Hôm nay,  

Thăm Carolina

20/08/202100:00:00(Xem: 9793)
VVNM-2
hình tác giả cung cấp 

Ngọc Hạnh - Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới. 
 
***
 
Hơn năm nay dịch cúm Covid 19 hoành hành khắp nơi, ở Hoa kỳ và các quốc gia khác trên thế giới, nơi nhiều nơi ít. Vùng Hoa Thịnh Đốn lúc đầu chính quyền khuyên dân không nên tụ họp đông người, ra đường phải mang khẩu trang và cách xa nhau 6 feet. Nhà thờ, chùa, tiệc cưới hay ma chay cũng giới hạn số người tham dự. Tiệm ăn vắng khách. Phần lớn họ mua thức ăn và mang về nhà, tiệm ăn không cho thực khách ăn trong tiệm. Có nhà hàng đóng cửa vĩnh viễn vì không chịu nổi các phí tổn, lương nhân công, tiền thuê cửa hàng...

Các nơi giải trí, ngành du lich bị ảnh hưởng nặng cho đến khi phần lớn dân chúng được chích vaccine Covid  đủ 2 lần, tình hình tốt đẹp hơn. Ai mang khẩu trang hay không tùy ý, không bắt buộc như trước. Được như thế là nhờ nước Mỹ thương lo cho dân, chích ngừa lợi cho mình mà phải đợi chính phủ kêu gọi mãi mới chịu đi chích. Các trung tâm Y tế đều tạo điều kiện dễ dàng, chích vaccine không cần lấy hẹn, đến các nhà thuốc tây chích cũng được. Ngoài ra các bác sĩ gia đình ân cần điện thoại nhắc nhở thân chủ mình. Có nơi còn cho vé số khuyến khích, thưởng tiền, tặng thẻ đi chợ...

Phần lớn bà con và người quen Vân đều chích đủ 2 lần tuy nhiên phải rửa tay bằng thuốc sát trùng trước khi vào tiệm. Lọ nước sát trùng và khăn giấy  các tiệm ăn đã cho khách vào ăn trong tiệm. Tuy không mang khẩu trang nhưng vẫn để gần cửa cho mọi người dùng.

Hơn năm gần như không đi ra khỏi nhà, ra khỏi tiểu bang, mọi người tù túng, nên sau khi nới lỏng chút ít thì con gái Vân đề nghị cả nhà đi Myrtle Beach ở South Carolina. Cháu đã đi công tác địa phương này mấy lần rồi. Theo cháu gió biển tốt cho sức khỏe.Vã lại Vân chưa đến Myrtle Beach lần nào thôi thì đi cho biết đó biết đây và để thư giãn.

Trước ngày đi 1 tuần con gái đến chỗ Rental Car để thuê xe. Tiếc thay không còn chiếc nào vừa ý, xe tốt có người thuê hết rồi. Nay chỗ cho thuê xe không còn nhiều xe như ngày xưa, thuê lúc nào cũng có. Cháu phải mang chiếc xe nhà hơn 10 tuổi cho thợ xem lại máy móc trước khi đi xa.

Cả nhà khởi hành vào ngày chủ Nhật lúc 7 giờ sáng. Định đi sớm cho mát nhưng loay đến 7 giờ mới rời nhà. Nắng sáng nhẹ nhàng, gió mát, trời trong. Đường vắng xe hơn ngày thường từ trong thành phố cho đến ngoại ô. Ngày chủ nhật thiên hạ thức muộn?

 Khi ra ngoại ô hai bên đường xe chạy nhiều, ruộng bắp còn xanh hay ruộng trồng đậu nành hoặc thuốc lá mênh mông. Thỉnh thoảng có cái nhà nhỏ xinh xinh bên đường cạnh các thửa ruộng, cái nhà nọ cách nhà  đi bộ cũng mất 10- 15 phút. Khi nắng lên đường nhiều xe qua lại hơn. Lái xe được khoảng 4 tiếng xe ghé nghỉ và đỗ xăng nơi Rest Area ở Johnston County, North Carolina.

Khu Rest Area này rộng rãi, mát mẻ, cây kiểng xanh tươi, vui mắt, có bán thức ăn, nước giải khát, quà lưu niêm,có các bản tin địa phương, tuần báo, nguyệt san Mỹ. Bên cạnh tòa nhà là khu rừng nhỏ đặt nhiều bàn và băng gỗ dưới cây to bóng mát. Nơi nào cũng sạch sẽ. Môt chị công nhân cầm cái que gắp giấy, rác ở sân cho vào thùng rác. Chúng tôi chọn cái bàn dưới bóng cây ăn trưa. Thức ăn, nước uống đã sẵn sàng, con gái Vân mang theo từ Virginia. Trước cửa vào khu nghỉ ngơi (Rest Area) nơi để các bản tin tức có bản in chữ to ghi hàng chữ “Quận Johnston chích ngừa Covid-19 miễn phí cho mọi người…” (Johnston County Covid vaccine free of charge to all individuals regardless immigration or health Insurance). Quá là tuyệt vời! Hèn chi bạn Vân nói có nhiều tour du lịch khắp nơi trên thế giới đưa người đi du lịch Mỹ để được chích ngừa Covid bằng loại thuốc tốt và ...miễn phí!

Xe ghé Rest area khoảng 30 phút lại tiếp tục lên đường. Lúc gần đến Myrtle Beach thấy có một khu nhà toàn bằng những khúc gỗ tròn nhỏ ghép vào nhau rất xinh (Log cabin park).
 
Myrtle Beach:

Cả nhà đến khách sạn vào khoảng 14g30. Mặt sau khách sạn nhìn ra biển nhưng muốn ra bãi biển phải đi trên cầu gỗ ngang khoảng 2 mét, dài độ-20 mét mới đến bãi cát. Bên dưới và hai bên cầu gỗ cỏ dại mọc trên mặt cát lồi lõm. Như thế chúng tôi ở trên xe 7 tiếng từ Fairfax, Virginia đến Myrtle Beach, South Carolina. Vào thành phố nhà to và đẹp. Đường xe chạy rộng rãi hơn. Dọc lề đường trồng rất nhiều cây palmetto, cây biểu tượng tiểu bang Carolina. Cây Crape Myrtle nhiều màu sắc xinh đẹp tôi nghĩ người ta trồng nhiều ở Myrtle Beach nhưng thỉnh thoảng mới thấy một cây trong sân hay ngoài vườn. Các nhà, biệt thự liên tiếp nhau. Điều thú vị là, dù nhà hay khách sạn gần biển tầng trệt thường dùng làm nơi đậu xe hay để trống trơn.  Vì nước biển có khi tràn vào ngập tầng trệt dù ngày thường các nơi này đều khô ráo.

 Mọi người kéo ra biển chơi sau khi nghỉ ngơi chốc lát. Ít người tắm biển nhưng nhiều khách ngồi trên ghế ngắm biển xanh hay đi bộ. Từng đợt sóng biển trắng xóa tràn vào bờ xong lại rút ra xa. Rất nhiều khách sạn cao mấy chục tầng nằm dọc theo bãi biển. Khách sạn cũng có 2 hồ bơi xinh xắn cho những ai không muốn tắm biển.

Các con cho đi viếng phố phường. Đường phố Myrtle Beach rộng rãi, các tiệm buôn san sát nhau. Thỉnh thoảng có vườn cây cảnh nho nhỏ xinh đẹp bày các tượng thú rừng sinh động như thật: hưu, nai hay chiếc tàu gỗ nhiều màu...bên đường. Các nhà hàng hải sản nhiều lắm và đông khách. Có tiệm bán hải sản còn tươi để khách mua về nấu lấy.

 Không thấy dân Myrtle Beach mang khẩu trang ngoài đường và trong tiệm ăn. Trông họ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Họa hoằn có vài người có lẽ là du khách mang khẩu trang. Họ rửa tay bằng nước sát trùng khi vào tiệm. Có nơi ai dán trên tường hàng chữ to “gió biển thổi bay Covid”hay “Covid hãy đi nơi khác’’ bằng Anh ngữ thật dễ thương.

Những ngày kế tiếp:                      
                                                                            
Ngày hôm sau chúng tôi ra biển sớm, nắng sáng ấm áp, nhẹ nhàng. Bãi biển nhiều người đi bộ. Một số người đã tung tăng trong nước biển xanh lơ. Cát mịn màng. Chiếc xe chở những cây dù xanh đỏ, mang chúng đặt cạnh các ghế xếp thành hàng dài dọc theo bãi cát vui mắt. Xa xa có cây cầu từ bãi cát ra biển bị thiếu một đoạn, do sóng biển làm hư chăng? Chẳng thấy ai đi trên cầu. Các cháu xuống nước còn Vân đi bộ trên bãi cát xong ngồi trên ghế nhìn mây xanh, nước biếc. Nắng lên nhưng không nóng. Gió thật dễ chịu mát mẻ dù trời nắng.

Buổi chiều các con Vân cho xe chạy loanh quanh thành phố qua đường Ocean Blvd thấy nhiều biêt thự quay mặt ra biển, cây cảnh xanh tươi, hoa mùa hè rực rỡ màu sắc. Các đường nhỏ hay cầu gỗ từ trước nhà ra biển xinh xinh điệu đà. Ocean Club, Dunes Cove, Kings Highway toàn nhà to, vườn rộng, cây cảnh xinh đẹp. Khi xe chạy ngang qua Dunes Cove Area thấy có bảng bán nhà ở vệ đường phía trước cái nhà rộng, lối đi đẹp, giá 750.000 mỹ kim. So với Virginia, nhà nơi đây rẻ hơn. Vân chợt nhớ người học trò cũ ghé thăm năm nào.

Em chỉ là Thiếu Úy mà cũng bị tù cải tạo. Khi được tư do em vươt biên và có bà con bảo lãnh đinh cư Cali. Đời sống Cali đắt đỏ, tiền thuê nhà cao nên tháng nào tiêu hết tháng đó, không có dư. Bạn bè rủ em sang Carolina. Tuy chỉ làm thợ nhưng em để dành được tiền, mua được nhà  nhỏ nhưng có sân trước sân sau, xây nhà cho Mẹ ở Việt Nam và giúp bạn bè còn kẹt quê nhà chút ít. Mỗi năm hai vợ chồng lấy ngày nghỉ lái xe thăm viếng các thắng cảnh gần xa trong nước Mỹ. Có năm em viếng thủ đô Hoa Kỳ và tiện thể ghé thăm Vân. Em nhớ quê hương nhớ Mẹ nhiều lắm nhưng không về Việt Nam. Hai vợ chồng luôn nói cám ơn nước Hoa kỳ đã cưu mang, trợ cấp cho em học nghề lúc đầu khi mới định cư để có được như hôm nay.

Các con cho xe chạy đến Harbourgate Resort & Marina. Gần đấy có tiệm Steak Seafood Sushi Restaurant và con sông khá rộng. Lúc ấy khoảng 6 giờ chiều nhưng bãi đậu xe đã đầy,hết chỗ đậu. Mấy đứa cho xe lại gần bờ sông khi thấy con đường bị chận không cho qua cầu sắt bắt ngang qua sông. Một đoàn thuyền, tàu lớn nhỏ sắp hàng nối đuôi nhau trên sông chờ qua khỏi  cầu. Cây cầu săt nặng nề từ từ chuyển động và phần lớn cây cầu quay về một phía bờ sông khi một nhân viên leo trên chỗ cao nhất cây cầu điều khiển máy di chuyển cầu? Đoàn tàu qua khỏi, cầu di chuyển về vị trí cũ. Cổng ngăn đường dẹp đi, xe tiếp tục qua lại trên cầu. Thưa quý vị lần đầu tiên Vân thấy cây cầu quay về một bên bờ sông cho tàu thuyền qua lại. Thường thì phần giữa cầu được quay lên cao mà thôi. Không biết có phải đây là cầu Little River Swing Bridge? Đến cầu thấy tấm bảng ghi “Atlantic Intracoastal Waterway”. Bờ sông gần cầu có nhiều ghế có lẽ cho khách ở xa xem cầu di chuyển hay thưởng thức gió mát?  Sau đó thì cả nhà rời bờ sông đến nơi khác dùng cơm tối.

Vân và gia đình còn ở Myrtle Beach thêm 2 ngày. Ngày nào các cháu cũng tắm biển. Vân cũng ra biển nhưng chỉ đi bộ và xem thiên hạ tắm. Gió mát, biển xanh, trời trong, người lớn, trẻ em, ngâm mình trong nước ấm, vui vẻ nói cười làm Vân nhớ quê hương vô cùng, nhớ bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang…
Có thể người ta sẽ cười là Vân... nhà quê khi nói rằng mình thích bãi biển Nha Trang hơn Vũng Tàu.  Nhớ lại trước năm 1975 Vân và gia đình có dịp đi bãi biển Nha Trang. Thật đẹp, biển xanh cát trắng sát bên rừng dừa nhiều bóng mát. Qua khỏi rừng dừa sạch và mát là đến ngay bãi cát mịn màng, không phải lên cầu gỗ vượt qua đám tranh bụi cỏ chi cả. Ngoài ra bãi biển có những chiếc xe nhỏ bán trái cây, dừa tươi… Khi khát nước người bán chặt quả dừa, trút nước ra ly xong bổ đôi quả dừa cho cái dừa vào. Khách có ly nước dừa ngon lành. Lại có những người bán dạo con ghẹ, (họ hàng con cua) luộc chín đỏ au được phủ lên bằng miếng ny lon dày giữ ấm… ăn thật thơm, thật ngọt, nhớ đời... Giờ Vân nghe nói rừng dừa cạnh bãi biển Nha Trang bị dẹp bỏ và thay vào đó là những khách sạn đẹp nhưng Vân không biết có đúng không.

Bãi biển Vũng Tàu tuy vậy cũng rất đặc sắc, có các cô bán ổi trái vừa to vừa giòn, ít hột, những trái na ngọt lịm, nhãn hột bé xíu, thật ngọt. Người ở xa đến tắm biển thế nào cũng mua ít nhiều, để tiêu thụ khi nghỉ hè và làm quà cho bạn bè lúc trở về nhà.

 Trưa hôm sau các con Vân sẽ trả phòng và đi thăm Charleston,cũng thuộc South Carolina, thị trấn có nhiều di tích lịch sử.

Sau bao ngày không đi xa, thì đây là một dịp rất tuyệt vời để mọi người giải trí, thư giãn đầu óc cho bù những ngày căng thẳng lo âu.

Vân  cám ơn nước Mỹ đã thực hiện chích ngừa nhanh chóng để gia đình co thể an tâm  đi Myrtle Beach nhìn cát trắng biển xanh...

Xin cầu cho đồng bào trong nước và khắp nơi hải ngoại cũng như toàn nhân loại được bình an, cúm Covid sớm bị tiêu diệt, có công viêc làm ăn, no ấm, an sinh xã hội tốt đẹp như Hoa kỳ và các nước tư do, trẻ em đến trường, người lớn đến sở, kinh tế khắp nơi phục hồi như xưa....
 
           

Ý kiến bạn đọc
23/08/202112:40:04
Khách
Kính gửi tác giả,
Tôi ở Charleston, SC, nên biết khá nhiều tiểu bang này. Tôi thiết nghĩ nếu nói về Charleston, chúng ta nên nói là thành phố thì chính xác hơn thị trấn. Trân trọng kính chào.
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 776,095
Tôi biết chú Xuân từ lúc anh em còn học tập chung ở Học viện Võ Thuật Thần Phong trong căn cứ Không Quân VNCH Tân Sơn Nhất khoảng năm 1971. Cho dù không chung thầy, chung lớp nhưng chung một trường. Khi ấy chú trong nhóm thiếu niên Thần Phong còn tôi ở lớp quân nhân. Chú là một trong số Thiếu niên Thần Phong giỏi mà tôi biết. Biết thì biết vậy nhưng không thân cho tới mãi sau nầy, khi tất tả chạy qua đến Mỹ. Sau khi tôi bắt đầu gầy dựng lại võ phái Thần Phong ở vùng Bay Area miền bắc California vào cuối năm 1977. Nhân chuyến xuôi nam, vùng Hawthorn – gần Orange County – tìm thăm Võ sư Thần Phong Nguyễn Văn Lợi – huynh đệ đồng môn với thầy tôi là Võ sư Phan Văn Đức. Từ đó mối giao tình càng ngày càng sâu đậm, thân thiết; nhất là khi hai anh em đồng chí hướng, cùng tìm cách liên lạc với anh em Thần Phong cũ hiện ở Saigon để tiến tới việc phục hồi võ phái Thần Phong ở Việt Nam sau một thời gian dài bị chính quyền Việt cộng cấm đoán tối đa.
Năm 2021 đang đi qua, chúng ta hãy vui vẻ welcome 2022. Riêng tôi cũng như nhiều fans của FIFA, ngoài mong ước thế giới trở lại bình thường, là ước mong được xem giải World Cup tại Qatar trong không khí tưng bừng chớ không phải lặng lẽ như Euro và Olympic vừa qua.
Dân xứ lạnh Minnesota đang mùa đông lạnh lẽo băng giá mà được tới bãi biển đầy nắng và sóng nhỏ thì không tận dụng hưởng thụ sao được. Nhiệt độ ở bãi biển cỡ 75 độ tới 90 độ F rất mát mẻ. Trừ giờ ăn và ngủ thì cả 3 nhà chúng tôi người lớn và con nít suốt ngày bơi lội và hóng gió ở bãi biển này. Các du khách khác cũng ra biển rất đông.
Vào khoảng giữa tháng mười khi trời trở lạnh, báo hiệu thu tàn đông tới là cuộc sống của người dân ở Hoa Kỳ bắt đầu nhộn nhịp, chuẩn bị mua sắm cho các kỳ lễ lớn sắp đến. Đặc biệt năm nay, 2021, thì không khí tưng bừng náo nức lại càng rõ ràng hơn. Vì sao?
Tôi ngồi ở băng ghế có bàn và lò nướng dành để pic-nic và nhìn ra phía bờ hồ cách đó khoảng bốn năm chục thước. Cọp nhỏ Khánh-An đang vọc nước, chơi với cát sỏi. Bác Hai thì đang đứng trên các ghềnh đá gần đó dạy cho Huy Khang cách cột lưỡi câu, gắn mồi, tung cần câu cá. Ông bà nội và ba mẹ Khánh An ngồi trên bờ gần đó phơi nắng… Khung cảnh như những đoạn phim quay chậm. Thỉnh thoảng có những chuyển động nhanh khi Cọp nhỏ Khánh-An chạy lên và kêu “Má Hai xuống nước chơi với An.” Tôi không mang theo đồ ngắn nên chỉ muốn ngồi trên bờ ngắm cảnh, thư giãn và đọc sách chứ không xuống nước. Khánh-An liên tục kèo nài nên tôi gấp lại cuốn sách đang đọc và đi xuống phía bờ nước. Nước hồ rất trong. Có thể thấy cá bơi lượn. Hai má con tôi lội trong nước tìm những miếng đá đẹp như thói quen mỗi khi chơi trong nước. Thỉnh thoảng má tôi kêu mọi người tụ lại chụp hình. Nếu có ai đang quay phim sẽ thấy cảnh hai má con Cọp nhà tôi nhảy tung lên, chân không chạm nước. Tíc-tắc đó sẽ đứng lại, hiện trên
Nụ hôn vội vàng mà da diết trước cổng nhà đã khiến tôi tràn nước mắt “… Anh đi rồi, đường xưa có nắng không anh. Lá hoa còn đây, hay tàn theo tháng ngày ...?” Phố phường vẫn đông vui mà lòng tôi vắng chàng. Đêm Thánh Lễ những năm sau đó tôi không đến nhà thờ bởi không còn bàn tay chàng đón đưa, sưởi ấm. Tiếng nhạc đêm Giáng Sinh và tiếng chuông giáo đường như chạm vào trái tim nhỏ bé của tôi thành những vết thương đau buốt.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Giáng Sinh năm 1990 là mùa Giáng Sinh đầu tiên tôi đón trên đất Mỹ này. Tất cả đều vừa lạ lùng mà cũng vừa quen thuộc. Dĩ nhiên lạ lẫm vì đây là lần đầu tiên được chứng kiến sự tấp nập của các khu thương mại sầm uất. Những khu nhà giăng đèn nhấp nháy từ trên nóc xuống đến sân vườn.
Mùa lễ cuối năm, đèn màu và những biểu tượng của giáng sinh, năm mới giăng mắc khắp nơi. Ánh sáng nhấp nháy từ các loại đèn làm cho không khí trở nên ấm cúng hơn và khiến lòng người nao nao. Hãng MITF cũng không ngoại lệ, một cây thông bằng nhựa làm bên Tàu được dựng lên giữa sảnh tiếp tân. Nhân viên văn phòng treo máng lên đủ thứ linh tinh những món đồ biểu tượng cho vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Tôi bắt đầu biết đến chương trình VVNM vào năm 2017 khi đang đi công tác xa nhà, xa hằng vạn dăm ra khỏi nước Mỹ. Tôi đã đọc kỹ mục đích và tôn chỉ cao đẹp của Việt Báo. Tôi theo dõi và tìm đọc tất cả các bài viết của các cộng tác viên và nhận thấy đây là một ý tưởng tiên phong và duy nhất trên văn đàn Việt Nam hải ngoại do hai vị sáng lập Việt Báo là nhà văn Nhã Ca và thi sĩ Trần Dạ Từ với mong muốn tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ luôn giữ gìn hồn Việt, văn hóa Việt, đồng thời vẫn thăng tiến trong xã hội, quốc gia mình đang sống.
Nhạc sĩ Cung Tiến