Hôm nay,  

Màu Cờ Sắc Áo

11/12/202000:03:00(Xem: 9194)

 

HINH VIET VE NUOC MY

Hình minh họa. Cổ Thành Quảng Trị trong trận chiến mùa hè đỏ lửa. (www.vietsugiaithoai.com)

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

 

***

 

Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt. Chuyện đứa nào được chọn kéo cờ, đứa nào không thuộc bài quốc ca không quan trọng, cả lá quốc kỳ cũng không gây xúc động gì cho tới hôm thấy trên mặt báo bức ảnh những người lính cắm cờ tái chiếm Cổ thành. Tôi nhớ đến những bậc đàn anh trong xóm đã tử trận trong mùa hè đỏ lửa ngoài miền Trung xa xôi đến cỡ nào thì tôi cũng không hình dung ra được. Chỉ nhớ thỉnh thoảng, một cái xe nhà binh chở cỗ quan tài phủ cờ Tổ quốc tri ân lặng lẽ đi vào xóm nhỏ, nhưng lại là chuyện lớn của xóm nhà quanh năm rợp bóng những hàng tre; con sông quê vẫn nước lớn nước ròng, nhưng có những người anh đã trở về trong thương tiếc của cả xóm; hàng tre quen đứng yên cúi đầu, con sông quê ngại ngùng soi bóng người goá phụ với mảnh khăn tang trắng trên đầu vẫn ra sông giặt giũ quần áo cho cả nhà, gánh nước về nhà dùng khi chiều chạng vạng… Tất cả cũng vì màu cờ sắc áo mà các anh phải để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ, em dại hoang hoải với suốt cuộc đời họ.

Với cậu bé tôi thì lá cờ không còn đơn giản là tấm vải màu vàng có ba sọc đỏ trên ấy như hôm qua tôi còn thơ dại. Lá cờ sau mất mát của xóm làng, những chú bé bị mất mát đàn anh luôn che chở, bảo bọc cho chúng tôi không còn nữa. Lá cờ mang màu sắc tâm linh đi vào lòng người non trẻ vì việc chào cờ sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường không còn là công việc phải làm một cách bắt buộc mà lòng tự hào về lá quốc kỳ cứ dâng lên khi đã thấy được hồn thiêng sông núi phất phới bay với biết bao xương máu của tiền nhân, đến cha ông ta, rồi các anh tôi đã hy sinh để bảo vệ màu cờ sắc áo.
   
Nhưng lá cờ đã trở thành linh vật trong lòng chú bé con không được bao lâu thì chính những người quen trong xóm làng lại vội vã đem đốt chúng đi để tránh tai bay vạ gió sau biến cố lịch sử ở quê nhà. Tôi không còn nhỏ, dù chưa có quan điểm rõ ràng, cứ như là bản năng tôi không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng nên không tham gia đoàn đội, không khăn quàng đỏ, chẳng cháu ngoan bác Hồ gì hết. Cái danh hiệu tôi không tìm kiếm mà đạt được là “học sinh cá biệt” trong bối cảnh nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, người thân muôn phương, bạn bè thất lạc. “Tôi đi giữa phố phường/ chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”, câu thơ của Trần Dần là người bạn song hành cùng tôi trên mọi nẻo đường, suốt những năm tháng xuôi ngược nơi quê nhà để tìm đường vượt biển.
  
Ra hải ngoại, có hôm ngồi nhìn bức ảnh những cô gái Việt mặc áo dài trắng, cầm cờ vàng ba sọc đỏ diễu hành trên đường phố Bolsa bên Calif. Tôi thấy hạnh phúc ngập lòng tôi với niềm tin các anh tôi đã hy sinh vì màu cờ sắc áo đang được an ủi sau mấy mươi năm dài rêu phong cỏ dại phủ lấp những nấm mồ chiến sĩ vô danh. Thỉnh thoảng chạy ngang Trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt nơi thành phố tôi đang sinh sống, thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, tự nhiên thấy ngậm ngùi trong lòng mình; tự nhớ câu nói bất hủ của cố tổng thống John F. Kennedy, “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gỉ cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc.”
  
Từ một đứa trẻ được giáo dục, hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào với lá quốc kỳ của đất nước mình. Đứa trẻ trong chiến tranh thì nay đã là một người có tuổi sau bốn mươi lăm năm im tiếng súng vẫn son sắt tấm lòng thủy chung với màu cờ sắc áo của tiền nhân, cha ông, những bậc đàn anh đã hy sinh để giữ gìn. Làm sao tôi có thể chấp nhận được lá cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc của Việt nam? Nhưng đúng là tôi đã không làm được gì cho tổ quốc tôi. Thậm chí đôi khi tự lừa dối mình ở hải ngoại để ảo tưởng về sự bình an, tự vỗ về nỗi nhớ quê xa khi năm tàn tháng tận bằng những nghịch lý giữa tri thức và tâm thức. Tôi đã không làm được gì cho tổ quốc tôi từ khi tôi còn là một cậu bé chơi đá banh ny-lon trên hè phố Sài gòn với bạn bè thì ước mơ trong lòng những chú bé đá banh ny-lon trên hè phố Sài gòn rất giống nhau là lớn lên, mình sẽ khoác áo đội tuyển quốc gia để làm vang danh Việt nam trên sân bóng quốc tế. Nhưng may mắn chỉ đến được mức làm học trò của huấn luyện viên Tam Lang, những năm đói nghèo ở quê nhà nhưng chiều chiều ra sân banh tập banh với những danh thủ thần tượng của lớp trẻ tôi như những chú Cù Sinh, chú Trung đầu hói, Chú Vinh đầu hói, chú Thà, chú Can, thủ môn Rạng. Các chú là chiến hữu của sư phụ Tam Lang đã đem về cho quê hương chức vô địch túc cầu Đông nam Á năm 1959.
  
Sáu mươi năm sau đội tuyển Việt nam mới đoạt được chức Vô địch bóng đá Đông nam Á lần thứ hai. Tôi ngồi xem tivi từ một nơi xa cách quê nhà tới nửa vòng trái đất. Trong lòng có mừng thầm khi thấy những chàng trai chơi bóng đá của Việt nam bây giờ hầu như đều có chiều cao và thể lực tốt hơn thế hệ chúng tôi khi còn trẻ. Qua cách họ chơi bóng có thể thấy được họ là những cầu thủ có trường lớp, được đào tạo bài bản từ những câu lạc bộ bóng đá. Nghe sướng ngôn viên tường thuật bóng đá nói về họ, ai đang chơi cho câu lạc bộ nào bên châu Âu, ở nước ngoài. Thật thương cảm cho thế hệ tài năng tự phát của chúng tôi. Bối cảnh xã hội thời tôi lớn là cả nước đói nghèo thì làm sao chúng tôi có thể đạt được những thành tích đáng nhớ như thời đội tuyển Việt nam với thủ quân Tam Lang, thủ môn danh bất hư truyền là chú Rạng.
  

Sáu mươi năm sau, lớp trẻ mới của Việt nam đã lập lại được thành tích của thế hệ cha chú trong thế kỷ trước. Tôi hân hoan theo lòng yêu nước Việt, tôi mến mộ những tài năng trẻ của Việt nam đương đại trong môn túc cầu; tôi yêu qúy họ về mặt đức độ trong thể thao vì họ chơi bóng rất hiền, có cư xử văn minh trong những tình huống va chạm. Tôi thương lắm đội bóng quê nhà, chỉ có điều tôi chịu không nổi màu áo đỏ của họ với ngôi sao vàng to đùng trước ngực. Tôi ngạt thở khi ống kính truyền hình hướng lên khán đài cả rừng cờ đỏ sao vàng của cổ động viên. Ống kính truyền hình quay đến gương mặt của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân gì đó đang ngồi xem đá banh. Tôi rời màn hình tivi đi rót ly nước uống dù không thấy khát. Nhưng tôi vẫn không trốn được tôi với những trăn trở sau khi tắt tivi, khi nhớ tới người bạn trẻ sau khi tung lưới đối thủ, tay anh nâng lá cờ đỏ sao vàng trên ngực áo anh lên, môi anh cúi xuống để hôn lá cờ trước khi đồng đội của anh kịp tới chúc mừng anh với bàn thắng đẹp. Rồi hình ảnh những cô gái Việt thật xinh đẹp trên khán đài, họ dán lên gò má họ lá cờ đỏ sao vàng hình trái tim. Tôi tự hỏi sao tôi hãnh diện khi một vận động viên Mỹ đạt được huy chương vàng ở Thế vận hội, thường là họ khoác lên người họ lá cờ Mỹ và chạy quanh vận động trường để cảm ơn sự khích lệ của khán giải, để truyền ra thế giới thông điệp tự hào, vẻ vang của người Mỹ và nước Mỹ thì tôi tự hào lây, cho là hình ảnh đẹp? Vậy quyền yêu đất nước và tự hào dân tộc của những bạn trẻ Việt nam hôm nay có bị phân biệt đối xử không? Với lứa tuổi hai mươi của họ thì chắc là nhiều bạn trẻ không hề hay biết đã có một cuộc nội chiến ở Việt nam vô cùng khốc liệt. Hậu quả của cuộc chiến ấy là hố phân cách quốc-cộng trong lòng những thế hệ trước không thể nào khoả lấp được. Tôi chỉ sợ mình lung lay tinh thần, ý chí không đội trời chung với cộng sản. Nhưng tôi cũng không muốn có thành kiến với thế hệ sau mình vì họ được sinh ra ở một đất nước cộng sản thì lá cờ cộng sản cũng vẫn là quốc kỳ của họ nên khi lập được thành tích làm vẻ vang dân tộc thì họ hôn lên lá cờ để tỏ lòng biết ơn quê hương, đất nước đã sinh ra họ. Họ là những cô cậu bé con tới tuổi vào trường đều mang khăn quàng đỏ như nhau nên chiếc khăn quàng đỏ là người bạn nhỏ của tuổi thơ. Tôi đã xem một đoạn phim để lại trong tôi nhiều trắc ẩn. Nội dung phim quá bình thường nên lòng trắc ẩn lại càng sâu. Chuyện về người thanh niên chừng ba mươi tuổi, anh ta câu cá trên cây cầu xi măng mà ngày xưa là cây cầu khỉ. Cây cầu xi măng không lớn đến xe hơi qua được, nhưng anh ta cũng thành tâm gởi lời cảm ơn đến những bà con ở hải ngoại đã gởi tiền về giúp đỡ cho xóm anh xây dựng được cây cần xi măng cho cả xóm không còn vất vả như lúc anh còn nhỏ phải qua cây cầu khỉ này để đi học. Thế rồi một chú bé chừng mười tuổi đi học về, chú bé hỏi người thanh niên,
  
“Có cá không chú?”
  
“Có, chú câu được ba bốn con rồi.”
  
“Vậy để con về nhà lấy cần câu ra đây câu với chú cho vui. Chú cho con câu ké mồi của chú được không, vì giờ mà con đi đào trùng thì lâu lắm…”
  
“Được, chú có nhiều mồi mà. Nhưng câu lên chia đôi nha, tại con câu được cá nhưng mồi của chú.”
  
“Con biết chú nói chơi với con thôi phải không?”
  
Cậu bé rất dễ thương và có phần lém lỉnh. Họ không quen biết nhau, nhưng người miền tây hệch hạc, chân tình như bà con bên nội bên ngoại với nhau vậy. Loáng chút thì chú bé đã bỏ cặp táp ở nhà, xách cây cần câu độ của nó ra tới cầu xi măng. Thấy cây cần câu mà thương cho chú bé nghèo ở quê xa. Tôi ước gì liên lạc được thì cho nó một cây cần câu cho tử tế một chút.
  
Người thanh niên nói chuyện với chú bé,
  
“Trời. Cây cần câu của con ngầu vậy?”
  
“Bữa đó có chú kia câu cá ở cầu này, dính cá lớn mà cây cần này nhỏ quá nên nó gãy. Chú tháo ổ quay ra rồi bỏ cây cần. Con xin được đem về quấn băng keo lại nhưng con cột cước câu thôi chứ con không có ổ quay. Tới chú khác tới câu, thấy con không có ổ quay nên chú đó cho con cái ổ quay mà chú có dư. Con mới xài được có mấy ngày thì hồi dính cá, con lo gỡ cá mà quên để cần câu sát vô trong lề nên bị xe cán gãy chỗ gắn ổ quay vô cần câu. Con phải quấn hết hai cuộn băng keo nữa mới giữ được cái ổ quay dính vô cây cần câu. Rồi hôm trước con đi thọc ổ kiến để câu cá, bị gãy cái đọt cần, về quấn tới hết băng keo của ba con luôn. Nên giờ chú mới thấy cây cần câu của con tan nát hết, nhưng là cần độ nha chú, chưa bao giờ con đi câu mà không có cá!”
  
Thế rồi nó câu lai rai cũng được mấy con cá chốt bằng ngón tay. Người thanh niên thì dính con cá tra sông chừng hai ký lô. Chú bé đứng tròng, tròn mắt nhìn con cá lớn mà nó gọi là quái thú dưới sông. Nó tính toán đầu đuôi nấu canh chua, mấy khúc mình kho mặn là ăn cơm hết sảy…
  
Người thanh niên ra giá với chú bé, “Vậy bây giờ mình trao đổi, chú thích cây cần câu độ của con. Chịu đổi cho chú thì con bắt cá lớn về nấu canh chua với kho mặn? Chú cho luôn mấy con cá nhỏ nhỏ mà chú câu được.”
   
Chú bé ra chiều suy tư nhưng quyết định không như người lớn nghĩ, “… Con không đổi đâu chú ơi! Cây cần độ này của con mà gặp bữa nào hên con cũng câu được cá lớn như chú. Bữa không hên mấy cũng được mấy con cá chốt về cho má con kho lên ăn cơm. Bây giờ đổi với chú thì chiều nay huy hoàng, nhưng ngày mai thì cá chốt kho tiêu con cũng không có mà ăn…”
  
Người thanh niên không từ bỏ cuộc trò chuyện lý thú với cậu bé khôn lanh nhưng rất lễ phép. “Tùy con thôi. Cây cần câu gì mà gãy trên đọt vì thọc ổ kiến, gãy thân nối vì bắt cá lớn, ổ quay bị xe cán… Hết cây cần câu quấn băng keo tới hết băng keo của ba ở nhà. Vậy mà không đổi con cá tra sông nặng hai ba ký không chừng?”
  
“…”
   
“Vậy thôi đổi cái khác cho chú nha? Cây cần câu độ thì để kiếm ăn là phải rồi, nhưng ngoài ra con đâu còn cái gì để đổi. Không lẽ đổi cho chú cái khăn quàng đỏ trên cổ con. Chú lấy làm gì?”
  
“Không được đâu. Cái này là bùa hộ mạng của con đó. Chú đừng nói chơi.”
  
Tôi ngồi xem đang vui vẻ với tiên đoán là người thanh niên chọc ghẹo chú bé cho vui câu cá. Rồi khi ra về thì anh cũng cho chú bé con cá lớn thôi. Chú bé tội nghiệp nhưng rất khôn lanh và lễ phép thì ai không thương. Nhưng tôi ngỡ ngàng với chú bé biết tính toán thiệt hơn, đường ngắn đường dài nếu đổi con cá lấy cây cần câu độ, một sự tính toán rất lý trí của người thông minh. Nhưng khi nói tới đổi cái khăn quàng đỏ thì chú bé dứt khoát. Để chứng minh cho việc cái khăn quàng đỏ là bùa hộ mệnh của con, chú bé cũng làm động tác nâng cái khăn quàn đỏ lên môi hôn. Tôi thấy lại lòng oán hận cái khăn quàng đỏ của tôi mấy mươi năm trước vì nó chứng minh cho tôi đã mất tất cả khi chấp nhận đeo cái khăn quàng đỏ lên cổ mình. Nhưng chú bé trên màn hình tivi tôi đang xem không biết chiến tranh là gì, chú bé đã mất sạch từ khi chưa sinh ra nên yêu cái khăn quàng đỏ như bùa hộ mệnh.
  
Rồi mười năm, hai mươi năm nữa, đến thế hệ tôi cũng lần lượt ra đi. Khi ấy lòng thù hận hay tình yêu thương cũng đều vô nghĩa. Sao cứ sống nhọc lòng với quá khứ không vui, tương lai mờ mịt…

Ý kiến bạn đọc
13/12/202021:59:08
Khách
Về một phương diện nào đó tôi đồng ý với cái ý tưởng của Phan; "thù hận đến bao giờ?" Nhất là khi vẫn tiếp tục có những trường hợp những người thân yêu trong cùng một gia đình ở vào hai phe đối nghịch mà đôi khi họ không có chọn lựa nào khác. Họ phải sống thôi, như em bé quàng khăn đỏ trong câu chuyện (trường hợp chính quyền và quan chức tham nhũng bất công, tàn ác, độc đảng, độc tài của CS thì khác à).
Đồng ý với Thu Thu; thật đáng buồn khi vẫn còn những tổ chức white supremacists, KKK, far rights, QAnon, gần đây được khuyến khích ra mặt công khai với thái độ hung hãn cố hữu. Thầm nghĩ liệu tụi white supremacists, KKK, QAnon có sẽ mở vòng tay mà đón nhận những thành viên mang cờ vàng sọc đỏ vào ngang hàng với chúng ??? Mọi người có quyền với sự chọn lựa của mình nhưng là một người da màu tôi mãi mãi thù ghét những đám kỳ thị thối tha này.
Sự hằn học và nhục mạ George Flod của bạn Trần Maicô: HK, bất chấp sự có mặt của những nhóm kỳ thị khốn kiếp trên, là một xứ sở tiến bộ về mọi mặt nhất là văn hóa xã hội và, trái ngược với những chính phủ CS khốn nạn, luật pháp HK dựa trên sự công bằng và dân chủ. Một trong những nền tảng của tòa án HK là "presumed innocent until proven guilty". Rằng bất cứ một người nào bất chấp màu da, đẳng cấp xã hội, giới tính, già, trẻ, cho dù phạm tội gì đi nữa cảnh sát không có quyền "xử tử" họ tại chỗ. Chỉ ở những nước CS mới chấp nhận những vụ giết người khơi khơi; đừng quên ở xứ tự do, dân chủ chỉ tòa án mới có quyền phán quyết những bản án cho tội phạm!
Phần tử kỳ thị này chỉ là thiểu số trong các cơ quan cảnh sát nên tôi cũng không đồng ý với việc đòi "defund the police" (đấy cũng là thái độ quá khích). Như nhiều nơi trên thế giới, nhân vụ George Flod bị giết thảm, cơ quan cảnh sát đã có nỗ lực cải tổ nội bộ với mục đích giáo dục, kiểm soát nhân viên nhằm loại bỏ những phần tử kỳ thị và tàn bạo (police brutality).
Trần Maicô, nghĩ đến cảnh anh ta bị đè cổ cho đến khi chết bất chấp những lời rên rỉ, bạn nghĩ sao khi đó là con, em, anh, cha hay bạn của mình? Đã có những người Việt hay những người da màu khác từng bị cảnh sát bắn giết, đánh đập vì, cầm dao bào đứng trong bếp, đụng xe bỏ chạy, bị bịnh tâm thần...(Google "shooting of Trần thị Bích Cau":, "Tommy Le killing Seatle", "killing of Daniel Pham in San Jose"...) Những tội đó có đáng bị "tử hình tại chỗ" không? Chúng ta đa số có tôn giáo: Phật, Chúa, Cao Đài, Hồi Giáo...có tôn giáo nào dạy hay cổ võ hành động bất nhân đối với một con người như thế không?
Xã hội cần an ninh trật tự và cảnh sát có sứ mạng bảo vệ an ninh trật tự đó. Một thiểu số cảnh sát lạm dụng quyền lực là một vấn để phức tạp có trong mọi cơ quan cảnh sát gần như khắp nơi trên thế giới. Lạm dụng quyền lực lại có tính thần kỳ thị người da màu thì coi như họ không còn nhân tính nữa. Họ cần phải bị lên án và loại bỏ để không làm nhơ ngành CS. Binh vực cho hành động kỳ thi khát máu của những nhân viên CS thiểu số này (một số người Việt chúng ta, dù có thể đã từng là nạn nhân, nhưng lại kỳ thị gắt gao những người da màu khác- ai mà đã không từng nghe những lời mạ lị tàn nhẫn họ "ban" cho những người Mễ, người Phi Châu một cách vô tội vạ!? Họ có lẽ có mặc cảm là người da màu, thích cái tinh thần da trắng thượng đẳng và ao ước được xếp chung hàng vào với những người da trắng chăng?). Họ có bản tính hung bạo của những extremists và tinh thần kỳ thi nhỏ nhen. Họ là một phần của cái mầm mống của sự chia rẽ, bất công và những tệ hại vô nhân đạo trong xã hội.
13/12/202019:49:19
Khách
"Tự hào " Việt nam " đỉnh cao của trí tuệ loài người " ?!

Việt nam: Lợi tức tính theo đầu người năm 2018 US$ 2,551 ; năm 2019 US$ 2,739.
Lào: 2018 : US$2,566. 2019: $2,670
Thái:2018 : US$7,448. 2019: $7,792
Phi :2018 : US$3,104. 2019: $3,294
MãLai:2018:US$11,072. 2019: $11,136
Đại Hàn:2018:US$33,320. 2019:US$31,430
Mễ: 2018: US$9,797 2019: $10,118
Hic, nếu không có 14 tỷ - 16 tỷ đô la Mỹ mỗi năm người Việt ở hải ngoại gửi về thì chỉ có mà húp cháo loãng !

“Việt Nam Sao Không Thể Phát Triển Công Nghiệp? " 28/3/19” - Nguyễn Quang Duy: ” Việt Nam vẫn là một nước với nền kinh tế tiểu thương, tiểu nông, ngày càng lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia và vào nhập cảng hàng hóa tiêu dùng từ nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân đóng góp chưa đến 10% GDP, 96% các doanh nghiệp đều nhỏ hay rất nhỏ chỉ được xem là tiểu thương hay tiểu doanh nhân . Việt Nam hiện có 500 ngàn doanh nghiệp tư nhân, nhưng có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn “.
23/04/2019 – Vietnamnet.vn :“Các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, họ chỉ tuyển dụng được lao động Việt nam làm việc chân tay trong các dây chuyền gia công, lắp ráp giản đơn ; họ phải thuê chuyên gia, thợ kỹ thuật lành nghề, đội ngũ quản trị doanh nghiệp từ các nước ngoài….Hàng năm , hàng trăm nghìn lao động của Việt Nam xuất khẩu ra các nước ngoài cũng chỉ đáp ứng được những công việc giản đơn như giúp việc gia đình, làm vườn, thợ xây dựng, dệt may. Ngay cả những người Việt được đánh giá là có tay nghề ở Việt nam cũng chỉ làm được hộ lý, điều dưỡng “.
9/2015- Ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Samsung ở Việt Nam nói tại một hội thảo tại Hà Nội, rằng “Doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung ứng được những sản phẩm in ấn, bao bì!”. Còn những thứ “cao cấp” như cái đinh ốc vít, người Việt Nam làm không được theo tiêu chuẩn của Samsung! “.

12/8/20: Nam Hàn dự định sẽ chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm tới. Hàng không mẫu hạm nặng 30,000 tấn, và có thể dùng cho các phi cơ phản lực chiến đấu có khả năng cất cánh, hạ cánh thẳng đứng- như loại hiện đại F35B của Hoa kỳ . Chi phí tốn kém khoảng 4 tỷ đô la.
10/24/09- Xe tăng “Báo đen” XK2 Black Panther do Công ty Hyundai Rotem (Hàn Quốc) chế tạo. Đây là một trong số các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất trên thế giới. Xe tăng XK-2 trang bị pháo nòng trơn tự động 122mm L-55 , một súng máy đồng trục 7,62mm (12000 viên đạn),một đại liên phòng không 12,7mm K6 (3200 viên đạn). Đại Hàn dự định sẽ xuất cảng loại xe tăng này với giá 8,5 triệu USD/1 chiếc.
20/08/2019-Đài Loan vừa trưng bày các chiến cụ mới nhất tại cuộc triển lãm ba ngày gọi là Aerospace and Defense Technoloky Exhibi-tion: Phi cơ không người lái Jian Hsiang là một trong 81 sản phẩm mới chế tạo trong nước, đủ khả năng tấn công tự sát hệ thống S-400 do Nga chế tạo . Báo Hong Kong tường thuật rằng Đài Loan nghiên cứu và phát triển vũ khí mới này trong 6 năm, và là một phần trong ngân sách quốc phòng trị giá 80 tỉ MK.

Trích lại bài thơ xưa của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong thời chống Pháp :
Sống tủi làm chi đứng chật trời
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
Sống chịu ngu si để chúng cười
Sống mà như thế đừng nên sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời.
13/12/202019:35:26
Khách
"Tôi ngạt thở khi ống kính truyền hình hướng lên khán đài cả rừng cờ đỏ sao vàng của cổ động viên "- Phan

"Vẻ vang " dân Việt dưới chế độ thổ tả Cộng sản Việt nam:
Năm 2018 , theo tin từ Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam , tính đến 11 tháng năm 2018 có 131,075 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Năm 2017, cả nước đưa được 134,751 người đi lao động ở nước ngoài.
Hàn quốc- 01/03/2018 : Phụ nữ châu Á hiện chiếm đa số cô dâu ngoại quốc lấy chồng ở Nam Hàn, trong đó các cô dâu Việt Nam đứng đầu, chủ yếu sinh sống tại các vùng nông thôn .Theo báo cáo của bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc công bố hôm 28/2, hơn 73% số phụ nữ nước ngoài làm dâu tại Hàn Quốc trong thời gian từ 2014-2016 là người Việt Nam. Hiện có khoảng 40,000 phụ nữ Việt Nam đang làm dâu tại Hàn Quốc.
Đài Loan – 9/12/17: Báo Taiwan News đăng tin theo thống kê phổ biến hồi tháng 8/2017, số lượng người hôn phối Việt Nam tại Đài Loan đã lên tới 98,128 người, chiếm 62.9% tổng số cô dâu sinh quán hải ngoaị tại Đài Loan.
24/07/2016- vietnamfinance.vn : " Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ nãm 1990 ðến năm 2015 có 2,558,678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.
13/12/202014:32:09
Khách
Tôi vốn là độc giả rất quý mến tác giả Phan, với nhiều bài viết lôi cuốn, đủ mọi đề tài mà tôi vẫn thường đem chia sẻ cho bạn bè. Cho đến hôm nay, lạ quá? đường như không phải Phan mà tôi thường đọc và quý mến! tắc kè đổi màu hay sao ta? quên hết đi, quên theo kiểu này tác giả nên về sống cùng với cuộc sống mà Phan mong muốn : "Rồi mười năm, hai mươi năm nữa, đến thế hệ tôi cũng lần lượt ra đi. Khi ấy lòng thù hận hay tình yêu thương cũng đều vô nghĩa. Sao cứ sống nhọc lòng với quá khứ không vui, tương lai mờ mịt…Phan" Quên luôn cả những anh hùng viết trang sử Việt của chúng ta, buồn cười thật. Chắc tôi cũng nên quên luôn tác giả mà tôi hằng yêu quý.
13/12/202002:23:39
Khách
Anh Phan đã có gần 200 bài đăng trên VVNM. Trong số đó, tôi đã đọc, thích rất nhiều bài, và (hình như) chưa chán bài nào của anh. Cho tới hôm nay!

Tôi đã đọc đi, đọc lại bài "Màu Cờ Sắc Áo", vì tự hỏi, phải chăng là tôi đã đọc sai và hiểu nhầm. Nhưng đoạn kết của bài viết cứ đập vào mắt tôi! Vì quý mến tác giả, tôi lại nghĩ, phải chăng vì bận bịu chuyện gì nên anh không có thời giờ viết rõ, không giải thích tường tận để độc giả có thể "đả thông" cái tư tưởng mà anh muốn "truyền tải"? Cũng không thể, vì dựa theo gốc gác trong phần giới thiệu tác giả, anh là một nhà báo trong nhóm "chủ biên" nhiều tờ báo khác nhau thì tư tưởng, chữ nghĩa của anh không thể thiếu và đồng thời tinh thần trách nhiệm của người chủ biên sẽ không cho phép anh được viết cẩu thả! Sau vài lần đọc đi, đọc lại, tôi đành đầu hàng. Ước gì anh đừng kết bài viết bằng những câu khuyên người ta buông xuôi như vậy. Thêm nữa, nếu anh không phải là nhà báo, nếu anh không phải là chủ biên cho nhiều tờ báo, nếu anh chỉ là người viết bình thường thì chắc tôi sẽ không viết comment này (bởi tôi rất ít viết comment và tránh negative comments). Bởi anh là nhà truyền thông, tiếng nói của anh tạo nhiều ảnh hưởng, nên bắt buộc tôi phải có ý kiến!

Thưa anh, trong 1000 năm nô lệ giặc tàu, nếu tổ tiên chúng ta không nuôi lòng thù hận bọn giặc phương bắc thì làm gì chúng ta còn ngôn ngữ riêng để tán hươu tán vượn như hôm nay anh nhỉ? Nếu Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, và vạn vạn anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước đều tránh cái "quá khứ không vui" và né cái "tương lai mờ mịt" thì chắc chắn anh và tôi hôm nay đã thành "nị" thành "ngộ" rồi phải không anh? Chẳng lẽ, mới chỉ mấy mươi năm, mà máu của các anh hùng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Hồ Ngọc Cẩn, và của vạn vạn người đã nằm xuống vì màu cờ đã biến thành nước lã trôi sông?
12/12/202023:18:20
Khách
Nhà báo (Phan), tác giả bài viết này đã viết sai vài chữ : sướng ngôn viên ! , diễu hành..., có lẽ tác giả đã đọc nhiều báo chí trong nước nên phần nào đã bị nhiễm và dùng những từ ngữ kỳ cục này ngoài tư tưởng phần nào bị nhồi sọ với chế độ VC, "mờ mịt" với tình hình hiện tại của đất nước,
nhưng lại khuyên ta đừng nhọc lòng với quá khứ, tương lai mờ mịt..., thế nà thế lào...
Tôi rất đồng ý với ý nhận xét của Thuyền nhân...
12/12/202022:24:32
Khách
Chú bé ôm khăn quàng máu vì bị nhồi sọ, dĩ nhiên. Nhưng ở một cái nhìn khác thì cả nước đa số đã thấy những tệ hại do chủ nghĩa vô thần gây ra, tuy nhiên chưa có thời cơ để cùng đồng lòng. Vật đổi sao rời ai biết được chuyện gì xảy ra, những bài viết của bạn phải chăng là những viên đạn xuyên thủng, mong tác giả giữ tấm lòng quốc gia son sắt, luôn nghĩ tới đồng bào mình.
12/12/202017:57:03
Khách
Lá cờ Vàng tượng trưng cho tổ quốc /Là kế thừa chính thống của Rồng Tiên /Ba sọc đỏ, ba vùng Nam, Trung, Bắc /Một bào thai trăm trứng nở anh em./ Lá cờ Vàng giữ lập trường chống Cộng/ Không phục tùng theo quốc tế năm châu /Không cam tâm tôi tớ bọn Nga Tàu /Làm xung kích nơi tuyến đầu xâm lược./ Lá cờ Vàng chứa chan tình yêu nước /Đã một thời quyết bảo vệ miền Nam / Chống lũ Cộng nô thổ phỉ hung tàn / Đi đánh mướn cho quan thầy Cộng sản. / Lá cờ Vàng dựng xây nền nhân bản / Cho miền Nam một thuở sống yên bình /Của tự do, hạnh phúc, lẫn nhân quyền /Của dân chủ, văn minh, và hoà ái ( Trích )

Đất nước tôi hiện nay có rất nhiều nhà tù, đủ cỡ, đủ loại, đủ cấp /Đất nước tôi hiện nay có một tập thể cảnh sát công an hùng mạnh, tinh vi và ác độc hơn bất cứ quốc gia nào khác /Đất nước tôi hiện nay có một lực lượng gọi là quân đội nhân dân / phát xuất từ nhân dân và được lập ra để đàn áp nhân dân / Đất nước tôi hiện nay có một đảng duy nhất cầm quyền /bán đất nước / phá môi sinh / đè đầu cưỡi cổ dân tôi...
( Trích )
12/12/202017:52:04
Khách
" ...Rồi mười năm, hai mươi năm nữa, đến thế hệ tôi cũng lần lượt ra đi. Khi ấy lòng thù hận hay tình yêu thương cũng đều vô nghĩa. Sao cứ sống nhọc lòng với quá khứ không vui, tương lai mờ mịt…"- Phan

"Giặc từ Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào / Giặc từ miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em / Hận thù đó cất cao trong lòng người / Hận thù đó khắc sâu trong lòng tôi, lòng anh .../ Vì giặc thù đốt phá quê hương ta / Vì giặc thù bắn giết đồng bào ta ...
Vì giặc thù chiếm đóng quê hương ta/ Vì giặc thù bắt bớ đồng bào ta/ Vì giặc thù cướp đất nhân dân ta..
Vì GIẶC THÙ CÒN ĐÓ, VÌ GIẶC THÙ CÒN ĐÓ...

Được may mắn thoát chết khỏi Cuộc Thảm Sát Holocaust (bởi chế độ Đức Quốc Xã Hitler) , ông Edward Mosberg phát biểu: " Quên và tha thứ cho cái chế độ tội phạm đó có nghĩa là quý vị đã giết các nạn nhân Holocaust đã chết đó thêm lần thứ hai. Chúng ta không thể để cho họ bị giết thêm một lần nữa . Chúng ta không có cái Quyền tha thứ chế độ tội phạm đó . Chỉ có những người đã chết mới là những nguời sở hữu cái quyền quyết định đó mà thôi ( To forget and forgive would mean you killed the victims a second time,” he said. “We cannot allow them to be killed again. We have no right to forgive. Only the dead can forgive ).
12/12/202016:46:51
Khách
Cái ngu nhất và hèn nhất của cái bọn dân chủ là chỉ lấy một sự kiện để bêu xấu một chủ nghĩa hay một chính quyền. Thí dụ như chỉ một cảnh sát da trắng ngán cổ chết một tên da đen xài tiền giả, dọa đốt tiệm, dọa bắn chết nhân viên bán hàng và không tuân lệnh cảnh sát thì chúng đã đốt sở cảnh sát, đòi dẹp luôn cảnh sát và lên án kỳ thị. Đó là chưa nói đến chuyện tên da đen này từng vào tù vì ăn cướp, mua bán ma túy nhiều lần trước đó. Chỉ thấy người theo Cộng Hoà cầm cờ vàng ba sọc đỏ mà từng tự hào, hãnh diện đổi qua nhục nhã xấu hổ thì phải nói là ngu nhất từ xưa tới nay. Nếu chỉ nghe một vài chục người đàn ông cướp của, giết người thì Thu Thu có xấu hổ nhục nhã với cha mình hay chồng mình vì họ là đàn ông hay không? Người theo Cộng Hoà cầm cờ VNCH còn cái bọn dân chủ cầm cờ gì? Cờ đỏ sao vàng phải không?
Trong câu nói “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc” thấy rõ ràng TT Kennedy muốn nói phải làm chứ không có ngồi không ăn trợ cấp food stamp rồi hỏi sao tổ quốc không trợ cấp thêm tiền tháng này.
LA mới có đề án sa thải 1000 cảnh sát. Có lẽ thay vì trả lương cho cảnh sát, chúng ta nên đuổi chúng, để dành tiền cho người lười biếng, không chịu đi làm, ở nhà tha hồ mua bán ma túy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,684,917
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Những tiếng động mạnh và la hét đánh thức kẻ hay mộng mị như Tài vào nửa đêm. Đang mơ ngủ, Tài tưởng rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng như mọi khi. Nó nghĩ mình đang ở quán bia ôm khi các cậu ma cô cùng các cô tiếp viên đánh và chửi khách không cho tiền bo. Tài đang định ngủ lại thì nghe tiếng chân chạy xuống cầu thang rồi tiếng kêu xé màn đêm: - Cứu với, cứu với, giết người, cứu, cứu – Tài nghe giọng đàn bà còn trẻ.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít " sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ hai.
Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Sáng hôm nay, thời tiết thật dễ chịu. Tôi xuống bếp mở cửa sổ ra cho thoáng để làm món trứng chiên khỏi bị hôi nhà. Một luồng gió mát rượi ùa vào khiến tôi thấy thoải mái, dù tối hôm qua chẳng ngủ được tí nào. Thật là vui mắt khi nhìn chảo trứng chiên sôi liu riu trên bếp. Trong tất cả các món ăn, trứng chiên là món dễ làm, nhìn hấp dẫn, và ăn rất thơm ngon. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi việc trên đời này đều đẹp và làm dễ dàng như món trứng chiên thì hay biết bao nhiêu. Người ta sẽ đỡ vất vả lo toan và tốn nhiều tâm huyết. Như chuyện của vợ chồng Tiến Mai vậy.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.