Hôm nay,  

Lấy Chồng “M.D”

17/06/202011:18:00(Xem: 11350)

Cao Đắc Vinh
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.

***

(Viết tặng chị Ph. người đàn bà đẹp một đời yêu cái đẹp của văn chương nghệ thuật)


Liên bước xuống xe, đảo mắt nhìn khu buôn bán trên phố Bolsa. Quán ăn mà nàng sắp vào trông thật khang trang lịch sự. Chàng trai mời mẹ con nàng trưa nay hẳn đã cân nhắc kỹ trước khi chọn nơi gặp mặt. 

Nàng quay sang Lan, nở nụ cười không giấu được niềm vui, tự hào về vẻ đẹp ngây thơ, quyến rũ của cô gái út vừa qua tuổi đôi mươi. Sau hơn thập niên ly dị chồng, nuôi con khôn lớn thành tài lại xinh tươi như hoa xuân thì người mẹ nào cũng hãnh diện khi thấy con gái mình được đám đàn ông con trai để tâm theo đuổi. Họ phô trương, chiêm ngưỡng, tán tỉnh, cạnh tranh rồi chinh phục xem như Lan là vật quý từ trời… đắt giá!

Hôm nay đi bên mẹ, Lan trang điểm đôi mắt phớt nhẹ mầu hoa cà cùng bộ áo xanh trẻ trung làm nước da trắng hồng tăng thêm ánh sáng. Giống như Liên, thuở mới lớn đã có nét hoa khôi nên hai cô gái của nàng đều “chim sa cá lặn” tựa Thúy Kiều, Thúy Vân mô tả trong truyện. Nhờ trời khi lớn lên, hai cô mang sẵn vẻ thời trang với đôi mắt to, bờ môi hờn dỗi và cặp chân thon dài giống như vóc dáng của những nường model kiểu mẫu. Cô chị năm ngoái vừa kết hôn với một bác sĩ y khoa trường Ivy League bây giờ lại đến phiên cô em. Bản thân Liên nhìn Lan còn thấy “mát” mắt huống hồ những “cây si” dập dìu phố chợ Bolsa làm sao mà không chết đứng? 

Lan quen biết Hân hơn nửa năm nay. Đây là lần đầu nàng giới thiệu người yêu với mẹ. Hân cao ráo, khuôn mặt dễ coi với mái tóc ngắn để lộ vầng trán thông minh, chỉ phiền là tuổi chàng hơn Lan gần hai con giáp nên vài đứa bạn chê già không xứng với nàng. Vẫn biết thế nhưng Hân có bonus, một ưu điểm mà ngay bây giờ khuyết điểm kia chưa làm Lan phân vân đổi ý chỉ vì chàng là một “M D”. 

Con “ách cơ” chủ bài này chính là điểm son của các chàng vừa tốt nghiệp y khoa vì nó sáng như ban ngày nên dễ bộc bạch chẳng ai có thể làm ngơ. Ở Little Saigon, các cô gái đẹp tìm ý trung nhân lộ liễu như đi tìm bằng cấp, tự mình đóng vai chánh chủ khảo trước khi ngã giá tình yêu nhất là khi cả nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đang chìm đắm trong dịch Covid 19. Các cô hãnh diện bầy tỏ mục tiêu, chọn chồng tương lai theo tiêu chuẩn ấy, bất chấp thiên hạ muốn hiểu sao cũng được! Dĩ nhiên, trai tài thường cặp với gái sắc nhưng sự chọn lựa có tính buôn trước bán sau ở ngay thời buổi nam nữ bình quyền, Liên thấy thế nào ấy và tại sao lại thế?

Liên bước chậm sau lưng con gái, đến trước cửa tiệm đã thấy Hân lễ phép đứng chào vồn vã, nụ cười nở rộng trên môi với trang phục gọn gàng đúng cốt cách. Quang cảnh nơi đây ấm cúng, sau giây phút hỏi han đằm thắm, Hân kéo ghế mời mẹ con Liên ngồi vào bàn mà chàng đã đặt sẵn cho dù thời gian này quán còn thưa khách sau cả tháng đóng cửa vì nạn dịch. 

Yên ổn bên khung cửa sổ, Liên thả hồn nhìn xe cộ thưa thớt qua lại trên phố. Ngồi đối diện với chàng rể tương lai, nàng nhẹ nhàng xoa hai bàn tay, có lẽ để tìm hơi ấm cho phút ban đầu gặp gỡ bớt trống vắng. Thỉnh thoảng trộm nhìn hai trẻ yêu nhau giữa không gian mát mẻ ở nhà hàng, Liên mơ màng nhớ đến hình ảnh người tình trong mộng mà nàng ấp ủ từ ngày khôn lớn... ngay cả khi đã lấy chồng, ở bên chồng rồi xa chồng từ dạo đó đến nay.

Thực đơn ở đây có đủ thức ăn từng miền. Liên thích tô phở Bắc tái chín hành trần nước trong, Lan chọn chả giò tôm cua cuốn xà lách chấm nước mắm chanh ớt và Hân gọi món bún chả Hà Nội... Vừa ghi xong sở thích của khách hàng, thoáng chốc mấy cô nhân viên đã xếp đầy mặt bàn những đĩa rau thơm. Liên ngắt một nhánh lá, bóp nhẹ giữa hai ngón tay để mùi nương thôn rau trái nồng nàn xông lên mũi nàng cái thi vị quê hương tưởng đã xa mà gần, ở ngay hiện tại và cuốn theo cả những kỷ niệm trong ký ức trở về. Chỉ giản dị thế thôi cũng làm tâm hồn nàng rung động và thấy sự sống thêm ý nghĩa.

Món nào cũng ăn kèm với rau thơm nên đầy đủ hành tây, hành tím, húng lủi, húng quế, mùi, ngò gai, tía tô, kinh giới... Tô phở của Liên vừa mang ra bốc lên vị thảo quả, hoa hồi, quế chi... quyện vào mùi thịt chín thơm lừng cả một góc quán. Đó là chưa nói đến hai món kia, chả giò rán mầu nâu vàng còn bốc khói và tô bún chả ướp sả, tỏi, ớt, nước mắm cà rốt cùng những lát đu đủ xanh thái mỏng.

Quán để nhạc êm dịu, tình cờ vang lên khúc ca Scarborough Fair của Simon & Garfunkel mà Liên ưa thích. Thế là ngẫu nhiên ngửi mùi hương hoa thảo mộc lại dẫn hồn nàng chìm vào thế giới riêng tư với lời ca điệu nhạc nhẹ nhàng như khói mây. Tiếng hát Sarah Brightman cao vút trình bầy âm hưởng bài dân ca từng câu từng ý du dương từ ba thế kỷ trước đã làm tâm hồn Liên chất ngất...

“Are you going to Scarborough Fair? Parsley, sage, rosemary and thyme... Remember me to one who lives there”

Điệu hò ballad của đôi trai gái thử lòng nhau bằng những câu thách đố để chinh phục tình yêu: “Ai về thăm chợ phiên Scarborough? Mùi tây, xô thơm, hương thảo và cỏ xạ hương... Nhắc tôi nhớ đến một người nơi ấy. Nhắn nàng may giùm chiếc áo vải lanh mịn không một đường kim mũi chỉ... Áo xong, nàng sẽ là người tôi yêu chân tình”

Tiếp đến, tiếng cô gái đối đáp: “Ai về thăm phiên chợ Scarborough? Mùi tây, xô thơm, hương thảo và cỏ xạ hương. Bảo chàng mua sẵn mẫu đất nằm giữa nước mặn và cát biển... Then he’ll be a true love of mine”.

Bài ca trữ tình khiến Liên hình dung ra phiên chợ Scarborough tân thời ngay phố Bolsa của người Việt, tạm gọi là Little Saigon Fair… Hè về cũng đang cận kề nên thiếu gì kẻ ở người đi, xa xôi nhắn nhủ, yêu nhau hẹn hò qua mối tình chợ phiên. Hơn nữa, hoàn cảnh thực tế của xã hội nơi đây không khác lạ chút nào qua những mối tình mà hai cô con gái xinh đẹp của nàng đã và đang theo đuổi.

Liên phác họa ra điệu hò tân thời của chàng trai: “Có ai về thăm phố chợ Bolsa? Húng quế, ngò gai, gừng cay và hương hồi... Nhắc tôi nhớ đến một người nơi ấy. Nhắn nàng sửa lại cặp mắt bồ câu, bờ môi Angelina Jolie mọng đỏ, bộ ngực căng tròn, đôi chân thon dài mà không một đường kim mũi chỉ... Phẫu thuật xong, nàng sẽ là người tôi yêu chân tình.” 

Dĩ nhiên cô gái có sẵn lời ca đối đáp: “Có ai về thăm chợ phố Bolsa? Húng quế, ngò gai, gừng cay và hương hồi... Nhắn chàng cố lấy mảnh bằng M D mà bảo đảm không phải Bác sĩ sáu tháng Đông y... Then he’ll be a true love of mine”.

Con đường Bolsa ở Little Saigon buôn bán mọi ngành nghề. Vô số siêu thị và những quán ăn, tiệm vàng, luật sư nhưng nổi bật nhất vẫn là văn phòng bác sĩ đủ loại: bác sĩ Đông y, bác sĩ chỉnh xương D C, bác sĩ nha khoa D D S, bác sĩ gia đình, nhi đồng, nhãn khoa, tim mạch, tai mũi họng, phẫu thuật tạo hình M D... Bảng hiệu phòng mạch bác sĩ ở đây không còn nhỏ bé như chiếc phong bì mà bây giờ to bằng xưởng sửa xe hay tiệm hớt tóc! Phải chăng hiện tượng ấy đã đi ngược lại lời thề Hippocrates? 

Đặc biệt tại những nơi dập dìu tài tử giai nhân, thiên hạ vừa lái xe vừa chiêm ngưỡng tấm billboard hình cô gái lõa thể quảng cáo nâng ngực, độn mông, hút mỡ... sừng sững trước mặt nên nếu du khách không muốn nhìn cũng chẳng đặng. Dân Mỹ lúc trẻ làm việc đóng bảo hiểm y tế, về già có trợ cấp chính phủ do đó nghề y sĩ nổi tiếng hái ra tiền. Các cô gái trẻ chân dài thích lấy chồng giầu sang vì thế Liên thấy điệu hò tân thời ở trên phản ảnh phần nào hoạt cảnh xã hội nơi này. 

Mẹ sinh con nhưng con khác mẹ, Liên chẳng giống hai con gái của mình chút nào! Bản chất nàng bảo thủ, lấy chồng không màng hai “chiêu” đào hoa và danh phận nhưng tình đời duyên do trời định, nửa đường đứt gánh và nàng ngậm ngùi chia tay. Bao năm tháng nuôi con một mình, Liên vẫn chờ đợi, mơ đến một người... Người ấy giản dị bề ngoài nhưng giầu văn hóa và tình yêu chân thật bên trong. Cuộc đời nàng hẳn sẽ có chuỗi ngày hạnh phúc bên con người lý tưởng với tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng và lãng mạn ấy? Liên vừa ăn phở vừa ngắt lá húng quế thờ ơ bỏ vào miệng, nàng nhâm nhi hương đồng cỏ nội quê nhà cùng với lời ca tâm đắc dựa theo bản nhạc Scarborough Fair: 

“Có ai về thăm phố chợ Bolsa? Húng quế, ngò gai, gừng cay và hương hồi... Bảo chàng cố viết rồi trở thành văn sĩ... Then he’ll be a true love of mine”.

 

Ý kiến bạn đọc
29/06/202000:53:00
Khách
Tôi đồng ý với bạn Trần - Nguyên , xin Việt - Báo trình bày trang nhất lại , cho tiện việc đọc giả tìm kiếm tiết mục mà mình yêu thích .Xin cám ơn tất cã các tác giả , đã viết những truyện về nước Mỹ rất bổ ích cho cuộc sống . Một lần nửa , cám ơn Việt Báo .
23/06/202020:46:47
Khách
Bài viết hay, thi vị, vui.
Cám ơn tác giả!
21/06/202014:48:21
Khách
Các cuộc khảo sát cho thấy bác sỹ có tỷ lệ tự tử cao hơn người bình thường và người hành nghề chuyên môn cao tương đương nhưng không phải là bác sỹ.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6690303/
21/06/202014:45:00
Khách
May mắn thay những người chưa bao giờ học y, có con thi rớt vào trường y hay đậu vào trường y để rồi suốt đời phải nghe con than thở về cực khổ của việc học và việc hành nghề bác sỹ.
Các cuộc khảo sát cho thấy bác sỹ có tỷ lệ cao hơn người bình thường và người hành nghề chuyên môn cao tương đương nhưng không phải là bác sỹ.
Hàng năm có từ 300 đến 400 bác sỹ tự sát, tỷ lệ từ 28 đến 40 phần 100 ngàn, cao gấp đôi mức trung bình trong toàn dân.
Chết vì tự tử là nguyên nhân gây nên cái chết hàng đầu nơi các bác sỹ thực tập (medical residents)
Tỷ lệ ly dị nơi bác sỹ là 24%, nha sỹ là 25%, y tá là 33%.
Bác sỹ nợ tiền học nhiều, đóng thuế nhiều, làm việc căng thẳng, thời gian dành cho gia đình ít hơn so với những nghề khác. Nghề nghiệp khiến họ luôn đối diện với sinh lão bệnh tử của kiếp người.
Chỉ có 6% bác sỹ hạnh phúc với công việc của họ.
Only 6 percent of doctors are happy with their jobs.
https://www.forbes.com/sites/johngoodman/2014/09/11/why-are-doctors-so-unhappy/#24513b841771
Những người muốn trở thành bác sỹ rất nhiều, nhưng chỉ có một số nhỏ trở thành bác sỹ.
Không trở thành bác sỹ thì cứ làm nghề nào thích hợp trong tầm tay nhất, ít phải học lâu, không nợ tiền học, kiếm tiền nhiều, xài hàng hiệu, đi xe xịn, ở nhà sang, hàng năm có thể đi chơi VN vài tháng. Không có tiếng mà có miếng cũng được.
19/06/202003:57:07
Khách
Trang báo Việt-Báo khó đọc quá và tìm kiếm danh mục để đọc cũng khó quá tròi ... Kính xin làm lạ trang báo lại . Cám-ơn
18/06/202012:29:14
Khách
I love Doctor! J'aime title Docteur en medical!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,905
Vì tình hình và ảnh hưởng của Covid 19 về khả năng họp mặt cũng như khả năng tài chánh, bảo trợ, tham dự… Viết Về Nước Mỹ chính thức thông báo hủy bỏ giải thưởng năm 2020. Tháng Tám năm 2021, Viết Về Nước Mỹ sẽ trao giải năm 2020-2021 gộp chung. Ban tổ chức Viết Về Nước Mỹ xin trân trọng cảm ơn quý độc giả và quý tác giả, mong tiếp tục nhận bài tham dự và xin chúc sức khỏe, an lành.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Những tiếng động mạnh và la hét đánh thức kẻ hay mộng mị như Tài vào nửa đêm. Đang mơ ngủ, Tài tưởng rằng mình vừa trải qua một cơn ác mộng như mọi khi. Nó nghĩ mình đang ở quán bia ôm khi các cậu ma cô cùng các cô tiếp viên đánh và chửi khách không cho tiền bo. Tài đang định ngủ lại thì nghe tiếng chân chạy xuống cầu thang rồi tiếng kêu xé màn đêm: - Cứu với, cứu với, giết người, cứu, cứu – Tài nghe giọng đàn bà còn trẻ.
Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Đây là bài mới nhất của Ông.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài " Trái mít " sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài thứ hai.
Vào thập niên tám mươi, sau khi tham dự lễ ra trường của một thân hữu tại San Leandro. Trên đường về, người em họ tôi ghé thăm gia đình người bạn, nên tình cờ tôi có dịp quen biết mấy anh em bạn của người em họ. Và, duyên phận đưa đẩy, sau nhiều năm tháng, tôi đã kết hôn với cô em kế của người anh lớn trong gia đình bạn người em họ tôi. “Nhà tôi” có một anh trai, một em trai và hai người em gái – tất cả đều là thuyền nhân. Sau ngày đặt chân tới Hoa Kỳ, ba người lớn tuổi vừa đi học vừa đi làm, còn hai cô em nhỏ làm bán thời gian cho chương trình “student work study” sau giờ học.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Sáng hôm nay, thời tiết thật dễ chịu. Tôi xuống bếp mở cửa sổ ra cho thoáng để làm món trứng chiên khỏi bị hôi nhà. Một luồng gió mát rượi ùa vào khiến tôi thấy thoải mái, dù tối hôm qua chẳng ngủ được tí nào. Thật là vui mắt khi nhìn chảo trứng chiên sôi liu riu trên bếp. Trong tất cả các món ăn, trứng chiên là món dễ làm, nhìn hấp dẫn, và ăn rất thơm ngon. Tôi chợt nghĩ, phải chi mọi việc trên đời này đều đẹp và làm dễ dàng như món trứng chiên thì hay biết bao nhiêu. Người ta sẽ đỡ vất vả lo toan và tốn nhiều tâm huyết. Như chuyện của vợ chồng Tiến Mai vậy.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Nhạc sĩ Cung Tiến