Hôm nay,  

Bên Bờ Vực

11/04/202000:00:00(Xem: 7347)


Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới. 


***

Sáng nay, Hoàng mơ màng thức giấc và ngửi được mùi bánh nướng bay lên từ nhà bếp.  Vẫn còn trong cơn ngái ngủ, Hoàng dụi mắt, vươn vai ngồi dậy. Mùi bánh nướng thơm lừng vẫn còn quanh đây.  Hơn mười năm rồi, Hoàng mới tìm lại được mùi thơm của bánh pâté chaud lan toả khắp nhà. Hồi đó, mỗi sáng thứ bảy, lúc gia đình Hoàng còn ở căn nhà townhouse cùng hai con, cả nhà thường được đánh thức bởi mùi bánh nướng thơm lừng của Hoa.  Những cái bánh pâté chaud giòn rụm, dậy mùi thơm từ thịt, nấm hương, mộc nhĩ, bún tàu, hành ngò, đậu, được ướp hợp khẩu vị, rồi mùi tiêu cay cay hòa lẫn vào khiến cho cả nhà mê mẩn. Nhưng hơn mười năm nay mùi bánh nướng không còn nữa kể từ ngày Hoa mua lại một tiệm làm móng ở một khu thương xá sầm uất, đông người qua lại.  Bây giờ chỉ cần nhắm mắt, cái mùi bánh nướng đó đã trở thành mùi của ký ức, của hạnh phúc đầm ấm sum vầy bên Hoa cùng hai con.

Hoàng bước xuống giường, định đi xuống nhà bếp tìm xem ai đã nướng bánh?  Vì vào giờ này, Hoa đã bận bịu ở ngoài tiệm làm móng. Lúc đi ngang qua phòng Hoa, chàng ghé mắt nhìn xem. Bên trong, giường gối ngăn nắp, sạch sẽ chứ không như thường ngày drap giường xốc xếch, quần áo bừa bộn, đồ lót và vớ ném tứ tung trong phòng. Hoàng đi qua hành lang dài, xuống cầu thang rộng, mới tới nhà bếp. Đây là căn biệt thự với bảy phòng ngủ mà hai vợ chồng Hoàng đã mua cách đây năm năm.  Nhà rộng, nhiều phòng nhưng chỉ có bốn người nên trống trải, mênh mông. Khi dọn qua ngôi biệt thự này, từ căn nhà townhouse hai phòng ngủ, không lâu thì Hoàng đã không ở chung phòng cùng vợ. Hoàng không thể chịu được mùi hôi nồng của nước sơn bám vào người vợ. Lúc mới dọn về, thời gian đầu, Hoa còn siêng tắm rửa khi nghe Hoàng cằn nhằng vì mùi nước sơn và bụi bột làm móng. Nhưng có lẽ công việc bận rộn ở tiệm, cả ngày mệt mỏi, nên Hoa không còn hơi sức để tắm rửa sau khi đi làm từ tiệm về.  Hoàng dọn ra ngủ riêng ở căn phòng cuối hành lang, tránh cái mùi oi nồng của nước sơn làm móng.

Đến nhà bếp, Hoàng nhìn thấy vợ đang nhồi bột.  Nghe động, Hoa dừng tay và nhìn lên cầu thang, nơi Hoàng đang đi xuống.  Nàng cất tiếng hỏi:

- Sao anh không ngủ thêm?

- Ờ... Ờ... Em... Em sao còn ở nhà, hôm nay nghỉ hả?

- Anh quên rồi sao, cả tiểu bang được lệnh đóng cửa ở nhà vì dịch bệnh Corona virus...

Hoàng biết chứ, vì ngày nào tin tức về vi khuẩn Corona đang hoành hành tràn lan trên mạng lưới internet, trên mạng xã hội facebook, trên toàn nước Mỹ. Cách đây mấy ngày, tổng thống Hoa Kỳ, Donald J. Trump đã ban lệnh cho tất cả mọi tiệm tùng đều đóng cửa trừ những tiệm bán thức ăn, xăng dầu, và những nhu yếu phẩm cần thiết.  Nhưng Hoàng cũng hơi bất ngờ khi thấy vợ ở nhà. Vì lâu rồi, nhất là từ khi gia đình chàng mua căn biệt thự này, thời gian Hoa ở nhà còn khan hiếm hơn. Nhiều lúc mấy tháng ròng chàng cũng không gặp vợ, dù chỉ thoáng qua. Hoàng ngập ngừng trả lời vợ:

- À.... Anh nhớ rồi, vi trùng Wuhan, nên tiệm đóng cửa.  Em đang nướng bánh pâté chaud à?

- Dạ.  Đã lâu lắm rồi mới làm bánh, không biết có còn ngon như xưa không?

Hoàng đi lại gần vợ, nhìn Hoa từ đầu đến chân.  Hôm nay, Hoa mặc chiếc áo ngủ màu hồng nhạt, điểm thêm những cánh hoa rất xinh.  Vài sợi tóc lòa xòa che phủ đôi mắt nàng. Đôi mắt mà chàng đam mê từ thuở lúc còn làm sinh viên. Ngoài đôi mắt ra, mọi thứ trên khuôn mặt nàng giờ đã thay đổi rất nhiều.  Làn da xạm đen, khô, và có thêm vài đốt đồi mồi trên khuôn mặt. Khoé mắt nàng có thêm những vết nhăn, mệt mỏi. Hơn mười năm rồi, hôm nay, Hoàng mới nhìn vợ gần và kỹ đến vậy.  Hoàng đi đến bên vợ, âu yếm, nịnh nàng:

- Bánh em làm lúc nào cũng ngon hết.  Ba cha con anh đã lâu lắm rồi không được ăn bánh em làm. Hay những món ăn mà em thường nấu khi chúng ta còn ở nhà townhouse.

Nghe Hoàng nói, Hoa giật mình.  Đã lâu lắm rồi nàng chưa vào bếp nấu ăn.  Sau khi mua được căn tiệm làm móng, nàng nghĩ rằng mình sẽ dành thời gian cho chồng, với con nhiều hơn khi còn làm thợ cho người ta.  Nhưng, công việc ở tiệm luôn bận rộn và thợ luôn tranh giành khách khiến nàng luôn phải có mặt để giải quyết. Và hơn hết, vì đam mê kiếm thêm tiền, nên nàng tiếc của mỗi lần nghỉ ở nhà, bên chồng con.  Nàng đi làm bảy ngày một tuần từ mười giờ sáng đến mười giờ đêm. Mọi việc trong nhà nàng giao hết cho Hoàng. Thời gian đầu, Hoàng còn khuyên vợ nghỉ một hai ngày để lấy sức và lo cho gia đình, nhưng nàng cứ hẹn lần hẹn lửa và viện cớ kiếm thêm tiền để mai mốt cho hai con đi học khỏi phải vay mượn. Khuyên vợ không được, nên Hoàng đành buông xuôi. 

Mỗi ngày Hoàng đi làm ở hãng Philip Morris, một hãng sản xuất thuốc lá ở thành phố Richmond, từ bảy giờ sáng đến bốn giờ chiều rồi chàng đón con từ YMCA về rồi lo cơm nước cho chúng. YMCA là một hội đoàn trên thế giới có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ với hơn 64 triệu thành viên trên 120 nước. Nơi đây có nhiều chương trình thể thao, trí tuệ, và  tâm linh cho mọi lứa tuổi, nhất là những trẻ em còn đi học. Hoàng gởi hai con vào đây từ khi chúng bắt đầu đi học. Buổi sáng trước khi đi làm, chàng bỏ hai con ở YMCA rồi vội lái xe đến sở. Chiều rước chúng về và lo cho chúng ăn. Sau khi đón con về, ba cha con Hoàng thường ghé vào mua thức ăn nhanh từ các tiệm gần nhà. Lúc thì ăn ở tiệm McDonnald, khi thì ở tiệm Pizza Hut, Burger King, Chicken Popeyes.... hoặc mì gói, hoặc hâm nóng thức ăn từ tủ đông. Nhiều lúc Hoàng tự hỏi không biết chàng có thể kéo dài cuộc sống gia đình như thế này đến lúc nào?  Nhất là gần đây, nơi hãng làm việc của Hoàng vừa nhận vào vài nhân viên gốc Việt. Trong số đó có Thủy. Thủy là một phụ nữ ngoài bốn mươi. Người nhỏ nhắn. Thủy tuy không đẹp, nhưng nói chuyện có duyên. Một lần, trong giờ cơm trưa, không tìm được bàn trống, Thủy đến bàn ăn của Hoàng, nàng chào:

- Hello...

Hoàng nhìn lên thẻ nhân viên đeo trên áo của Thủy rồi cười nói:

- Em người Việt?

- Dạ.  Em tên Thủy.  Còn anh?

- Hoàng.

Chàng vừa nói vừa chìa ra thẻ nhân viên của mình cho Thủy xem.  Xong, chàng hỏi:

- Em làm ở department nào mà anh không biết?

- Em làm bên Data Analyst.  Em cũng mới vào làm chừng mấy tháng nay.  Còn anh?

- Anh làm bên Engineering.  Bên computer engineering. 

- Ồ... Hèn gì ít gặp anh.

Sau lần chào hỏi và quen biết đó, Thủy và Hoàng thường tâm sự với nhau.  Hoàng biết được Thủy là chị cả trong một gia đình bảy chị em. Cả nhà Thủy định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO và sống ở vùng Falls Church, Virginia.  Lúc mới qua Mỹ, nàng đi làm để phụ giúp ba mẹ và lo cho những đứa em còn tuổi ăn học. Thủy làm việc ở một nhà hàng trong khu thương xá Eden và ban đêm phụ giúp ba mẹ dọn dẹp văn phòng ở Crystal City.  Sau khi các em khôn lớn, học hành thành tài, nàng mới bỏ việc ở nhà hàng và nộp đơn đi học lại. Sau gần mười năm vừa học vừa làm, nàng cũng tốt nghiệp bằng cử nhân tại trường đại học George Mason và đã làm ở một vài nơi trước khi xin vào làm ở hãng Philip Morris này.  Vì lo cho gia đình, cho em nhỏ, rồi phần bận rộn với công việc, học hành, nên tuổi thanh xuân qua mau. Lúc Thủy nhìn lại thì đã quá tuổi lập gia đình. Thời gian đầu, nhiều lần trong giờ ăn trưa, Thủy thấy Hoàng hay ăn mì gói hoặc những thức ăn đông lạnh mua từ các siêu thị. Nàng nghĩ chắc Hoàng sống độc thân nên không người lo cơm nước.  Sau một thời gian tìm hiểu, Thủy mới biết Hoàng có gia vợ và hai con. Nhiều lần, Thủy cố tình nấu thêm một phần cơm trưa mang theo, trao cho Hoàng. Gặp Hoàng ở phòng ăn của nhân viên, Thủy nói:

- Thủy sống độc thân, có mình ên... Nấu nhiều ăn không hết nên nhờ anh ăn phụ cho vui.

Lúc đầu Hoàng còn ngại, nhưng thấy Thủy chân thành, vui vẻ mời, nên dần dà chàng tự nhiên ăn thức ăn mà Thủy mang theo.  

Từ ngày quen Thủy, Hoàng thích đi làm hơn.  Mỗi sáng, Hoàng dậy sớm, sửa soạn quần áo chỉnh tề, thúc giục hai con chuẩn bị sớm hơn để đưa chúng đến YMCA rồi chàng chạy thẳng đến sở làm.  Ở hãng làm việc, Hoàng cảm thấy vui vẻ hơn là ở trong căn biệt rộng rãi mà trống vắng. Hoàng thích được ngồi bên Thủy, trong giờ cơm trưa, được nàng chia sẻ những bữa cơm thuần Việt mà đã từ lâu Hoa không nấu cho chàng, cho gia đình. Về phần Thủy, ban đầu nàng chỉ tò mò về người bạn đồng nghiệp làm chung.  Lâu dần, tình cảm của nàng dành cho Hoàng không đơn thuần là do tò mò, sự quan tâm, an ủi như trước. Dường như tình cảm đó đã trở thành tình yêu. Thủy biết Hoàng đã có vợ và hai con, nhưng sự rung động của con tim nàng khó cưỡng lại. Nàng siêng chăm chút nhan sắc và lên mạng, trên Youtube, học thêm nhiều món mới để nấu mang theo đến sở làm cho Hoàng.  Với tuổi của Thủy thì tình yêu không ở cái nhìn đầu tiên, ở tiếng sét tình ái, rung động đầu đời mà đó là sự đồng điệu trong ăn uống, sự hòa quyện vào nhau giữa mùi vị của những món ăn đầy hấp dẫn như câu mà người ta thường nói Con đường ngắn nhất để đến được tình yêu là thông qua dạ dày. Từ ngày quen biết với Thủy, Hoàng dường như quên hẵng đi mình còn có vợ.  Nhiều lúc Hoàng nghĩ, nếu không vướng bận hai con, có lẽ chàng đã dọn ra sống chung với Thủy. Và Hoàng chắc rằng Thủy sẽ vui vẻ mở rộng vòng tay đón chàng. 

Hoàng giật mình khi nghe Hoa gọi:

- Anh nè...

- Ờ... Ờ... Gì vậy em?

- Anh làm gì mà giật mình vậy?  Bộ mặt em dính bột hay sao mà anh nhìn chầm chập và bất thần vậy?

- Không... Không... Không có dính bột.  Em nướng bánh rồi còn nhồi bột thêm chi?

- Dạ em nhồi bột để tí nữa làm bánh bao cho ba cha con mai ăn.

Hoàng đến bên Hoa, ôm choàng lấy nàng, rồi nói:

- Cám ơn em.  

- Anh là vậy.   Nghe đến ăn là cười tươi như hoa.

- Anh có tâm hồn ăn uống mà.  Nhưng lâu nay tâm hồn đó bị héo úa vì em không nấu cho ăn.  Ăn pizza riết rồi khô như miếng pizza luôn vậy đó.

- Em biết chứ.  Mười năm nay em không nấu nướng gì, chỉ biết cắm đầu vô cửa tiệm mà bỏ mấy cha con ăn bữa đực bữa cái.  Nhân dịp này, em sẽ nấu nướng và làm bù lại chịu không? À, mà hãng anh có đóng cửa không? Anh có cần phải làm việc không?

- Không.  Anh có thể làm việc ở nhà. 

- Hay quá, vậy là cả nhà mình sẽ cùng nhau ăn chung với nhau cho đến khi mùa dịch qua.  Khi nào mùa dịch qua, em hứa sẽ nghỉ bớt một vài ngày để nấu cho mấy cha con anh, chịu không?

- Tuyệt vời!  Đồng ý một trăm phần trăm. 

Nói rồi Hoàng ôm vợ vào lòng, hôn lên má nàng.  Hoàng thầm nghĩ. Cũng hên là mình chưa có gì với Thủy, làm chuyện có lỗi với Hoa. Hoàng chợt nghĩ, trong hoạ có may.  Cũng nhờ có cơn dịch này mà đã đem vợ chồng chàng xích lại gần nhau hơn. Gia đình đầm ấm an vui. Và, vô tình, cơn dịch đã cứu vớt hạnh phúc gia đình Hoàng.


 

Ý kiến bạn đọc
18/04/202007:59:15
Khách
Chuyện hay, anh chồng hiền lành, nhưng hơi tội nghiệp cho cô Thủy. Đại dịch cũng có vài mặt tốt đấy chứ: không khí trong lành , nhiều thì giờ cho gia đình...
14/04/202012:37:54
Khách
Đây là câu chuyện rất đúng với thực tế ngoài đời. Nhiều người đã bị sức mạnh của đồng tiền lôi cuốn quên mất trách nhiệm với gia đình, và ngay cả bản thân. Xem ra cô Vy cũng có mặt tốt nhỉ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,683,815
Mấy năm gần đây, khi hai con đã lớn, chúng rời tổ ấm để đi học xa nhà, vợ chồng Tùng có thời gian rảnh rỗi làm những việc mình thích. Vợ chàng, sau những ngày đi làm ở hãng về, nàng lại lục đục trong bếp nấu ăn, làm bánh. Nàng siêng lắm nên tuần nào cũng làm đủ loại bánh rồi ép chàng ăn. Nhưng giờ tuổi cũng lớn, chàng sợ các loại bệnh nhà giàu như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, nên kiêng ăn tinh bột và đường
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ Đặc biêt 2018 và giải Danh dự 2019. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt.
Trong phòng hồi sinh của một bệnh viện nổi tiếng tại Chicago, bà Anderson vẫn ngồi im lìm bất động. Bà đã ngồi như thế mỗi ngày gần 10 tiếng, trong suốt hơn một tuần lễ. Ở nơi bà, có lẽ sự sống chỉ còn biểu hiện qua đôi mắt luôn dán chặt trên chiếc máy đo tim với những nhịp tim đập thật yếu ớt được đặt sát cạnh chiếc giường của bệnh nhân, và trên giường là một cô bé chỉ khoảng 7 tuổi.Đôi mắt nhắm nghiền trên khuôn mặt xanh xao nhưng rất thanh tú với những lọn tóc vàng óng ả, cô bé đẹp như một thiên thần, đó cũng chính là Lenna, cô con gái yêu dấu bé bỏng duy nhất của bà
Chúng tôi mua con chó Kiba lâu lắm rồi mãi tận bên tiểu bang Iowa của một nhà nông người Amish. Nó thuộc loại chó Nhật Shiba Inu rất đẹp trai với cặp mắt mầu xám, tai vểnh nhọn hoắt và chiếc đuôi quăn tít. Khi chàng cóp nhà tôi, con trai cả, lấy vợ và nó bưng con chó đi. Cho đến khi vợ nó sinh hai đứa con trai trong vòng một năm, tay ẵm tay bồng bận bịu nuôi hai công tử nên một hôm chịu không nổi chàng cóp kêu điện thoại cho chúng tôi chở nó về nhà cũ hương xưa.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Cuộc đời trước mặt. Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đưa hết người tị nạn mới đến về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga,Montreal. Đây là một Immigration processing center hay trung tâm làm thủ tục định cư. Gia đình người gõ thuộc diện “mồ côi” nên được hội nhà thờ bảo trợ. Một tuần sau, thì được đưa ra phi trường Dorval (nay là phi trường Trudeau) để đi định cư tại Montague, một thành phố nhỏ với 2000 dân cư thuộc tỉnh bang PEI (Prince Edward Island), duyên hải phía Đông Canada.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Ông Tường là tổng giám đốc đồng thời cũng là người sáng lập ra công ty Tran Soft Corp. Đây là một công ty chuyên về viết chương trình cho các trò chơi điện tử cũng như tạo hình ảnh ba chiều (3D graphic) và xảo thuật điện ảnh cho các phim đời mới sau này của Hollywood. Với sự bùng nổ của các trò chơi điện tử cùng sự phát triển của nền điện ảnh ba chiều công ty của ông đã chuyển mình từ một công ty tư nhân nhỏ 20 năm trước nay đã trở thành một tổng công ty với nhiều chi nhánh khắp nước Mỹ và ở một vài nơi khác trên thế giới.
Lần đầu tiên tham gia Viết Về Nước Mỹ, Tác Giả Lương Tạ cho biết: Ông làm nghề dạy con hơn 20 năm nay. Đối với ông đó mới là nghề chính. Ông chuyên tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh gia đình và hiểu nhiều tâm tư. Nguyện vọng của ông là thế hệ trẻ Việt Nam được lớn lên biết sống hạnh phúc và có bản lãnh. Ông đã có bài viết đăng trên nhiều b́áo chí, BBC Tiếng Việt, Người Việt, Việt Báo, The New Viet, và Sài Gòn Nhỏ. LL qua facebook https://www.facebook.com/lulandanvy/ *Truyện phỏng theo chuyện thật người thật, với tên các nhân vật được thay đổi.
Chị nhận thấy anh đã bị suy hô hấp trầm trọng và gọi liền xe cứu thương. Người ta đưa anh vào BV Maisonneuve – Rosemont ngày 06/05, họ nhận thấy phổi anh chỉ còn 34% không khí bảo hòa, anh liền được đặt ống thở và được đưa vào khu cấp cứu đặc biệt (phải biết rằng muốn được sống còn thì con người cần phải có khoảng 90% không khí bảo hòa trong phổi)… Trong khu cấp cứu, ngoài đặt ống thở, các BS còn làm đủ cách nhưng phổi của anh đã quá sưng để làm nhiệm vụ của nó.