TIỂU LỤC THẦN PHONG
Tác giả tên thật Nguyễn Thanh Hiền, Nickname: Steven N, Bút danh: Tiểu Lục Thần Phong, Sinh sống ở Atlanta 20 năm, Thường viết bài cho báo Chánh Pháp.***
Mới mà đã hai mươi năm trôi qua kể từ khi chuyển về cái tiểu trấn xinh xinh dễ thương này. Hai mươi năm cũng là tựa, là lời của một bài hát “ Hai mươi năm xin trả nợ người”. Nói theo điển cố thì hai mươi năm như "Bóng câu qua cửa sổ". Nói có hơi hướm "Trang - Lão" một chút là: hai mươi năm như nước chảy mây bay, như phi hoa lạc diệp… Cái tiểu trấn này giờ toàn là dân "Xì - Mễ ", da màu và Việt. Người Mỹ da trắng lần lượt rời đi theo tỉ lệ với dân di cư chuyển đến. Cái tiểu trấn nghèo nhưng đẹp và thơm biết bao với những cây Mộc Lan. Mộc Lan có trong sân, vườn, bên đường... cứ vào chiều là hương bay thơm nồng cả không gian. Mỗi chiều chạy bộ là tôi laị gặp một người phụ nữ da trắng. Bà có vẻ là một người rất khá giả, cuộc sống phong lưu, dáng người thanh gọn và hay cười. Bà cũng đi bộ và còn hơn thế nữa. Bà cầm theo những túi ni-lon cứ mỗi bước chân bà laị cuối xuống nhặt rác bỏ vào túi, cứ như thế hết năm này qua năm khác, trước đó thì tôi không biết nhưng từ khi chuyển về đây tôi đã thấy bà làm như vậy. Hai mưoi năm đi bộ nhặt rác loanh quanh trong tiểu trấn. Đã đôi lần tôi đứng laị bắt chuyện với bà:
- Thưa bà! bà thật xinh đẹp và đáng khâm phục biết bao. Tôi thấy bà nhặt rác ở tiểu trấn đã nhiều năm nay .
- Chào ông! cảm ơn ông đã khen, tôi chỉ muốn giữ cho tiểu trấn của mình sạch và đẹp thôi! bà trả lời.
Sau đó tôi hỏi tên bà, trò chuyện một hồi tôi nói lời cảm ơn bà với sự chân thành và khâm phục:
- Thưa bà! bà thật xinh đẹp, tên của bà cũng đẹp nhưng hành động của bà còn đẹp hơn nhiều lần. Tôi muốn nói lời cảm ơn bà từ đáy lòng của tôi.
Bà cười vô cùng rạng rỡ và bắt tay tôi:
- Cảm ơn ông! những lời nói ngọt ngào và chân thật
Rồi bà laị tiếp tục bước đi và cuối xuống nhặt rác. Tôi cũng tiếp tục cung đường chạy bộ của mình nhưng trong đầu tôi miên man với không biết bao nhiêu là ý nghĩ. Tôi chợt nhiên so sánh hình ảnh bà Mỹ già thong thả đi bộ và nhặt rác, cứ mỗi bước chân laị cuối xuống lấy rác sao có vẻ giống như những vị sư hành " Tam bộ nhất bái " quá! Dẫu biết là rất khập khiễng khi so sánh như thế nhưng tôi vẫn thấy có gì đó giông giống. Bà già Mỹ trắng nhặt rác với ý nghĩ trong sáng, thánh thiện. Bà chỉ mong cho tiểu trấn được sạch, đẹp. Bà làm trong một thời gian dài như thế rõ ràng là sự nhẫn naị và tâm nguyện của bà thật đáng khâm phục biết bao. Bà làm không hề cầu mong đáp trả, không cần ai biết… cứ âm thầm làm, làm tự nhiên và vui vẻ. Cái tâm hạnh của bà sao giống như "Bồ tát" vậy. Nhà Phật có câu:
" Việc thiện dù nhỏ nhất cũng cố làm
Việc ác dù nhỏ cũng cố tránh "
Hay kinh Thánh cũng có câu:"Siêng năng gieo sẽ gặt được vụ mùa bội thu"
Bà già này có thể không cần biết những lý thuyết này, nhưng bà đã thực hành ngay trong thực tế. Tôi cảm ơn bà với tất cả sự chân thành và khâm phục, còn hơn thế nữa tôi cảm ơn bà thay cho những cư dân của cái tiểu trấn này. Những cư dân này với nhiều lý do như: tập quán, văn hoá hay trình độ… gì gì đó vẫn cứ giữ nguyên cái thói quen xả rác nơi công cộng, ồn ào nơi công cộng và những đặc tính xấu khác làm phiền không ít đến láng giềng. Những người da trắng họ bỏ tiểu trấn ra đi cũng có thể kỳ thị ( không muốn chung đụng với người di dân mới), nhưng cũng vì không ít phiền muộn từ những di dân mới chuyển đến.
Cứ mỗi mùa hè và muà thu, bà Mỹ già da trắng này laị tiếp tục đi bộ và nhặt rác, những bước chân thong thả rảo quanh tiểu trấn của bà giữ cho tiểu trấn sạch đẹp, hành động của bà còn đẹp và thơm hơn hoa Mộc Lan ở tiểu trấn này
Ngày tháng như nước chảy mây bay, như phi hoa lạc diệp. Tôi vẫn lang thang đó đây khắp giải giang hà xinh đẹp và giàu có này. Tôi càng chứng kiến nhiều câu chuyện đầy tình người, đầy tính nhân văn và tôi càng thấy xót xa cho người dân cố quận sống trong sự bưng bít, xuyên tạc . Ngày xưa mình cũng đã từng sống trong sự tình như thế. Có lần tôi về miền biển xanh cát trắng phương Nam. Nơi có ba bãi biển đẹp nhất hành tinh, nằm trong Top mười bãi biển đẹp mà thế giới bình chọn và tôi đã có thêm một bài học về tình người, về trách nhiệm và tinh thần làm việc của người Mỹ. Tôi đang nằm mơ màng hưởng thụ nắng gió, nghe sóng biển vỗ, hồn thả lơ lửng nhìn mây bay thì nghe có tiếng la hớt hải lẫn với cảnh nhốn nháo cả lên, moị người đổ xô nhìn ra biển cả và lo lắng:
- Có thằng bé bị nước cuốn ra xa, không biết người cưú sinh có cưú đượckhông?
Chừng đâu hết miếng gum thì thấy anh chàng cưú sinh kẹp chú bé kéo vào, tiếng hoan hô vang cả bãi biển. Ai cũng thở phào vậy là ổn cả! sau một hồi sơ cứu chú bé hoàn toàn bình phục laị. Mẹ chú mở ví lấy ít tiền rồi đến bên anh chàng cưú sinh ấp úng:
- Vô cùng biết cậu, cậu đã cứu mạng con trai tôi. Tôi có chút quà xin cậu nhận cho!
Anh chàng cứu sinh cao to và đẹp trai như người mẫu, vốn đỏ rực dưới nắng hè vậy mà khi nghe thế mặt anh ta càng đỏ hơn:
- Oh, không có chi, tôi chỉ làm trách nhiệm của mình thôi, xin bà đừng làm tôi khó xử!
Tôi chứng kiến rất nhiều những con người ở cái xứ sở Cờ Hoa này làm việc rất tận tâm và liêm khiết. Họ làm với tinh thần trách nhiệm và sự tự trọng cao, thật là cao đẹp biết bao! những lời cảm ơn dù nói thế nào cũng làm sao cho đủ, tiền bạc rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng có thể mua được danh dự hay tự trọng của con người. Thiên hạ vẫn hay chê người Mỹ thực dụng, nhưng trong đời thường ở cái xứ sở này những con người như anh chàng cứu sinh kia rất là nhiều. Họ có mặt moị nơi, moị lúc, mọi ngành nghề ...Họ sẵn sàng làm hết trách nhiệm của mình, sẵn sàng giúp đỡ moị người mà không cần phải tạ ơn hay quà cáp biếu xén gì! Những tháng ngày rong ruổi trên mảnh đất Cờ Hoa này nó giúp cho tôi mở mắt ra và thấy thêm những điều hay lạ. Cái đất nước sinh sau đẻ muộn này nhưng quả thật là: "Hậu sanh khả uý"! đáng nể nang lắm, đáng học hỏi biết là bao. Kể từ ngày lập quốc đến giờ nước Mỹ cũng trải qua nhiều thăng trầm lắm chứ. Khi nội chiến chấm dứt, người Mỹ đã làm một cái việc mà trước đó chưa hề thấy: Quân thắng trận không vênh vang làm nhục bên baị trận, không có trả thù, cướp đoạt tài sản...Tử sĩ hai bên đều được an nghỉ vĩnh hằng chung trong nghĩa trang quốc gia! cái lòng khoan dung, độ lượng; cái tầm nhìn xa trông rộng... khiến cho thế gian này phải ngã mũ nghiêng mình khâm phục. Thử nhìn xem lịch sử mấy ngàn năm của chúng ta hay cuả những quốc gia khác, chao ôi là thảm khốc; hễ sau cuộc chiến là trả thù tàn khốc: tru di diệt tộc, phả huỷ hết cho đến từng vết tích nhỏ nhất của bên baị trận, đào mồ cuốc mả, ngục tù hành hạ… cho đến đời con cháu. Nước Mỹ mở ra một chương mới cho lịch sử, nêu lên một bài học về sự khoa dung đaị lượng, về sự hòa giải hận thù, về sự hoà hợp… Đến thế kỷ hai mươi này ta laị thấy một sự ngoạn mục cũng không kém. Ngày tranh cử, Obama và Hillary là hai đối thủ của nhau, chơi nhau những đòn toé lửa để tranh làm đaị diện của đảng Dân Chủ ra ứng cử tổng thống. Rốt cục Obama thắng nhưng thay vì "đì sát ván" hay chí ít cũng cho Hillary đứng ngoài cuộc chơi, vậy mà không. Obama đưa Hillary vào ngồi cái ghế ngoaị trưởng. Những tưởng không cần nói thêm nữa cái tinh thần phong lưu mã thượng, cái tinh thần chí công vô tư của Obama của người Mỹ quả là tuyệt vời. Chúng ta hay những nước chậm tiến khác không dễ gì làm được nếu không muốn nói là không thể ( điều này lịch sử đã chứng minh và hiện taị vẫn đầy dẫy). Cũng vì sự khoan dung, cũng vì tinh thần anh hùng mã thượng mà nước Mỹ sẵn sàng cưu mang hàng triệu, chục triệu người tị nạn vì nhiều lý do khác nhau trên thế giới này. Chẳng có quốc gia nào khác chịu mở vòng tay bao dung và cưu mang những người tị nạn một cách rộng rãi như nước Mỹ cả! (châu Âu cũng có một số quốc gia tiếp nhận dân tị nạn nhưng cũng có hạn chứ không nhiều như nước Mỹ). Những nạn nhân của độc tài, bất công, khủng bố, chiến tranh, đói nghèo, tôn giáo, giới tính… tất cả được nước Mỹ cưu mang và rồi họ cũng sẽ thành công dân Mỹ ( nếu họ muốn và cố gắng thi quốc tịch) và cũng đầy đủ cơ hội ngang bằng với nhau để phát triển vươn lên. Chao ôi biết nói cảm ơn thế nào cho đủ đây hở "Uncle Sam"? Cái xứ sở này trở thành quê hương thứ hai của hàng chục triệu con người đến đây để thực hiện"Giấc mơ Mỹ”!
Ngày quốc khánh bọn choai choai mình trần cắm cờ Mỹ trên xe đạp chạy quanh quanh các con đường ven biển, có nhóm cùng hát vang quốc ca. Ngày quốc khánh moị người đổ ra biển tắm hoặc BBQ… hoặc đi chơi xa! Ngày quốc khánh Mỹ không có rừng khẩu hiệu lên gân, không có những bài diễn văn lòng thòng, đao to búa lớn… Ngày quốc khánh Mỹ không có lệnh bắt buộc người ta phải treo cờ hay hình ông kẹ bà chằng nào cả! ngày quốc khánh là của người dân, lòng yêu nước nó tự nhiên như hơi thở, như lẽ sống của cuộc đời. Cái xứ sở này, con người trên cái xứ sở này thật tuyệt vời làm sao! càng ở lâu, càng đi nhiều càng thấy biết bao nhiêu cái hay cái đẹp, càng thấy cần phải học hỏi thêm. Moị người ở đây dù là Phật giáo, dù là Công giáo, dù là Tin Lành... hay không tôn giáo đi nữa cũng đều có chung một lý tưởng tin vào cái chân - thiện -mỹ của cuộc đời!
Ngày tháng rong chơi trên xứ sở Cờ Hoa đã trở thành một phần đời và có lẽ sẽ gắn bó cho đến ngày cuối của cuộc đời. Ngày ngày cảm ơn trong bao tình huống khác nhau trong đời… có thể đôi khi chỉ là xã giao, khách sáo nhưng ít ra cũng có một đôi lần trong đời nói lời cảm ơn xứ sở Cờ Hoa từ thâm sâu của lòng mình!
Tôi laị lang thang và lang thang, đi tìm một cái gì vô hình vô tướng mà mình vẫn hoài mong. Tôi như gã du tử rong chơi bốn phương.
Người ta bảo biển Florida đẹp thì tôi đi, Ừ thì biển đẹp thật, trời xanh mây trắng, nước biển như ngọc… Vô cùng khoáng đãng, thanh bình, biển cố quận của tôi cũng đẹp có kém gì , chỉ kém ở độ rộng lớn, ở hành vi của con người, kém ở cách sử dụng và bảo tồn…
Người ta bảo New York là thành phố của thế giới, ừ thì đúng là của thế giới thật. Thật ngoài sức tưởng tượng nếu chưa đến nơi này, đủ moị tầng lớp, đủ moị sắc dân tụ tập về đây… Ông bà ta nói :" Đi một ngày đàng học một sàng khôn", sàng khôn thì chưa dám nhưng rõ ràng càng đi càng thấy nhiều, biết thêm nhiều… tầm mắt mở thêm ra! Cái xứ Cờ Hoa này quả thật chẳng hổ thẹn với cái danh xưng của mình, thật đẹp với cờ hoa, với sự hùng mạnh, thịnh vượng, với sự bao dung của mình. Nếu chỉ nói sự giàu sang, hùng mạnh thì thế gian này không chỉ có Mỹ. Nhưng có những điều hết sức nhỏ nhiệm, tầm thường nhưng hết sức cao cả, đầy ý nghĩa nhân văn laị có ở nơi này và chưa thấy ở nơi khác, ít ra là với sự thấy và biết hạn hẹp của tôi.
Las Vegas một thành phố hiện đaị, xa hoa, hào nhoáng không kém nếu không muốn nói là hơn những đô thành xa hoa khác của thế gian này. Las Vegas mọc lên từ một sa mạc hoang vu vô cùng khắc nghiệt. Nó là trung tâm cờ bạc bậc nhất của xứ sở này. Đến đây thấy toàn là sòng bài, khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu thời trang… Người tấp nập trẩy hội suốt cả bốn mùa. Tôi lang thang, lang thang và lang thang… lang thang để ngắm nhìn, để tìm kiếm một cái gì đó mà tôi không biết cái đó là cái gì. Một cái gì đó không tên tuổi, không tháng năm, không hình tướng… Tôi không biết nó ở đâu, nó là cái gì, dù có bản đồ chỉ dẫn hiện đaị nhất, hướng dẫn viên kinh nghiệm nhất cũng không giúp gì được! Vì cái tôi đi tìm nó có thực sự tồn taị hay không tồn taị tôi cũng không biết. Tôi cứ lang thang thế thôi, thế rồi một hôm nghỉ chân ở một sảnh nối tiếp giữa hai khách sạn. Tôi thấy một bức tượng đồng và điều ấy làm tôi hết sức ngạc nhiên, nếu là tượng danh nhân học giả thì cũng là chuyện thường, nếu là tượng vua quan tướng lãnh hay tượng chính khách ông nọ bà kia… thì cũng chẳng có gì đáng nói! Đằng này là tượng một người lao công đang cầm chổi làm việc; chao ôi tôi thấy lạ lùng, từ lạ lùng sang khâm phục vô cùng. Ở giữa đô thành xa hoa, tráng lệ. Ở giữa cái xứ sở tiền bạc, vật chất và cuộc sống thực dụng này. Người lao công chỉ là hạng người nghèo khổ, lao động cực nhọc với mức lương tối thiểu thì có đáng gì, có ai thèm quan tâm đến làm gì? Vậy mà Las Vegas dựng tượng người phu quét dọn! Tôi đi qua nhiều xứ sở nhưng chưa từng thấy bao giờ. Las Vegas vinh danh người lao công, xứ sở này ghi nhận công sức của người lao công chứ đâu phải chỉ biết công sức của những bậc tài danh! Người lao công rất khổ nhọc đã giữ gìn cho môi trường chung quanh sạch đẹp, họ đã được vinh danh bằng tượng đồng như tất cả những người có công sức đóng góp cho xã hội. Một bài học về cách đối nhân xử thế, một biểu hiện tuyệt vời về tính nhân văn cao cả, Một minh chứng cho câu triết lý: không có công việc tốt hay xấu, chỉ có thái độ tốt hay xấu mà thôi! Las Vegas nói riêng, Xứ Cờ Hoa nói chung đã cho tôi và moị người thêm một bài học về lòng biết ơn, biết ơn ai đã giúp đỡ mình, đã cho mình một cuộc sống tốt đẹp, một môi trường đẹp cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Người với người cộng sinh trong cùng một xã hội, dù ít hay nhiều cũng có quan hệ ràng buộc, tác động qua laị với nhau. Lòng biết ơn không chỉ là một cử chỉ văn hoá, một hành vi văn hoá… mà còn là nhân cách của một con người hay của một tập thể văn minh .
Xứ sở Cờ Hoa thật tuyệt vời! người với người gặp nhau là chào hỏi dù xa lạ, luôn xin lỗi và cảm ơn dù là việc nhỏ nhiệm chẳng đáng chi. Một xã hội mà con người có lễ như thế thì ắt sẽ hùng mạnh và sẽ tồn taị dài lâu. Ngày xưa khổng Tử từng dạy: "Lễ-nghĩa-liêm-sỉ quốc chi tứ duy" nghĩa là: Lễ -nghĩa - liêm - sỉ là bốn cái gốc của sự tồn taị một quốc gia. Người xứ Cờ Hoa biết "lễ", biết "sĩ"… Vậy là xứ này còn làm bá chủ dài lâu. Cái lễ, cái sự trân trọng công sức con người, lòng biết ơn người… Nó có thể không hình tướng, không tên tuổi nhưng nó khắc sâu vào lòng người! Lòng biết ơn kết nối và thừa hưởng từ quá khứ đồng thời laị xây dựng cho tương lai. Thêm một lần nữa và sẽ không bao giờ đủ: Xin cảm ơn Las Vegas với bức tượng " người lao công”, xin cảm ơn cái xứ sở bao dung này!
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ất Lăng thành, mùa hạ cũ
Nhờ đọc bài viết này mới biết Magnolia là Hoa Mộc Lan . Không biết Yellow Bells tiếng Việt gọi là gì ?
Mong là TT Biden không cứu khổ chậm trễ và ưu ái phe ta như vụ bão tuyết ở Texas.
Cũng mong là người Mỹ hoàn tất việc chích vaccine covid sớm để làm ăn cho kinh tế phục hồi.
Joe Biden và Donald Trump là hai đối thủ của nhau...Rốt cục Joe Biden thắng. Khi Quốc Hội luận tội Trump về việc Trump đã khích động đám đông tấn công vào Tòa Nhà Quốc Hội hôm 6 tháng Giêng, Biden đã chọn quyết định đứng ngoài cuộc, chớ không về hùa với các dân biểu, nghị sĩ, Biden để cho Quốc Hội độc lập quyết định. Biden nói : Việc làm của tôi là lo cứu dân đang bị đói khổ vì kinh tế suy thoái.
https://www.theguardian.com/us-news/2021/feb/11/joe-biden-trump-impeachment-trial
February 11, 2021: The White House press secretary, Jen Psaki, said he will leave the pace and the process and the mechanics of the impeachment proceedings up to members of Congress... Biden officials and the president himself are stressing that their focus is on passing a large Covid relief bill. What Congress does is up to Congress, they argue. Biden continued: “A lot of families are food insecure. They’re in trouble. That’s my job. The Senate has their job; they’re about to begin it. I’m sure they’re going to conduct themselves well. And that’s all I’m going to have to say about impeachment.”
https://www.theguardian.com/us-news/2016/nov/06/fbi-director-hillary-clinton-email-investigation-criminal-james-comey
Ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton trong thời gian làm Ngoại trưởng thường dùng máy điện toán cá nhân để làm công việc sở. Việc này sau đó bị phát giác. Và cơ quan F.B.I. điều tra. Kết quả của cuộc điều tra đã được giám đốc F.B.I. James Comey công bố là “ những hành vi của Hillary dù là rất thiếu thận trọng, tuy nhiên không đáng bị truy tố “ - “extremely careless” but did not rise to the level of a prosecutable offense ".
Thế nhưng Donald Trump thì suốt từ lúc ra tranh cử tổng thống – luôn miệng la to " Lock her up" ( nhốt mụ ta vào tù ) - cho đến khi vào được Tòa Bạch Ốc đã chạy đôn chạy đáo áp lực hết viên chức cao cấp này đến viên chức cao cấp khác đòi nhốt tù Hillary. Khi Trump bàn với luật sư của Trump là Donald F. McGahn II về việc truy tố Hillary, thì đã được khuyến cáo rằng thì là làm như vậy là Trump lạm dụng quyền lực. Dẫu vậy, Trump vẫn nói chuyện này với giám đốc F.B.I. James Comey. Rồi sau này, sau khi Trump sa thải James Comey, vả bổ nhiệm ông Christopher A. Wray thay thế , Trump lại vẫn tiếp tục ra sức thuyết phục ông này. Trump cũng xoay qua cố vấn Tòa Bạch Ốc là Donald F. McGahn II bàn đến việc buộc Bộ Tư Pháp phải mang Hillary ra tòa. Rồi Trump yêu cầu Tổng Chưởng Lý Attorney General Jeff Sessions đảo ngược quyết định của giám đốc F.B.I. James Comey. Nhưng ông Jeff Sessions từ chối - tuy nhiên, ông này có yêu cầu Bộ Tư Pháp xem xét lại hồ sơ Hillary, nhưng cũng chẳng tìm thấy quyết định lúc trước của F.B.I. có điều chi sai lầm.
Sử gia Phạm Văn Sơn :Bấy giờ các tướng sĩ và người nước ta rất căm thù quân Minh đã giết hại cha con, thân thích họ, liền rủ nhau tới khuyên vua giết bọn chúng đi. Vua dụ rằng:
"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?".
Bèn hạ lệnh: Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận . Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hổ thẹn đến rơi nước mắt.
Ngày 17, Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng v cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình.
Hán hậu chúa (Lưu Bị) viết:
Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi
Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi
( trích Minh tâm bảo giám)