Hôm nay,  

Thăm Viếng Chattanooga, Tennessee

12/04/202115:38:00(Xem: 4665)

Ngọc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.


***


Cách đây mấy năm vào ngày đẹp trời chúng tôi từ Virginia đi Chattanooga, một thị trấn nhỏ bangTennessee, dự đám cưới Mỹ & Việt. Địa danh này tôi mới được nghe nói lần đầu.

Chú rể Việt Nam cư ngụ tiểu bang Virginia, gia đinh cô dâu Mỹ ở Chattanooga, Tennessee. Cô làm việc ở Washington, DC nhưng tổ chức đám cưới nơi quê nhà, nơi có mẹ Cô và đông đảo họ hàng.


Máy bay cất cánh 7g55 nhưng chúng tôi rời nhà đến phi trường Reagan, Washington, DC lúc sáng sớm khi sương mù còn vương vấn trên khóm cây, ngọn cỏ, trước giờ khởi hành 2 tiếng. Cô bạn bảo đi sớm chuyện trò với nhau tốt hơn đi muộn, phi cơ cất cánh rồi phiền phức lắm. 

Mất 1g 17 phút từ Washington DC đến phi trường Atlanta. Từ đó mướn xe lái thêm 2 tiếng mới đến khách sạn Sherraton ở Chattanooga, Tennessee. Nhóm chúng tôi đi 8 nguời nhưng chỉ có 2 ông còn toàn là phụ nữ. Bác chú rể tuổi ngoại thất thập nhưng nhanh nhẹn. Ông thuê xe, lấy boarding pass giùm nên chúng tôi khỏe re, không phải sắp hàng chờ đợi chi cả. Những con cháu, người trẻ tuổi đi sau.

Phi truờng Atlanta rộng lớn, sạch sẽ, đẹp. Chúng tôi và các hành khách đi bộ quãng dài xong đi xuống, đi lên mấy lần thang máy cao và dốc mới đến nơi lấy hành lý.  Từ phi trường đến Chattanooga, xa lộ rộng thênh thang, sạch sẽ, mỗi chiều từ 4 đến 6 làn. Hai bên đường cây cỏ tốt tươi, lá cành xanh mượt… Gần đến Tennesee trên núi, trên đồi có nhiều cây hơn, xanh um, mát mắt. 


blank
Thị trấn Chattanooga

blank


Đây là lần đầu tôi đến Tennessee.

Nhà gái thết nhà trai buổi cơm trưa nhưng chỉ có sô it tham dư vì họ hàng nhà trai chưa đến đông đủ. 

Buổi chiều gia đình chú rể mời bà con hai họ dùng cơm tối ở hội quán rộng rãi có sân chơi trẻ em xinh xắn và các bồn hoa và nhiều bóng cây mát mẻ. Các loại hoa màu sắc, nhiều nhất hoa tường vi, thược dược đang nở rộ rất đẹp. Bên sân chơi có cả chục vòi phun nước và các tượng hình thú, hình người đặt rải rác ở sân trông thật vui mắt. Trẻ con cũng nhiều, tha hồ nghịch nước, cười đùa trong khi các người lớn ngồi trên các băng gỗ chung quanh nhìn ngắm, chuyện trò với nhau..
.

Chúng tôi đứng dưới bóng cây, nhắc lại các buổi họp mặt vui vẻ cách đây ít lâu ở Virginia và cuộc du ngoan ngắn mới đây do cô dâu, chú rể chiêu đãi họ hàng thân hữu ở xa. Hai người thuê xe Chattanooga Duck Tour đưa bà con thân hữu đi một vòng thành phố, và thăm viếng cảnh trí 2 bên bờ sông. 


Khoảng 15g00 xe Chattanooga Duck Tour chở khoảng 30 hành khách, đến khách sạn đón chúng tôi. Trên bờ, xe chạy bình thường như mọi xe khác trên đường tráng nhựa nhưng khi xuống nước, xe trở thành chiếc tàu nhỏ, ung dung, nhẹ nhàng luớt trên mặt sông Tennessee xanh xanh, hiền hòa. 

Bác tài vừa lái tàu vừa là người thuyết minh. Bác thao thao chỉ nơi này nơi nọ khi chúng tôi nhìn ngắm cảnh đẹp bờ sông, đi qua các nơi: Aquarium Tennessee rộng lớn hằng năm thu hút hơn 2 triệu du khách, viện Bảo Tàng Nghệ thuật tráng lệ (Art Museum), các công thự, và nhà chơi trẻ con rât lớn…

blank


Nhà hàng nổi trên sông Tennessee treo nhiều cờ xanh đỏ, lố nhố thực khách bên trong. Tàu chạy ngang qua khán đài khá rộng xinh xắn ở bờ sông, nơi dân chúng xem các lễ hội trình diễn hàng năm (Annual Riverbend Festival).

Trên bờ chúng tôi thấy các ngân hàng, trường Đại học, các cao ốc, các nhà hàng ăn uống. Chúng tôi trầm trồ, ngưỡng mộ 4 cây cầu dài ngoằn nối liền 2 bờ sông Tennessee. 

Cầu dành cho người đi bộ ở sông Tennessee, Chattanooga rất dài, Walnut Street Bridge, còn gọi là Walking Bridge, hơn 100 tuổi. Vvì không còn đủ sức chịu đưng số lương lớn xe giao thông tăng mỗi năm nên được sửa chữa thành cầu dành cho người đi bộ từ 1993. Các cầu mới cách cầu đi bộ khoảng ngắn, sơn màu thiên thanh nổi bật trên nền trời trong vắt điểm lơ thơ vài cụm mây trắng. Mă sông yên lặng, nuớc chảy nhẹ nhàng, hiền lành như người dân Tennesse bình dị, hiếu khách.

 

Mọi người vào Hội quán, nơi đãi tiệc theo giờ ấn định. Trước khi tiệc bắt đầu, anh cả chú rể, bác sĩ S. Ph. có những lời ngắn gọn và cảm động, thay mặt gia đình cám ơn thân bằng quyến thuộc hiện diện trong buổi tiệc ấm cúng thân tình. Anh cho biết hai vị bác sĩ khả kính, bố của cô dâu và chú rể, đã qua đời nhưng anh tin trên trời cao, các vị ấy đang chúc phúc cho con mình. Chị chú rể, trưởng ban tổ chức buổi tiệc, cũng có đôi lời chào mừng quan khách. Đại diên nhà gái, bạn thân bố cô dâu, đáp từ. Bà nội cô dâu ở tiểu bang khác cũng đến dự lễ cưới và tặng quà cho cháu gái. Lúc nhỏ cô dâu sống chung với bà nội nên có vẻ thân thiết, yêu thương bà.


Sáng hôm sau chi em được tự do đến 14 giờ nên phần lớn họ hàng đón xe bus miễn phí đi xem thắng cảnh hay ra thị trấn mua sắm, quan sát phố phường. Xe bus chạy chung quanh thành phố miễn phí nhiều lắm, cứ 5 phút có môt chuyến. Xe rộng rãi, sạch nhưng hành khách lưa thưa. Chúng tôi đi qua nhiều cao ốc, ngân hàng, khách sạn khang trang. Các hiệu buôn có vỉa hè rộng rãi, lót gạch đỏ bắt mắt. Hàng hóa trưng bày sáng sủa và đẹp. Người nào cũng mua một ít quà lưu niệm, đẹp và rẻ hơn Virginia.

Trở về khách sạn cất bớt hàng hóa xong, chị em đón xe khác đi xem nhà ga xe lửa Choo Choo. Trong nhà ga rất rộng có nhà hàng ăn uống, tiệm bán quà lưu niêm khang trang, bán món ăn nóng và thức giải khát. Các bạn tôi ghé vào thưởng thức cafe và bánh ngọt, tiện thể cho đôi chân nghỉ ngơi. Cà phê, thức ăn thơm ngào ngạt đó đây, thực khách cũng đông.


Vào 17g00 mọi người đến dự lễ cưới trang nghiêm tổ chức ở nhà thờ trên núi cao. Từ khách sạn đến nhà thờ độ 8 dặm nhưng xe đi chậm chậm gần 20 phút mới đến nơi do đường xá quanh co. Đứng trên cao nhìn xuống phía dưới thấy cảnh vật nên thơ, yên tịnh, không khí mát mẻ, trong lành thật thoải mái dễ chịu. Xong lại đi nhà hàng dự tiệc. Khách nhà gái nhiều hơn nhà trai. Điều đó dể hiểu vì cô dâu là người địa phương. Khách nhà trai gồm gia đình và bạn hữu, các anh chị em họ chú rể đên từ các tiểu bang khác: Texas, California, Florida, Virginia… khá đông đủ.

Một nguời Mỹ, họ hàng cô dâu, cho biết ông vui mừng và ngạc nhiên thấy họ trai dự đám cuới đông đảo dù xa xôi, điều hiếm thấý trong các đám cưới ông từng tham dự. Khách Việt và Mỹ trò chuyện vui vẻ với nhau. Hai bà mẹ góa tươi cười đón tiếp khách dự tiệc.

Cô dâu tuơi vui rạng rỡ. Cô và chú rể mặc áo dài Việt Nam trong suốt buổi tiệc, đến từng bàn cám ơn, chụp ảnh với quan khách. Mẹ chú rể cho biết cô dâu biếu bà món quà và tấm thiếp cám ơn mẹ chồng đã vui lòng đón nhận cô vào làm một thành viên trong gia đình. Bà mẹ Việt Nam có vẻ hài lòng với cô dâu Mỹ. Chú rể thật ra chỉ có hình dáng Việt Nam nhưng suy tư, cách sống, văn hóa  chịu ảnh hưởng Mỹ rất nhiều. Cậu đến Hoa kỳ từ lúc còn bé, tiếng Anh lưu loát như người Mỹ, nhưng viết và nói tiếng Việt thì không thạo cho lắm.

Tôi chúc phúc cô dâu chú rể và cám ơn nhà trai đã mời tôi trong buổi tiệc cưới trang trọng để tôi cơ hội viếng thăm Chattanooga, địa phương nhiều cây xanh, hiền hòa, sạch sẽ. 

        

blank
Trường Đại Học Chattanooga.



Đuợc biết Chattanooga là thị trấn lớn thứ 4 của bang Tennessee, sau Memphis, Nashville, và Knoxville, có khoảng 168,293 dân cư, chia ra 71% nguời da trắng, 36% nguòi da đen, 154% người Á châu, người Hispanic và Mỹ châu La tinh chiếm 2,11%

Chattanooga thường nóng nực vào mùa hè nhưng vào ngày cưới khí hậu tương đối dễ chịu, cây xanh bóng mát khắp các phố phường. Thật ra Chattanooga tuy không náo nhiệt như các đô thị lớn nhưng phố xá sầm uất, ngân hàng, trường học, nhà thờ, nhà ga, các tiện nghi công cộng đầy đủ lại nhiều cây xanh bóng mát, không ô nhiễm, kẹt xe…


Chúng tôi trở về Virginia với dư hương, tình cảm tốt đẹp về cô dâu Mỹ, ngưỡng mộ sự gắn bó, gần gũi của các thành viên trong gia đinh cô dâu chú rể, sự thân mật ấm áp các bạn bè trong tiệc cưới. Thím dâu của chú rể ở xa, chú ruột đã qua đời, đã cùng con lái xe 7 tiếng dự tiệc cưới cháu chồng. Các anh chị em chú rể 6 người, lúc mới định cư Hoa Kỳ còn ở bậc Trung học nay đã thành các y, dược sĩ trẻ tuổi. Chú rể con út, cũng là một bác sĩ, ra trường có việc làm tử tế mới lập gia đinh. Tất cả các anh chị em ruột, anh rể chị dâu, đều hiện diện trong tiệc cưới.

Tôi nghĩ các Đai Học Việt Nam mời được vài giáo sư Âu, Mỹ về giảng dạy là hân hạnh và quý hóa lắm. Nay con cháu người vượt biên, boat people, lúc đầu vật chất khó khăn mà cố gắng học hành, được vào trường tốt có thầy hay, là ước mơ các phụ huynh và sinh viên trên thế giới. Xin cám ơn lòng nhân hậu của nước chủ nhà Hoa Kỳ đã không phân biệt chủng tộc, cưu mang người di cư, cấp học bổng, cho các cháu vay tiền đóng học phí, cám ơn sư dạy dỗ ân cần các thầy cô giáo, các giáo sư quê hương thứ hai đã truyền đạt kiến thức tuyệt vời cho các sinh viên không cùng màu da tiếng nói của mình. Xin hoan nghinh gia đinh chú rể đã hướng dẫn các con chọn nghề khó khăn mất nhiều thời gian học tâp, cần sự kiên nhẫn, hy sinh và lòng yêu thương người …

Ngày nay dich cúm hoành hành, bệnh viện có nhiều bệnh nhân bị cúm COVID, anh em chú rể có người cả mấy tháng ăn ngủ dưới hầm, cách ly vợ con vì đã tiếp xúc với người mắc bệnh dịch trong nhà thương. Rất mừng nay có thuốc vaccine chích ngừa COVID và các nhân viên y tế được chích trước tiên. Cầu mong COVID sơm bị tiêu diệt để thiên hạ trở lại sinh hoạt bình thường, kinh tế phục hồi, trẻ con đến trường như xưa.

 

Ngoài ra cuộc đi dạo thích thú trên sông Tennessee hiền hòa bằng Chattanooga Duck Tour, đường phố sạch sẽ, cảnh vật xinh đẹp, hoa cỏ xanh tươi, phương tiên di chuyển dễ dàng trong thị xã là những kỷ niệm đẹp cho khách phương xa. Ước ao các tỉnh nhỏ Viêt Nam cũng trù phú, có trường Đại học, nhà ga xe lửa, phương tiện giao thông tiện lợi dễ dàng như Chattanooga…

                           

 Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
30/04/202109:00:07
Khách
Chuyến đi chơi tham quan đây đó và nhân tiện dự đám cưới thật thoải mái , kính chúc Cô có nhiều sức khoẻ tiếp tục đi chơi về kể lại cho độc giả xem . Cám ơn bài viết của Cô lan niềm vui đến người đọc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 701,996
Tôi có cô cháu dâu dể thương, có con học đại học University of Virginia và VA Tech. Cháu cho biết hai trường trên lá đổi màu rất đẹp và mời Ba Mẹ cháu, chị bạn, tôi đi xem lá vàng tiện thể thăm các con. Tôi nhận lời ngay và cháu đến đón chúng tôi vào buổi sáng đẹp trời. Mẹ cô và chúng tôi mang theo it nước uống, thức ăn dù không cần thiết.
Riêng Thịnh Hương thì rất vui được gặp lại anh chị Trần Dạ Từ Nhã Ca. Thấy anh đi đứng thẳng thớm và khá vững chaĩ sau cơn đột quỵ năm ngoái tôi mừng lắm. Anh chị là linh hồn của Việt Báo, là trụ cột của chương trình Viết Về Nước Mỹ. Nay anh chị đã quyết định giao “gánh sơn hà” lại cho con gái Hòa Bình để vui thú điền viên. Cầu mong con thuyền Việt Báo tồn tại lâu dài để những câu chuyện của người tỵ nạn có chỗ “dung thân” và đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt Nam tại quê hương thứ hai ngày nay.
Nhưng lần tham dự Lễ trao giải kỳ này, em thực sự rất xúc động. Em chợt hiểu rằng, đây không phải là Viết về nước Mỹ. Đây là viết về Người Việt chúng ta. Về những câu chuyện đời góp nhặt trên quê hương thứ hai. Là cầu nối nhiều thế hệ người Việt lưu vong và cũng là cầu nối với người Việt trong nước. Để mọi người hiểu thêm về cộng đồng Việt Nam nơi này, đời sống ra sao, tinh thần, tình cảm thế nào.
Tôi mê xi-nê từ nhỏ. Ngày đó, mỗi lần được đi coi phim đối với tôi là cả một sự kiện lớn lao. Ba má tôi hiếm khi cho chúng tôi đi xi-nê ở rạp. Một trong những cuốn phim Việt Nam mà tôi còn nhớ đã được coi hồi nhỏ là cuốn phim đen trắng “Đôi Mắt Người Xưa” do cô Thanh Nga thủ vai chính. Trong lúc đó, trong cư xá sĩ quan nơi gia đình tôi cư ngụ, thỉnh thoảng có ông thiếu tá này hay ông đại uý nọ thường mượn máy chiếu phim của đơn vị về chiếu ngoài trời cho lũ trẻ trong xóm chúng tôi thưởng thức. Những cuốn phim đó không nhiều, thường là do Bộ Thông Tin & Chiêu Hồi sản xuất theo đơn đặt hàng của cục chiến tranh tâm lý thời đó. Phim thường nói về những cái ác của lính việt cộng và kêu gọi những kẻ lầm đường lạc lối đó hãy mau trở về với chánh nghĩa quốc gia. Hay có phim ca ngợi nét hào hùng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, cùng nỗi niềm của người vợ lính có chồng đang xông pha nơi trận mạc, chưa biết ngày nào trở về đoàn tụ với gia đình. Có vài cuốn phim đó thôi, được chiếu đi chiếu
Chiều Chủ Nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2021, Lễ Trao Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 22 đã được long trọng tổ chức tại Hội Trường Đài Truyền Hình SBTN ở thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ, với sự tham dự trực tiếp của khoảng hơn 200 người, gồm các vị dân cử Việt-Mỹ, văn nghệ sĩ, các nhà bảo trợ, các tác giả VVNM, quý thân hữu, và đại gia đình Việt Báo.
Nhóm Việt Bút “âm thịnh dương suy”. Những năm về trước, trai đẹp, độc thân, vui tính, sồn sồn ở xa chỉ có Phan Hồ. Trai già rệu rạo còn liên lạc với nhóm VB đếm trên đầu ngón tay và đều rửa tay gác kiếm. Tếu chỉ có bác Tân Ngố và bác Ma. Bác Ma và bác Chương lên đường rồi. Bác Hân nghiêm túc. Bác Thời lụm cụm. Trai đẹp, tài năng cỡ Cao Minh Hưng hiếm như gươm (có chủ) lạc giữa rừng hoa. Gần đây có Lê Xuân Mỹ, Nguyễn Văn Tới…
Giữa tháng 10 hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tổ chức họp mặt và ra mắt tuyển tập sách. Chị em gồm chị Đỗ Dung, chị Phương Hoa, chị Kim Phú và tôi là hội viên đã mua vé từ hãng Southwest tháng 3 năm 2020, nhưng vì dịch Covid- 19 nên không thể thực hiện. Lần này muốn đi, vì dù sao có 2 mũi Moderna cũng tạm yên tâm. Chị Phương Hoa đầu tàu, cuối tháng 9 tâm trạng chị nửa lo âu nửa thích đi, nên đang còn dật dờ, phút cuối chị Phan Lang phone nói khéo sao mà chị PH quyết định mua vé, lần này chị Đỗ Dung vắng mặt vì sức khỏe không được tốt.
Sau vài buổi hội họp, cân nhắc, bàn tán qua “Zoom meeting”, chúng tôi quyết định sẽ tổ chức “Đỗ Family Reunion” năm nay. Trừ những tiểu gia đình có con nhỏ chưa được chích ngừa, đại gia đình họ Đỗ sẽ lại hội ngộ, chung sống với nhau dưới cùng một mái ấm của Đỗ Gia Trang, Colfax- California suốt bốn ngày lễ Thanksgiving. Suốt mấy tuần lễ qua, chị em chúng tôi đều háo hức, nôn nóng được gặp lại nhau “in real life”.
Ngày 28.04.1975, người viết quay trở lại tỉnh vì bà xã hết hạn nghỉ phép, nhưng khi đến ngã tư Hóc Môn thì bị chặn lại không thể đi tiếp. Nhân viên kiểm soát cho hay hai bên đang đụng độ tại xã Tân Phú Trung thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, giáp ranh với Hóc Môn tỉnh Gia Định. Đang phân vân, không biết nên chờ đợi để về tỉnh, hay quay lại Sài Gòn thì gặp anh bạn làm việc thâm niên tại US Embassy. Anh bạn này trao cho người viết danh sách 17 địa điểm và cho biết vào "giờ thứ 25" máy bay trực thăng từ đệ Thất hạm đội sẽ đáp xuống 17 địa điểm này để bốc người ra hạm. Anh ta dặn dò người viết cần mở đài radio của quân đội Mỹ băng tần FM. Khi nghe đài radio phát thanh bài hát White Christmas và loan báo thời tiết Sài Gòn "nhiệt độ 105 độ và đang gia tăng " tức là lệnh báo hiệu "giờ thứ 25" đã điểm
Steven với chị lâu nay đi chung xe, làm chung hãng, lại là đồng hương gốc mít với nhau. Steven cũng thấy chị Châu vốn bẳn tánh như thế, nhưng không ngờ đến mức độ này. Mới chỉ là cái danh hão, nếu mà cái danh thực có lợi thực thì còn đố kỵ cỡ nào nữa đây, thật ngán ngẩm cho đồng hương của mình. Hãng MITF này có đến bảy trăm con người, đồng hương gốc mít đếm không đủ mười đầu ngón tay, lẽ ra phải đứng chung với nhau, bảo vệ nhau, đằng này cứ nhè nhau mà kéo xuống. Thậm chí có ai đó còn nói:” Mỹ, Phi, Mễ, Xì… ăn không sao. Mít mà ăn là không được” lẽ nào dân mít với nhau cứ kèn cựa bôi mặt đá nhau như thế? Sau lưng chị Châu P có thằng Henry V chống lưng. Vị trí thằng Henry rất cao, chỉ dưới vài người nhưng trên bảy trăm người. Thằng Henry V dân gốc Lạch Tray, gia đình vào Sài Gòn sau bảy lăm. Nó vốn ma lanh và nhiều tiểu xảo vì vốn xuất thân từ hàng rong chợ trời, nhảy tàu ở Cống Bà Xép. Vượt biên sang Mỹ rồi chịu khó đi học và may mắn hơn nữa là nó vào hãng này đúng thời điểm