Hôm nay,  

Những Cây Ớt "Anh Hùng"

21/09/202014:29:00(Xem: 7716)

Phi Nguyễn
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít " sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ hai.



***

Viet ve nuoc My
Thế hệ thứ 3 của những cây ớt “anh hùng”!
Tháng 8/2017
Chiều nay chúng tôi đi phi trường để đón người chị ruột đến từ Texas.  Chị tôi năm nay đã 72 tuổi, quanh năm ngày tháng ít đi chơi, chỉ loanh quanh lẩn quẩn trong nhà, đùng một cái làm một chuyến đi “vĩ đại”!  Từ Việt Nam bay thẳng qua Miền Bắc California thăm Mẹ và các em, rồi đi xuống miền Nam Cali thăm sui gia. Từ miền Nam bay qua Texas thăm gia đình em chồng. Và hôm nay từ Texas bay qua thăm vợ chồng tôi ở chơi một tháng! Từ xa nhìn thấy chị xuất hiện trên chiếc xe lăn ông chồng tôi hốt hoảng:
- Chuyện gì đã xảy ra? Chị bị gì?
Tôi bảo: 
- Không có sao, chỉ là vì cái đầu gối bị thấp khớp nếu chị ấy đi bộ nhiều sẽ khó chịu.  Lại nữa vì không có tiếng Anh nên cũng cần có chiếc xe lăn để giúp chị chuyển phi trường dễ dàng hơn đó mà!
Ổng thở ra nhẹ nhõm:
 - À, ra vậy! 
Ông chồng tôi rất quí bà chị vợ. Trong gia đình tôi, trừ tôi, mấy chị em gái đều nấu ăn ngon mà chị Dung tôi là xuất sắc nhất.  Đã nấu ăn tuyệt ngon mà lại rất thích săn sóc người ăn! Hôm nay nấu món này chồng thích, ổng ưa cay, cho thêm một chút cay! Ngày mai nấu món nọ con gái ưa, nó không thích tỏi, ừ, khỏi bỏ tỏi! Ngày mốt chăm chút làm món beefsteak cho thằng cháu ngoại, nó kêu đừng làm chín quá, hơi sống sống nghen bà Ngoại, ừ, thì hơi sống sống! Cứ thế mà chị xà quần với cái menu của thực khách gia đình mỗi ngày! Mỗi lần về VN chúng tôi luôn được chị nấu cho ăn đủ thứ món hấp dẫn!  Ông chồng tôi vốn bị dị ứng với hành.  Nếu vì lý do gì mà ổng nuốt phải hành là coi như tai họa! Biết thế nên chị canh kỷ từng món không cho tí hành nào xen vào, đôi khi còn nấu riêng để bảo đảm an toàn! Bên cạnh đó hằng ngày chị nấu nước gừng cho uống mỗi ngày để khỏi bị “chột” bụng! Ông chồng tôi rất cảm kích sự ân cần này và quí bà chị vợ vô cùng, nghe tin chị qua ổng rất vui bàn với tôi là đưa chị đi chơi khắp nơi!
Nói chuyện nấu ăn ngon của bà chị mình tôi lại nhớ! Ngày chưa đi lấy chồng chị đã là “bếp trưởng” trong nhà! Nấu ăn hết sẩy, món nào ra món   nấy, không chê vào đâu được! Chị kế thừa cái tài năng của Mẹ tôi, Ba tôi rất vui lòng. Đã nấu ăn ngon lại còn thêm sự đam mê nữa, rất thích thú trong việc nấu nướng, bày ra đủ thứ món, không hề biết mệt! Tôi trái lại, gì chớ cái việc nấu ăn là không có tôi, chứ đừng nói đến chuyện say mê!  Đôi khi cũng cảm thấy guilty (có lỗi) nên xẹt xuống bếp để xem có phụ được gì. Mười lần như chục, sau khi lội qua lội lại vài vòng trong bếp đã nghe bà chị cả phán:
- Thôi đi lên nhà trên đan điết, làm thơ làm thiết,  viết văn viết viết gì đó cho rồi!  Bếp chật có thêm mày không làm được việc gì, vướng tay vướng chân quá! 
Bà chị tuông một tràng những sở thích của tôi với những trợ ngữ kèm theo có vần có điệu! “Được lời như cởi tấm lòng” thế là tôi dzọt lẹ lên nhà trên!
Có một lần đó xuống bếp, tốt giờ hay sao mà tôi được chị giao cho lặt hai bó rau muống để xào!  Xong việc được giao, đang rửa tay chuẩn bị chuồn lên nhà trên thì nghe chị kêu lên với Mẹ tôi:
- Trời ơi,  Mẹ coi con Phi lặt rau đây, còn sót bao nhiêu là cọng già!
Tiếng mẹ tôi: 
- Cái con ni hư thiệt! Chỉ có việc lặt rau mà cũng không nên thân!  Hư rứa thì mai mốt về làm dâu nhà người ta có bị la cũng đừng nói mụ gia (mẹ chồng) bất nhơn hỉ!
Bà chị phán:
- Kiểu này nó mai mốt chỉ có nước lấy chồng Mỹ Mẹ à!
Đang sắp sửa chuồn nghe nói tôi quay lại thắc mắc:
- Ủa, người Mỹ không ăn cơm à?
Bà chị nói chắc mẫm:
- Làm gì có!  Họ chỉ ăn bánh mì kẹp thịt nguội mỗi ngày thôi!
- À, ra thế! Tôi lẫm nhẫm,  khỏe nhỉ! Cái này coi bộ hay! 
Ngày tôi đính hôn, viết thư về báo tin. Câu đầu tiên tôi đọc được trong lá thư nhận được của chị là: “Thấy hồi đó ta nói “linh” không?” Tôi mỉm cười, “linh“ thiệt! Tiên tri!! Nhưng mà cũng ước là được gọi điện thoại về (thời đó không có gọi điện thoại dễ dàng như bây giờ) nói ngay với bà chị cả : “Vế 1 thì “linh” đấy, nhưng mà vế 2 thì “nhầm” nhá, nhầm to nha!! Vì người Mỹ không ăn bánh mì kẹp thịt nguội cả ngày như chị phán mà tối về ăn ra bữa đâu đấy, nền nã và qui cũ! Em của chị cũng đang “rét” đây!”
[]
Lên xe trên đường về nhà chị bảo:
- Cái xứ gì mà lớn quá chừng đi máy bay từ tiểu bang này đến tiểu bang kia kia mà phải mất đến 5, 6 tiếng!  Ở VN đi từ Saigon ra Nhatrang chưa tới 1 tiếng! Còn phi trường nữa, trời ơi, cái nào cũng to thù lù!  Ta mà không có chiếc xe lăn thì chỉ có nước ngồi đó mà khóc thôi! Làm sao mà biết đường đi chớ!
Rồi chị thấp giọng:
- Nè, thấy ta dùng xe lăn ông Chuck có nói gì không?
- Nói gì là nói gì?
Chị ngập ngừng:
- Là nói..xạo đó, không có bệnh tật gì mà ngồi xe lăn!!!
- Không có đâu! Khi nãy thấy chị ngồi   xe lăn đi ra ổng hết hồn tưởng chị bị gì. Sau em nói thì hiểu ngay! 
Tôi tiếp:
- Xe lăn ở phi trường là phương tiện để giúp đở hành khách khi họ cần vì bất cứ lý do gì, không có gì phải ngại cả!
- Chị nghĩ xe lăn chỉ dành cho người tàn tật, mình đâu có bị gì, sợ nhiều khi người Mỹ nghĩ người VN xạo coi thường dân mình chớ! 
Ha ha..., bà chị tôi có lòng tự trọng dân tộc cũng cao chứ nhỉ! Tốt!!
Về đến nhà sau khi soạn đồ đạc xong, chị đưa cho tôi 2 bịch ớt bảo: 
- Bỏ vô tủ lạnh giùm chị.  Ớt sau vườn nhà chú Thiện (em chồng của chị) đó. Chị muốn đem về cho mấy đứa nhỏ thấy cái tài của chú chúng nó, ông Giáo sư Gia Long ngày nào giờ là ông làm vườn thật giỏi! Chú trồng nhiều thứ lắm mà chỉ có ớt là dễ đem về nên chị lấy ít ớt thôi. 
Thế là 2 bịch ớt đỏ au, tươi roi rói được bỏ vào ngăn đá trong tủ lạnh để chờ ngày về VN!
Tháng 9/ 2017
Quay qua quay lại mới đó mà đã đến ngày bà chị tôi rời Mỹ, đồ đạc đã gọi ghém kỷ lưởng sẵn sàng để trở về Việt Nam.  Ngồi trên chuyến bay từ Georgia đến California bất chợt chị  thảng thốt kêu lên: 
-Trời ơi, quên 02 bịch ớt trong tủ lạnh rồi!
- Thôi rồi, quên rồi!  Nhưng không sao, để em gọi điện thoại nói Chuck đem qua, vì 02 ngày nữa ổng cũng qua để đưa chị lên phi trường mà! 
Đúng 2 ngày sau 2 bịch ớt đi theo ông chồng tôi có mặt ở Cali.  Cô em dâu Tùng bỏ vào ngăn đá vì còn ba ngày nữa mới rời Mỹ.  Sau ba ngày với bao tất bật, đi mua thêm đồ đạc, đóng gói, đóng thùng hành lý, cuối cùng tất cả rồi cũng đâu đó xong xuôi.  Buổi tối xếp hàng chờ cân hành lý ở phi trường San Francisco, chị tôi chợt như nhớ ra: 
- Ới Tùng ơi, có bỏ 02 bịch ớt vô trong thùng cho chị không vậy? 
Tùng nói:
 - Thôi rồi, em quên mất hai cái bịch ớt rồi! 
Chị tiu nghỉu: 
- Uổng chưa!  Vậy là 02 bịch ớt này không có số về VN!
Cậu em Bang trêu:
- Không sao để mai em ra Bưu Điện gửi về VN cho!
Chị tưởng thật:
- Thôi đi, đừng gởi.  Đường xa nó rả đá ra ướt tèm lem làm sao!
Thằng cháu Minh đứng gần xen vào:
- Chú Bang thiệt tình à nghen! Hai cái bịch ớt này nghe nói được đưa về VN, tụi nó sợ quá đã “trốn” ở lại mà giờ Chú lại “cưởng bức” chúng nó hồi hương! Tội nghiệp tụi nó chứ!
Mọi người lăn ra cười làm bà chị cũng cười, quên nỗi buồn thiếu hai bịch ớt!!! Ông chồng tôi đứng đó ngơ ngác không hiểu chuyện gì mà mọi người phá ra cười.  Tôi nói lại, ổng thấm ý cười vang!
[]
Chị Dung trở về VN rồi thì hôm sau vợ chồng tôi cũng chuẩn bị về nhà của mình.  Buổi tối trước khi đi ngủ Tùng dặn:
- Sáng sớm mai trước khi ra phi trường chị Phi nhớ bỏ 02 bịch ớt mà chị Dung để quên vô giỏ nghe! Em bọc cẩn thận rồi, vẫn còn trong ngăn đá nên sẽ không bị ướt giỏ đâu!
 
Ừ, chị sẽ mang về chứ!  Để lại đây mấy đứa em cũng quăng vô thùng rác thôi. Ở Cali, chốn “phồn hoa đô hội”, chợ búa VN sát gần bên, quanh năm rau quả VN tươi tốt không thiếu một thứ gì, đồ rau quả đông lạnh không bao giờ có mặt trong tủ lạnh của gia đình VN!
Cho hay ta đã già rồi, trí nhớ đi lang thang, rong chơi xa theo năm tháng! 
Tùng đã dặn đi dặn lại mấy lần, và ta cũng đã dặn ta nhiều lần buổi tối hôm đó, thế mà chiều hôm sau về tới nhà mới khám phá ra là đã không có 2 bịch ớt cùng về!
Gọi qua cho Tùng kêu cứ cất đó, đừng vất đi, mai mốt có dịp gửi qua cho chị!
Tháng 12/2017
Dịp đã đến, tháng 12 vợ chồng cậu em Bang Tùng gửi qua 01 thùng lớn hồng dòn, loại trái cây mà tôi ưa thích nhất ở Mỹ!  Mở ra, thấy có 02 bịch ớt nằm trong góc thùng. Mặc dù ướt chẹp nhẹp nhưng vẫn còn “xinh đẹp” chán! Cho vào ngăn đá ngay để còn ăn được suốt mùa Đông dài! 
Mấy hôm sau gọi cho Hà Tiên, con gái chú Thiện, bên Texas kể chuyện 2 bịch ớt đi du lịch! Con bé vừa nghe la toáng lên: 
- Dzụt đi Dì ơi, lâu quá rồi!  Ba con còn nhiều ớt sau vườn lắm để con gửi ớt tươi qua cho Dì ăn. 
Thôi thôi con ơi, cám ơn con!  Nhưng mà đừng có gửi qua, 02 bịch ớt này vẫn còn “phong độ” lắm!  Sẽ rất là phí phạm khi “dzụt” đi!  Chỗ Dì ở, chốn “khỉ ho cò gáy”, người Việt đếm trên đầu ngón tay!  Chợ búa VN xa, muốn mua rau quả VN phải lái xe đi về hơn 3 tiếng đồng hồ.  Nên chi Dì quen ăn đồ đông lạnh rồi, vẫn ngon như thường con ơi!
Tháng 2/2018
Đang ngồi ăn trưa, thấy có mấy cái mầm xanh xanh nhú lên trong chậu cây kiểng trong phòng làm việc.  Lại gần xem thử, a, mấy cây ớt con! Thì ra trong giờ ăn trưa những lần trước, tôi quăng những hột ớt vào đây, và giờ thì lên cây!  Xem nào, tháng 8 năm ngoái (2017) tháng 9, tháng 10, tháng 11, tháng 12, rồi tháng 1, tháng 2 của năm nay (2018).  Sáu tháng ở trong ngăn đá mà hột vẫn còn mầm sống! Hay quá ha!  Chờ thêm vài tuần cho cây cao hơn, có thêm lá và khí hậu bên ngoài ấm hơn ta bứng ra đem về trồng trong khu vườn nhỏ sau nhà. 
Tháng 8/2018
Và giờ đây, hai bịch ớt đi du lịch một vòng năm ngoái, những quả ớt nằm trong ngăn đá 6 tháng trời giờ xuất hiện sống động trước mắt: cành lá xanh tươi, trái trỉu cành! Những trái ớt chín đỏ au, tươi roi rói như ngày nào chúng từ Texas đến Georgia một năm về trước.  Chị Dung ơi, ước gì VN ở sát bên em sẽ bỏ những trái ớt này vào 02 bịch nilon, với tay đưa qua cho chị, để chị kể với các cháu đây là “hậu duệ” của 02 bịch ớt năm ngoái chị bỏ quên!
[]
Cám ơn những bộ nhớ đã lão hóa theo thời gian, những bộ nhớ không còn tinh tường, quên tới quên lui nên ta mới có những cây ớt trỉu quả trong vườn ngày hôm nay! Nhưng trên tất cả cám ơn 02 bịch ớt không muốn bị “cưởng bức” đem về VN, đã “trốn” ở lại nên giờ đây ta có những trái ớt tươi, thơm trong các bữa ăn. Ta hứa với các ngươi ta sẽ lưu giống “anh hùng” của các ngươi cẩn thận.  Cuối mùa ta sẽ bỏ các ngươi vào ngăn đá đợi đến mùa Xuân năm sau ươm mầm. Và cứ thế tiếp tục! 
Tháng 8/2020
Đến nay đã là 3 năm tròn, những cây ớt “anh hùng” đã đến thế hệ thứ 3 trong mảnh vườn nhỏ, xanh tươi và trái trĩu cành!
Thế là ta đã giữ đúng lời hứa với các ngươi rồi nhé! Những cây ớt “anh hùng” ngày nào đã được nhân giống! Và thế là các ngươi cũng đã đạt được mong ước của mình là chọn mảnh đất lành để ở lại! Mảnh đất lành đầy thức ăn này đã không phụ lòng người muốn nương náu, nước tưới mỗi ngày, cỏ khô phủ để giữ ấm khi đêm về!
Đến thế hệ thứ 3 này các ngươi đã sum sê hơn, nhiều trái hơn. Hãy tiếp tục phát triển đời sống, khỏe mạnh, trái trĩu cành như các ngươi đã làm, nối tiếp đời sống tốt đẹp đến mỗi thế hệ để không phụ lòng kẻ nhân giống cũng như làm đẹp mảnh đất đã cưu mang mình nhé! Nếu vì bất cứ một lý do gì để rồi các ngươi hư hỏng, lụn tàn thì ta đây và mảnh đất này sẽ buồn biết bao!
Thế hệ thứ 3 của những cây ớt “anh hùng”!
 
Phi Nguyễn 
Tháng 8/2020

Ý kiến bạn đọc
26/09/202022:54:22
Khách
Tác phẩm quá hay, súc tích mà sống động.
Hành trình dzic dzac của mấy quả ớt làm nên câu chuyện hấp dẫn. Đi rồi bị bỏ lại, rồi lại đi, lại ở, lại quay về. Ai ngờ cái kết có hậu với sự hồi sinh, sức sống mãnh liệt tạo thêm nhiều thế hệ “anh hùng “.
Rồi lại thêm chuyện nhà, thấy đầm ấm gia đình. Người đọc như thấy nếp nhà Việt thuở ấu thơ. Gian bếp là nơi phụ nữ thể hiện sức mạnh của mình. Thoảng có người học lên cao, văn chương chữ nghĩa.
Lại thấy đường đời người qua hành trình của mấy trái ớt kia. Người Việt di cư hẳn sẽ ấm lòng vì khi xưa cũng mong manh, thụ động như mấy quả ớt. Vượt bao chặng đường xa vạn dặm, chịu khó trong giá rét, nay đã vài thế hệ sinh ra.
Truyện không dài, nhưng phải đọc chậm, vừa đọc vừa uống cà phê để nhâm nhi mới thấm cái tình cái ý bên trong. Ớt không cay mà ấm.
Thành &Mai
22/09/202014:40:40
Khách
Hay quá, dễ thương quá, hóm hỉnh, vui, mong tác giả viết thêm nhiều nhiều.
22/09/202012:43:07
Khách
Bài viết dễ thương! Ớt cũng có số. À mà hạt giống trong freezer cũng trồng được hay nhỉ, mình sẽ bắt chước. Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,800,751
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Những tiếng động mạnh và la hét đánh thức kẻ hay mộng mị như Tài vào nửa đêm. Đang mơ ngủ, Tài tưởng rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng như mọi khi. Nó nghĩ mình đang ở quán bia ôm khi các cậu ma cô cùng các cô tiếp viên đánh và chửi khách không cho tiền bo. Tài đang định ngủ lại thì nghe tiếng chân chạy xuống cầu thang rồi tiếng kêu xé màn đêm: - Cứu với, cứu với, giết người, cứu, cứu – Tài nghe giọng đàn bà còn trẻ.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Sáng hôm nay, thời tiết thật dễ chịu. Tôi xuống bếp mở cửa sổ ra cho thoáng để làm món trứng chiên khỏi bị hôi nhà. Một luồng gió mát rượi ùa vào khiến tôi thấy thoải mái, dù tối hôm qua chẳng ngủ được tí nào. Thật là vui mắt khi nhìn chảo trứng chiên sôi liu riu trên bếp. Trong tất cả các món ăn, trứng chiên là món dễ làm, nhìn hấp dẫn, và ăn rất thơm ngon. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi việc trên đời này đều đẹp và làm dễ dàng như món trứng chiên thì hay biết bao nhiêu. Người ta sẽ đỡ vất vả lo toan và tốn nhiều tâm huyết. Như chuyện của vợ chồng Tiến Mai vậy.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến