Hôm nay,  

Màu Cờ Sắc Áo

11/12/202000:03:00(Xem: 10166)

 

HINH VIET VE NUOC MY

Hình minh họa. Cổ Thành Quảng Trị trong trận chiến mùa hè đỏ lửa. (www.vietsugiaithoai.com)

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.

 

***

 

Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt. Chuyện đứa nào được chọn kéo cờ, đứa nào không thuộc bài quốc ca không quan trọng, cả lá quốc kỳ cũng không gây xúc động gì cho tới hôm thấy trên mặt báo bức ảnh những người lính cắm cờ tái chiếm Cổ thành. Tôi nhớ đến những bậc đàn anh trong xóm đã tử trận trong mùa hè đỏ lửa ngoài miền Trung xa xôi đến cỡ nào thì tôi cũng không hình dung ra được. Chỉ nhớ thỉnh thoảng, một cái xe nhà binh chở cỗ quan tài phủ cờ Tổ quốc tri ân lặng lẽ đi vào xóm nhỏ, nhưng lại là chuyện lớn của xóm nhà quanh năm rợp bóng những hàng tre; con sông quê vẫn nước lớn nước ròng, nhưng có những người anh đã trở về trong thương tiếc của cả xóm; hàng tre quen đứng yên cúi đầu, con sông quê ngại ngùng soi bóng người goá phụ với mảnh khăn tang trắng trên đầu vẫn ra sông giặt giũ quần áo cho cả nhà, gánh nước về nhà dùng khi chiều chạng vạng… Tất cả cũng vì màu cờ sắc áo mà các anh phải để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ, em dại hoang hoải với suốt cuộc đời họ.

Với cậu bé tôi thì lá cờ không còn đơn giản là tấm vải màu vàng có ba sọc đỏ trên ấy như hôm qua tôi còn thơ dại. Lá cờ sau mất mát của xóm làng, những chú bé bị mất mát đàn anh luôn che chở, bảo bọc cho chúng tôi không còn nữa. Lá cờ mang màu sắc tâm linh đi vào lòng người non trẻ vì việc chào cờ sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường không còn là công việc phải làm một cách bắt buộc mà lòng tự hào về lá quốc kỳ cứ dâng lên khi đã thấy được hồn thiêng sông núi phất phới bay với biết bao xương máu của tiền nhân, đến cha ông ta, rồi các anh tôi đã hy sinh để bảo vệ màu cờ sắc áo.
   
Nhưng lá cờ đã trở thành linh vật trong lòng chú bé con không được bao lâu thì chính những người quen trong xóm làng lại vội vã đem đốt chúng đi để tránh tai bay vạ gió sau biến cố lịch sử ở quê nhà. Tôi không còn nhỏ, dù chưa có quan điểm rõ ràng, cứ như là bản năng tôi không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng nên không tham gia đoàn đội, không khăn quàng đỏ, chẳng cháu ngoan bác Hồ gì hết. Cái danh hiệu tôi không tìm kiếm mà đạt được là “học sinh cá biệt” trong bối cảnh nhà tan cửa nát, gia đình ly tán, người thân muôn phương, bạn bè thất lạc. “Tôi đi giữa phố phường/ chỉ thấy mưa sa trên nền cờ đỏ”, câu thơ của Trần Dần là người bạn song hành cùng tôi trên mọi nẻo đường, suốt những năm tháng xuôi ngược nơi quê nhà để tìm đường vượt biển.
  
Ra hải ngoại, có hôm ngồi nhìn bức ảnh những cô gái Việt mặc áo dài trắng, cầm cờ vàng ba sọc đỏ diễu hành trên đường phố Bolsa bên Calif. Tôi thấy hạnh phúc ngập lòng tôi với niềm tin các anh tôi đã hy sinh vì màu cờ sắc áo đang được an ủi sau mấy mươi năm dài rêu phong cỏ dại phủ lấp những nấm mồ chiến sĩ vô danh. Thỉnh thoảng chạy ngang Trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt nơi thành phố tôi đang sinh sống, thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay, tự nhiên thấy ngậm ngùi trong lòng mình; tự nhớ câu nói bất hủ của cố tổng thống John F. Kennedy, “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gỉ cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc.”
  
Từ một đứa trẻ được giáo dục, hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự hào với lá quốc kỳ của đất nước mình. Đứa trẻ trong chiến tranh thì nay đã là một người có tuổi sau bốn mươi lăm năm im tiếng súng vẫn son sắt tấm lòng thủy chung với màu cờ sắc áo của tiền nhân, cha ông, những bậc đàn anh đã hy sinh để giữ gìn. Làm sao tôi có thể chấp nhận được lá cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc của Việt nam? Nhưng đúng là tôi đã không làm được gì cho tổ quốc tôi. Thậm chí đôi khi tự lừa dối mình ở hải ngoại để ảo tưởng về sự bình an, tự vỗ về nỗi nhớ quê xa khi năm tàn tháng tận bằng những nghịch lý giữa tri thức và tâm thức. Tôi đã không làm được gì cho tổ quốc tôi từ khi tôi còn là một cậu bé chơi đá banh ny-lon trên hè phố Sài gòn với bạn bè thì ước mơ trong lòng những chú bé đá banh ny-lon trên hè phố Sài gòn rất giống nhau là lớn lên, mình sẽ khoác áo đội tuyển quốc gia để làm vang danh Việt nam trên sân bóng quốc tế. Nhưng may mắn chỉ đến được mức làm học trò của huấn luyện viên Tam Lang, những năm đói nghèo ở quê nhà nhưng chiều chiều ra sân banh tập banh với những danh thủ thần tượng của lớp trẻ tôi như những chú Cù Sinh, chú Trung đầu hói, Chú Vinh đầu hói, chú Thà, chú Can, thủ môn Rạng. Các chú là chiến hữu của sư phụ Tam Lang đã đem về cho quê hương chức vô địch túc cầu Đông nam Á năm 1959.
  
Sáu mươi năm sau đội tuyển Việt nam mới đoạt được chức Vô địch bóng đá Đông nam Á lần thứ hai. Tôi ngồi xem tivi từ một nơi xa cách quê nhà tới nửa vòng trái đất. Trong lòng có mừng thầm khi thấy những chàng trai chơi bóng đá của Việt nam bây giờ hầu như đều có chiều cao và thể lực tốt hơn thế hệ chúng tôi khi còn trẻ. Qua cách họ chơi bóng có thể thấy được họ là những cầu thủ có trường lớp, được đào tạo bài bản từ những câu lạc bộ bóng đá. Nghe sướng ngôn viên tường thuật bóng đá nói về họ, ai đang chơi cho câu lạc bộ nào bên châu Âu, ở nước ngoài. Thật thương cảm cho thế hệ tài năng tự phát của chúng tôi. Bối cảnh xã hội thời tôi lớn là cả nước đói nghèo thì làm sao chúng tôi có thể đạt được những thành tích đáng nhớ như thời đội tuyển Việt nam với thủ quân Tam Lang, thủ môn danh bất hư truyền là chú Rạng.
  

Sáu mươi năm sau, lớp trẻ mới của Việt nam đã lập lại được thành tích của thế hệ cha chú trong thế kỷ trước. Tôi hân hoan theo lòng yêu nước Việt, tôi mến mộ những tài năng trẻ của Việt nam đương đại trong môn túc cầu; tôi yêu qúy họ về mặt đức độ trong thể thao vì họ chơi bóng rất hiền, có cư xử văn minh trong những tình huống va chạm. Tôi thương lắm đội bóng quê nhà, chỉ có điều tôi chịu không nổi màu áo đỏ của họ với ngôi sao vàng to đùng trước ngực. Tôi ngạt thở khi ống kính truyền hình hướng lên khán đài cả rừng cờ đỏ sao vàng của cổ động viên. Ống kính truyền hình quay đến gương mặt của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với bà chủ tịch quốc hội Kim Ngân gì đó đang ngồi xem đá banh. Tôi rời màn hình tivi đi rót ly nước uống dù không thấy khát. Nhưng tôi vẫn không trốn được tôi với những trăn trở sau khi tắt tivi, khi nhớ tới người bạn trẻ sau khi tung lưới đối thủ, tay anh nâng lá cờ đỏ sao vàng trên ngực áo anh lên, môi anh cúi xuống để hôn lá cờ trước khi đồng đội của anh kịp tới chúc mừng anh với bàn thắng đẹp. Rồi hình ảnh những cô gái Việt thật xinh đẹp trên khán đài, họ dán lên gò má họ lá cờ đỏ sao vàng hình trái tim. Tôi tự hỏi sao tôi hãnh diện khi một vận động viên Mỹ đạt được huy chương vàng ở Thế vận hội, thường là họ khoác lên người họ lá cờ Mỹ và chạy quanh vận động trường để cảm ơn sự khích lệ của khán giải, để truyền ra thế giới thông điệp tự hào, vẻ vang của người Mỹ và nước Mỹ thì tôi tự hào lây, cho là hình ảnh đẹp? Vậy quyền yêu đất nước và tự hào dân tộc của những bạn trẻ Việt nam hôm nay có bị phân biệt đối xử không? Với lứa tuổi hai mươi của họ thì chắc là nhiều bạn trẻ không hề hay biết đã có một cuộc nội chiến ở Việt nam vô cùng khốc liệt. Hậu quả của cuộc chiến ấy là hố phân cách quốc-cộng trong lòng những thế hệ trước không thể nào khoả lấp được. Tôi chỉ sợ mình lung lay tinh thần, ý chí không đội trời chung với cộng sản. Nhưng tôi cũng không muốn có thành kiến với thế hệ sau mình vì họ được sinh ra ở một đất nước cộng sản thì lá cờ cộng sản cũng vẫn là quốc kỳ của họ nên khi lập được thành tích làm vẻ vang dân tộc thì họ hôn lên lá cờ để tỏ lòng biết ơn quê hương, đất nước đã sinh ra họ. Họ là những cô cậu bé con tới tuổi vào trường đều mang khăn quàng đỏ như nhau nên chiếc khăn quàng đỏ là người bạn nhỏ của tuổi thơ. Tôi đã xem một đoạn phim để lại trong tôi nhiều trắc ẩn. Nội dung phim quá bình thường nên lòng trắc ẩn lại càng sâu. Chuyện về người thanh niên chừng ba mươi tuổi, anh ta câu cá trên cây cầu xi măng mà ngày xưa là cây cầu khỉ. Cây cầu xi măng không lớn đến xe hơi qua được, nhưng anh ta cũng thành tâm gởi lời cảm ơn đến những bà con ở hải ngoại đã gởi tiền về giúp đỡ cho xóm anh xây dựng được cây cần xi măng cho cả xóm không còn vất vả như lúc anh còn nhỏ phải qua cây cầu khỉ này để đi học. Thế rồi một chú bé chừng mười tuổi đi học về, chú bé hỏi người thanh niên,
  
“Có cá không chú?”
  
“Có, chú câu được ba bốn con rồi.”
  
“Vậy để con về nhà lấy cần câu ra đây câu với chú cho vui. Chú cho con câu ké mồi của chú được không, vì giờ mà con đi đào trùng thì lâu lắm…”
  
“Được, chú có nhiều mồi mà. Nhưng câu lên chia đôi nha, tại con câu được cá nhưng mồi của chú.”
  
“Con biết chú nói chơi với con thôi phải không?”
  
Cậu bé rất dễ thương và có phần lém lỉnh. Họ không quen biết nhau, nhưng người miền tây hệch hạc, chân tình như bà con bên nội bên ngoại với nhau vậy. Loáng chút thì chú bé đã bỏ cặp táp ở nhà, xách cây cần câu độ của nó ra tới cầu xi măng. Thấy cây cần câu mà thương cho chú bé nghèo ở quê xa. Tôi ước gì liên lạc được thì cho nó một cây cần câu cho tử tế một chút.
  
Người thanh niên nói chuyện với chú bé,
  
“Trời. Cây cần câu của con ngầu vậy?”
  
“Bữa đó có chú kia câu cá ở cầu này, dính cá lớn mà cây cần này nhỏ quá nên nó gãy. Chú tháo ổ quay ra rồi bỏ cây cần. Con xin được đem về quấn băng keo lại nhưng con cột cước câu thôi chứ con không có ổ quay. Tới chú khác tới câu, thấy con không có ổ quay nên chú đó cho con cái ổ quay mà chú có dư. Con mới xài được có mấy ngày thì hồi dính cá, con lo gỡ cá mà quên để cần câu sát vô trong lề nên bị xe cán gãy chỗ gắn ổ quay vô cần câu. Con phải quấn hết hai cuộn băng keo nữa mới giữ được cái ổ quay dính vô cây cần câu. Rồi hôm trước con đi thọc ổ kiến để câu cá, bị gãy cái đọt cần, về quấn tới hết băng keo của ba con luôn. Nên giờ chú mới thấy cây cần câu của con tan nát hết, nhưng là cần độ nha chú, chưa bao giờ con đi câu mà không có cá!”
  
Thế rồi nó câu lai rai cũng được mấy con cá chốt bằng ngón tay. Người thanh niên thì dính con cá tra sông chừng hai ký lô. Chú bé đứng tròng, tròn mắt nhìn con cá lớn mà nó gọi là quái thú dưới sông. Nó tính toán đầu đuôi nấu canh chua, mấy khúc mình kho mặn là ăn cơm hết sảy…
  
Người thanh niên ra giá với chú bé, “Vậy bây giờ mình trao đổi, chú thích cây cần câu độ của con. Chịu đổi cho chú thì con bắt cá lớn về nấu canh chua với kho mặn? Chú cho luôn mấy con cá nhỏ nhỏ mà chú câu được.”
   
Chú bé ra chiều suy tư nhưng quyết định không như người lớn nghĩ, “… Con không đổi đâu chú ơi! Cây cần độ này của con mà gặp bữa nào hên con cũng câu được cá lớn như chú. Bữa không hên mấy cũng được mấy con cá chốt về cho má con kho lên ăn cơm. Bây giờ đổi với chú thì chiều nay huy hoàng, nhưng ngày mai thì cá chốt kho tiêu con cũng không có mà ăn…”
  
Người thanh niên không từ bỏ cuộc trò chuyện lý thú với cậu bé khôn lanh nhưng rất lễ phép. “Tùy con thôi. Cây cần câu gì mà gãy trên đọt vì thọc ổ kiến, gãy thân nối vì bắt cá lớn, ổ quay bị xe cán… Hết cây cần câu quấn băng keo tới hết băng keo của ba ở nhà. Vậy mà không đổi con cá tra sông nặng hai ba ký không chừng?”
  
“…”
   
“Vậy thôi đổi cái khác cho chú nha? Cây cần câu độ thì để kiếm ăn là phải rồi, nhưng ngoài ra con đâu còn cái gì để đổi. Không lẽ đổi cho chú cái khăn quàng đỏ trên cổ con. Chú lấy làm gì?”
  
“Không được đâu. Cái này là bùa hộ mạng của con đó. Chú đừng nói chơi.”
  
Tôi ngồi xem đang vui vẻ với tiên đoán là người thanh niên chọc ghẹo chú bé cho vui câu cá. Rồi khi ra về thì anh cũng cho chú bé con cá lớn thôi. Chú bé tội nghiệp nhưng rất khôn lanh và lễ phép thì ai không thương. Nhưng tôi ngỡ ngàng với chú bé biết tính toán thiệt hơn, đường ngắn đường dài nếu đổi con cá lấy cây cần câu độ, một sự tính toán rất lý trí của người thông minh. Nhưng khi nói tới đổi cái khăn quàng đỏ thì chú bé dứt khoát. Để chứng minh cho việc cái khăn quàng đỏ là bùa hộ mệnh của con, chú bé cũng làm động tác nâng cái khăn quàn đỏ lên môi hôn. Tôi thấy lại lòng oán hận cái khăn quàng đỏ của tôi mấy mươi năm trước vì nó chứng minh cho tôi đã mất tất cả khi chấp nhận đeo cái khăn quàng đỏ lên cổ mình. Nhưng chú bé trên màn hình tivi tôi đang xem không biết chiến tranh là gì, chú bé đã mất sạch từ khi chưa sinh ra nên yêu cái khăn quàng đỏ như bùa hộ mệnh.
  
Rồi mười năm, hai mươi năm nữa, đến thế hệ tôi cũng lần lượt ra đi. Khi ấy lòng thù hận hay tình yêu thương cũng đều vô nghĩa. Sao cứ sống nhọc lòng với quá khứ không vui, tương lai mờ mịt…

Ý kiến bạn đọc
26/01/202119:55:15
Khách
Thu Thu là CS nằm vùng nên dùng chữ CS: "hình sự", "phản động"
18/01/202101:43:42
Khách
Thu Thu nên sửa thành Tự Thú, tự mình nhận là hàng tôm hàng cá.
17/01/202115:11:57
Khách
Con Thu Thu đã viết: Bất đồng ý kiến với một người nào đó có cần nói người đó NGU ( chưa biết ai ngu hơn ai ? ) hay gọi họ là THẰNG hay là MỤ không ? Bởi vì PHẨM GÍA cũng như TƯ CÁCH của một con người có thể thấy được qua hành động , lời nói , cũng như lời văn . Đừng để cho người khác có cơ hội gọi mình là .."dân hàng tôm hàng cá"
Giờ nó lại viết: "bọn hình sự , bọn ngu ngốc, bọn phản động".
Nó đã tự chứng minh: PHẨM GÍA cũng như TƯ CÁCH của nó là .."dân hàng tôm hàng cá".
12/01/202123:17:17
Khách
Nhìn tấm hình này trong bài viết của anh Phan thấy cờ vàng ba sọc đỏ treo lên trên đỉnh tháp cao ở Cổ Thành Quảng Trị trong trận chiến mùa hè đỏ lửa , cho biết là ngày đó là ngày chiến thắng vẻ vang của Quân Lực VNCH . Mổi khi thắng trận vẻ vang , Quân Lực VNCH hảnh diện treo cờ vàng ba sọc đỏ cao lên để mừng chiến thắng .

Cũng chính lá cờ vàng ba sọc đỏ đó , đã được treo lên đỉnh cao của toà nhà Quốc Hội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn . Có thể thấy tấm hình này (xin đọc Việt Báo : Hỏi Bác Giao Chỉ : Tuần lể 2/2021-Ngày 10-01-2021 -Cho hay muôn sự tại trời) .

Không biết tâm trạng của nhóm cuồng Trump HÙNG HỔ khi treo cờ vàng ba sọc đỏ tại đỉnh cao ở toà nhà Quốc Hội Mỹ có mang cảm gíac " CHIỀN THẮNG VẺ VANG ĐỂ ĂN MỪNG VÀ HẢNH DIỆN LÀ ĐÃ CHIẾM ĐƯỢC TOÀ NHÀ QUỐC HỘI MỸ " . Khi mà các báo chí , truyền thông nước ngoài gọi lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ cuả kẻ Phản Động .

Hành động treo cờ vàng ba sọc đỏ trong cả hai thời gian và không gian khác nhau : cảm giác của quí vị có mang tâm trạng chiến thắng vẻ vang ??? Hay là mang tâm trạng NHỤC NHÃ VÀ XẤU HỔ , khi chính lá cờ này bị báo chí Mỹ cũng như truyền thông trên thế giới gọi lá cờ vàng ba sọc đỏ là một trong chín lá cờ của bọn hình sự , bọn ngu ngốc, bọn phản động .
09/01/202122:30:17
Khách
Một lần nữa , khi thấy cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trong cuộc nổi loạn vừa qua tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn . Lá cờ đó là niềm tự hào của những người VN hải ngoại . Trong lòng tôi tôn kính và yêu thương lá cờ đó trong những ngày đi học xa xưa ở miền nam VN .

Tỉ như có tiếng súng nổ , ông VN cầm cờ đó chết tôi không thương tiếc , tôi sẽ đau lòng nếu lá cờ này bị dẩm lên giày của bọn QAnon, Proud Boys. Nếu ông VN đó chết đi , ông ta không xứng đáng phủ cờ vàng ba sọc đỏ , mà là phủ vải trắng với hàng chử" I am Trump's bum-kisser" cùng với hàng chử "chết vì cuồng Trump" . Để mổi lần khi đi ngang mộ bia ông ta , khi thấy hàng chử này trên mộ bia chúng ta có thể thốt lên hai chử "đáng đời".

TÔI MỪNG LẮM , khi đọc tin tức trên Việt Báo về bức hình cờ vàng ba sọc đỏ , báo chí Mỹ xếp loại là một trong 9 lá cờ đứng chung hàng với cờ của bọn QAnon,Proud Boys ( tin tức trên Việt Báo : Báo Mỹ thắc mắc : cờ VNCH xen giữa rừng cờ da trắng thượng đẳng , tân phát xít trong cuộc tổng tấn công quốc hội .... ) .

Tôi đoán 100% từ đây về sau đám cuồng Trump, cũng như toàn bộ báo chí, radio, tất cả thông tin VN hải ngoại sẽ không bao giờ DÁM loan tin về cuồng Trump nửa .

Hy vọng sau này cộng đồng VN hải ngoại sẽ không phải LÊN ĐỒNG TẬP THỂ nữa . Đây là bài học cũng như cái giá phải trả của cộng đồng VN hải ngoại .

Hiện giờ những hệ thống truyền thông VN hải ngoại đang mang cảm gíac NHỤC NHÃ VÀ XẤU HỔ vì bị báo chí Mỹ xếp loại là "bọn hình sự" "bọn ngu ngốc".
25/12/202014:14:26
Khách
Xin Nguyen Bao nên tự trọng.
Phan
23/12/202023:12:49
Khách
Từhuy

Ông chúc mừng tiểu nhân vô lại Lê Như Đức Đù con!
Giờ con là biểu tượng của những nụ cười hả hê mỗi khi mọi người nhìn thấy con... Xức hiện trên đây.
Mỗi khi nhìn thấy tiểu nhân vô lại Lê Như Đức Đù Ẻo Ợt bước ra mọi người như nhìn thấy một rừng Fun, một bãi Fun!...

Từ đây trở đi, con chỉ cần Ẻo Ợt, nhẻo nhợt bước ra...
Không cần nói bất cứ điều gì cũng đã cho đời được những nụ cười vui..

Ôi công công Lê Như Đức Đù...
Là 1 rừng Fun là 1 bãi Fun... của tất cả mọi người trên đây!
Là hạnh phúc...
Là thoải mái...
Là nhẹ nhàng...
Là...
Sướng rên...
Mé đìu hiu!...
23/12/202023:08:22
Khách
Từhuy

Đức Ẻo Ợt...
Đức Nhão nhớt...
Đức Nhảy đổng...
Hổm giờ trên đây ai cũng biết, ai cũng gọi con là Đức Đần Đù...
Ông khác mọi người xíu là ông... chỉ cho mọi người biết thêm con chẳng phải đàn ông cũng nỏ phải đàn bà...
Và con...
Đích thực là một tiểu nhân vô lại từ trong trứng nước!

Báo cho con một tin vui nè.
Mọi người được một trận cười no khi thấy con Ẻo Ợt, nhão nhẹt nhảy dựng lên.
Đúng là công công Đức Đù!

Cứ thế mà Ẻo Ợt... Nhão nhớt... Đông đổng lên con nhé!
Giúp mọi người được những trận... cười no!
23/12/202014:49:31
Khách
Thu Thu không phải cám ơn, chỉ cần đừng có viết:
“Lá cờ vàng ba sọc đỏ đó nên được đốt hết đi , được chà đạp trên gót giầy của tất cả những người VN trên nước Mỹ. Lá cờ đó không còn xứng đáng treo chung trong cộng đồng VN ở hải ngoại nữa”.
Hay “Nếu sau này có ai hỏi chúng ta có thể trả lời : đó là lá cờ của đám thua cuộc ở VN và ngay cả thua cuộc ở Mỹ (trong việc ủng hộ Trump)”.
Tên Van tran, Nguyen Bao đồng ý cho đốt cờ hay nghĩ lá cờ của đám thua cuộc nên đồng ý vì chúng chỉ là những thứ không xứng đáng.
17/12/202019:09:53
Khách
Sau mấy mươi năm, nước Mỹ bị lợi dụng bởi các tập đòan lợi ích quốc tế, các chủ tài phiệt quốc tế, .... làm cho gánh nặng đổ lên lưng cho thế hệ tương lai (The current U.S. debt is $23.3 trillions as of February 2020). Bài viết sau đây cũa Nguyễn Trần Bạt giám đốc công ty luật nhỏ được đăng trên 1 bài báo ở Việt Nam "Minh định khái niệm"

Khi đã nhập nhèm về mặt khái niệm tức là nhập nhèm về mặt khoa học nhận thức. Mà nhập nhèm sẽ dẫn tới xây dựng hệ thống quản lý trên cơ sở nhập nhèm.
Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng ở nhiều quốc gia. Tổng thống Trump đã nhận ra sự nhập nhèm về mặt khái niệm tồn tại trong nhiều nhiệm kỳ của chính phủ Mỹ. Nó tạo ra trạng thái các quốc gia khác ăn trên lưng người Mỹ, quyền lợi Mỹ bị tước đoạt một cách khôn khéo. Ông Trump đã cho rằng nước Mỹ phải xác lập lại chất lượng đạo đức trong các quan hệ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,802,047
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Những tiếng động mạnh và la hét đánh thức kẻ hay mộng mị như Tài vào nửa đêm. Đang mơ ngủ, Tài tưởng rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng như mọi khi. Nó nghĩ mình đang ở quán bia ôm khi các cậu ma cô cùng các cô tiếp viên đánh và chửi khách không cho tiền bo. Tài đang định ngủ lại thì nghe tiếng chân chạy xuống cầu thang rồi tiếng kêu xé màn đêm: - Cứu với, cứu với, giết người, cứu, cứu – Tài nghe giọng đàn bà còn trẻ.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít " sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ hai.
Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Sáng hôm nay, thời tiết thật dễ chịu. Tôi xuống bếp mở cửa sổ ra cho thoáng để làm món trứng chiên khỏi bị hôi nhà. Một luồng gió mát rượi ùa vào khiến tôi thấy thoải mái, dù tối hôm qua chẳng ngủ được tí nào. Thật là vui mắt khi nhìn chảo trứng chiên sôi liu riu trên bếp. Trong tất cả các món ăn, trứng chiên là món dễ làm, nhìn hấp dẫn, và ăn rất thơm ngon. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi việc trên đời này đều đẹp và làm dễ dàng như món trứng chiên thì hay biết bao nhiêu. Người ta sẽ đỡ vất vả lo toan và tốn nhiều tâm huyết. Như chuyện của vợ chồng Tiến Mai vậy.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến