Hôm nay,  

Tình Người – Tình Đời Của Anh Bạn “Mễ”

24/09/202100:00:00(Xem: 6866)
HINH-VIET-VE-NUOC-MY
Hình minh họa di dân Mễ vào Mỹ. (nguồn: https://cci.sfsu.edu)

 

Lê Đức Luận - Tác giả lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH  – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Mong tác giả tiếp tục viết.
 
***
Khoảng mươi năm về trước, kiếm một người “Mễ” hay người “Xì” làm phụ những việc lặt vặt trong nhà như sửa lại cái hàng rào, tỉa cây, cắt cỏ, lau nhà, lau bếp… nặng nhọc hơn là khuân vác đồ đạc, dọn dẹp cái garage, đào lỗ trồng cây…v…v…nói chung là những công việc “hầm bà lằng” thì kiếm thêm anh Mễ, chị Xì về giúp. Đó là chuyện bình thường - chẳng phải ngôn!

Họ là dân ở vùng Trung Mỹ. Trung Mỹ có 7 quốc gia, nhưng nhập cư vào Hoa Kỳ đông nhất là người: El Salvador, Guatemala, Honduras… Họ nói tiếng Spanish nên người mình gọi họ là “dân Xì”. Họ đi qua nước Mễ Tây Cơ (Mexico) để vào Mỹ nên gọi là “Mễ – “Mễ” hay “Xì” cũng rứa – Dù khác quốc tịch, nhưng họ nói cùng ngôn ngữ, nhân dạng giống nhau: mũi cao, da sậm. Đàn ông: cổ rụt, vai ngang, ngực gồ, chân ngắn, chiều cao trung bình như người Á Đông, nhưng trông họ vạm vỡ, mạnh khỏe hơn. Con gái “Xì” khá xinh, nhưng qua tuổi hai mươi lăm, phần đông phát triển quá khổ ở vòng số 2 và số 3 nên trông họ hơi xồ xề (có lẽ do chế độ ăn uống) nhưng nét lai Âu châu của họ làm cho: “quyến rũ - ưa nhìn”…

Đọc qua lịch sử các nước Trung, Nam Mỹ mới biết tại sao “dân Xì” lai Âu châu và nói tiếng Spanish. Chuyện rất ly kỳ: Ông Kha Luân Bố ( tiếng Anh gọi Christopher Columbus, tiếng Ý: Cristoforo Colombo, tiếng TâyBan Nha: Cristóbal Colón) là một nhà hàng hải nổi tiếng người Ý(1451-1506). Ông sinh ra ở Ý, nhưng lớn lên, ông sang Bồ Đào Nha (Portugal) rồi Tây Ban Nha (Spain) sinh sống và tạo nên sự nghiệp. Ở đây ông được Vua Ferdinand và Nữ hoàng Isabella I tài trợ để thực hiện chuyến thám hiểm phương Đông. Vào ngày 3-8-1492,  ông Kha Luân Bố chỉ huy ba chiếc tàu vượt Đại Tây Dương, nhắm đến Ấn Độ, một xứ nổi tiếng giàu có lúc bấy giờ: nhiều vàng bạc, ngọc trai, châu báu, tơ lụa và gia vị để trao đổi hàng hóa, buôn bán đem lại nhiều lợi nhuận. Nhưng sau vài tháng lênh đênh trên biển cả, thủy thủ đoàn đau ốm, đói khát, một số bị chết, họ lo ngại và yêu cầu ông quay về. Ông giao hẹn: Trong hai ngày nữa không nhìn thấy đất liền – ông chấp nhận quay về.

Đúng hai ngày sau, ngày 12-10-1492, một thủy thủ đã thấy chỉ dấu của đất liền. Sau khi đất liền xuất hiện rõ nét, Columbus đã đặt tên dải đất này là San Salvador – ngày nay gọi là Bahamas. Những thổ dân trên đảo được ông gọi là người Indian, vì lầm tưởng mình đã đến được Ấn Độ.

Tuy Columbus khám phá ra châu Mỹ do sự tình cờ, nhưng người đời sau vẫn tôn vinh ông vì nhờ đó đã mở ra một trang sử mới ở Mỹ châu. Từ đó người Âu châu, lần lượt đến xâm chiếm làm thuộc địa để khai thác tài nguyên, khoáng sản… đồng thời di dân sang vùng đất mới để giải quyết nạn nhân mãn ở Âu châu.

Buồn thay! Trang sử ghi lại những đau thương cho thổ dân vùng Trung, Nam Mỹ. Khi người Tây Ban Nha xâm chiếm các bộ lạc, họ giết hết thổ dân đàn ông da đỏ, chỉ để lại đàn bà để phối giống với bọn thực dân, đồng thời thực hiện chính sách ‘thực dân đồng hóa’: truyền bá tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Ban Nha. Do vậy, qua nhiều thế hệ, hầu hêt người dân vùng Trung, Nam Mỹ có nét lai Âu châu và nói tiếng Tây Ban Nha (một vài nước thuộc địa của Pháp hay Bồ Đào Nha thì nói tiếng Pháp, hay Bồ Đào Nha).

Đến bây giờ, các quốc gia vùng Trung Mỹ vẫn ở trong tình trạng nghèo khó, xã hội bất an – một số người còn mang thân phận hẩm hiu - tha phương cầu thực! Đa số người dân ở mười ba quốc gia Nam Mỹ  và bảy nước Trung Mỹ vẫn mong được đến làm ăn, sinh sống ở các nước phát triển, sung túc Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (Canada).

Có những công việc lao động chân tay nặng nhọc, chịu cảnh nắng mưa, thời tiết khắc nghiệt, lương bổng không cao,  dân Mỹ “chê” không làm thì các anh, chị “Xì” nhảy vào. Khi đến vụ mùa, thiếu người thu hoạch, các chủ nông trại tìm thuê các anh chị “Mễ”. Ở Hoa Kỳ, dân tị nạn như chúng tôi, được coi như “công dân hạng hai – cu li hạng nhất”. Thế mà khi có công việc nặng nhọc, bề bộn trong nhà cũng tìm đến những “cu li hạng nhì” là các anh chị “Mễ”.

Mỗi lần thấy tôi hì hục làm một việc gì nặng nhọc, bà vợ bảo: “Ra kiếm thằng Mễ về giúp, cho đỡ khổ cái thân già”. Khi thấy bà nhà tôi cặm cụi chùi cái bếp, lau cái sàn nhà, tôi bảo: “Kêu con Xì đến lau cho khỏe, hơi đâu cặm cụi suốt ngày”. Tiếng “thằng” hay “con” nghe có  vẻ “xách mé - miệt thị” nhưng thực tình trong lòng chúng tôi không hề có ý khinh miệt hay kỳ thị gì cả. Gọi thế là do quen miệng và do tuổi tác vì các anh chị “Xì” này, tuổi đời cũng xấp xỉ con cháu chúng tôi.

Tôi có cái duyên với “dân Xì”. Những người bạn mới đầu tiên của tôi trên đất Mỹ là người Xì. Chuyện kết bạn là do thế này: Khi chân ướt chân ráo đến Tiểu bang Maryland, được hưởng trợ cấp xã hội trong vòng sáu tháng để học Anh văn. Ban ngày đi học, ban đêm rảnh rang mở TV xem phim chưởng Hồng Kông, thuyết minh tiếng Việt ( thời đó phim bộ Đại Hàn chưa phổ biến). Thấy vậy, một người bạn ở cùng khu chung cư rủ tôi đi làm ban đêm, lãnh tiền mặt. Mừng quá! Tôi theo anh ta đi làm liền. Công việc là “clean office” rất dễ dàng, không cần huấn luyện, không phải giỏi tiếng Anh. Người điều hành công việc lại là một anh bạn tù cải tạo cùng Trại Tân Lập - Vĩnh Phú, nên càng dễ dàng, dễ chịu…

Công việc của tôi: đổ rác, lau bàn ghế, chùi bồn cầu và la-va-bô (lavabo) trong văn phòng. Còn hút bụi, đánh bóng sàn nhà, lau cầu thang… do người khác đảm trách.

Đa số làm việc ở đây là “dân Xì”. Họ cần mẫn chu toàn công việc- không phàn nàn, mè nheo, đòi hỏi này nọ. Lúc nào nơi đây cũng rộn rã tiếng cười… Cái không khí vui vẻ đó đem đến sự thân thiện và kết bạn dễ dàng. Lúc ấy tiếng Xì (Spanish) tôi không biết, tiếng Anh của cả hai bên chẳng có bao nhiêu, khi “bí”: thêm mắt, thêm tay là hiểu hết tâm tình. Câu cú, văn phạm cho đi chơi chỗ khác, cứ: “You work! Me do! Hola, cómo estás – Hello, how are you - loạn xà ngầu! Vậy mà lúc giải lao, hai bên “tán” với nhau không dứt; khi ra về “hug” một cái chia tay (một kiểu ôm nhau). Ở Việt Nam mới qua đất lạ, chưa  quen lối này, nên lần đầu được các cô “Xì” hồn nhiên ôm sát (hug) làm cho đêm về khó ngủ!

Những người bạn “Xì” của tôi là anh José, chị Maria …(đa số đàn ông Xì mang tên José, nữ là Maria). Họ sống hồn nhiên, mộc mạc,  không toan tính - rất dễ chơi thân! Đời sống thật đơn giản: họ thường ở gần nhau trong một khu chung cư, những người qua trước, có giấy tờ hợp pháp, thuê được một căn Apartment, những người qua sau xin vào ở chung – chia nhau tiền thuê. Một căn apartment đôi khi chứa đến trên mười người. Ban ngày họ tung ra làm việc khắp nơi, đêm về uống với nhau vài lon bia rồi lăn ra ngủ - kẻ nằm sofa, người dưới sàn nhà, miễn có chỗ đặt lưng là họ bằng lòng. Sáng hôm sau họ lại ra đi – tìm việc! Các chủ building biết chuyện, nhưng làm ngơ vì đám người này an phận làm ăn, không quậy phá gì.

Cũng có những khu townhouse rẻ tiền, người Xì mua hay thuê ở gần nhau, những ngày cuối tuần họ tụ tập ăn nhậu ồn ào. Đó là “giang sơn xóm Xì”. Sinh hoạt của họ tuy có ồn ào, nhưng không xâm phạm, gây sự với ai. Họ hiền hòa, lo làm ăn - kiếm tiền!

Những người mới sang, ở lậu - không có giấy tờ, chưa tìm được việc làm một nơi ổn định thì nương nhờ vào những người thân qua trước. Mỗi buổi sáng, họ tụ tập trước cửa  các tiệm Seven Eleven, Mc Donald … chờ đợi! Ai cần người giúp việc thì đến đó đón một anh “Xì”. Họ vui vẻ và mừng ra mặt, khi được khách chọn cho lên xe. Họ chỉ mong có khách rước đi – không kén chọn, kèo nài. Kinh nghiệm cho họ biết, nếu làm việc siêng năng, chăm chỉ, sẽ được trả tiền công hậu hĩnh hơn là ra giá trước. Cho nên khi hỏi : “làm bao nhiêu một giờ?”, họ hay trả lời ngắn gọn: “Bao nhiêu cũng được”. Nói vậy, nhưng khách cũng trả theo thời giá tối thiểu: mười năm về trước khoảng 5 đến 6 dollar một giờ, hiện nay thì từ 10 đến 12 đô la. Trả ít, họ kèo nài xin thêm. Không trả thêm, họ buồn chứ không gây sự. Nhưng thường thì họ được nhiều hơn nhờ tiền “tip”.

Bản tính người Xì hiền hòa. Nơi nào công việc thoải mái, chủ nhân tử tế họ làm lâu. Ngược lại, họ bỏ đi, tìm việc nơi khác, không câu mâu, thắc mắc, kiện cáo lôi thôi… Họ như những con chim: “khi vui nó đậu, khi buồn nó bay”.  Cho nên người ta thích thuê người Xì làm việc - vừa trả công rẻ vừa dễ chịu.
Nhưng nói về tình cảm và hôn nhân thì các anh chị “Xì” lôi thôi lắm lắm – như “cóc bỏ dĩa” – Thường họ ăn ở với nhau có vài ba mặt con thì chia tay. Ít có đôi nào gắn bó đến “đầu bạc răng long”. Lúc lấy nhau do thoả thuận, chẳng hôn thê, hôn thú… khi bỏ nhau thường thì “trên răng dưới dép…”- không có tài sản gì đáng kể, nên chẳng cần đến ông quan tòa. Nhưng có luật “bất thành văn” trong đám đàn ông Xì là phải chu cấp cho người vợ cũ có tiền nuôi con. Sau khi chia tay, người vợ trở thành “bà mẹ đơn thân” (single mom) xin hưởng trợ cấp xã hội. Nếu còn chút “nước non hương sắc” thì cặp bồ anh Xì khác và cứ thế phây phây “hưởng lộc nước Mỹ”. Khốn nạn cho các anh chồng là phải còng lưng làm việc kiếm tiền để vừa chu cấp cho con vừa “chi” cho cô bồ mới – vì không chịu nổi cảnh sống độc thân (?). Chỉ tội nghiệp cho mấy đứa con. Tương lai của chúng không mấy sáng sủa, mặc dù được hưởng trợ cấp xã hội, được đến trường ăn học như những đứa trẻ khác, nhưng phần đông học hết bậc Trung học, có đứa bỏ học đi làm lao động chân tay như cha mẹ. Tỷ lệ tốt nghiệp, hay thành đạt ở bậc Đại học thấp hơn so với người Việt mình.

Tôi có anh bạn Xì, thân nhau đã mấy mươi năm.  Anh ta vào đất Mỹ từ tuổi thanh xuân. Ban đầu cũng làm đủ thứ việc - kiếm sống. Sau đó có giấy tờ hợp pháp, tìm được việc làm trong công ty xây dựng. Mấy năm sau, rành nghề, anh ta lập một toán gồm năm bảy anh Xì cùng xứ, thầu sửa chữa nhà cửa. Công việc làm ăn phát đạt, anh ta kiếm được nhiều tiền, nhưng rồi cũng trải qua con đường “tình ái” lăng nhăng: Ba cô vợ, cấp dưỡng sáu đứa con, nên cuối đời vẫn “trên răng dưới dép…”

Chủ Nhật vừa rồi, tôi đến thăm và chúc mừng sinh nhật bảy mươi của anh. Anh buồn buồn cho tôi biết tin chẳng vui:

-Tháng tới tôi về xứ! Mấy mươi năm sống trên đất Mỹ, có rất nhiều kỷ niệm, nhưng cuối đời, cứ thấy quê hương canh cánh bên lòng. Bên nhà,tôi còn mẹ già trên chín mươi tuổi. Từ khi vào được nước Mỹ, tôi thường xuyên gởi tiền về nuôi mẹ. Mẹ tôi có cuộc sống sung túc hơn trước – Bây giờ vật chất không thiếu, nhưng thiếu tình thương ông ạ. Tôi quyết định trở về sống bên mẹ mới thấy an lòng!

-Thế chuyện gia đình bên này, anh tính làm sao? Tôi hỏi.

- Như ông đã biết: Tôi có ba đời vợ, sáu đứa con. Ba bà vợ đã “nhổ neo đem thuyền đậu nơi bến mới” - chẳng có gì phải bận tâm. Mấy đứa con đã trưởng thành: bốn thằng con trai đều theo nghề xây dựng như tôi – làm ăn khấm khá.  Hai đứa con gái thì một đứa làm trong tiệm Mc Donald; con gái út chịu khó học hành, tốt nghiệp y tá, đang làm ở Fairfax Hospital. Tôi hãnh diện về nó! Tuy không sánh kịp với con cái của các ông, nhưng được thế là tôi mừng lắm rồi.

-Sống trên đất Mỹ lắm cảnh phũ phàng làm cho tình đời lấn lướt tình người. Nhưng dân Spanish chúng tôi luôn giữ cái nghĩa tình cốt nhục ông ạ: “Bỏ vợ, bỏ chồng chứ không bao giờ bỏ con, bỏ cha, bỏ mẹ”.

Điều này anh ta nói không ngoa. Ở các khu chợ bán thực phẩm, tôi thường thấy những bà mẹ Xì tay bế, tay bồng, theo sau vài đứa nhóc ú na, ú nần, chạy nhảy lon ton. Có những người cha đi làm mang theo đứa con nhỏ năm, sáu tuổi. Người cha cặm cụi làm việc… thằng con lang thang đây đó. Chơi chán nó tìm bóng mát hay vỉa hè ngồi ngủ gà, ngủ gật. Trông thấy mà thương! Tôi cũng được biết nhiều anh Xì mới sang, chưa kiếm được nhiều tiền, nhưng vẫn chắt chiu gởi về cho cha, cho mẹ bên xứ. 

Anh ta trầm ngâm, tâm sự:

-Tôi thương mấy đứa con của tôi. Những kỷ niệm thời thơ ấu của chúng nó buồn nhiều hơn vui. Những đứa trẻ sinh ra trên đất Mỹ, vì sinh kế của cha me , chúng phải sống rày đây mai đó, không có quê hương ôm ấp để lả lơi như tôi thuở thiếu thời.  Chúng có nhiều kỷ niệm, nhưng không có cái “tình tự quê hương” như ông và tôi.

Anh ta nhìn qua khung cửa. Buổi sáng đầu Thu, gió hiu hiu - mát dịu! Nắng vàng trải lên vạt cỏ phía sau căn nhà anh mới thuê - ở tạm… chờ ngày lên đường về xứ, gợi cho anh ta nhớ về dĩ vãng xa xăm. Anh mơ màng:

-San Pedro, làng tôi – nó nằm bên bờ hồ Atitlan, đẹp lắm ông ơi! Đừng nghĩ tôi bốc thơm - ai chả cho làng ta đẹp nhất! Sự thật, làng tôi được du khách nhận xét là một trong những điểm đến hàng đầu ở vùng Trung Mỹ đó ông ạ. Ở đây họ có thể thuê thuyền Kayak, hay chèo xuồng trên mặt hồ vào vùng trời xanh bao la - lộng gió! Hay nhảy xuống bến bơi lội, ngâm mình trong hồ nước nóng thiên nhiên Atitlan, hoặc cưỡi ngựa lên núi lửa Volcán San Pedro. Làng tôi luôn có những lễ hội tưng bừng, nhất là Tuần lễ Phục sinh, và Lễ hội San Pedro ngày 24 tháng 6 hằng năm . Còn nhiều - nhiều lắm những điều lạ lẫm đối với du khách khi đến viếng làng tôi. Ông có bao giờ nghe bài hát về xứ Guatemala của tôi chưa? Không đợi tôi trả lời, anh ta gõ nhịp trên bàn bắt đầu hát: “Guantanamera, guajira guantanamera….I’m just a man from the Island born in the shade of the palm tree. – Guantanamera…..… I’d rather lose every comfort than turn away from their struggles.Guant…Guantanamera”. 

Vài giọt nước mắt lăn trên má – Anh ta ngưng hát rồi nói tiếp:

-Tôi đã lớn lên ở đó. Và có mối tình đầu vào tuổi mười lăm cũng từ nơi quê hương yêu dấu này. Mối tình đã in vào ký ức và theo tôi suốt cả cuộc đời. Nó đã làm cho tôi nhớ nhung, đau khổ… nó hiện về trong những giấc mơ…và nó nuôi dưỡng cho tôi cái “tình tự quê hương”.

Bây giờ trông anh như một gã đang “lên đồng”. Anh không cần biết tôi có thích nghe chuyện tình của anh hay không – Anh cứ kể:  

-Tuổi thơ của chúng tôi đã sống nhờ vào đồng tiền của du khách thập phương. Tôi kéo thuyền xuống bến, dắt ngựa lên đồi cho những người khách phương xa đến đây vui chơi và tìm sự thư giãn. Còn nàng theo khách bán đồ lưu niệm quanh hồ Atitlan. Chúng tôi gắn bó, quấn quít bên nhau từ lúc tuổi thơ. Năm lên mười sáu nàng xinh đẹp và biết mắc cỡ khi đi theo dụ khách mua hàng. Tôi tuổi mười tám, cũng cảm thấy công việc mình đang làm quả là hèn mọn. Thế là, nàng và tôi quyết định trốn nhà, bỏ làng… đi đến miền “đất hứa” – ước mơ tìm một cuộc sống sang cả hơn. Điều cám dỗ và thôi thúc chúng tôi là thấy mấy người trong làng, tìm cách sang Mỹ làm ăn, một thời gian sau, họ gởi tiền về mua ruộng vườn, nhà cửa. Khi già, họ trở lại quê hương, sống an nhàn, sung túc. Do đó chúng tôi đóng tiền cho bọn “đầu gấu” để chúng dẫn đường đến Mỹ. Đêm khởi hành, tôi đợi nàng nơi điểm hẹn, nhưng nàng không đến. Tôi quay về tìm nàng thì được biết vì thương mẹ – nàng khóc trước lúc chia tay làm cha nàng biết được, ông nhất định can ngăn và giữ nàng ở lại. Như vậy là cuộc ra đi bất thành! Sau đó tôi phải trải qua những ngày đau khổ gian nguy: Cha nàng cấm không cho nàng gặp gỡ tôi, ông còn thuê bọn “găng-tơ” (gangster) hăm dọa giết tôi, nếu tôi còn tiếp xúc với con gái ông. Chúng đã cảnh cáo tôi một trận đòn “thừa sống thiếu chết”. Hôm ấy chúng không giết, nhưng bắt tôi hứa phải rời làng. Chúng bảo: “nếu bắt gặp mày còn lảng vảng nơi đây, chúng tao sẽ giết - mày hiểu chưa?”. Thế là tôi đành phải xa nàng- ra đi! Trước hôm lên đường, tôi bí mật nhờ một thằng bạn đến đưa nàng ra bờ hồ Atitlan. Đêm ấy sao trời lấp lánh, hai đứa ngồi sát bên nhau ở một nơi khuất bên hồ, chờ vì sao băng (xẹt) để dâng lời ước nguyện. Đêm càng khuya trời càng lạnh, chúng tôi ôm nhau để truyền hơi ấm và đã trao nhau những nụ hôn đầu đời…Anh sáng phương Đông ló dạng tờ mờ. Đã đến lúc chúng tôi phải chia tay - nàng thổn thức, nước mắt đầm đìa, lòng tôi tan nát... Sáng hôm ấy, tôi nhập bọn với những người đi về “Miền Đất Hứa”.

-Cuộc lữ hành không mấy gian nan – có lúc lên xe, có khi đi bộ. Bọn “đầu gấu” biết được đường đi nước bước, nên sau mấy ngày đến được biên giới Mỹ- Mexico rồi trốn vào đất Mỹ trót lọt. Những người trong nhóm đa số ở tuổi trung niên, họ để vợ con ở lại quê nhà, hăm hở vào Mỹ kiếm đô la gởi về cho gia đình, một mai họ sẽ quay về… Còn tôi, người trẻ nhất trong nhóm, ra đi như cuộc phiêu lưu lãng mạn. Những ngày đầu, được các chủ nông trại thuê: hái nho, hái dâu trả mỗi giờ một đô-la. Dưới bầu trời nắng nóng như nung, nhiệt độ lên đến gần 100 độ F, làm việc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi chán nản vô cùng. Nhưng những người lớn khuyến khích: “Ở đây kiếm mười đô một ngày, ăn uống chỉ tốn vài ba, đô, còn dư đến bảy, tám đô, gởi về cho mẹ mầy làm vốn. Mầy còn muốn gì nữa?”.  Quả thực đồng dollar rất có giá trên xứ sở của tôi. Chỉ cần vài ba chục đô là mẹ tôi có thể sống thong thả trong một tháng. Mãnh lực đồng dollar khiến tôi chấp nhận mọi điều cơ cực. Tôi đã gởi về cho mẹ và cho nàng số tiền đầu tiên kiếm được trên Mỹ để mẹ tôi tiêu pha thong thả và nàng có tiền đóng cho bọn “đầu gấu” dẫn đường sang Mỹ để chúng tôi gặp lại nhau. Làm việc trong các nông trại vài ba tháng, có người mách rằng: lên Miền Đông Bắc làm việc linh tinh cũng kiếm được ba, bốn đô/ một giờ. Thế là tôi trốn sang vùng này làm ăn sinh sống từ đó đến nay.

-Bốn, năm mươi năm về trước, nước Mỹ như tỏa hào quang. Tiếng nói của những nhà lãnh đạo được mọi người lắng nghe. Các Dân biều, Nghị sĩ được kính trọng. chứ không “bát nháo” như bây giờ.

-Ai cũng biết: Nước Mỹ cần nhân công lao động chân tay, dân tôi cần đô la. Chúng tôi đến đây làm việc cực nhọc kiếm tiền rồi có người về xứ xây dựng cơ nghiệp,  có kẻ ở lại xin nhập tịch Hoa Kỳ, chọn nơi này làm quê hương thứ hai – góp phần xây dựng quốc gia Hoa Kỳ giàu mạnh. Thực tế sòng phẳng và đơn giản là như vậy. Nhưng các ông chính trị gia đã làm cho vấn đề trở nên phức tạp và tồi tệ. Tôi trách các nhà lãnh đạo nước tôi vì bất tài hay vì ích kỷ, tham lam, không quản lý và điều hành tốt đất nước để dân tình đói khổ, xã hội bất an: băng đảng, khủng bố, tham nhũng, lạm phát, thất nghiêp. .. Người dân đành phải bỏ xứ ra đi – tha phương cầu thực! Tại Hoa Kỳ thì lại nhức đầu với luận điệu mị dân của các ông chính trị gia trong mùa tranh cử. Một phe nói rằng: Phải nhân đạo với dân nhập cư, nếu đắc cử sẽ làm ra luật này,luật nọ - giúp dân nhập cư. Dân tôi tưởng bở kéo nhau đến “vùng đất hứa” để hưởng phúc lợi xã hội chứ không nghĩ rằng: vườn nhà phải có hàng rào - quốc gia phải có biên cương, luật pháp, đâu có thể vào ra tùy tiện. Nhưng các ông cứ hứa bừa, thậm chí còn mở cửa biên giới – khuyến khích cho vào! Rồi sau đó hợp thức hóa để có một số cử tri đông đảo, bỏ phiếu cho các ông. Và để số người này trung thành, các ông nới rộng qui chế trợ cấp xã hội khiến nhiều người ỷ lại - lười biếng, không chịu đi làm, sống bám vào trợ cấp xã hội. Than ôi! Chính trị đã làm hư đốn dân tôi! Rồi phe khác phản ứng rằng: Những người nhập cư đông đảo làm cho xã hội bất an và là gánh nặng cho nhân dân Hoa Kỳ. Ôi! Những thằng Xì mạt rệp đã đổ “mồ hôi sôi nước mắt” để đổi lấy đồng đô la. Đuổi hết chúng nó về nước, liệu Hoa Kỳ có còn đủ người hái dâu, hái táo, thu hoạch hoa màu trong các nông trại hay giúp việc trong các trại chăn nuôi? Có đủ người lau cầu tiêu trong các khách sạn… cắt cỏ, tỉa cây cho quang cảnh đẹp đẽ? Có đông người chấp nhận vét cống, làm đường dưới cái nóng gần 100 độ F vào mùa hè và cái lạnh dưới 0 độ C vào mùa đông với tiền công rẻ mạt?

-Toàn là tán phét! Chán ngán cho cái tình đời…

-Có lần ông đã nói với tôi: “Đám chính trị gia thời cơ là những tên: ‘Mượn hoa cúng Phật - của người phúc ta’. Những phúc lợi chúng ta được hưởng hôm nay là từ tiền đóng thuế của nhân dân Hoa kỳ. Chúng ta mang ơn những người thầm lặng đó”. Ngẫm ra mới thấy: Các ông chính trị gia là tình đời, dân chúng Hoa Kỳ cho ta cái tình người –Tình đời toan tính nhưng tình người thì vô lượng, vô biên. Tôi đau lòng khi thấy dân tôi chết khô trên sa mạc, bị ngược đãi ở biên giới. Nhớ lại những ngày đầu trên đất Mỹ, thân tôi không đáng một xu, nhưng khi có quốc tịch, đến mùa bầu cử, bỗng dưng đáng giá ngàn vàng...

Anh ta cười chua chát!

Tôi ngán ngẩm chuyện chính trị ở Hoa Kỳ, muốn anh chuyển mục, tôi bảo:

-Chuyện chính trị Hoa Kỳ lắm nỗi oái oăm - nói hoài không hết – càng nói càng nhức đầu! Bây giờ anh có thể cho nghe tiếp chuyện “mối tình đầu” của anh không?

Anh đăm chiêu, hạ giọng:

-Tôi không biết diễn tả làm sao cho hết nỗi niềm. Mấy mươi năm xa cách, khi gặp lại, nàng vẫn còn yêu tôi đằm thắm như xưa, mặc dù nàng biết tôi đã có ba đời vợ.  

-Cũng nhờ mẹ tôi, tôi mới được gặp lại nàng. Một lần về thăm, mẹ tôi hỏi: “Mầy còn nhớ con Anna không?” – “Làm sao con quên được”- “Ừ, nó vẫn nhớ thương mầy! Thỉnh thoảng nó đến đây thăm tao, nó cho tao quà và hỏi thăm mầy… Trước đây, tao kể cho nó nghe đời sống của mầy ở Mỹ : gia đình chẳng có hạnh phúc gì – lăng nhăng mấy vợ. Nó rơm rớm nước mắt - chẳng nói năng. Hỏi nó có chồng con gì chưa, đang ở đâu? Nó lắc đầu im lặng. Nhưng mới đây, nó tới thăm, tao cho nó biết: bây giờ mấy con vợ bỏ mầy, đi theo người khác hết rồi, để lại sáu đứa con cho mày nuôi - khổ lắm! Nghe thế, nó bật khóc, rồi để lại tấm giấy có ghi địa chỉ của nó kia kìa”.

-Thế là tôi tìm gặp lại nàng và được biết những hoàn cảnh éo le: “Từ khi chia tay, những tháng đầu nàng thường xuyên theo dõi tin tức về tôi và nhận được mấy lần tiền. Cha nàng biết được, ông tha thiết nói với nàng: ‘Con đừng bỏ cha, theo nó… xa con cha sẽ mỏi mòn – cha sẽ chết’. Nàng là đứa con gái yêu dấu duy nhất của ông, nên ông tìm mọi cách cắt đứt liên lạc giữa tôi và nàng. Ông dọn nhà đi tỉnh khác, ở nhà thuê, không có địa chỉ cố định. Nàng thấu hiểu nỗi lòng của cha nên theo cha đến nơi ở mới. Chúng tôi mất liên lạc từ đó. Nơi tỉnh lẻ này, nàng xin vào làm công nhân hãng dệt, cha nàng làm trong các nông trại trồng mía , mẹ nàng ở nhà lo việc nội trợ. Ba năm sau, cha nàng qua đời có lẽ vì lao động quá cực nhọc và sau đó không lâu mẹ nàng cũng đi theo cha. Trong nỗi đau đớn tột cùng, nàng trở lại làng cũ để hỏi thăm tin tức về tôi. Qua mẹ tôi, nàng được biết tôi đã lấy vợ. Nàng tuyệt vọng! Có lúc muốn quyên sinh theo cha mẹ. Nhưng nàng là con chiên ngoan đạo - không thể làm sai lời răn Thứ Năm của Chúa là chớ giết người: tha nhân và chính mình. Nàng trở lại hãng dệt, sống âm thầm trong nỗi cô đơn nơi tỉnh lẻ. Có nhiều chàng trai theo đuổi, tính chuyện hôn nhân, nhưng nàng từ chối”. 

-Phần tôi, hơn ba năm vắng bặt tin nàng, hoàn cảnh đưa đẩy tôi lấy người vợ đầu tiên. Chúng tôi có hai đứa con thì chia tay. Lúc này tôi có thẻ xanh, tôi về lại quê hương tìm kiếm nàng, nhưng “bặt vô âm tín”. Tôi trở lại Mỹ với nỗi thất vọng ê chề. Tôi gặp người vợ thứ hai, có hai đứa con thì nàng bỏ tôi đi theo người khác. Đến người vợ thứ ba, chỉ chắp nối cho qua ngày, chẳng hạnh phúc gì, thế mà cũng có hai đứa con. Một hôm nàng nói với tôi: “Em muốn về quê hương sinh sống với cha mẹ, em chán sống ở đây. Hai đứa con, nếu anh hứa sẽ nuôi chúng nó ăn học đàng hoàng, thì em để lại cho anh nuôi”. Tôi đồng ý và nàng ra đi. Tôi sống độc thân từ đó cùng với sáu đứa con, không còn tơ tưởng đến đàn bà.

Khi gặp lại nàng, tôi mang tâm trạng của kẻ phản bội và tội lỗi. Nhưng nàng, vẫn như ngày nào: hồn nhiên, đằm thắm, thiết tha… Nàng thổn thức, nước mắt đầm đìa, ôm hôn tôi nồng nàn như nụ hôn đầu đời lúc chia tay. Tôi xúc động nói với nàng: “Anh có lỗi với em…”. Nàng bảo: – “Anh không có lỗi gì cả, vì hoàn cảnh đưa đẩy mà ra thế. Anh có ba người vợ, mà cuối đời không gắn bó với ai, chứng tỏ hình bóng của em đã ngự trị trong trái tim anh. Cũng như trong trái tim em không có chỗ cho một người nào khác, ngoài anh. Chúa đã an bài như thế.”

-Năm nay nàng bước vào tuổi sáu tám - vẫn ở vậy chờ tôi. Và tôi bảy mươi được trở về với mối tình đầu bất diệt nơi quê hương yêu dấu. Nàng cảm ơn Thiên Chúa. Tôi cảm ơn “Tình Người”…

Anh ta nhìn tôi như muốn nói thêm điều gì, nhưng anh im lặng. Hình như anh đang thả hồn về với quê hương và người yêu. Bên ngoài nắng Thu vẫn còn mát dịu. Tôi đứng dậy bắt tay anh nói lời tạm biệt - cầu chúc hạnh phúc và mọi sự bình an./.

LÊ ĐỨC LUẬN
(Tháng 8 Năm 2021).

Ý kiến bạn đọc
16/12/202306:52:24
Khách
July 25, 2022 at 2 55 pm <a href=https://cials.buzz>legit cialis online</a> Medical Heretics New Scientist 170 2285 34 37 Apr
22/03/202307:15:40
Khách
With its rapid onset and dismal prognosis, water intoxication is certainly something to be concerned about anytime your dog gets near the wet stuff <a href=http://cialis.motorcycles>generic cialis 5mg</a> We therefore took the approach to analyze if the combination induces other effects than cell death in MCF 7 cells
05/10/202103:12:58
Khách
Hay quá, nhờ vậy tôi càng hiểu và yêu những di dân từ Nam Mỹ .
28/09/202105:16:23
Khách
Lợi tức bình quân đầu người của Việt nam còn thua xa Mễ lắm :

Thu nhập bình quân đầu người US$ trong các năm 2020, 2019 và 2018:

Việt nam $3499 2715 2567
Mễ 8421 9863 9673
Lào 2626 2535 2542
Thái 7190 7808 7295
Tàu cộng 10484 10262 9977
Nam Hàn 31497 31762 33340
(Nguồn statisticstimes)
28/09/202105:09:48
Khách
Việt nam hiện tại dưới chế độ Cộng sản ngu hèn tham ác :

Xin mời đọc bài viết Một Người Việt Tên Dang của tác giả Tưởng Năng Tiến đăng trên Việt Báo ngày 26/9/21
https://vietbao.com/p112a309657/s-t-t-d-tuong-nang-tien-mot-nguoi-viet-ten-dang
28/09/202105:03:24
Khách
Tuồi thơ miền Bắc thời Hồ chí Minh xua dân đi làm lính đánh thuê cho Liên xô, Trung quốc :

(Trích báo Việt cộng ) Có những đứa trẻ chết ngoẻo khi tuổi chưa tới 15:
Nguyễn Trung, Quảng Nam 10 tuổi, tự vác mìn nặng chục kg đi gài xe tăng địch chưa kịp thực hiện phương án thì địch phát hiện. Chúng bắt cậu giơ tay hàng, dí súng thẳng giữa trán. Khi phát hiện bao túi cầm theo là mìn, toán lính Mỹ đá cậu ngã văng. Cậu thừa cơ vùng lên bỏ chạy, may mà không bị đuổi bắn. 15 tuổi, Nguyễn Trung Thu chính thức trở thành người lính thực thụ, tham chiến ở một sư đoàn chủ lực lừng lẫy thành tích chiến đấu: sư đoàn bộ binh 2, Quân khu 5….
Nguyễn Thị Ánh Thu Tỉnh Tiền Giang. Năm 14 tuổi, tham gia từ công tác giao liên, du kích xã …
Cao Thị Hương - , 15 tuổi, được giao phụ trách Đoàn văn công tỉnh Lâm Đồng. đi vận động các thiếu nữ người dân tộc tham gia đoàn văn công...
Nguyễn Bá Ngọc (1952 – 1965), 13 tuổi.
Dương Văn Nội (1932 – 1947), 15 tuổi.
Dương Văn Mạnh (1930-1944), 14 tuổi.
Vừ A Dính (1934-1949), 15 tuổi.
Kim Đồng (1929-1943), 14 tuổi
v...v...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 699,835
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đã điểm
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm