôn mồm chửi Mỹ, kích động truyền thông và dân chúng căm thù Mỹ nhưng bọn họ thì tiền đô Mỹ đầy túi, xài toàn hàng Mỹ, tìm mọi cách để đưa con cái và gia đình đến Mỹ sinh sống, thèm cái thẻ xanh hay cái quốc tịch Mỹ như bùa hộ mệnh. Xem ra chính những kẻ chửi Mỹ lại là kẻ cần Mỹ nhất, là kẻ mong được đến Mỹ, dù những kẻ ấy chửi  thế nào đi nữa thì Mỹ vẫn là cái đích đến của bọn họ và Mỹ là cả giấc mơ lớn của hàng chục triệu người trên khắp thế gian này.
 
Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành, 09/2021

Ý kiến bạn đọc
21/10/202103:19:47
Khách
>vào tháng Ramadan thì họ ra nước ngoài để ăn chơi vì trong nước luật lệ Hồi giáo rất nghiêm. Họ thường đến Dubai, Singapore, .... để hưởng thụ, thậm chí đi bar, uống rượu, nhảy đầm thâu đêm suốt sáng, ... cô ta lúc trước củng vậy.

Tụi trẻ nước nào, tôn giáo nào củng vậy, tuy Hồi giáo thì giới luật khắc khe hơn như không được uống rượu, ... trong mùa Ramadan. Tụi trẻ sống rất áp lực từ gia đình, xã hội, ... phải thành công, phải vào các trường đại học danh tiếng tòan cầu nhất là những người từ các gia đình danh gia vọng tộc, ... Tụi trẻ không biết giới Luật để làm gì, tụi tôn giáo thì dạy một cách rất là khôi hài, tụi trẻ còn nói cái tụi ưa rao giãng những giáo điều vớ vẫn về tiêu chuẩn đạo đức nhất, là những tụi tệ hại nhất, thành ra xẩy ra trường hợp trống đánh xuôi thì kèn thổi ngược ở các tôn giáo. Thôi ít ra đi pubs uống rượu, nghe nhạc, khiêu vũ chút đĩnh, ...khi rãnh rổi sau giờ phút học hành, công việc, .... còn hơn là nghe mấy đứa đầu nậu tôn giáo tham gia chiến tranh để bành trướng thế lực cho mấy tên ở đâu đâu.
18/10/202103:31:21
Khách
>bởi vì mình không bao giờ biết khi nào phước báu mình cạn

Theo lý thuyết thì có 2 lọai phước báu, phước báu trong tam giới (gọi là phước báu nhân thiên), và phước báu ngòai Tam Giới. Phước báu ngòai Tam Giới thì chỉ có qua 2 trường hợp: Một là qua Thiền Định gọi là hành thâm (Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời), con đường của các Phật Độc Giác. Hai là hành thâm cộng với đồng nhất thể , có nói trong Kinh Thánh --I and my Father are one. Lương Vũ Đế hỏi Tổ Đạt Ma xây chùa, nuôi sư, ... có phước báu gì không? Tổ Đạt Ma trả lời là "hòan tòan không có" nếu nói đến phước báu ngòai Tam Giới. Còn phứoc báu trong Tam Giới thì phải coi lại, nhiệm vụ của Hòang Đế là gì ? có làm tốt nhiệm vụ của mình không? để được gọi là Minh Quân có tài trị Quốc ? Vào cuối thời gian trị vì của mình, ông đã phải trả giá đắt do không kiểm sóat các thành viên trong hoàng tộc, quan lại, ... tình trạng hủ bại, tham nhũng tràn lan làm mất lòng dân, đưa đến việc tướng Hầu Cảnh nổi loạn chiếm được kinh thành Kiến Khang và bỏ đói Lương Vũ Đế đến chết. Riêng vấn đề phước báu trong Tam Giới, phần lớn người vượt Tam Giới có khuynh hướng rất là khôn khéo, đẩy qua cho Thượng Đế Tòan Năng, đúng là con đường Trung Đạo được Phật Thích Ca nói đến, ... những điều này có thấy rất nhiều trong các kinh điển của các tôn giáo: But when thou doest, let not thy left hand know what thy right hand doeth, ...., I tell you the truth, the Son can do nothing by himself. He does only what he sees the Father doing. Whatever the Father does, the Son also does, ....
17/10/202105:17:11
Khách
>hiểu Luật thành ra không dám vi phạm Luật

Chúa Jesus nói "If you love me, love my Commandments", Phật Thích Ca thì nói "Lấy Giới làm Thầy". Đại khái là cố gắng vượt Tam Giới đừng trở lại, dù có theo bất cứ tôn giáo nào đi nữa, bởi vì mình không bao giờ biết khi nào phước báu mình cạn, và khi nào nghiệp xấu giáng trở lại, bay trở lại với mình. Không có gì mất đi trong vũ trụ, nó chỉ được lưu trử, có lẻ chờ đợi cho những kiếp sau của mình (Thiên Chúa giáo gọi là tội Tổ Tông). Cái vấn đề Lách Luật thì có thể có trong một trường hợp được biết, nhưng nhìn kỹ lại thì anh ta được chống lưng bởi một vị Phật, không có vị Phật này thì anh này khó sống. Hơn thế nữa anh chàng này thuộc lọai siêu thông minh, biết nắm lấy thời cơ, thành ra Luật Nhân Quả không đụng tới được một sơi lông của anh dù anh có một quá khứ củng không vừa gì. Đồng ý là quen biết nhiều, biết đủ chiêu, ... thì củng được, có thể xử dụng trong mọi trường hợp mà mình cảm thấy là nguy cấp (ưu tiên hàng đầu), nhưng ngày thường nghe lời Phật Thích Ca "lấy Giới làm Thầy" cho an tòan hơn.
16/10/202119:13:22
Khách
>tên có quan niệm đánh đồng là tôn giáo và Thượng Đế là sản phẩm của con người.

Từ lúc đó mới hiểu ra Trí Huệ, lực lượng, ... từ Thượng Đế không phải để thờ phụng, cúng bái, ... mà để cho mình xử dụng cho mục đích thánh thiện của mình. Đám Taliban đọc kinh Quoran có đọan nói đến bản chất của Thượng Đế là vô hình vô tướng, tụi nó đem phá tan pho tượng Phật Đại Như Lai tiêu biểu cho lòng Từ Bi, Tâm xã bỏ (từ bỏ ngai vàng để xuất gia, mà xuất gia là xuất khỏi Tam Giới đạt quả vị Như Lai, ... Thành ra đọc kinh mà không hiểu kinh là một đại tai họa (trong Phật giáo củng có nói, tin Phật mà không hiểu Phật là phỉ báng Phật. . Trong Huyết Mạch Luận ngay trang đầu Tổ Đạt Ma nói thẳng, "bài thuyết pháp của Ta, chỉ giãng cho Phật, chứ không giãng cho Trời và Người, vì Trời và Người không thể hiểu được",)
16/10/202105:53:09
Khách
>tên có quan niệm đánh đồng là tôn giáo và Thượng Đế là sản phẩm của con người.
Từ lúc đó đối với các vị xuất gia từ bất cứ tôn giáo nào, dù có thánh thiện hay không, đó là vấn đề của họ, nhưng phải tôn trọng vì đó là sự chọn lựa của họ, và bởi vì họ là biểu tượng của lòng từ bi, trí huệ, và tâm xã bỏ, ..., dù họ có hay không đó là vấn đề riêng của họ, vì đó là những điều mà ta đang tiến đến.
16/10/202104:39:48
Khách
>Mauricio tự hào với lối sống phóng đãng tự do của nó, nó bảo đó là lối sống Mỹ. Nó cũng chưa bao giờ bước chân đến nhà thờ, Nó ngạc nhiên khi biết mỗi cuối tuần Steven thường đi chùa. Nó cũng nghe về đức Phật, thiền nhưng nó không biết gì nên hỏi:

Trước Covid-19 khõang 2019, lúc đi công tác tại Bắc Á, có gặp nói chuyện với 1 cô dân Mã Lai, có quốc tịch Anh, là cụu du học sinh Anh Quốc (không biết từ trường nào Oxford hay là Cambridge, dân nhà giàu. gia đình làm về lãnh vực Bất Động Sản ở đất nước cô). Cô ta sau khi tốt nghiệp ở lại Anh, và là dân Vegan và Thiền, tôi hỏi tụi trẻ Mã Lai đạo Hồi sống như thế nào. Cô ta nói phần lớn thì sống rất khác, hay chỉ là con nhà khá giả, như giới trẻ nhà giàu Kuwait, Arab Saudi, ... vào tháng Ramadan thì họ ra nước ngoài để ăn chơi vì trong nước luật lệ Hồi giáo rất nghiêm. Họ thường đến Dubai, .... để hưởng thụ, thậm chí đi bar, uống rượu, nhảy đầm thâu đêm suốt sáng, ... cô ta lúc trước củng vậy. Cô ta đột nhiên hỏi tại sao anh xuất thân từ đại học Mỹ, mà có lối sống hòan tòan khác, kiến thức về các tôn giáo, vũ trụ hòan tòan khác, .... với đại đa số dân Mỹ . Tôi trả lời tại vì Thượng Đế Tòan Năng khi cần thiết thì hữu hình hữu tướng để trị tên có quan niệm đánh đồng là tôn giáo và Thượng Đế là sản phẩm của con người. Lúc đó mới hiễu ra, là giới Luật rất là quan trọng trên con đường của mình (thành ra không thể trách đám trẻ, .....dạy cho tụi nó cái lý thuyết tôn giáo một đằng, dĩ nhiên là tụi nó làm 1 nẽo ). mình thì khác y chang như Luật Sư hiểu Luật thành ra không dám vi phạm Luật (không có vụ lách Luật trong Luật Nhân Quả, có thể có trong một số trường hợp rất đặc biệt )
16/10/202101:56:11
Khách
Có những tên VN may mắn qua tị nạn Mỹ giờ cũng bắt chước CS quay qua chửi Mỹ, nhưng vẫn cứ bám Mỹ để ăn trợ cấp. Hèn hạ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,205
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đã điểm
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm
Nhạc sĩ Cung Tiến