Hôm nay,  

Thăm Viếng Chattanooga, Tennessee

12/04/202115:38:00(Xem: 5305)

Ngọc Hạnh

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.


***


Cách đây mấy năm vào ngày đẹp trời chúng tôi từ Virginia đi Chattanooga, một thị trấn nhỏ bangTennessee, dự đám cưới Mỹ & Việt. Địa danh này tôi mới được nghe nói lần đầu.

Chú rể Việt Nam cư ngụ tiểu bang Virginia, gia đinh cô dâu Mỹ ở Chattanooga, Tennessee. Cô làm việc ở Washington, DC nhưng tổ chức đám cưới nơi quê nhà, nơi có mẹ Cô và đông đảo họ hàng.


Máy bay cất cánh 7g55 nhưng chúng tôi rời nhà đến phi trường Reagan, Washington, DC lúc sáng sớm khi sương mù còn vương vấn trên khóm cây, ngọn cỏ, trước giờ khởi hành 2 tiếng. Cô bạn bảo đi sớm chuyện trò với nhau tốt hơn đi muộn, phi cơ cất cánh rồi phiền phức lắm. 

Mất 1g 17 phút từ Washington DC đến phi trường Atlanta. Từ đó mướn xe lái thêm 2 tiếng mới đến khách sạn Sherraton ở Chattanooga, Tennessee. Nhóm chúng tôi đi 8 nguời nhưng chỉ có 2 ông còn toàn là phụ nữ. Bác chú rể tuổi ngoại thất thập nhưng nhanh nhẹn. Ông thuê xe, lấy boarding pass giùm nên chúng tôi khỏe re, không phải sắp hàng chờ đợi chi cả. Những con cháu, người trẻ tuổi đi sau.

Phi truờng Atlanta rộng lớn, sạch sẽ, đẹp. Chúng tôi và các hành khách đi bộ quãng dài xong đi xuống, đi lên mấy lần thang máy cao và dốc mới đến nơi lấy hành lý.  Từ phi trường đến Chattanooga, xa lộ rộng thênh thang, sạch sẽ, mỗi chiều từ 4 đến 6 làn. Hai bên đường cây cỏ tốt tươi, lá cành xanh mượt… Gần đến Tennesee trên núi, trên đồi có nhiều cây hơn, xanh um, mát mắt. 


blank
Thị trấn Chattanooga

blank


Đây là lần đầu tôi đến Tennessee.

Nhà gái thết nhà trai buổi cơm trưa nhưng chỉ có sô it tham dư vì họ hàng nhà trai chưa đến đông đủ. 

Buổi chiều gia đình chú rể mời bà con hai họ dùng cơm tối ở hội quán rộng rãi có sân chơi trẻ em xinh xắn và các bồn hoa và nhiều bóng cây mát mẻ. Các loại hoa màu sắc, nhiều nhất hoa tường vi, thược dược đang nở rộ rất đẹp. Bên sân chơi có cả chục vòi phun nước và các tượng hình thú, hình người đặt rải rác ở sân trông thật vui mắt. Trẻ con cũng nhiều, tha hồ nghịch nước, cười đùa trong khi các người lớn ngồi trên các băng gỗ chung quanh nhìn ngắm, chuyện trò với nhau..
.

Chúng tôi đứng dưới bóng cây, nhắc lại các buổi họp mặt vui vẻ cách đây ít lâu ở Virginia và cuộc du ngoan ngắn mới đây do cô dâu, chú rể chiêu đãi họ hàng thân hữu ở xa. Hai người thuê xe Chattanooga Duck Tour đưa bà con thân hữu đi một vòng thành phố, và thăm viếng cảnh trí 2 bên bờ sông. 


Khoảng 15g00 xe Chattanooga Duck Tour chở khoảng 30 hành khách, đến khách sạn đón chúng tôi. Trên bờ, xe chạy bình thường như mọi xe khác trên đường tráng nhựa nhưng khi xuống nước, xe trở thành chiếc tàu nhỏ, ung dung, nhẹ nhàng luớt trên mặt sông Tennessee xanh xanh, hiền hòa. 

Bác tài vừa lái tàu vừa là người thuyết minh. Bác thao thao chỉ nơi này nơi nọ khi chúng tôi nhìn ngắm cảnh đẹp bờ sông, đi qua các nơi: Aquarium Tennessee rộng lớn hằng năm thu hút hơn 2 triệu du khách, viện Bảo Tàng Nghệ thuật tráng lệ (Art Museum), các công thự, và nhà chơi trẻ con rât lớn…

blank


Nhà hàng nổi trên sông Tennessee treo nhiều cờ xanh đỏ, lố nhố thực khách bên trong. Tàu chạy ngang qua khán đài khá rộng xinh xắn ở bờ sông, nơi dân chúng xem các lễ hội trình diễn hàng năm (Annual Riverbend Festival).

Trên bờ chúng tôi thấy các ngân hàng, trường Đại học, các cao ốc, các nhà hàng ăn uống. Chúng tôi trầm trồ, ngưỡng mộ 4 cây cầu dài ngoằn nối liền 2 bờ sông Tennessee. 

Cầu dành cho người đi bộ ở sông Tennessee, Chattanooga rất dài, Walnut Street Bridge, còn gọi là Walking Bridge, hơn 100 tuổi. Vvì không còn đủ sức chịu đưng số lương lớn xe giao thông tăng mỗi năm nên được sửa chữa thành cầu dành cho người đi bộ từ 1993. Các cầu mới cách cầu đi bộ khoảng ngắn, sơn màu thiên thanh nổi bật trên nền trời trong vắt điểm lơ thơ vài cụm mây trắng. Mă sông yên lặng, nuớc chảy nhẹ nhàng, hiền lành như người dân Tennesse bình dị, hiếu khách.

 

Mọi người vào Hội quán, nơi đãi tiệc theo giờ ấn định. Trước khi tiệc bắt đầu, anh cả chú rể, bác sĩ S. Ph. có những lời ngắn gọn và cảm động, thay mặt gia đình cám ơn thân bằng quyến thuộc hiện diện trong buổi tiệc ấm cúng thân tình. Anh cho biết hai vị bác sĩ khả kính, bố của cô dâu và chú rể, đã qua đời nhưng anh tin trên trời cao, các vị ấy đang chúc phúc cho con mình. Chị chú rể, trưởng ban tổ chức buổi tiệc, cũng có đôi lời chào mừng quan khách. Đại diên nhà gái, bạn thân bố cô dâu, đáp từ. Bà nội cô dâu ở tiểu bang khác cũng đến dự lễ cưới và tặng quà cho cháu gái. Lúc nhỏ cô dâu sống chung với bà nội nên có vẻ thân thiết, yêu thương bà.


Sáng hôm sau chi em được tự do đến 14 giờ nên phần lớn họ hàng đón xe bus miễn phí đi xem thắng cảnh hay ra thị trấn mua sắm, quan sát phố phường. Xe bus chạy chung quanh thành phố miễn phí nhiều lắm, cứ 5 phút có môt chuyến. Xe rộng rãi, sạch nhưng hành khách lưa thưa. Chúng tôi đi qua nhiều cao ốc, ngân hàng, khách sạn khang trang. Các hiệu buôn có vỉa hè rộng rãi, lót gạch đỏ bắt mắt. Hàng hóa trưng bày sáng sủa và đẹp. Người nào cũng mua một ít quà lưu niệm, đẹp và rẻ hơn Virginia.

Trở về khách sạn cất bớt hàng hóa xong, chị em đón xe khác đi xem nhà ga xe lửa Choo Choo. Trong nhà ga rất rộng có nhà hàng ăn uống, tiệm bán quà lưu niêm khang trang, bán món ăn nóng và thức giải khát. Các bạn tôi ghé vào thưởng thức cafe và bánh ngọt, tiện thể cho đôi chân nghỉ ngơi. Cà phê, thức ăn thơm ngào ngạt đó đây, thực khách cũng đông.


Vào 17g00 mọi người đến dự lễ cưới trang nghiêm tổ chức ở nhà thờ trên núi cao. Từ khách sạn đến nhà thờ độ 8 dặm nhưng xe đi chậm chậm gần 20 phút mới đến nơi do đường xá quanh co. Đứng trên cao nhìn xuống phía dưới thấy cảnh vật nên thơ, yên tịnh, không khí mát mẻ, trong lành thật thoải mái dễ chịu. Xong lại đi nhà hàng dự tiệc. Khách nhà gái nhiều hơn nhà trai. Điều đó dể hiểu vì cô dâu là người địa phương. Khách nhà trai gồm gia đình và bạn hữu, các anh chị em họ chú rể đên từ các tiểu bang khác: Texas, California, Florida, Virginia… khá đông đủ.

Một nguời Mỹ, họ hàng cô dâu, cho biết ông vui mừng và ngạc nhiên thấy họ trai dự đám cuới đông đảo dù xa xôi, điều hiếm thấý trong các đám cưới ông từng tham dự. Khách Việt và Mỹ trò chuyện vui vẻ với nhau. Hai bà mẹ góa tươi cười đón tiếp khách dự tiệc.

Cô dâu tuơi vui rạng rỡ. Cô và chú rể mặc áo dài Việt Nam trong suốt buổi tiệc, đến từng bàn cám ơn, chụp ảnh với quan khách. Mẹ chú rể cho biết cô dâu biếu bà món quà và tấm thiếp cám ơn mẹ chồng đã vui lòng đón nhận cô vào làm một thành viên trong gia đình. Bà mẹ Việt Nam có vẻ hài lòng với cô dâu Mỹ. Chú rể thật ra chỉ có hình dáng Việt Nam nhưng suy tư, cách sống, văn hóa  chịu ảnh hưởng Mỹ rất nhiều. Cậu đến Hoa kỳ từ lúc còn bé, tiếng Anh lưu loát như người Mỹ, nhưng viết và nói tiếng Việt thì không thạo cho lắm.

Tôi chúc phúc cô dâu chú rể và cám ơn nhà trai đã mời tôi trong buổi tiệc cưới trang trọng để tôi cơ hội viếng thăm Chattanooga, địa phương nhiều cây xanh, hiền hòa, sạch sẽ. 

        

blank
Trường Đại Học Chattanooga.



Đuợc biết Chattanooga là thị trấn lớn thứ 4 của bang Tennessee, sau Memphis, Nashville, và Knoxville, có khoảng 168,293 dân cư, chia ra 71% nguời da trắng, 36% nguòi da đen, 154% người Á châu, người Hispanic và Mỹ châu La tinh chiếm 2,11%

Chattanooga thường nóng nực vào mùa hè nhưng vào ngày cưới khí hậu tương đối dễ chịu, cây xanh bóng mát khắp các phố phường. Thật ra Chattanooga tuy không náo nhiệt như các đô thị lớn nhưng phố xá sầm uất, ngân hàng, trường học, nhà thờ, nhà ga, các tiện nghi công cộng đầy đủ lại nhiều cây xanh bóng mát, không ô nhiễm, kẹt xe…


Chúng tôi trở về Virginia với dư hương, tình cảm tốt đẹp về cô dâu Mỹ, ngưỡng mộ sự gắn bó, gần gũi của các thành viên trong gia đinh cô dâu chú rể, sự thân mật ấm áp các bạn bè trong tiệc cưới. Thím dâu của chú rể ở xa, chú ruột đã qua đời, đã cùng con lái xe 7 tiếng dự tiệc cưới cháu chồng. Các anh chị em chú rể 6 người, lúc mới định cư Hoa Kỳ còn ở bậc Trung học nay đã thành các y, dược sĩ trẻ tuổi. Chú rể con út, cũng là một bác sĩ, ra trường có việc làm tử tế mới lập gia đinh. Tất cả các anh chị em ruột, anh rể chị dâu, đều hiện diện trong tiệc cưới.

Tôi nghĩ các Đai Học Việt Nam mời được vài giáo sư Âu, Mỹ về giảng dạy là hân hạnh và quý hóa lắm. Nay con cháu người vượt biên, boat people, lúc đầu vật chất khó khăn mà cố gắng học hành, được vào trường tốt có thầy hay, là ước mơ các phụ huynh và sinh viên trên thế giới. Xin cám ơn lòng nhân hậu của nước chủ nhà Hoa Kỳ đã không phân biệt chủng tộc, cưu mang người di cư, cấp học bổng, cho các cháu vay tiền đóng học phí, cám ơn sư dạy dỗ ân cần các thầy cô giáo, các giáo sư quê hương thứ hai đã truyền đạt kiến thức tuyệt vời cho các sinh viên không cùng màu da tiếng nói của mình. Xin hoan nghinh gia đinh chú rể đã hướng dẫn các con chọn nghề khó khăn mất nhiều thời gian học tâp, cần sự kiên nhẫn, hy sinh và lòng yêu thương người …

Ngày nay dich cúm hoành hành, bệnh viện có nhiều bệnh nhân bị cúm COVID, anh em chú rể có người cả mấy tháng ăn ngủ dưới hầm, cách ly vợ con vì đã tiếp xúc với người mắc bệnh dịch trong nhà thương. Rất mừng nay có thuốc vaccine chích ngừa COVID và các nhân viên y tế được chích trước tiên. Cầu mong COVID sơm bị tiêu diệt để thiên hạ trở lại sinh hoạt bình thường, kinh tế phục hồi, trẻ con đến trường như xưa.

 

Ngoài ra cuộc đi dạo thích thú trên sông Tennessee hiền hòa bằng Chattanooga Duck Tour, đường phố sạch sẽ, cảnh vật xinh đẹp, hoa cỏ xanh tươi, phương tiên di chuyển dễ dàng trong thị xã là những kỷ niệm đẹp cho khách phương xa. Ước ao các tỉnh nhỏ Viêt Nam cũng trù phú, có trường Đại học, nhà ga xe lửa, phương tiện giao thông tiện lợi dễ dàng như Chattanooga…

                           

 Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
30/04/202109:00:07
Khách
Chuyến đi chơi tham quan đây đó và nhân tiện dự đám cưới thật thoải mái , kính chúc Cô có nhiều sức khoẻ tiếp tục đi chơi về kể lại cho độc giả xem . Cám ơn bài viết của Cô lan niềm vui đến người đọc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 775,726
Gia đình đông con gái. Ông ngoại tôi làm nghề chẩn bệnh, bốc thuốc, là người giỏi Hán Nôm, ông viết chữ Nho rất đẹp nên lúc xưa nhiều người hay đến nhờ ông viết những câu đối để đi đám Tân gia, chúc mừng này nọ hoặc viết liễn cho đám tang. Bà ngoại sinh cho ông tôi cả đàn con gái, chỉ có một cậu nhưng cũng qua đời khi còn rất nhỏ. Mấy chị em gái của Má ai cũng trắng trẻo, đẹp gái. Má tôi xinh xắn, mặt tròn, môi chẻ giống ông ngoại y tạc, lại là người thông minh lanh lẹ, ham học chữ. Ở cái làng quê Quảng Nam xa xôi gần miền núi, hình như con gái trong làng đồng lứa chỉ có Má là chịu ôm tập đến trường học cho đến...hết lớp, thời đó chắc là xong bậc tiểu học. Đến lúc ông ngoại gả Dì Hai cho con trai một gia đình nhà buôn ở Hội An thì Má theo dì Hai học làm bánh trái, nấu ăn, thêu thùa may vá. Năm tròn mười tám tuổi, ông bà ngoại gả Má cho con trai út một địa chủ trong làng. Chưa biết mặt, chỉ biết mọi người hay gọi người đó là Cậu Mười. Dẫu không muốn, cũng không thể từ chối vì tục lệ ngà
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ.
Một tiếng động ngắn, gọn, của một vật gì nặng vừa rơi xuống nước, vang giữa không gian biển trời lúc ấy.Thời khắc ấy, tất cả đều im lặng trên chiếc ghe đầy người, đang trôi lênh đênh giữa biển Đông, chỉ còn tiếng sóng biển gờn gợn đập nhẹ vào mạn ghe. Một buổi sáng mai trên biển, biển rất êm, biển rất thanh bình, thế mà đã xảy ra một cuộc thủy táng trên biển. “Nam Mô A Di Đà Phật! Thương cho chị, cầu xin cho chị sớm được về nơi cỏi Phật!”Tiếng ai đó phá tan bầu không khí đang đặt sệt mùi chết chóc, lẩn ai oán, vừa đưa tiển một người xuống lòng biển. Hiền nằm đó trong phòng lái, nghe hết, nhưng không dám mở mắt ra, phải một lúc lâu sau, nàng mới dám hé mắt nhìn ra mặt biển, thế mà nàng vẩn nhìn thấy thân xác của một cô gái đang trôi dập dềnh cạnh chiếc ghe.
Tôi cũng không ngoại lệ, lớn tuổi rồi nên cũng đã buông bỏ được nhiều hỉ nộ ái ố cuộc đời, có cái mình tự buông, có chuyện thì trí nhớ như đám mây mù bảng lảng, lúc nhớ lúc quên. Nhưng rồi có vài mảnh đời trong quá khứ, chợt hiện lên mồn một như mới xảy vào hôm qua. Thôi thì ghi lại một lần để khép lại một trang đời chơi vơi buồn bã. Những quyết định xé lòng người khi phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, xa hết người thân yêu không mong một lần gặp lại. Đau lòng lắm chứ nhưng quê hương đã không cho mình một nơi chốn dung thân. Một lần đi là một lần vĩnh biệt!
Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô. Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016 , Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Hai năm sau, một người đàn bà Việt Nam, trạc tuổi trên sáu mươi và đứa con gái khoảng tuổi đôi mươi dọn vào căn nhà cuối xóm. Họ giữ nếp sống âm thầm và khép kín. Nhưng sự gặp gỡ thường ngày và cái tình đồng hương trên đất khách quê người đã đem lại sự cởi mở, thân tình… Chúng tôi được biết: Đứa con gái sang đây học y tá, cha mẹ còn ở trong nước, nhưng họ mua căn nhà này để cho con gái có nơi ăn ở, tiếp tục việc học hành. Còn người đàn bà nêu trên là cô ruột đứa con gái. Trước năm 1975, bà là giáo sư dạy việt văn ở trường Trung học Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Sau năm 1975, người chồng bị đưa vào “trại tập trung cải taọ”, còn bà “mất dạy”. Cuộc đổi đời dâu bể đem đến cho bà biết bao đau khổ - không thể tả hết bằng lời. Bảy năm sau chồng bà trở về, cuộc sống lúc bấy giờ vô cùng cơ cực…Phong trào vượt biên, vượt biển bùng phát. Đây là cơ hội cho vợ chồng thoát cảnh lầm than. Chồng bà vốn Sĩ quan Hải quân đã từng làm Hạm trưởng, nên có rất nhiều “mối lái” đến khẩn khoản yêu cầu ông lái thuyề
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả sinh năm 1945 tại Quảng Bình, di cư năm 1954; Trước 1975: Sĩ quan Quân Nhu, xuất thân từ trường Sĩ Quan Thủ Đức, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đến Mỹ năm 1995 theo diện HO, cư ngụ tại Virginia từ năm 1995 đến nay. Đồng sáng lập Vietnam Film Club từ năm 2010 với cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Đã thực hiện và phát hành trên 40 DVD hoặc Video trên YouTube gồm các phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn các nhân vật lịch sử Việt Nam và ngoại quốc, trong số này có Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam, The Soul of Vietnam.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Nhạc sĩ Cung Tiến