Hôm nay,  

Khu Chung Cư

18/09/202000:00:00(Xem: 7131)
HINH VIET VE NUOC MY

Khu chung cư.(hình minh họa - www.stonesthrowapts.com

                                                                                                                                                                                 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là  Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.

***


Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học. Tất cả quây quần, và đùm bọc lẫn nhau, sống trong căn apartment tại Alameda county. Thời gian trôi qua với những cố gắng không ngưng nghỉ - tất cả đã ổn định đời sống sau khi hoàn tất được chương trình tại các College và đại học, có được những công việc thích hợp với khả năng và nghành nghề của mỗi người. Và từ đó, mỗi cá nhân như những cánh chim sải cánh tung bay trên bầu trời tự do, với những kiến thức thâu đạt được từ một nền giáo dục khoa học và sáng tạo, làm hành trang để hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ.
 
Sau những năm tháng chờ đợi, hồ sơ bảo lãnh của người con cả cho cha mẹ vợ tôi qua Hoa Kỳ đoàn tụ đã được chấp thuận. Ngày đoàn tụ vui như ngày tết, anh em bên vợ tôi tổ chức tiệc mừng, vì đã đạt được ước nguyện mong chờ qua bao nhiêu năm tháng, trong thời gian đó, người em trai “nhà tôi” sau những năm tháng miệt mài trong giảng đường, đã quyết định sống đời tận hiến để phục vụ tha nhân, và hai trong ba chị em gái đã lập gia đình trước ngày bố mẹ vợ tôi được đoàn tụ với con cái, trong đó có “nhà tôi”.

Sau khi tới Hoa Kỳ, hai ông bà ở chung với người con trai cả khoảng một năm hơn. Nhà có ba phòng, tương đối đầy đủ tiện nghi trong một khu vực an ninh, rất yên tĩnh. Có lẽ, đời sống và tình hàng xóm láng giềng tại Việt Nam đã ăn sâu vào tâm khảm mỗi người, nhất là những người cao niên. Nên, khi người con trai và con dâu đi làm, căn nhà trở lên thanh vắng khiến hai ông bà cảm thấy lạc lõng trong một khu xóm không có tiếng người. Do đó, mỗi khi bố mẹ vợ tôi gọi cho tôi nhờ chở đi thăm người này hoặc người bạn kia thì tôi đã nhận lời ngay, để làm cho tinh thần ông bà cảm thấy khuây khỏa một phần nào.
 
Ngày này qua tháng khác, mỗi sáng, hai vợ chồng người con như những con chim lìa tổ đi kiếm mồi, nên dù sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi, nhưng thiếu tiếng người làm cho bố mẹ vợ tôi cảm thấy đời sống trở lên tù túng, ngột ngạt. Một hôm, được nghỉ một ngày giữa tuần, hai vợ chồng tôi lên thăm ông bà – hé tấm màn gió đượ treo phía trước phòng khách, thấy chúng tôi, bố vợ tôi vừa mở cánh cửa thì bà mẹ vợ tôi đã nói: “Ở đây ăn trưa nhé, ăn cho vui, nhà chẳng có ai”. Nhiều lần, trong sinh hoạt gia đình, bố vợ tôi thường nói: “ở Mỹ sướng thật, ngày đêm không lo bị công an, cảnh sát rình mò, muốn ăn gì, muốn cái gì cũng có, thật là cơ hội tốt cho những người trẻ tuổi muốn tiến thân. Chỉ có những người già như bố mẹ -  tiếng Anh tiếng Mỹ không biết, ù ù cạ cạc, giống như bị giam lỏng trong bốn bức tường ”. Nghe như vậy, con cháu lại góp chuyện làm vui để an ủi ông bà.........
 
Những lần vợ chồng tôi tới thăm vào ngày thường trong tuần, chỉ có hai ông bà ở nhà - qua những câu chuyện, tôi biết bố mẹ vợ tôi muốn có một đời sống thoải mái, có bạn bè lui tới uống trà, nhâm nhi vài chung rượu, bàn chuyện thiên hạ sự, không câu nệ giờ giấc sáng chiều và phiền hà tới đời sống của con cái. Nên sau những ngày tháng làm quen với các sinh hoạt của xã hội bản xứ, ông bà thường đi đến thăm bạn bè bằng xe bus, và khi được hưởng phúc lợi qua các chương trình an sinh xã hội dành cho người cao niên, thì hai ông bà đã muốn có một cuộc sống riêng tư. Đã nhiều lần bố vợ tôi hỏi ý kiến tôi, sau khi người con trai cả trong gia đình không đồng ý cho ông bà dọn ra với lý do: “làm cho thiên hạ đàm tiếu về cách ăn ở, hiếu nghĩa của con cái”. Để dung hòa, làm cho vấn đề cởi mở đôi chút, tôi thường đề nghị bố mẹ vợ tôi giải thích cho anh chị Hai hiểu. Tôi nói với ông “dâu là con rể là khách” nên con không có ý kiến gì về việc bố mẹ ở chung với anh chị Hai hay dọn ra. Nghe tôi lặp lại câu trả lời giống nhau mỗi khi bố vợ tôi đề cập tới, thì lần nào bố vợ tôi cũng nói: “Có mấy anh con rể mà anh nào cũng tránh trách nhiệm, bố đã giải thích nhiều rồi, nhưng anh chị Hai vẫn không chịu hiểu. Các anh chị phải hiểu là không có bố mẹ nào muốn làm phiền đến đời sống của con cái, và bố mẹ cũng cần có một cuộc sống riêng tư chứ. Đâu có phải là ở chung mới là có hiếu, có nghĩa, tại sao lại sợ dư luận thiên hạ đàm tiếu, chê cười – ai cười thì hở mười cái răng, có gì mà sợ. Chịu hay không, bố mẹ cũng sẽ dọn ra, đã có người lo chuyện này rồi, bố hỏi là hỏi vậy thôi”. Ông nói xong, rồi cười và hỏi lại tôi:” Anh thấy có đúng không?”.
 
Qua những những ngày tháng và trong sinh hoạt gia đình, tôi nhận thấy quan niệm của bố mẹ vợ tôi rất thực tế, nhưng là rể, lại ở vai em, nên tôi chỉ đề cập và có ý kiến một cách gián tiếp qua những câu chuyện với anh chị  em của vợ tôi về đời sống của những bậc cao niên đang sống nơi xứ người. Kết cuộc, việc gì đến sẽ đến – tất cả các con của bố mẹ vợ tôi đã mỗi người một tay sắp xếp lại căn apartment cho tiện nghi và sạch sẽ để bố mẹ vợ tôi sẽ dọn tới ở.
 
Khu chung cư cách khu phố tôi đang sinh sống khoảng bốn dặm, là một trong những khu chung cư có nhiều sắc dân thiểu số khác nhau. Những dãy nhà một tầng lầu được xây cất gần khúc cuối con đường Seven trees trên một khu đất hình tam giác, nằm giữa ba con đường có xe chạy suốt ngày đêm – đây là một trong các khu chung cư có giá cho mướn tương đối thấp so với giá thị trường, và đa số những người mướn là những gia đình gốc người Nam Mỹ, có lợi tức thấp và làm nghề lao động chân tay. Phần còn lại là những gia đình các sắc dân khác, có chương trình Housing hoặc Low Income bảo trợ.
 
Khu chung cư gồm những dãy nhà một phòng, hai hay ba phòng ngủ trên lầu hoặc ở dưới đất, được xây cất xen kẽ nhau. Đây là nơi cư ngụ của nhiều sắc dân thiểu số khác nhau. Những sinh họat thường nhật trong khu chung cư phản ảnh những phong tục và văn hóa của từng sắc dân. Qua cánh cổng đóng mở tự động để ra vào chun g cư, có những cụ ông hay cụ bà đi bộ hay chống gậy đi tới đi lui cho dãn gân cốt, cũng như lời và nhạc của những bản tình ca với những lời ca mang nhạc điệu Mễ Tây Cơ, hay các thể điệu và lời ca của những ngôn ngữ khác nhau được phát ra từ các dãy nhà trong khu chung cư. Mỗi cuối tuần, thường có những tiếng nói cười huyên náo, những lời ca, điệu nhạc kích động của các tiệc mừng sinh nhật từ một hai khu đất trống đầu dãy nhà, làm những người mới tới thăm thân nhân, hay bạn bè, cảm thấy như đang đi vào một nơi không an toàn. Nhưng thực ra, đó chỉ là những tập quán vui chơi bình thường của những gia đình gốc Nam Mỹ, mà những lời ca tiếng đàn cùng những lời nói, tiếng cười, đôi khi huyên náo hơn các sắc dân khác.

Cách chung cư khoảng một phần tư dặm là một khu shoping bình dân và một dải đất hẹp với những đồ phế thải của những người vô gia cư bỏ lại, sau những đêm dựng lều ngủ tạm phía sau cái nhà kho cũ - căn nhà đã được biến cải thành một tiệm sửa xe , trên vách tường có những hình vẽ và chữ viết nghuệch ngoạc, được vẽ hay viết một cách vội vàng lén lút vào những đêm khuya.

Tôi lái xe tới lui khu chung cư Arlacia này đã nhiều năm. Mỗi cuối tuần vợ chồng chúng tôi đến đón bố mẹ vợ chúng tôi đi tham dự thánh lễ Chúa nhật và những khi có việc cần. Nên đã quen thuộc phần lớn các sinh họat của cư dân khu chung cư, cũng như quen biết nhiều bà con, gia đình hàng xóm láng giềng của bố mẹ vợ tôi. Và từ ngày bố vợ tôi bị bịnh tiểu đường nặng, bị sỉu bất thường nhiều lần, thì chúng tôi tới lui nhiều hơn trước.
 
Những gia đình người Việt sống rải rác trong khu chung cư, tuy không quen biết nhau trước khi dọn tới khu chung cư. Nhưng đời sống trong khu chung cư giữa người Việt với nhau đã làm cho tình hàng xóm láng giềng của người Việt Nam như sống lại trong khu chung cư này. Phần lớn các gia đình người Việt cư ngụ trong khu chung cư này là những người công nhân của các hãng xưởng, họ đã cư ngụ ở đây từ năm này qua năm khác, trong đó có gia đình các cụ cao niên người Việt đang an dưỡng tuổi già qua các chương trình an sinh xã hội và các gia đình có lợi tức thấp hoặc qua Mỹ theo diện HO.
 
Các sinh họạt thường nhật của bà con người Việt với nhau rất thân tình và trầm lặng, đã tạo lên những khác biệt so với những sinh hoạt ồn ào đa dạng của các sắc dân khác. Cuộc sống của các gia đình người Việt như một mẫu mực sẵn có của một nền văn hóa truyền thống, cũng đã thành một tập quán tốt trong các sinh hoạt ở khu chung cư, dù hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau. Những sinh hoạt tương thân tương ái lẫn nhau giống như một cộng đoàn nho nhỏ thân thương, họ sống trong khu chung cư đa sắc tộc mà tình hàng xóm láng giềng giống như một làng xóm nho nhỏ ở miền ngoại ô Sài Gòn trước đây. Họ thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những chuyện vui, chuyện buồn, an ủi nhau khi gặp khó khăn, bịnh họan, mời chào, biếu và chỉ bảo nhau nấu nướng những món ăn mới lạ. Như những cánh chim rời tổ, cất cánh tung bay mỗi sớm mai - những người trẻ tuổi đến trường, người lớn đến các hãng xưởng công tư làm việc mỗi ngày, còn các cụ già ngồi bên nhau kể chuyện xưa, thăm hỏi nhau bên tách trà, hay rủ nhau đi bách bộ quanh quẩn bên các con lộ chạy chung quanh trong khu chung cư, vài ba cụ bà tay cầm cây gậy gắp những lon nhôm trong các bồn chứa vật liệu phế thải nằm cách biệt với các dãy nhà ở, chừng hai ba chục bước chân. Có một hai lần tôi hỏi một vài cụ bà: Sao cụ không nghỉ ngơi, bới chải làm gì cho khổ, lại sinh bịnh tật?
 
- Rảnh rỗi, đi tới đi lui cho khỏe đôi chân, tiện thể lượm mấy cái lon nhôm, bán được đồng nào hay đồng đó, để dành, rồi gởi về cho mấy đứa cháu nội mồ côi ở Việt Nam. Tôi có khăn vải để che mũi miệng nên không dễ gì bị lây bịnh đâu – một cụ bà trả lời, trong số hai ba cụ cùng đi chung, vừa đi vừa nói chuyện với nhau.
 
Sống trong khu chung cư với những người đồng cảnh ngộ, bên những cụ cao niên, lại được tham gia các sinh hoạt đạo đời với những người một cội nguồn làm bố mẹ vợ tôi vui hẳn lên, ông và bà không còn than phiền bị tù túng. Mỗi lần hai vợ chồng tôi ghé thăm đều gặp những ông bà hay các cụ cao niên đang ngồi uống trà, bàn chuyện đời, đôi khi đang cùng nhau gói bánh hoặc chỉ bảo nhau làm món ăn này, món ăn kia với tiếng nói cười dòn dã. Từ ngày được sống với tình hàng xóm láng giềng, bố mẹ vợ tôi đã cảm thấy có những năm tháng sống ở nước Mỹ rất an vui, hạnh phúc, nên bà mẹ vợ tôi thường khoe với con cháu: “các ông bà ở đây tốt với bố mẹ lắm, ở đây vui lắm, y như ở Việt Nam mình ngày xưa vậy”.
 
Như các cơ phận một chiếc xe hơi cũ, dù bảo trì tốt, đúng kỳ hạn đôi khi vẫn bị nằm đường bất thường. Thân thể của người cao niên theo ngày tháng trở lên già nua, yếu dần. Vì vậy khi bố vợ tôi qua tuổi “thất thập cổ lai hi” được năm bảy năm, ông đã bị xỉu bất thường. Qua các thử nghiệm, bác sỹ gia đình cho biết ông đã bị mắc bịnh tiểu đường nặng - cơ thể không còn sản xuất đủ Insulin để điều hòa đường lượng trong máu.
Căn bịnh đã làm mẹ vợ tôi trở thành một điều dưỡng viên bận rộn suốt ngày đêm trong việc săn sóc cho chồng. Mấy người con thì ở xa khu chung cư, nên trong một lần khẩn cấp đầu tiên, điện thoại báo bố vợ tôi bị xỉu, chúng tôi chạy tới thì cũng đã mất 10 phút, mặc dù vợ chồng chúng tôi ở gần khu chung cư nhất. Do đó tôi đã dặn mẹ vợ tôi: “Mỗi khi bố xỉu thì gọi 911 ngay, rồi kêu bà con lối xóm tới giúp, và nhờ gọi cho con cái, chứ đừng lo gọi con cho cái rồi chờ các con tới thì quá trễ”. Vì vậy, những lần nhận được điện thoại báo tin bố vợ tôi bị xỉu, khi chạy tới nơi chúng tôi đã thấy nhiều bà con đồng hương Việt cũng như bà con gốc người Nam Mỹ đang phụ giúp, và xe cứu thương đang chớp đèn ở phía trước nhà đậu xe. Nhờ tình đồng hương, tình nghĩa láng giềng sớm tối có nhau nên bố vợ tôi đã được cứu chữa kịp thời nhiều lần. Nếu chỉ có một mình bà mẹ vợ tôi thì bố vợ tôi chắc đã đi theo tiên tổ từ lâu rồi. Nhiều lần tôi tự nhủ - có trải qua hoạn nạn lúc thân cô thế cô mới thấy tình đồng bào, tình lối xóm tối sớm có nhau là trân quý.
 
Vì cơ thể không sản xuất đủ Insulin để điều hoà đường lượng, nên mỗi ngày với sự phụ giúp của mẹ vợ tôi, bố vợ tôi phải đo đường lượng năm lần ở đầu ngón tay, và căn cứ theo chỉ số đường lượng mỗi lần đo mà chích số lượng Insulin theo bản biểu đồ của bác sĩ đã hướng dẫn, uống thêm các loại thuốc theo toa bác sĩ trị bịnh như Metformin, và thuốc của các bác sĩ chuyên khoa tim phổi.....như Amlodipine Besylate, Atorvastatin hay Lovastatin...... cũng như ăn uống theo chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Là y tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, nên dù cao tuổi – một ngày năm lần, bố vợ tôi một tay kéo da vùng bụng, quanh cái rốn, môt tay cầm ống chích rất thành thạo. Chích xong, ông thường cười khà khà, nói:
- Đời chỉ thế mà thôi ! rồi ông hỏi: “phải không bà? ”. Nhưng cũng có những ngày ông ngồi lặng thinh sau khi chích xong mũi Insulin – có lẽ, ông đang suy tư mông lung về một vấn đề gì.
Có lần tôi qua thăm, gặp lúc ông vừa chích xong, bà mẹ vợ tôi nói:
 
- Hôm nay bố giỏi lắm, nhắc chích và uống thuốc là làm ngay. Đường lượng mấy bữa nay ổn định, bố ăn ngủ tốt, mẹ cũng mừng.
 
- Hôm nào mà tôi chẳng giỏi – bố vợ tôi nói, rồi ông cười.
 
Nghe bố vợ tôi nói vậy, bà mẹ vợ tôi lại nói:“Có lẽ bịnh nó hành bố hay sao con ạ, có những ngày nhắc bố đo đường để chích và uống thuốc, bố không chịu, bố la mẹ, nói bà lắm chuyện, lúc nào bà cũng đường đường, chích chích. Tôi không chích xem có chết thằng tây nào không. Mẹ phải lặng thinh, nhưng rồi sau đó bố cũng đo, cũng chích”. Mẹ vợ tôi nói xong, nhìn bố vợ tôi và cả hai cùng mỉm cười.
 
- Bà lại nói xấu tôi, nói xấu chồng con không tốt. Sao trước đây bà không nói, bây giờ mới nói – nói xong, ông cười mỉm.
 
- Con hỏi thăm thì tôi kể chuyện, chứ đâu có nói xấu ông đâu, lo cho ông không hết, có gì mà nói xấu ông, ừ ông giỏi, hôm nay giỏi lắm – bà mẹ vợ tôi vừa nói vừa cười.
 
Nghe những lời đối đáp qua lại, tôi chợt nghĩ đến tình nghĩa thủy chung trong tuổi già của bố mẹ vợ tôi. Tuy không là những lời nói và cử chỉ của thời thanh xuân. Nhưng phảng phất hình ảnh một tình yêu đã viên mãn trong đời sống hôn nhân, với những năm tháng hạnh phúc cũng như thăng trầm xa xưa mà ông bà thường kể lại cho con cháu nghe. Dù cho cả hai ông bà đang trải qua những ngày tháng về chiều với những vất vả và hy sinh của bà, để săn sóc đêm ngày cho căn bịnh tiểu đường trầm kha của ông.
 
Bịnh tiểu đường rất nguy hiểm, bịnh này sinh ra nhiều biến chứng liên quan đến tim, phổi, mắt, gan và ngoại diện như nổi lên những “mụn thịt” tương tự như “mụn cóc” trên mặt và cánh tay. Khi những “mụn thịt” nổi lên, bác sỹ chuyên khoa về Da sẽ dùng tia Laser để “bắn” làm nó biến mất......Do đó, bịnh nhân tiểu đường không chỉ đi bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên môn về bịnh tiểu đường mà còn phải đi kèm với các bác sĩ chuyên khoa khác nhau, tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ chuyên trị bịnh tiểu đường sẽ giới thiệu đi gặp các bác sĩ chuyên khoa khác nhau.
Khi đường lượng xuống bất thường dưới 70 làm bịnh nhân té xỉu, nểu không phát giác, cấp cứu kịp thời thì có thể đi theo ông bà, tổ tiên một cách lẹ làng. Do đó, khi bị tiểu đường nặng như bố vợ tôi, bác sĩ thường nhắc nhở đừng bao giờ để bịnh nhân ở nhà một mình. Còn nếu đường lượng cao trên mức trung bình 120, chẳng hạn 150 hay cao hơn nữa thì sẽ làm biến chứng gây suy yếu các cơ quan lục phủ ngũ tạng, rồi theo năm tháng tiến tới giai đoạn phải lọc máu hàng tuần, đi đứng khó khăn, phải ngồi xe lăn, và căn bịnh sẽ trở lên bất trị theo thời gian. Do đó, muốn duy trì đường lượng ở mức không cao hơn chỉ số 120 quá nhiều, đòi hỏi người săn sóc phải lưu tâm không chỉ đến chích, uống thuốc đúng giờ đúng liều lượng, mà còn để ý tới món ăn thích hợp, cũng như uống thêm sữa Insure loại dành riêng cho người bị tiểu đường, và tuyệt đối không được uống rượu, ăn mặn cũng như ăn ngọt. Ngoài ra, một đôi lần trong đêm phải tỉnh giấc, kiểm soát hơi thở người bịnh có bình thường không. Vì đôi khi đường lượng xuống qúa thấp trong lúc ngủ, người bịnh đang thở dốc, cần cấp cứu mà người ngủ bên cạnh ngủ say không biết, hoặc tưởng lầm là tiếng ngáy, và khi phát giác ra thì đã quá muộn. Vì vậy, nếu trong gia đình có một người bị bịnh tiểu đường nặng, lại cao tuổi thì sự chăm sóc tương đối vất vả, nhất là không thể bỏ bịnh nhân ở nhà một mình để đi đây đi đó được. Qua bao nhiêu năm tháng bố vợ tôi bị tiểu đường, và qua sự chăm sóc đêm ngày của mẹ vợ tôi. Tôi cảm nhận được những hy sinh và nhẫn nại mà mẹ vợ tôi đã và đang dành cho người bạn đường trong tuổi xế chiều thật đáng quý.

Với kinh nghiệm của những lần bị xỉu và những mách bảo của bạn bè. Nên, đã lâu nay, trong phòng vệ sinh, trong phòng ngủ, nơi phòng khách, bàn ăn, chỗ nào trong nhà bố mẹ vợ tôi cũng có lon Coke hay kẹo dễ tan để cấp cứu kịp thời khi thấy triệu chứng đường lượng sụt giảm bất thường. Đó là những lúc thấy vẻ mặt bịnh nhân khác thường, mắt hoa lên, lờ đờ như mắt cá ươn, mồ hôi xuất ra và tay chân đờ đẫn, hai đầu gối rung nhẹ. Nếu chậm trễ, bịnh nhân sẽ té xỉu cấp kỳ như những tuần lễ đầu tiên khi bố vợ tôi mắc chứng bịnh tiểu đường, vì trước đây không ai trong gia đình có kinh nghiệm về căn bịnh quái ác này.
 
Đọc các toa thuốc trị bịnh của các bác sỹ, tôi vẫn thường nghĩ đến sự may mắn của bố vợ tôi đang sống và được điều trị tại Hoa Kỳ với đầy đủ phương tiện y khoa tân tiến, một hệ thống an sinh, và chương trình SSI rất tốt dành cho các bậc cao niên. Vì với tình trạng thuốc giả và cuộc sống khó khăn hiện nay ở Việt Nam, làm sao tránh được mua phải thuốc giả và làm sao có đủ tiền mà chi trả cho bao nhiêu bác sỹ chữa trị các biến chứng liên quan đến bịnh tiểu đường -  nếu bố vợ tôi đang sinh sống ở Việt Nam với tính trạng bịnh tật như hiện nay!
 
Cuối tuần vừa qua, sau khi mua xong mấy thứ lặt vặt ở tiệm Home Depot gần khu vực chung cư, thuận đường, tôi ghé vào khu chung cư và vô tình gặp mấy cụ ông cũng như vài ba cụ bà thường hay đi lượm lon lade, chai nhựa đang ngồi chuyện trò với bố mẹ vợ tôi. Sau lời chào thăm xã giao, tôi hỏi: Hôm nay mấy bà, mấy cụ đi bộ để tập thể dục chưa?

- Chúng tôi vừa đi xong. Trên đường ai về nhà nấy, chúng tôi ghé thăm ông bà chút xíu – một bà trả lời.

Hướng về mẹ vợ tôi, một cụ ông nói:

- Bà nhà đây thì phải chăm sóc ông, nên ngày cũng như đêm chẳng bỏ ông mà đi đâu được. Nuôi người bịnh tiểu đường thì vất vả lắm, đường lượng nó lên xuống bất tử, phải kiên nhẫn chịu đựng và hy sinh. Các con có hiếu lắm cũng chỉ chạy qua chạy lại thôi. Sống ở Mỹ thì con cái ai cũng phải đi làm, chồng ca sáng, vợ ca chiều, lại còn bận rộn đưa đón con cái đi học hàng ngày nữa. Chúng tôi cũng hiểu biết như thế, nên chúng tôi vẫn dặn bà cụ: Khi cần gì cứ ới to lên một tiếng, mọi người nghe được sẽ chạy qua ngay, mình người Việt với nhau cả, không giúp nhau thì giúp ai. Bữa nay, nghe nói ông mới đi tái khám về, nên chúng tôi ghé vô hỏi thăm xem có gì lạ không.

Ngồi nghe các cụ, các ông bà nói chuyện về bịnh tật của tuổi già và kể chuyện về con chuyện cháu ở Việt Nam với bố mẹ vợ tôi, rồi hẹn nhau cuối tuần đi thăm một hai đồng hương cư ngụ trong khu chung cư vừa chuyển từ bịnh viện về Casanar Nursing Home ở đường Ochard. Tôi cảm nhận được tình nghĩa của các vị cao niên trong khu chung cư. Dù tuổi già, sức yếu, nhưng tình yêu thương gia đình và tình yêu tha nhân vẫn thật nồng nàn, nhất là khi nghe tôi ngỏ lời cám ơn về những tình nghĩa mà các cụ, các ông bà đã không quản ngại ngày đêm để giúp đỡ bố mẹ vợ tôi trong những lúc vui lúc buồn, thì tất cả đều căn dặn tôi cứ yên tâm, vì “khu chung cư này là một khu xóm Việt Nam nho nhỏ mà”.

Rời khỏi khu chung cư, trên đường lái xe về nhà, tâm trí tôi suy nghĩ miên man đến những nghĩa cử mang tinh thần bác ái, tình đồng bào của bà con người Việt đang sống trong khu chung cư, và nhớ đến câu nói của ông bà Cúc khi đến thăm bố mẹ vợ tôi nói với tôi khi tôi cám ơn ông bà: “mình thăm hỏi nhau, mình giúp nhau chỉ là một nghĩa cử bác ái nho nhỏ, hy sinh một chút, cho đi một chút, làm cho tâm hồn mình thêm thanh thản, hạnh phúc, mà cũng là để đáp lại công ơn của biết bao nhiêu người vô danh đã giúp mình xưa nay”.

Đại dịch Covis 19 đã  ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của các quốc gia trên khắp thế giới. Vì vậy, đời sống của các cư dân trong khu chung cư trở lên vắng lặng hơn xưa. Khi có công chuyện phải ra khỏi nhà, mọi người giữ khoảng cách khi gặp nhau, và cất tiếng chào ngắn gọn qua cái khẩu trang, ngay cả con cái như chúng tôi – mỗi khi đến thăm cũng mang khẩu trang và đứng cách nhau khoảng hai mét. Trong thời gian này bố mẹ vợ tôi cũng như bà con trong khu chung cư đã dùng điện thoại nhiều hơn xưa để thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau. Ai cũng ước mong cơn đại dịch qua mau để được gặp lại nhau như những năm tháng trước đây.

Tuy là một trong những khu chung cư bình dân – nơi những người thường dân và neo đơn cư ngụ. Nhưng lại là nơi có những tâm hồn cao thượng. Với tuổi già sức yếu, nhưng vẫn chan chứa tình người, tình đồng hương. Những câu chuyện và những sinh hoạt thân thương tựa như một cộng đoàn nho nhỏ trong khu chung cư, theo tháng năm đã đi vào trong tâm trí của tôi, và là những hình ảnh sống động tôi thường bắt gặp, mỗi khi tôi lui tới khu chung cư.

Ý kiến bạn đọc
20/09/202021:27:49
Khách
Hình minh họa giống khu apartment ở đường Seven Trees Blvd. nơi tôi ở những ngày đầu dọn về San Jose.
19/09/202018:17:10
Khách
Bài viết không những hay, dễ thương, mà còn nêu ra những kinh nghiệm để những người bị tiểu đường (hoặc những người chăm sóc người bệnh) có thể áp dụng. Cám ơn anh Chu Kim Long nhiều lắm! Qua bài viết của anh, tôi thấy ông bà cụ của anh chị yêu thương nhau và yêu thương con cháu thật nhiều; cũng như con cháu của hai cụ thật hiếu thảo. Hy vọng chúng ta học và áp dụng được cách sống của hai cụ.

Cầu chúc hai cụ luôn bình an, hạnh phúc bên nhau và những người thân yêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,899
Sau lưng chiếc quan tài, một vách tường đá rêu phong, ánh sáng trắng như ánh sáng thiên nhiên từ trên trần cao dịu dàng tỏa xuống. Tiếng nước chảy róc rách quanh những tảng đá rồi nhẹ nhàng rơi xuống mặt hồ. Xung quanh chỗ Tuyết Minh nằm đầy hoa. Căn phòng đầy hoa. Những vòng hoa huệ tây màu tím chen lẫn những bông hồng, cúc… trắng, tím nhẹ, phớt hồng. Tuyết Minh yêu màu tím. Em nằm gọn gàng trong chiếc áo dài màu hoa cà, mái tóc buông xõa, đôi mắt khép lại bình yên. Dáng em nằm thanh thản, êm đềm như nàng công chúa ngủ trong rừng của những truyện cổ tích thần tiên.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.
Thằng con lớn tuy là nó nhỏ người nhưng tự ái của nó rất to, có thể nó bị mặc cảm vì hai chân của nó không đều nhau nên nó làm nhiều cái khác với người ta. Khi mới qua Mỹ được một năm, bác Hai là chị ruột của má tôi từ Úc qua Cali dự đám cưới, có ghé Seattle để thăm hai chị em tôi. Khi bác ghé chơi, có mang cho ba anh em nó một món đồ chơi bằng pin là con Pakichu, nó rất thích món quà này nên cầm chơi hoài, hai đứa em không được chơi nên tới méc để tôi phân xử.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Huntsville, AL. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là “Bao Giờ Trời Sáng” một du ký nhiều ý nghĩa khi thăm viếng Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington,. Đây là bài mới nhất của Ông.
Hôm ấy, ngày giữa tuần mà đường phố vắng tanh, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe lướt vội trên đường nhựa đen loáng nắng. Tôi rẽ vào khu chung cư im lìm, đeo chiếc mạng che tới ngang mũi, xỏ vào đôi bao tay, quất thêm cặp mắt kính, rồi mới bước xuống xe, dáo dác nhìn quanh. Từ trên ban công của căn nhà trước mặt, một người vóc dáng nhỏ nhắn, cũng che mặt kín mít, vừa vẫy vừa gọi tôi. Cô thòng xuống một sợi dây thừng ở đầu buộc một cái xô, trong xô có một gói lớn. Tôi bước đến, nhấc cái gói ra. Trọng lượng nặng chịch của nó làm tôi bất ngờ. Thì ra hai trăm cái mặt nạ may ba lớp là một khối to và nặng như vậy đó! Tôi ngước lên nhìn người đàn bà đang nắm đầu kia của sợi dây và chợt nảy ra ý xin lên chụp một tấm hình nơi Cô tạo ra những tấm mạng che mặt đang được phân phát đi khắp nơi trên nước Mỹ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Ngày đầu tiên (15 tháng Sáu, 2020) buổi sáng thức dậy đi làm tôi bắt đầu cảm thấy uể oải nhưng chỉ đơn giản nghĩ là do đêm trước bị mất ngủ. Chiều tối về nhà bắt đầu thấy mệt hơn nhưng tôi không ho và không sốt nên cũng đỡ lo. Dù sao để chắc ăn sáng hôm sau tôi gọi vào hãng để báo nghỉ. Suốt ngày thứ hai tình trạng cũng không khá lên nhưng cũng không xấu đi.Đến chiều cảm thấy có đỡ một chút nhưng để chắc ăn tôi đã text cho xếp báo xin nghỉ thêm một ngày nữa.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Đây là bài mới của tác giả.