Hôm nay,  

Kỷ Niệm - Với Anh Phạm Hoàng Chương

28/06/202116:18:00(Xem: 6361)
PHAM HOANG CHUONG
Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương

 

Tác Giả VVNM Phạm Hoàng Chương sinh ngày 15 tháng 5, năm 1944 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Ông tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu của  Giải Thưởng 2000. Năm 2009, ông đoạt giải chung kết Vinh Danh Tác Giả-Tác Phẩm, sau đó vẫn tiếp tục viết và gắn bó với giải thưởng. 

Tin Ông ra đi vào thứ Sáu, ngày 25 tháng Sáu, 2021, hưởng thọ 78 tuổi là một mất mát lớn cho bạn bè văn hữu và giải thưởng VVNM. Việt Báo và Giải Thưởng VVNM xin được trích đăng loạt bài viết tưởng nhớ Ông, bắt đầu với bài “Kỷ Niệm - với Anh Phạm Hoàng Chương” của tác giả Phùng Annie Kim, ngòi bút đoạt giải chung kết 2016.

***


Tôi tham gia nhóm Việt Bút năm 2013 sau bài viết “Koch And Me”. Từ hồi nào cho đến giờ, nhóm Việt Bút vẫn  duy trì tình trạng “âm thịnh dương suy”. Suy về số lượng lẫn... chất lượng. Thanh Mai chuyển qua tấm hình anh Chương chụp với các bạn Việt Bút năm nảo năm nao với nhiều khuôn mặt thân quen như Thanh Mai, Cao Minh Hưng, Bồ Tùng Ma, Nguyễn Viết Tân….. Ngày đó, hình ảnh bác Bồ Tùng Ma và anh Phạm Hoàng Chương vì  thấp, đứng trước (nên.. đi trước). Bác Tân Ngố cao, đứng giữa, sau hai ông bạn già.  Ba ông đều cười toe toét. Thanh Mai  cắc cớ hỏi hai ông kia… lên đường rồi còn cái ông cao cao đứng giữa chừng nào… nối gót theo sau?

Nhóm Việt Bút có “tứ trụ cao niên”. Tôi hay đùa gọi anh Bồ Tùng Ma là “bác Ma”, gọi anh Thời là “ bác Thời” gọi anh Tân là “bác Tân Ngố”  hay “chú Tưng” nhưng chưa từng gọi anh Chương là “bác Chương”. So với số tuổi của bác Ma lúc mất 79, anh Chương 78, bác Thời xuân xanh năm nay 80, bác Tân Ngố 71, thật tình mà nói anh Chương trông bề ngoài và vóc dáng trẻ và rắn rỏi hơn. Hình như anh  Chương cũng… đẹp trai hơn ba ông kia và đặc biệt anh có tác phong nghiêm nghị, chừng mực, hiền hòa của một ông giáo. Cũng đúng thôi vì anh xuất thân là nhà giáo dạy học tại Phan Rang môn Pháp văn. Tôi nghĩ không biết có đúng không, có lẽ vì tác phong  nhà giáo đó mà  nhóm Việt Bút nói chuyện với anh ai cũng chừng mực, ít đùa giỡn, chọc ghẹo hay cà khịa, cà rỡn như với ba bác kia. (mà có ghẹo anh, anh chỉ biết cười… trừ)

Về sự nghiệp văn chương, anh viết rất sớm, từ năm 2000 trong mục Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo trong khi 13 năm sau tôi mới chập chững bước vào thế giới của văn chương chữ nghĩa. Anh đọc và viết nhiều, viết khỏe, viết hay, đề tài mới, lạ, phong phú, đa dạng, cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức độc đáo chẳng hạn như về môn tử vi và tướng số.

Các văn hữu trong Việt Bút ai cũng biết anh đam mê và nghiên cứu sâu về hai môn này. Ngoài việc viết thành lá số tử vi, người xem tử vi giỏi là người có thể giải thích những lá số này đúng với cuộc đời của họ.Vì thế đòi hỏi  người giải như anh  phải có óc phân tích tỉ mỉ các chi tiết, trực giác nhạy bén để đối chiếu, trí nhớ tốt để nhớ sự vận hành của các cung, sao… Đọc bài “Song Lộc Gặp Mã: Nghề Logistics” kể chuyện anh nghiên cứu cuộc đời của người con trai qua lá số tử vi bằng sự đối chiếu các sự kiện, biến cố xảy ra  trong cuộc đời với lá số anh soạn đưa đến sự trùng hợp rất chính xác. Sau bài viết này anh có nhiều “fan” hâm mộ. Người đọc thích thú và tò mò, rất muốn làm quen với “ông thầy” để xin vài chiêu hộ thân hoặc giúp họ giải quyết những vấn nạn trong cuộc sống. Tổng cộng 73 bài là con số đáng nể trong giới văn hữu Viết Về Nước Mỹ.  Chín năm sau anh lãnh giải Chung Kết VVNM năm 2009 với bài Xóm Hoang kể chuyện ngành địa ốc ở xứ Mỹ bị khủng hoảng, nhà cửa xuống giá, mọi người bán đổ bán tháo hay “bỏ của chạy lấy người”, đi đâu cũng thấy như một  “xóm hoang” không người. 

Pham Hoang chuong
Tác giả Phạm Hoàng Chương (hàng đứng, người đầu bên phải) trong một Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ. 


Tôi nhớ bài viết gần nhất của anh là bài “Lìa Cành”  kể chuyện hai vợ chồng già, bà vợ bị tai biến mạch máu não phải ngồi xe lăn, ông thương và giữ lời hứa với bà không cho bà vào viện dưỡng lão, tự tay lo lắng bà tại nhà cùng với người chăm sóc. Tác giả viết cho bà vợ già cũng là viết cho tâm trạng của mình trong đó có những câu ngậm ngùi như “…Bạn bè già đâu còn ai, ai cũng đi đứng không vững, sức đâu mà phúng điếu mình. Sức khỏe mỗi ngày một yếu đi… các bộ phận cũng hư hỏng… Ôi thời gian còn đâu nữa…”

Anh viết cho nhân vật trong truyện hay viết cho  chính mình trong những ngày sắp tới  “…Ông nghĩ lại những ngày còn lại của ông, thân xác thiu thối , yếu ớt, răng chờ rụng như những chiếc lá kia… Một ngày nào đó ông sẽ làm một việc là từ giã cõi đời… Tất cả chỉ còn là hư không…”

Đọc thêm bài “Tuổi Già Lãng Đãng” càng thấy rõ bạn ta tìm được cho mình một cách sống của người ảnh hưởng suối nguồn tâm linh từ đạo Phật “…Làm gì thì làm rồi cũng tới một ngày nào đó ngồi xem lại, chân yếu, tay run, tai lãng, mắt mờ, lãng đãng khi nhớ khi quên… Vật chất vô thường, buông xả lần lần, không có gì để tham đắm, gìn giữ, tiếc nhớ.”

Kể ra bạn ta đã chuẩn bị kỹ càng về mặt tư tưởng và sự ra đi nhẹ nhàng cho chuyến tàu cuối đời mình. Khi Annie gõ những giòng chữ này cũng là lúc các văn hữu nhóm Việt Bút qua nhiều thế hệ đang cùng nhau tổ chức buổi thăm viếng anh tại nhà quàn Peek Family và gửi những giòng Phân Ưu trên Việt Báo. Thần thức anh trong những ngày này còn lang thang đâu đó chắc anh sẽ mỉm cười khi biết các bạn Việt Bút vẫn nhớ anh, “còn sức để đi phúng điếu anh” nhất là vẫn dành cho anh những tình cảm thương tiếc một văn hữu tài năng đã đi xa.

Nghe bác Tân nói anh bị bệnh tiền liệt tuyến. Bệnh này phổ biến trong nam giới. Ông nào không bệnh thì không phải… đàn ông cho nên không nghe anh nhắc đến. Hôm ăn tiệc ở nhà Thụy Nhã, anh tâm sự về hai cái ruột non và ruột già. Chị Nhã và Thanh Mai cho biết anh bị bệnh tắc ruột và mất vì bệnh này. Đọc bài “Mổ Ruột” anh viết rất chi tiết về căn bệnh của mình. Anh  kể đã từng ăn mít, ăn xoài thả giàn làm sình bụng, chỗ nối giữa ruột non và ruột già có cái… eo  thắt lại nên thức ăn xuống ruột già bị chậm, thức ăn đóng tại một chỗ quá lâu, bốc hơi làm bao tử phình ra gây đau hay khó chịu. Bác sĩ yêu cầu mổ chỗ eo ruột già để thông vì nó sẽ tắc dài dài nhưng anh “lì” hay anh sợ mổ “lợn lành thành lợn què”, không nghe lời “dụ dỗ” của bác sĩ, tự chữa bằng cách ăn kiêng, ăn ít, uống nước nhiều, uống thuốc đều, ruột thông và bệnh tự khỏi. Hình như anh rất ít khi tin vào bác sĩ mà luôn luôn tự dò dẫm bệnh tình của mình để tìm ra cách trị liệu riêng cho mình. Anh đã từng viết “tuổi già mỗi ngày một yếu đi, các bộ phận hư hỏng” chỗ tắc ruột lâu ngày ung thối thành bệnh nan y, quật ngã ông “Doctor Dad” thật nhanh. Có mổ thì đã muộn rồi.

Méo mó nghề nghiệp là ông thầy tử vi tài tử này chuyên xem tử vi tướng số  “chùa” cho bà con nhưng cũng xem cho mình. Anh giải thích rằng mình tuổi Thân, cư cung Thiên Di nên di chuyển thay đổi công ăn việc làm nhiều, cung mệnh có sao Tham Lang đi với Tràng Sinh là số “thọ như ông Bành Tổ”. Về tướng số chỉ tay năm ngón thì hai lòng bàn tay anh có “double lignes de vie”, đường sinh mạng chính có hai đường nhỏ dập vào nhau. Ai có đường sinh mạng này thể lực sung mãn, gia đình và sự nghiệp thành công, tuổi thọ cao. “Thất thập cổ lai hy”, anh ra đi vào lứa tuổi 78 xưa nay hiếm. Thế cũng là thọ rồi.  

Ngoài bệnh tắc ruột tự chữa trị , mỗi lần gặp anh hỏi về tình trạng sức khỏe, anh kể anh khỏe mạnh không  mắc vào các bệnh thời thượng “ba cao một thấp” của người già. 78 tuổi như anh mà không phải uống một viên cao huyết áp, tiểu đường và cao mỡ mỗi ngày thật là hiếm có. Anh kể ngoài đời, vòng số hai của các bà các cô thon thả hình chữ V trông hấp dẫn bao nhiêu thì trong cái ruột ngoằn ngoèo  hình chữ V của anh mỗi khi nó xoắn lại hành hạ anh thì anh có chiêu tự thông lấy bằng thuốc, nước, sự ăn uống kiêng cữ, tập tành như một “Doctor  Dad” thứ thiệt. Kết quả là “everything ok”.

Lần này thì không ok nữa. Được tin chị Nhã Ca thông báo “Annie ơi, Anh Chương mất rồi”, các bạn Việt  Bút ai cũng  bất ngờ, bàng hoàng, không ngờ bạn ta đi nhanh như thế. Đọc lại và tưởng tượng hình ảnh anh trong “Tuổi Già Lãng Đãng”, bạn ta biết hưởng thụ và trân quý đời sống lắm chứ. Anh kể những ngày về hưu có nhiều việc để làm, lúc nào cũng bận rộn nào là “đọc sách tử vi, kinh Phật, đi bộ, đi bơi, tập gym, xem phim, check mail, đi thăm bạn bè, làm vườn, cắt cỏ, shopping…” Một tinh thần minh mẫn và  trí nhớ còn tốt trong một thân thể khỏe mạnh biết tập tành và gìn giữ sức khỏe như thế tưởng rằng bạn ta sẽ qua khỏi ngưởng cửa 80 nhưng “cái eo”, chỗ nối giữa ruột non và ruột già đã “làm eo” khiến bạn ta ngã gục trên giường bệnh.

Nhớ anh cũng là nhớ kỷ niệm có lần vì tò mò  tôi nhờ anh xem dùm lá số tử vi cuối đời. Anh vui vẻ nhận lời. Tôi chuyển cho anh các chi tiết về ngày tháng năm sinh, giờ sinh đầy đủ. Một hôm anh gọi và giải thích tử vi qua phone nên đâu có ghi chép gì. Các chuyện quá khứ anh giải thích đúng phong phóc. Tôi còn  nhớ mang máng tên các sao linh tinh trong tử vi như Đào Hoa, Hồng Loan, Thiên Mã, Địa không, Địa Kiếp, Phục Binh… các sao xấu lẫn sao tốt, chiếu vào các cung rồi… xẹt qua xẹt lại sao đó nên tôi gặp hạn xấu 10 năm phải bệnh, phải mổ nhưng qua được. Nói một hồi anh khuyên “đức năng thắng số”, tuổi này về già không có nhiều thay đổi, nên làm  từ thiện nhiều, được sống ở Mỹ là có phước lớn, hưởng medicare, có tiền hưu, tiền già, có nhà ở, cái ăn cái mặc dư thừa  là khỏe rồi còn ham muốn gì nữa mà xem tử vi.

Bạn ta nói có lý.Tôi đang thực hành nếp sống “tri túc” như bạn khuyên. Bạn còn tặng cho tôi ba chữ B: “Buông, Bỏ, Bớt” để sống an nhiên, thoải mái lúc cuối đời.  Bạn nói chỉ cần sống bình an, làm những điều lành thiện, tâm thanh tịnh, chết sẽ nhẹ nhàng. Cầu mong những giây phút cận tử nghiệp, bạn ta đã chuẩn bị ra đi với một tâm cảnh như thế.

Nếu tin có một đời sống mới sau khi chết, nếu tin có một thế giới vô hình của  người chết thì bạn ta đang lang thang tìm chỗ tái sanh, biết đâu gặp lại người bạn văn cũ, bác Ma.

Mặc dù hai bạn đã đi xa, chúng tôi những bạn hữu Việt Bút vẫn thấy hình ảnh và bài viết của hai bạn rất gần.Tác giả Phạm Hoàng Chương và Bồ Tùng Ma trên Việt Báo On Line trang Viết về Nước Mỹ vẫn ở đâu đây trong lòng những anh chị em Việt Bút.

Cầu nguyện hương linh anh Phạm Hoàng Chương sớm về cõi an lành.

 

                                               Cali ngày 28 tháng 6 năm 2021

                                                         Phùng Annie Kim

                             

 

Ý kiến bạn đọc
01/08/202118:47:35
Khách
R.I.P Anh Phạm Hoàng Chương

Thai Minh Thong
19/07/202104:39:22
Khách
Mình ở Pháp, khoảng 3 tuần trước khi anh Chương mất mình có nhận được email của anh Chương nói anh sắp mất, mình liền gọi điện thoại qua Mỹ thì anh nói sắp đi mổ vài tuần nữa, mình hỏi là sao anh nói anh sắp chết? thì anh không nói gì vì lúc đó vợ anh đang ở nhà nên anh không nói qua điện thoại mà chỉ đã email cho mình, có lẻ anh giấu vợ là biết anh sắp mất.
Mình mới biết anh Chương mất hôm qua do coi báo Việt báo.
Xin chia buồn với gia đình anh Chương.
Đỗ khắc trung ([email protected])
Facebook: khắc trung đỗ
04/07/202114:03:06
Khách
Có lần ghé nhà thăm tôi, anh Chương nói:
-Anh Bồ Tùng Ma có cái "giái tai" to nhưng không dày như của anh. Và tôi cũng biết anh đang làm nhiều việc tích đức nên sẽ vượt qua tuổi 80.
Hôm rồi nhìn anh đang nằm yên nghỉ, tôi thấy tai anh cũng to và dầy, mà sao cả anh Ma lẫn anh đều mới bảy mấy mà đã ra đi?
Thôi tôi cũng sửa soạn để lên đàng, hễ Chúa hay Phật có gọi thì thưa liền:
-Dạ có con đây.
Người ta cứ nói đời sống chóng qua. Trời ơi bảy tám mươi năm thì dài chứ ngắn sao được?
29/06/202112:01:11
Khách
Cám ơn chị Annie viết tưởng nhớ anh Phạm hoàng Chương, một đàn anh trong nhóm Việt bút vô cùng hiền hoà, dễ thương và...đẹp trai phong độ! Nhớ giọng cười hiền lành của anh và cả sự thật thà có chút ngây thơ khi nói chuyện với anh nữa. Thật vô cùng bàng hoàng và thương tiếc khi biết anh đã bỏ ra đi đột ngột!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,597
Virus không chừa một ai!!! Hàng loạt các nguyên thủ quốc gia, chính khách, vận động viên thể thao, ngôi sao, những nhân vật nổi tiếng … đã bị nhiễm Covid-19. Không thể không kể đến Thủ tướng Anh, phu nhân Thủ tướng Canada, Thái tử Charles, phu nhân Thủ tướng Tây Ban Nha, tài tử Tom Hanks và vợ, vận động viên bóng rổ Rudy Gobert… Vào ngày 2 tháng 10 năm 2020 người dân Hoa Kỳ đã nơm nớp lo sợ khi hay tin Tổng Thống Hoa Kỳ cùng phu nhân và con trai bị dương tính, trong khi chiến dịch tranh cử của ông đang đến hồi khá căng thẳng!!! Nhưng may mắn thay tất cả những người nói trên đều đã phục hồi sau đó
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Bài viết mới và hình ảnh lễ Phật Đản năm nay tại Dayton, Ohio.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Ngày bé tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ sang một quốc gia khác mưu cầu cuộc sống. Tôi đến trường mặc đồng phục áo dài trắng và tưởng tượng trong tương lai mình sẽ khoác áo dài hồng có gắn hoa kim tuyến bên cạnh chàng trong ngày tân hôn. Những lần quét nhà, nấu cơm, tôi nghĩ sẵn trong đầu sẽ làm món ăn gì dọn lên cho gia đình chồng ngày về làm cô dâu mới (món mướp xào miến, tôi đã chọn sẵn như thế). Ngày nay con số trên dưới triệu người Việt tha hương khắp toàn cầu không khiến ta bâng khuâng tự hỏi: những con chim nhỏ bé phải xa rời tổ ấm này đã đương đầu với phong ba bão tố ra sao trong những năm tháng đầu trên miền đất lạ? Chắc chắn là thấm đẫm mồ hôi nước mắt. Mỗi người sẽ có một câu chuyện đặc biệt không trùng lặp với ai để góp phần vào trang sử ly hương của người Việt trên toàn cầu.
Ngọc Anh là tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Sau vụ khủng bố tấn công làm nổ tháp đôi ở New York, cô viết bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể chuyện sở làm, một công ty chủ nhân người Ả Rập Hồi Giáo, nhưng hàng trăm nhân viên đủ gốc Á Âu, Do Thái... sống với nhau hoà thuận. Bài viết được trao tặng giải thưởng danh dự năm 2002. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu tham dự VVNM, ông vượt biên từ 1979 qua Thụy Sĩ, ở 10 năm rồi bay qua Texas sống. Dần dần được vào quốc tịch Mỹ từ 2000, du lịch nhiều tiểu bang Mỹ rồi nảy sinh biến Texas thành nơi định cư. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
RV, viết tắt của chữ Recreational Vehicle, là một xe motor home. Nói một cách khác, RV là một căn nhà di động. Trên xe có phòng ngủ, phòng tắm, bếp, bàn ăn, tủ lạnh. Trong mùa dịch mà đi chơi bằng xe RV thì xem ra đỡ nguy hiểm nhất vì không phải chung đụng với ai. Tuy vậy, xe RV cũng có những vấn đề riêng của nó. Thứ nhất là giá mướn xe RV rất mắc (sẽ viết thêm về điều này). Thứ hai là ngoài mướn xe RV, chúng ta phải mướn bãi đậu xe vì những lý do sau đây. Vì xe RV là căn nhà di động, chúng ta cần có bãi đậu để ngủ qua đêm. Nếu muốn tiết kiệm tiền, chúng ta có thể đậu xe qua đêm tại bãi đậu xe của một số tiệm Walmart.
Mở mắt liếc nhìn đồng hồ báo thức, Matt thấy chưa đến bốn giờ sáng nhưng vẫn phải uể oải ngồi dậy, nó nghĩ có nằm ráng thêm mươi phút nữa cũng chẳng tới đâu, nhiều khi lại ngủ quên, thôi thì dậy quách cho xong, dẫu có vào hãng sớm một tí cũng chả sao. Sau khi vệ sinh chừng mười lăm phút, Matt vớ lấy túi đựng thức ăn trưa và hai lát bánh mì vuông đi ra xe.
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà
Nhạc sĩ Cung Tiến