Hôm nay,  

Bước Đường Tị Nạn Tại Mỹ Vào Năm 1975

19/11/202100:00:00(Xem: 8474)
HINH VIET VE NUOC MY
Hình tác giả cung cấp.

 

Đào Văn - Tác giả Đào Văn, trước năm 1975: làm Phó Ty An Ninh Quân Đội-HN, Nghị Viên Đồng Tỉnh Hậu Nghĩa (70-74 & 74- 78); sau năm 1975: Phụ trách chương trình định cư người tị nạn giáo phận Wichita  1975-1979,  công chức Tiểu Bang Kansas 1979 – 2007, có tên trong Ban Biên Tập tạp chí VNTP 1982-2005, phụ trách  Bản Tin Yểm Trợ thuộc CT YT.GHCH.VN 1990-1993; thời kỳ  LM Ng Đức Việt Châu:  làm Chủ Tịch CĐ GSTS VN/HK, kiêm Chủ Tịch Liên  Đoàn CGVN-HK nhiệm kỳ 1989-1993. Đây là bài viết đầu tiên của ông để tham gia Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết.

 

***

 
Sau Tết Ất Mão 1975 (11.02.1975) từ tỉnh lẻ Hậu Nghĩa người viết thường có mặt tại Sài gòn để gặp anh bạn học cùng lớp tại trường CVA từ thời 1954, anh ta tốt nghiệp ban cao học QGHC, giữ chức vụ khá cao tại một cơ quan nọ. Anh bạn này chia sẻ thông tin về một vài viên chức cao cấp như là bộ trưởng này viện cớ đi công tác nước ngoài, tổng giám đốc kia thôi chức để có lý do rời Việt Nam. Còn phía người viết chia sẻ thông tin quân sự ghi nhận từ cư xá cố vấn Mỹ thuộc Quân Khu 3, tại Biên Hòa, gần nhà của người viết. Số là trước đây khi còn phục vụ trong quân đội, vào dịp Tết Mậu Thân (1968) có lần người viết mời anh bạn cố vấn Ty ANQĐ (nơi người viết làm việc trước đây với chức phó ty) đến nhà người viết dùng cơm trưa vào dịp Tết Mậu Thân.  Anh ta nhận lời và cho biết địa chỉ cư ngụ tại cư xá cố Mỹ thuộc Quân Khu 3, tại Ngã Ba vườn Mít, Biên Hòa. Ngày mồng 1 Tết, VC tổng tấn công, người viết đến cư xá gặp anh bạn cố vấn, anh ta cho hay không được phép rời cư xá vì bị cấm trại.  Dịp này anh ta còn nhờ người viết làm thông dịch viên bất đắc dĩ cho một số đơn vị quân đội Mỹ vì các thông dịch viên thuộc các đơn vị  này về nghỉ Tết.  Người viết làm công việc " bất đắc dĩ " từ ngày mồng 2 đến trưa ngày mồng 4 Tết, nên người viết giữ mối liên hệ này. Ngoài ra  một vài người bạn là sĩ quan cố vấn của tiểu khu, vì tỉnh lẻ không có nơi giải trí, vào ngày cuối tuần họ thường đến đây, nên người viết hay đến chơi mỗi khi về thăm nhà tại Biên Hòa.
 
 * Chuẩn bị vượt biên bằng đường biển

Phương án 1- Theo anh bạn học lý giải, ngân sách quốc gia thiếu hụt, lại  không thâu được thuế, viện trợ Mỹ cắt giảm, nhất là viện trợ quân sự, tình hình nguy ngập  chỉ  còn con đường  là  bỏ nước ra đi,  và  anh ta cho hay đã chuẩn bị  phương án đi Úc định cư bằng thuyền đánh cá  khi  thuận tiện.   Anh bạn học này đứng ra kêu gọi một số bạn bè hùn tiền mua thuyền đánh cá loại lớn và đậu tại bến Bình Đông. Người thì lo dầu, gạo, nước ngọt, mua  các bao quần áo cũ chất lên mui thuyền.   Người viết nhận phụ trách việc xin  giấy  phép đi ủy lạo  nạn nhân chiến cuộc  miền Trung tạm trú tại Côn Sơn. Vì quen biết với Chủ tịch HĐ Đô Thành (nhiệm kỳ 70-74 ông ta và người viết có tên trong BĐD NV toàn quốc gồm 14 nghị viên) nhờ  ông ta can thiệp, nên được Đô Trưởng Sài Gòn  cấp  phép đi ủy lạo nạn nhân chiến cuộc tại Côn Sơn, hầu có cớ dễ dàng di chuyển ( thời gian này do ĐT Quách Quỳnh Hà là Đô Trưởng). Nhưng giờ chót lại không đi được bằng đường này vì không tìm được tài công.

Phương án 2 - Cũng đi  Úc nhưng bằng 6 thuyền đánh cá lớn của người chú làm LM  từ Phan Rí  đã di tản vào Vũng Tàu cùng với khoảng 200 dân cư, cho nên  người viết  hay đi  Vũng Tầu thăm nom.

Tối Ngày 21.4.1975 TT Thiệu đọc diễn văn từ chức, ngày hôm sau (22.4.1975) người viết bàn với mẹ 2 cháu (làm việc tại bệnh viện tỉnh), xin  BS Giám đốc bệnh viện  nghỉ 1 tuần.

Ngày 23.4.1975 người viết đi Vũng Tàu để coi xem việc chuẩn bị thuyền bè để vượt biển còn thiếu những gì. Trên đường về khi gần đến Long Thành thì bị chận đường, nhiều xe bị kẹt tại đây, và có nghe tiếng xúng nổ rải rác từ hướng xa xa.  Nằm chờ khoảng hơn nửa giờ, rồi bụng bảo dạ sống chết có số, thế là lái xe dzọt đại.
   
Khi về đến Biên Hòa, người viết ghé vào cư xá của các cố vấn Mỹ thuộc Quân Đoàn tại ngã 3 vườn Mít, Biên Hòa để hỏi tình hình. Khi vô cư xá thì gặp lại anh bạn cố vấn cũ của ty ANQĐ thời 1968.  Anh ta đến Việt Nam phụ trách sắp xếp việc di tản khu vực Quân Khu 3.  Anh ta đồng ý giúp người viết di tản và phone về D.A.O. (Defense Attaché Office) Tân Sơn Nhất cho gia đình người viết di tản theo D.A.O. Người viết theo chỉ dẫn đến gặp Thiếu Tá trưởng phòng phụ trách việc di tản tại DAO/TSN, và được dặn dò đến Hotel Bring chờ sẽ có xe bus đến đón vào phi trường lúc 2 giờ chiều.  Nhưng  vì gặp trở ngại không đến điểm hẹn đúng giờ, cho nên các xe bus đến đón sau  2 giờ chiều  không cho lên xe vì người viết và gia đình không có tên trong danh sách,  vì vậy phải nằm chờ lại  hotel Bring. Sang ngày thứ 2 không thấy xe bus đến, mặc dầu còn một số khoảng 7-8 gia đình chờ ở đây cũng vì đến sau giờ hẹn.  Chờ tại hotel Bring sang ngày thứ 3, là ngày 25.4.1975, cũng không thấy xe bus đến đón nữa, người viết tìm đến D.A.O Tân Sơn Nhất thì nơi đây đã bị phá tan hoang.
 
* Lệnh báo hiệu "giờ thứ 25"

Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại  không thể đi tiếp.  Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định.  Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy.  Anh bạn này  trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội  sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm.  Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM.  Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết  Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25"  đã điểm.
   
Dò theo theo danh sách 17 điểm hẹn, người viết chọn số 87 Lê Văn Duyệt  (cơ sở  USOM), phía  đối diện là khách sạn Hoàng Gia. Người viết   mướn một phòng tại khách sạn này, cả gia đình dọn vào để chờ..."giờ thứ 25".
    
Vô khách sạn  lúc hơn 4 giờ chiều, vì cả ngày chưa ăn gì, nên người viết ra phía ngã 6 đầu đường  kiếm đồ ăn lót bụng.  Đang đứng chờ mua đồ ăn thì nghe tiếng bom nổ phía trung tâm thành phố, nghĩ bụng chắc là "giờ thứ 25" đã điểm.  Về lại khách sạn nghe tiếng nói từ bộ-đàm xe môtô cảnh sát công lộ đang đậu tại sân khách sạn phát ra, nhờ đó người viết biết tình hình toàn thành phố Sài gòn.

 Khoảng 4 giờ sáng  ngày 29.04.1975, nghe thấy nhiều  tiếng nổ, người viết lên sân thượng khách sạn quan sát (khách sạn này có khoảng 9-10 tầng) thấy đỏ lửa tứ phía, người viết bèn trở lại phòng ngủ nói bã xã đánh thức  2 thằng con dậy và mỗi người mặc 2 bộ đồ vì có thể sẽ không mang theo hành lý, rồi quay trở lại sân thượng khách sạn quan sát tiếp.

Vào lúc 5 giờ 10 phút, thấy một  chiếc chinook của KQVN đáp xuống sân ga xe lửa phía đường Lê Lai, phía  đối diện cách khách sạn không xa. Người viết trở lại phòng và cả gia đình lên xe phóng đến cổng sắt phía đường Lê Lai. Cửa sắt này khóa nhưng bản lề của cửa sắt vì mục, cánh cổng bị xệ xuống. Người viết kéo mạnh cánh cổng sắt cho rộng thêm, cả gia đình lách vào trong sân ga, chạy thẳng đến đuôi chiếc Chinook đang đậu sẵn. Đến nơi có anh quân nhân đứng chờ phía sau cứ tưởng là người nhà của Đại úy phi công trưởng, kéo gia đình người viết lên, và khoảng 4-5  phút sau, 19 người gia đình  Đ/u phi công trưởng mới đến nơi, sau đó máy bay  trực chỉ hướng Vũng Tàu.

Vào khoảng 7 giờ 20 phút sáng ngày 29.4.1975, máy bay trực thăng Chinook đáp xuống hạm và tất cả rời máy bay. Sau khi bị xịt thuốc khử trùng, và khám xét từng người trong đoàn xem có mang các vật dụng cấm kỵ, cả toán gần 30 người được cho vào câu lạc bộ ăn sáng, sau đó di chuyển xuống các khoang tàu nghỉ ngơi, còn chiếc Chinook của KQVN thì bị đẩy xuống biển. Đến giờ ăn trưa được cho đến câu lạc bộ, khi đang ăn thì có lệnh báo động, tất cả phải di chuyển về khoang tàu và bị cấm di chuyển, người viết nghĩ bụng chắc là "giờ thứ 25" đã điểm. 

Khoảng 1 giờ  chiều  các  trực thăng chở người từ Sài gòn đáp xuống chiến hạm. Khoảng 5 giờ chiều tất cả toán chúng tôi đến buổi sáng, cùng với những người đến ban chiều, mỗi người được phát một hộp đồ ăn tại chỗ, không còn được đến câu lạc bộ như ban sáng.

Khoảng 10 giờ đêm ngày 29.4.1975, tất cả di chuyển sang tàu buôn có tên là Kimbro.   Về vụ xịt thuốc sau khi rời trực thăng, người viết nhớ lại cảnh tượng  vào năm 1954, trước khi xuống tàu há mồm di cư vào miền Nam tại cảng Hải Phòng cũng bị xịt thuốc.
 
* Trại tạm cư Orote Point tại đảo  Guam  
    
Tàu Kimbro đậu ngoài khơi Vũng tàu khoảng 2 ngày để vớt các  thuyền nhân trên các thuyền đánh cá từ Vũng Tàu và đón thêm người trên hai chiếc xà lan từ Tân Cảng ra.  Ngày  4.05.1975 , tầu cập cảng  Subic Bay, gia đình người viết lên bờ, vô trong khu tiếp cư tắm rửa, ăn uống, sau  đó lên phi cơ quân sự và đến  đảo  Guam  sáng sớm ngày  5.5.1975. Một người cùng lều đến trước ở lại trại chờ người thân đi tầu thủy đến sau, chia sẻ với người viết về sinh hoạt của trại, anh ta cho hay việc xếp hàng làm thủ tục vào đất liền phải mất cả ngày trời. Vì vậy mặc dù mệt mỏi vì thiếu ngủ, người viết và cháu lớn 5 tuổi đến khu vực làm giấy tờ xếp hàng chờ đợi. Số người xếp hàng quá dài nên hai cha con người viết thay nhau một khi cần đi nhà vệ sinh, hoặc cháu bé xếp hàng để người viết đi nhận khẩu phần ăn cho cả gia đình.
 
* Đến trại tạm cư Camp Pendleton tại Nam Cali
Vào ngày 8 tháng 5 Năm 1975 người viết và gia đình nhập trại tạm cư tại Camp Pendleton, bang California. Sau khi làm thủ tục nhập trại người viết cùng vợ và 2 con được xếp vô một lều nhà binh thuộc trại 4, đã có sẵn giường nhà binh loại gấp, cùng với mền, khăn lau mặt, và bàn chải, kem đánh răng.  Mỗi người được phát một áo ấm nhà binh, người lớn hay trẻ em đều được phát áo lạnh đều cùng một cỡ, nên các em bé mặc áo lạnh dài chạm mặt đất 
 
Trại tạm cư này có tổng cộng 8 trại, mỗi trại có một nhà ăn do các quân nhân Thủy Quân Lục Chiến Mỹ phục vụ.  Ngày 3 bữa: sáng, trưa và chiều, bữa ăn hôm nào mà nhà bếp cung cấp khẩu phần cá thì ít người xếp hàng thư thả lấy sau, còn bữa nào phát khẩu phần thịt gà, thì xếp hàng dài hơn, xếp hàng dài  nhất là bữa ăn hôm đó nhà bếp cung cấp khẩu phần thịt bò. Phôto logo bài viết phía trên về cảnh xếp hàng dài, chắc là hôm đó nhà bếp cung cấp khẩu phần thịt bò.
   
Tất cả các người tị nạn đều chờ đợi người bảo trợ từ nhiều tiểu bang gọi đến. Thường thì các gia đình, xứ đạo, hay xí nghiệp hay nông trại nhận một hay hai gia đình, có nơi bảo trợ  500 người như tiểu bang Washington, ai muốn đi  đến tiểu bang này thì ghi danh.
    
Gia đình người viết 4 người được một xứ đạo thuộc thành phố Wichita, tiểu bang Kansas bảo trợ và rời trại Camp Pendleton ngày 23 tháng 6 năm 1975. Khi rời trại phải nộp lại áo ấm nhà binh và nhận lại một áo ấm dân sự.
 
* Cuộc sống những ngày đầu tại miền đất mới
 
Trong 3 tháng đầu khi mới đến, người viết được trao cho công việc không tên tại Trung Tâm Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Perpetual Help Center - PHC), trung tâm tâm này thuôc xứ đạo bảo trợ gia điình người viết.  Công việc đa phần là phụ việc cho bà thư ký Trung Tâm từ việc quay roneo các bulletin của một số xứ đạo, và phục vụ các bữa ăn trưa trong chương trình hotmeal cho người già do cơ quan Hồng Thập Tự cung cấp tại 3 trung tâm (ngoài trung tâm PHC còn 2 trung tâm khác). Sau hai tuần người viết lấy bằng lái xe và phía Hồng Thập Tự cho mượn xe để người viết chuyên chở các phẩm vật, tiện lợi cho việc chạy đi chạy lại tại 3 trung tâm và phục vụ bữa ăn trưa cho người già.
  
Vào cuối tháng 8 năm 1975, hãng  MBPXL (mổ bò xẻ thịt) bảo trợ khoảng hơn 30  người toàn là thành phần cựu quân nhân, cư ngụ tại khu chung cư tại trung tâm thành phố, mỗi người một căn riêng. Có khoảng 7- 8 người còn độc thân, và  khoảng 20 người đã lập gia đình, nhưng tất cả vợ con đều kẹt lại Việt Nam, một vài người có gia đình thì hãng cho ở nhà loại có nhiều phòng tại khu vực khác. Buổi sáng hãng MBPXL chuyên chở số anh em này đến hãng làm việc, khi tan sở hãng chở về lại chung cư. Đa số làm tạm dịch, quét dọn, xếp thịt vô thùng. Hãng  MBPXL không cho các người tị nạn mới đến  lên thớt cầm dao xẻ thịt, với lý do người Việt không khoẻ và chiều cao thấp hơn  người gốc Mễ và Mỹ. Trong số này người viết gặp lại một vị cựu quận trưởng, trước đây làm việc cùng tỉnh với người viết. Nhờ có nhóm người đến sau này, mà vào ngày cuối tuần người viết thường đến đây họp mặt chuyện trò, ăn uống cho đỡ nhớ Việt Nam.
 
Vì số người tạm trú tại 4 trại tị nạn Mỹ còn đông, trong khi đó số gia đình người Mỹ, nhà thờ Mỹ, hoặc các xí nghiệp nhận bảo trợ các gia đình người tị nạn giảm dần, cho nên USCC trung ương yêu cầu các giáo phận trên toàn quốc đứng ra đón nhận định cư người tị nạn.  Bởi lý do này kể từ ngày 1.10.1975 người viết đảm nhận công việc định cư người ti nạn Đông Dương thuộc  giáo phận Wichita, và còn đón nhận một số gia đình người tị nạn thuộc các hội thiện nguyện khác, như HIAS (Do Thái)  hoặc CWS (tin lành).
 
* Công việc định cư người tị nạn
Người viết  được cấp văn phòng trong trụ sở Cơ Quan Bác Aí Công Giáo của giáo phận tại trung tâm thành phố, và  để tiện lợi cho công việc định cư, cơ quan Hồng Thập Tự vẫn cho người viết  dùng chiếc xe  van  để làm phương tiện hoạt động.   Công việc định cư bao gồm các việc như đón người tị nạn từ phi trường, tìm kiếm nhà cửa, đồ dùng trong nhà và tìm kiếm việc làm cho người tị nạn.
    
Cả 3 cơ quan USCC, HIAS và CWS đều yêu cầu hạn chế người tị nạn xin trợ cấp welfare.   Vào thời gian này nhiều nhà cho thuê không trang bị đồ dùng cơ bản  như bộ bàn ăn, giường nằm. Một số nhà còn thiếu cả bếp, tủ lạnh, và máy lạnh. Riêng máy sưởi thì nhà nào cũng đều có.

Để giải quyết vấn đề thiếu  đồ dùng trong  nhà,  người viết nhờ bà phụ trách phòng tiếp tân và trực điện thoại tại  cơ quan, gửi thư đến các xứ đạo trong phạm vi thành phố, nhờ  loan tải thông tin trên các bulletin hàng tuần của các nhà thờ Công giáo, để xin các giáo dân nếu ai  có  bàn ghế, giường, nệm,  tủ lạnh,  bếp  cũ,  nồi niêu, chén bát, quần áo ấm  mùa đông cho trẻ em và người lớn, bỏ đi không xài thì có thể mang đến cơ quan.  Trường hợp  không thể chuyên chở đến văn phòng, thì  cơ quan sẽ cử người đến nhận, để trao lại cho người tị nạn mới đến.
 
* Nhóm "độc thân tại chỗ" khoảng 20 người

Như đã viết trên, ngày cuối tuần được nghỉ, người viết thường đến đây  ăn nhậu,  chuyện trò, trao đổi về cuộc sống khó khăn, chia sẻ những ước nguyện  nơi xứ người...Vì mới đến không có phương tiện đi lại, nhóm anh em này đặt ra nhiều câu hỏi nhờ người viết đi tìm hiểu. Chẳng hạn như muốn học Anh  ngữ vào ban tối sau giờ làm việc, có nơi nào dạy không - muốn học nghề để tìm việc làm thích hợp thì học ở đâu, trường dạy nghề có tốn tiền hay không -  4 hãng máy bay trả lương cao điều kiện xin vào làm đòi hỏi những gì - ( tại tp Wichita  thời gian này có 4 hãng sản xuất máy bay là: Lear Jeat, Cessna, Beech Craft , 3 hãng này sản xuất nguyên chiếc, còn  Boeing  sản xuất một số bộ phận của một số loại Boeing) và hầu hết nhóm 20 người " độc thân tại chỗ" này đều muốn biết  luật lệ  của Mỹ  về việc  đón vợ con qua  đoàn tụ.
  
Người viết hứa sẽ đi tìm hiểu, tuy nhiên người viết cũng chia sẻ ý kiến riêng với số anh em này rằng: vấn đề cấp thiết hiện nay là vận động làm sao để hãng MBPXL cho một số người cầm dao xẻ thịt bò, để có nhiều việc làm cho người đến sau. Trong khi hiện nay các anh đang làm công việc, lương lại thấp hơn người cầm dao và hãng tuyển rất ít người làm việc  loại này. 
   
Một khi có nhiều việc làm, lúc đó sẽ lôi kéo được nhiều người về Wichita sinh sống, có số đông dân cư, thì mới hy vọng có nhiều người tiếp tay vào cuộc vận động cho các  nguyện vọng  đã nêu ra, vì vấn đề xin đoàn tụ thuộc phạm vi trách nhiệm của chính quyền Liên  Bang, cư dân của một thành phố, hay một tiểu bang chắc là khó với tới...
 
Đầu tháng 12.1975 một số anh em trong nhóm này đã mua được xe, tự lái xe đi làm, và người viết thông báo một số việc mà anh em nhờ tìm hiểu…
Học Anh ngữ tại Trung Tâm PHC ( nơi người viết làm việc trước đây), các bà sơ đồng ý sẽ mở lớp học Anh ngữ cho người tị nạn vào ban ngày, đồng thời mở thêm lớp học GED cho ai đã có khả năng mà muốn lấy chứng chỉ trung học để học Đại học cũng vào ban ngày, không mở lớp ban tối,  lý do vì các bà sơ đã quen làm việc vào ban ngày, e ngại khi dậy học vào ban tối, nhất là  chưa quen làm việc với người gốc Á châu.

Việc xin bảo lãnh vợ con
, phía social worker của cơ quan Bác Ái Công Giáo cho hay hiện tại không có luật lệ bảo lãnh áp dụng cho người tị nạn mang qui chế parolee (người tị nạn 1975 đều được cấp thẻ I.94 mang hàng chữ parolee).

Việc học nghề
chỉ có lớp ban ngày không có lớp ban tối dạy rất nhiều nghành nghề, người viết trao ra những brochures của trường votech từng ngành học cho anh em để nghiên cứu, và  brochures các trạm xe bus, lịch trình, giờ giấc  để anh em biết qua.
 
Vào hạ tuần tháng 12.1975, tại cuộc gặp mặt cuối tuần với nhóm 20 người " độc thân tại chỗ", người viết chia sẻ về con số người tị nạn người Việt định cư tại Wichita tính đến ngày 20.12.1975 mới có 274 người (bao gồm người già  và trẻ em, kể cả một số gia đình  bên  Lutheran Social Services bảo trợ).  Và ngày này cũng là ngày đóng cửa trại tạm cư cuối cùng trên đất Mỹ (trại Fort Chaffee, bang Arkansas).  Nhờ có bia, rượu, người viết mạnh miệng lên tiếng...:   Nếu như các anh được lên thớt thì sẽ có nhiều người được nhận vào, sẽ có nhiều người đến Wichita định cư, một khi có đông người tham gia, mới dễ dàng vận động các việc như vận động xin vô thường trú để xin vào làm tại các hãng máy bay, lương cao hơn...  hay muốn xin cho vợ con các anh đến Mỹ đoàn tụ thì cần nhiều người, nhiều nơi tiếp tay.  Vì  "nhiều tay mới vỗ nên kêu " và vì "con không khóc, mẹ không cho bú" ngôn từ này tuy phát xuất từ Việt Nam nhưng nước Mỹ cũng có câu nói tương tự  "squeaking wheel gets the oil" bánh xe không quay không lấy được dầu.
    
Một vài người trong nhóm hoài nghi về ý kiến của người viết, cho rằng chỉ là để an ủi... Người viết trả lời rằng, chuyện nghi ngờ là chuyện thường tình, vì sau chiến tranh niềm tin của người Việt đã bị thui chột, không tin vào các lời nói suông, không tin vào các lời hứa hẹn "ba bò chín trâu", và may ra... chỉ tin khi nhìn thấy việc làm thực tế, cụ thể trước mắt mà thôi.
    
Anh HVH trong nhóm 20 người " độc thân tại chỗ" như đã viết,  trước đây từng là quận trưởng một quận cùng  tỉnh với người viết  lên tiếng giới thiệu việc làm của người viết trước đây tại tỉnh HN với anh em,  là một dân cử gốc nhà binh,  đã có kinh nghiệm vận động dân chúng trong quá khứ, từ dự án đào kinh tại làng Việt kiều Cao Miên hồi hương tại Củ Chi, đến dự án đưa dân về bên kia sông Vàm Cỏ Đông canh tác tại khu ruộng đất bỏ hoang vì chiến tranh từ năm 1963.
 
* "Gõ cửa nhà quan"

Trước lễ Giáng Sinh 1975 khoảng ít ngày, người viết xin  LM Giám Đốc  Cơ quan Bác Ái  viết thiệp chúc  Giáng sinh gửi đến trưởng phòng nhân viên của hãng MBPXL là Mr. Cunningham.  Ngoài lời chúc còn gửi lời cảm ơn ban giám đốc đã nhận nhiều người Việt vào làm việc tại hãng. Người viết cầm thiệp chúc đến xin gặp ông Trưởng phòng Nhân viên.  Người viết trao thiệp chúc Noel cho nhân viên tại phòng tiếp tân, và nhờ trao cho ông Trưởng phòng và nêu ý kiến muốn xin gặp mặt, sau đó ông ta đồng ý gặp người viết.
     
Nhân dịp này người viết đề nghị ông ta cho một số người cao, to lên thớt (cầm dao xẻ thịt), nếu không được thì cho họ trở về làm công việc cũ, có thể thì cho họ làm giấy cam kết nếu có tai nạn xảy ra thì sẽ không thưa kiện hãng, vì còn rất nhiều người tị nạn muốn xin làm việc tại hãng này.
    
Vào ngày cuối tuần sau lễ Giáng Sinh, người viết đến gặp nhóm "độc thân tại chỗ", kể lại câu chuyện đến gặp ông Cunningham cho nhóm anh em này nghe... Sau đó nhân ngày đầu năm, nhóm anh HVH và một vài người khác đến gặp ban giám đốc hãng để xin cho một số người được cầm dao.  Ít lâu sau thì hãng chấp thuận cho người tị nạn lên thớt cầm dao, và từ đó hãng nhận thêm nhiều người Việt.
 
* Họp mặt Tết đầu tiên của người tị  nạn tại tp Wichita

Việc tổ chức Tết Bính Thìn 1976 người viết cũng  đem ra thảo luận với anh em nhóm này, và nhờ một số anh em tiếp tay trong việc tổ chức.  Một vài người trong nhóm khuyên không nên tổ chức Tết, vì thấy người khác có đầy đủ vợ con đến dự thì sẽ đau khổ thêm...
 
Người viết lại phải " biện giải " rằng.... trước khi phát động cuộc vận động lớn, hãy thử làm cuộc vận động nhỏ là tổ chức Tết Bính Thìn,  qua việc tổ chức Tết đầu tiên tại Wichita, để biết xem liệu người tị nạn Việt Nam có sốt sắng tham gia, và có bao nhiêu người đến chung vui. Người viết phác họa chương trình để mời anh em góp ý kiến và nhờ tiếp tay vào việc tổ chức Tết.

Thành phần tham dự
 sẽ mời đồng bào và gia đình Mỹ bảo trợ cư ngụ khắp tiểu bang về tham dự với "covered- dish" đủ cho gia đình và người bảo trợ (nhờ bảo trợ lái xe về tham dự).

Về khách mời
 thì sẽ mời bà Thị Trưởng thành phố, mời người phụ trách chương trình định cư thuộc giáo phân Dodge City, Salina, mục sư  phụ trách định cư cơ quan  Lutheran Social Services, viên chức  sở welfare,  viên  chức sở Lao Động thành phố, và một số bạn bè bên Red Cross và ký giả bên tờ Wichita Eagle-Beacon tại địa phương.

Về ẩm thực, cơ quan Bác Ái Công Giáo cung cấp gà chiên, bột khoai tây nấu, bia và nước ngọt uống miễn phí.  Trường hợp các anh tham dự, vì các anh trong tình trạng độc thân, không cần mang theo gì cả, vì người viết đã nhờ được hơn chục chị em có chồng là người Mỹ sinh sống ở đây đã lâu, sẽ cung cấp thêm thực phẩm dành cho khách mời, và còn phụ người viết trong việc tiếp tân.
Ngày Tết Bính Thìn 1976 số người tham dự rất đông, nhân cơ hội này người viết lên tiếng thông báo ai muốn tái định cư tại Wichita thì xin liên lạc về văn phòng để người viết tiện bề sắp xếp, từ việc mướn nhà cửa, tìm kiếm đồ dùng trong nhà, và tìm kiếm việc làm.(Như đã viết trên, tính đến 20.12.1975, số người tị nạn tại Wichita chỉ có 274 người. Dân cư của thành phố Wichita tính đến 01.01.1976 là 304 ngàn người. Hiện nay năm 2021 là 531 ngàn người).
 
* Nhận định cư người tị nạn tại Thái Lan.

Sau ngày   Tết Bính Thìn 1976 số người ngỏ ý muốn rời bỏ bảo trợ khá đông và với lý do là người bảo trợ bắt làm việc nhiều, người thì nói việc nông trại không phù hợp, người thì cho hay sống tại tỉnh lẻ, không có người đồng hương buồn quá.  Ngoài ra, vào đầu năm 1976, cơ quan USCC trung ương thông báo việc Mỹ nhận định cư người tị nạn đang tạm cư tại các trại tị nạn tại Thái Lan. (4 trại tạm cư tại Mỹ: Camp Pendleton, California,- Eglin Air Force Base, Florida, - Fort Indiantown Gap, Pennsylvania 3 trại này đóng cửa trại ít ngày trước,  và ngày 20.12.1975 là ngày chót đóng cửa trại Fort Chaffee, Arkansas.)  -  Số là, sau khi CSVN tiến chiếm Miền Nam ngày 30.04.1975, phía CSBV đưa quân qua Lào, cùng với lực lượng Pathet Lào lật đổ chính quyền Hoàng Gia Lào. Cho nên một số người bỏ chạy sang Thái Lan, ngoài số người Lào, còn có số người Hmong, dưới trướng của  Tướng Vang Pao  và một số người Việt sống tại Lào cùng với  một số người Việt  tại Việt Nam vượt biên sau ngày 30.4.1975 tạm trú tại Thái Lan cũng được nhận cho định cư tại Mỹ.
   
Một số anh em trong nhóm 20 người nhờ người viết tiếp tay trong việc tìm kiếm nhà ở và đồ dùng cần thiết cho bạn bè tại các  tiểu bang khác muốn về Wichita  cư ngụ, việc làm  thì phía  hãng MBPXL hứa  nhận cho họ vô  làm việc tại hãng này.  Người viết đồng ý tiếp tay tìm kiêm nhà cửa giúp cho bạn bè người thân quen của nhóm này, kể cả việc ra phi trường đón rước.
 
* "Quảng cáo" trên báo Mỹ về khả năng làm việc của người tị nạn

Gần đến ngày 30.4.1976, kỷ niệm một năm ngày bỏ nước ra đi, nhất là để dễ dàng  tìm kiếm việc làm cho người tj nạn tại hãng xưởng trong thành phố ,  người viết đến gặp  phóng viên  Barnett báo Wichita Eagle-Beacon ( đã giúp viết bài về Tết, kèm phía dưới), nhờ anh Barnett đến phỏng vấn  trưởng phòng nhân viên hãng MBPXL và  phổ biến trên mặt báo các nhận xét  về khả năng làm việc của người tị nạn  Việt Nam trong hãng. Người viết chia sẻ với anh phóng viên Barnett về các khó khăn trong công tác tìm kiếm việc làm cho người tị nạn, bởi các chủ nhân chưa sẵn sàng nhận người tị nạn, còn nhiều hoài nghi về khả năng làm việc của người tị nạn đến từ châu Á, trong khi đó thì cơ quan trung ương không muốn cho người tị nạn nhận trợ cấp Welfare.   Còn về phía người tị nạn chúng tôi,  không muốn nhận trợ cấp xã hội mà chỉ muốn đi làm, họ chấp nhận làm over time, chấp nhận làm cả ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật. Người tị nạn chúng tôi rất thông minh, chỉ nhìn qua là  bắt chước làm được ngay.  Có nghĩa là người viết ca bài "con cá nó sống vì nước"... để mong được sự tiếp tay từ phía báo chí Mỹ hầu tạo dư luận tốt về người tị nạn.
  
Về phía các bà sơ thuộc Trung Tâm PHC, sau một thời gian làm quen với người tị nạn, đồng ý xin mở lớp học dạy  tiếng Anh - và dạy luyện thi GED cho một số người có nhu cầu sau giờ hành chính .
 
Vì số người đến từ Thái Lan lên cao, để dễ dàng trong việc tìm việc làm, người  viết gặp viên chức sở Lao Động để biết các loại công việc tại các  hãng máy bay, và tên cùng  địa chỉ một số hãng cần người lao động chân tay, không đòi điều kiện chuyên môn.  Ông ta chia sẻ việc làm tại hãng may bay, như  xử dụng các loại máy cắt, khoan, tiện hoặc  kém lương, thời gian huấn luyện ngắn hơn thì làm  sheet metal worker.  Ông ta cho hay việc làm tại các hãng máy bay  thì chưa được vì cần có bằng hay chứng chỉ nghề chuyên môn, nhất là phải có thẻ thường trú thì mới được vào làm việc tại các hãng này. Ông ta trao cho danh sách một số hãng xưởng không đòi điều kiện chuyên môn.
 
Cuối năm 1976 hãng MBPXL mở  "ca hai"  làm từ chiều đến khuya, việc  nhận người vô làm dễ dàng hơn, họ cho người mới vô làm công việc cắt thịt ngay, nên lương cao, thời gian này số người làm việc tại hãng  MBPXL đã  có con số  gần 200  người Việt tị nạn. Về số người tham dự lớp học Anh ngữ tại PHC đông hơn, vì có thêm lớp học vào ban tối.  Một số người khá Anh  ngữ học điều hành máy tiện, máy cắt, học lớp sheet metal tại trường votech vào ban sáng, ban chiều thì đi làm cho hãng MBPXL, hoặc ngược lại.
 
Đào Văn
 
Bài viết kỳ sau:
Cuộc vận động xin vào thường trú.
 

Ý kiến bạn đọc
18/11/202205:09:07
Khách
Rốt cuộc rồi ai cũng giống nhau. Làm sao lam gương cho thế hệ trẻ của em đây ?
21/12/202103:56:50
Khách
Coi lại những còm từ đầu thấy đầu tiên Smith & Wesson M&P BODYGUARD phê bình tác giả Đào Văn ngày 22 tháng 11. Ngày hôm sau, 23 tháng 11 không ai phê bình gì thêm thì thấy Van Tran xuất hiện phê bình hùa theo. Hôm sau nữa, ngày 24 tháng 11 Smith & Wesson M&P BODYGUARD lại xuất hiện rồi 5 tiếng sau đến Van Tran xuất hiện với cùng ngôn ngữ, cùng luận điệu phê bình như nhau.
Sau đó tác giả Đào Văn phản bác, rồi bạn Tintin lên tiếng. Từ lúc đó ta thấy Van Tran và Smith & Wesson M&P BODYGUARD thứ hai xuất hiện tự thú xin lỗi mọi người. Van Tran thứ nhất lên tiếng phản bác chỉa qua Cộng Hoà, Trump và Lê Như Đức chửi bới nhưng Smith & Wesson M&P BODYGUARD lại lặng hơi. Điều này cho thấy Van Tran chính là Smith & Wesson M&P BODYGUARD.
Van Tran chính là người chuyên môn giả nick lại cứ copy nói người khác giả nick là tự chửi mình đó.
18/12/202117:47:52
Khách
Mấy ngày rùi mà chưa thấy Van Tran trả lời Đào Văn. Chắc là đang tìm cách dùng còm của Từ Huy chỉa qua lỗ đít ngửi rắm Cộng Hòa, Trump, Lê Như Đức phải không??? Ôi nhục quá. Biết viết gì đây?
05/12/202104:20:53
Khách
Van Tran, Tao đã đợi thêm 3 ngày mà mày vẫn chưa trả lời tao là có dám viết một bài như tao viết hay không?
Mày vẫn chơi cái trò dơ bẩn đánh lạc hướng mọi người xỉa qua Dân chủ, Cộng Hoà, Trump, Lê Như Đức.
Mày hèn quá. ĐÉO MẸ cha thằng đứng bên bờ Freeway Van Tran. Bài tao viết đéo có dính tới chính trị. Thắng chó đẻ
30/11/202123:26:00
Khách
Lên voi nay xuống hàng chó ngựa ! Lúc trước, tên dưới đây cũng đã có bài đăng trong mục này, nhưng rồi sau đó , nó chuyên làm những chuyện tồi bại , đổi nick xoành xoạch viết những lời láo lếu, thế nhưng rốt cuộc, tên vô lại này đã bị độc giả Từ Huy lột mặt nạ, phơi bày trước công luận :

Từhuy
Khách


Vô lại Ẻo Ợt Đức Đần Đú Đù con!

Giờ trên đây ai cũng biết vô lại Ẻo Ợt Đức Đù chuyên nghề:
-Sai lầm khi trích dẫn
-Dựng chuyện
-Bóp méo
-Bẻ cong
-Cắt xén những thông tin...

Con muốn mọi người tin những gì con nói thì phải nêu rõ bài viết tên gì, ngày nào, ai viết...

Miễn... “Trích Dẫn” nha con!
Tại không ai tin bất kỳ điều chi con nói nữa hết.

Thua đậm nhá!
30/11/202123:10:16
Khách
Đ.M. mả cha thằng son of the bitch Cộng Hòa , lại lần nữa, táo tợn ăn cướp nick Van Tran của Van Tran và tác giả Đào Văn mà viết những lời khốn nạn dưới đây:

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

30/11/202121:36:06
Van TranKhách
Tôi chả biết viết gì, chỉ biết copy những gì tên Từ Huy viết khi xưa chỉa vào Lê Như Đức thôi.
Van Tran đành phải câm miệng và cúi đầu xin lỗi độc giả thôi.

30/11/202103:15:57Đào Văn Khách

Van Tran mày vẫn chưa trả lời tao là có dám viết một bài như tao viết hay không?
Mày đừng có đánh lạc hướng mọi người xỉa qua Dân chủ, Cộng Hoà, Trump, Lê Nhu Đức.
Mày hèn quá. Tao là Đào Văn chứ không là ai hết. Mẹ cha thằng đứng bên bờ Freeway Van Tran
30/11/202123:07:06
Khách
Thảm nhục ê chề, chui xuống lỗ tiêu, lỗ tiểu, lỗ nhà ỉa, lỗ cầu xí, lỗ cầu tiêu mà trốn đi nhá :

Ma Gà Donald Trump thất cử cho đến nay đã hơn 12 tháng, ấy thế mà cho đến nay vẫn còn cứ chu mỏ, bi bô hô hoán TT Biden cướp phiếu. Ma gà Donald Trump và đồng bọn khiếu nại ở 62 tòa án Tối Cao Pháp Viện, liên bang, và tiểu bang đều bị bác khước , lý do là không trưng ra được bắng chứng chi sất . Ma gà Donald Trump và đồng bọn lại còn buộc các tiểu bang Cộng Hòa Georgia và Arizona đếm lại phiếu. Kết quả vẫn thế, Ma Gà Donald Trump thua vẫn hoàn thua.

Trên trang mạng VVNM này, tên sob- son of the bitch- Cộng Hòa, ròng rã mấy tuần nay, vu cáo cho Van Tran nào là đăng tin theo báo ở Việt nam, nào là dùng các nicks “ Houston mien nang am", "Smith & Wesson M&P BODYGUARD để viết tự khen mình , nào là Van Tran là lính trơn, nào là Van Tran hành nghế cắt cỏ ... Thế nhưng khi Van Tran thách thức tên sob Cộng Hòa này trưng ra bằng chứng và hứa thưởng cho nó 1,000 đô la, thì tên đốn mạt Cộng Hòa này bị á khẩu, câm miệng. Rốt cuộc, tên sob Cộng Hòa này và cả dòng họ nhà nó phải lấy đít của Van Tran mà đội lên đầu tôn là ÔNG NỘI của chúng nó .

Tên sob- son of the bitch- Cộng Hòa này còn táo tợn ăn cướp cả tên của tác giả Đào Văn để viết láo lếu chỉ trích Van Tran.

Và cả giả mạo chính cả nick Van Tran để viết xằng viết bậy.

Chưa hết, tên son of the bitch Cộng Hòa này còn ăn cướp các nicks của các bạn đọc 'Houston mien nang am" và "Smith & Wesson M&P BODYGUARD " để tấn công Van Tran. Thế nhưng trời bất dung gian, việc làm của nó đã bị bại lộ , và Van Tran đã trưng ra được bằng cớ về sự việc ăn cướp này :

16/11/202117:28:03

CƯỜI BỂ BỤNG !
Ha ha ha, lộ hàng rồi hỡi thằng SOB Cộng Hòa chuyên nghề ăn cắp nicks. Ăn cắp nick của Van Tran chưa đủ, nay nó còn táo gan ăn cắp các nicks của " Houston mien nang am" và "Smith & Wesson M&P BODYGUARD ".

Thằng Cộng Hòa này hăng tiết vịt đánh phá Van Tran dè đâu lộ tẩy. Này nhé ngày 16/11, vào lúc 16:02:54 nó ăn cắp nick của "Houston miền nắng ấm " và viết rằng :

16/11/202116:02:54 Houston mien nang am Khách
Lúc trước cũng cứ nghĩ Van Tran là người có tư cách. Giờ thấy chửi thề như đứa vô lại. Cũng vô cùng thất vọng quá

Nó quên mất rằng trước đó cùng ngày 16/11/2021, vào lúc 00:54:39, nó cũng đã ăn cắp nick của "Smith & Wesson M&P BODYGUARD" và nó cũng đã viết một câu y chang:

16/11/2021 00:54:39
Smith & Wesson M&P BODYGUARD
Khách
Lúc trước cứ nghĩ Van Tran là người có tư cách. Giờ thấy chửi thề như đứa vô lại. Thất vọng quá ".
30/11/202121:36:06
Khách
Tôi chả biết viết gì, chỉ biết copy những gì tên Từ Huy viết khi xưa chỉa vào Lê Như Đức thôi.
Van Tran đành phải câm miệng và cúi đầu xin lỗi độc giả thôi.
30/11/202103:15:57
Khách
Van Tran mày vẫn chưa trả lời tao là có dám viết một bài như tao viết hay không?
Mày đừng có đánh lạc hướng mọi người xỉa qua Dân chủ, Cộng Hoà, Trump, Lê Nhu Đức.
Mày hèn quá. Tao là Đào Văn chứ không là ai hết. Mẹ cha thằng đứng bên bờ Freeway Van Tran
30/11/202100:14:12
Khách
Bạn đọc Từ Huy đã phát giác và lên tiếng tố cáo tên chuyên dùng nhiều nicks đễ viết ý kiến trên mạng VVNM:

23/08/202019:22:49
Từhuy
Khách
Lẻo nhẻo, mè nheo....

Kiểu của Lê Như Đức lâu nay vẫn thế.
Lẻo nhẻo, Mè nheo, tràng giang đại hải và...

Chuyên nghề trích dẫn sai lầm vậy vậy đó!
“Toang”!

Nhưng Lê Như Đức quên một điều.
Không! Lê Như Đức cố tình quên thì chính xác hơn. Dù mặt mày tái ngắt sượng trân. (Ủa! Một người với bản chất của Lê Như Đức thì có biết sượng mặt, xấu hổ không ta🤔⁉️)

Lê Như Đức cố tình quên một điều...
Mọi người trên đây không ai là con nít 3 hay 13 tuổi.
Không tin Lê Như Đức đi hỏi mọi người đi. Có phải bây giờ ai cũng biết Lê Như Đức chuyên nghề giả nick rồi... tự sướng không. (Vì luôn luôn có những nick lạ hoắc huơ nhảy vào vỗ tay khen Lê Như Đức như một lãnh tụ. Những nick đó xuất hiện đúng một lần rồi biệt tăm vĩnh viễn.
Kể cả những lần tranh luận. Luôn luôn có những nick lạ hoắc huơ phụ hợ Lê Như Đức dập mọi người tơi tả. Ngôn từ thường thì rất ư... đá cá lăn dưa. Xuất hiện đúng một lần rồi biệt tăm vĩnh viễn!)

Không tin Lê Như Đức đi hỏi mọi người đi. Có phải bây giờ ai cũng biết Lê Như Đức chuyên nghề giả nick rồi... tự sướng không.

Ừ!
Có hỏi thì hỏi nước trong
Đừng hỏi Nước Đục... lòng vòng... cò con!
(Cò... mồi.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,305
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm
Khoảng mươi phút sau 12 giờ trưa, chúng tôi đến nhà BS. Lê Khôi. Vừa ra khỏi xe, và trong lúc chúng tôi đang bị choáng ngộp bởi sức nóng trên 100 độ, Thầy Minh Châu tươi cười bước ra tận cửa đón chào và mời chúng tôi vào nhà. Vừa vào bên trong, chúng tôi nhìn thấy Cô đang đứng giữa nhà, rạng rỡ chờ và xướng đúng tên của từng chúng tôi, rồi dang tay ôm choàng chúng tôi. Vài phút sau, tôi xin phép ra xe và lần lượt đem vào mấy giỏ, xách và gói. Bấy giờ Thầy Cô mới giới thiệu dâu của Thầy Cô, vợ của BS. Khôi, cùng cháu gái nội út rất xinh đẹp, thanh cảnh với làn da trắng mịn, ít vẻ á đông trên khuôn mặt. Cháu làm việc cho một công ty tại Mỹ sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Toán Học từ Harvard và nay được công ty đài thọ gởi đi học tiếp 2 năm chương trình MA tại London School of Business, một trong những trường nổi danh hạng nhất thế giới. Chúng tôi không quên chúc mừng cháu.
Nhạc sĩ Cung Tiến