Hôm nay,  

Còn Nỗi Chờ Mong

25/03/202014:41:00(Xem: 121437)

Song Lam

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.        


****

“Tháng Ba, Trời Đất Vào Xuân” là đề tựa bài viết đầu tiên tôi gửi cho mục “Viết Về Nước Mỹ” do Việt Báo Daily News chủ trương - từ năm 2000 cho đến nay- cách đây bảy năm để nói về gia đình mình, về mùa Xuân hằng năm trở lại miền Đông-Bắc này sau gần sáu tháng ủ-ê, lạnh giá của mùa Đông.


Năm nay, bây giờ cũng tháng Ba, cũng tháng Ba của hoa lá trở mình thức giấc sau giấc ngủ dài giá lạnh; nhưng sao đường phố vắng tanh, cảnh trời hiu quạnh, người người ẩn trốn trong nhà nín khe. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể thăm hỏi qua phone, qua texting, qua email. Cơn “địa chấn” Virus Corona này y hệt như bom nguyên tử làm tê liệt mọi hoạt động trên toàn thế giới, chẳng riêng gì nước Mỹ, một quốc gia đàn anh, giầu có.


Trên toàn nước Mỹ hôm nay, 74.000 trường học đóng cửa, 34/50 tiểu bang bị lây lan virus cúm viêm phổi, mọi sự đi lại bị giới hạn, chính quyền đề nghị người cao niên trên sáu mươi lăm tuổi ở trong nhà. Tôi là người năng vận động nên đề nghị của chính phủ khiến tôi lo âu. Suốt năm mươi năm qua từ lúc ra trường đi dạy học lúc hai mươi hai tuổi, tôi không ngừng làm việc. Bây giờ phải ngồi trong nhà yên ắng như thế này, với tôi là một cực hình!


Tưởng cũng cần nói rõ hơn về mình. Tôi đã ngoài bảy mươi, và đang còn làm việc ở một công ty thực phẩm lớn, nổi tiếng ở vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ. Gần ba mươi năm ở xứ người, gia đình tôi lưu lạc giang hồ qua nhiều bang. Bây giờ, chúng tôi đang ở New Jersey, có lẽ đây là điểm dừng chân sau cuối của cuộc đời “ba chìm, bảy nổi” của mình.


Sự lây lan của Covid 19 tưởng chừng khó xảy ra ở Mỹ, vì tất cả các phi trường quốc tế đã đóng cửa từ tháng 02/2020. Nhưng mọi sự chúng ta không lường trước được. Virus đã bay khắp thế giới, dĩ nhiên nước Mỹ cũng không ngoại lệ. Đầu tiên ca nhiễm xảy ra đột ngột ở thành phố Seatle bang Washington, và số người tử vong không nhỏ, đặc biệt rơi vào những người già đa số ở trong những nursing home. Được biết, trong số đó có người chị của nhà văn Trần Mộng Tú, bà tên là Trần Mộng Chi, bảy mươi bốn tuổi. Truyền thông các nơi đưa tin dè dặt rằng “Đây có phải là người gốc Việt đầu tiên ra đi vì virus Covid019?

Tiếp đến, virus “viếng”  Chicago (Illinois), Boston (Massachusetts), số người bị lây nhiễm tăng dần. Rồi sau ít ngày là Los Angeles, San Francisco, Cali. Đặc biệt, virus lan mạnh ở những thành phố lớn như New York City, San Jose, San Francisco, là nơi có nhiều du khách nước ngoài. Người Việt ùn ùn mua gạo, nước, giấy vệ sinh…và, dân Mỹ vẫn tỉnh bơ. Nhưng đến lúc Tổng thống Trump lên tiếng báo nguy, thì dân Mỹ bắt đầu “xung trận”. Ngày thứ Sáu (13/3) sau khi nghe Tổng thống nói chuyện, dân Mỹ mới “càn quét” thực phẩm ở các siêu thị lớn nhỏ ở đây như Cosco, Shop-Rite, Wegmans…Cuộc tấn công như vũ bão của khách hàng làm toàn thể nhân viên chúng tôi hoảng sợ. Chỉ một buổi chiều thứ Sáu “định mệnh” đó, công ty chúng tôi quyết định ngưng một số quầy fast food vì sợ lây nhiễm cho mọi người.  


Hôm ấy, vừa về đến nhà sau hơn 9:00 tối, con gái lớn gọi phone cho tôi, nói lớn :


-Ngày mai, Má vào sở, làm ngày chót, rồi xin nghỉ đi. Ở bệnh viện Jefferson (Cherry Hill) đã có người nhiễm bệnh rồi, trên sáu mươi tuổi, người Korean. Phải xin nghỉ lập tức.


Sáng hôm sau 14/3, tôi vào sở làm. Tất cả kệ hàng thực phẩm..trống hoác, kể cả trái cây rau củ. Trời ơi! cái gì như Trời sập vậy!?

Vậy mà, mới mấy ngày trước, dân Mỹ vừa cười cợt người gốc Á về việc tích trữ đồ ăn, thức uống. Dân Mỹ ngày hôm đó như đoàn quân ra trận, nét mặt người nào cũng căng thẳng, lo âu. Ban đầu, bang Pennsylvania láng giềng với New Jersey ban lệnh đóng cửa các trường học, trừ thành phố Philadelphia cặp kè với New Jersey còn cho học sinh đến trường. Và chỉ sau vài giờ, thành phố Philadelphia, và cả toàn bang New Jersey, các trường từ mẫu giáo đến đại học được lệnh đóng cửa. Thôi rồi, New Jersey em ơi! chúng ta đã vào trận chiến Virus Corona rồi : “Thôi rổi, còn chi đâu em ơi!”. Và tôi đã ở nhà ,“shelter in place” từ 15/3 đến đầu tháng Tư. Và không biết có tin gì mới không đây!?


New Jersey, dịch lây lan quá nhanh. Từ đầu tháng Ba, chỉ nghe đâu vài người phía Bắc, còn phía Nam nơi chúng tôi chỉ một trường hợp như đã nói trên. Vậy mà đến hôm nay 19/3, New Jersey “hưởng” luôn 724 cases. Thực ra, sự lây lan khủng khiếp này có thể lý giải được. New Jersey nằm gọn giữa hai phi trường quốc tế John.F.Kennedy (New York), và Philadelphia (Pennsylvania), là nơi đông đảo khách khứa đi lại rầm rập ngày đêm. New York City với hệ thống subway chật cứng, người ngồi, kẻ đứng sát rạt vào nhau, lây bệnh vào nhau là cái chắc rồi. Là thành phố thương mại thế giới, chen chúc ầm ầm người người xuôi ngược như nước lũ, mật độ dân số quá cao nên sự lây lan nhanh chóng là hiển nhiên. Từ Cherry Hill - chỗ chúng tôi - đến New York City chỉ mất hai giờ rưỡi lái xe, và đến phi trường Philadelphia với bốn mươi lăm phút. Sự gần gũi đó làm cho dịch bệnh bùng phát nhanh ở New Jersey. Thêm vào đó thực phẩm, rau quả Á Đông đều được nhận từ China town – New York chuyển đến.

Những ngôi chợ Mỹ cao cấp ở vùng này như Whole Food, Wegmans.. giá cả cao ngất, nhưng dân Mỹ bu như kiến vì họ sợ virus từ những chợ thực phẩm gốc Á. Điều dễ hiểu là Chery Hill, Mt Laurel, Voorhees qui tụ người Mỹ trắng, high class giàu có phần đông, còn người gốc Á rất ít, vì không kham nỗi chi phí ở những nơi này như tiền rent, mortgage hay tax quá cao.


Bây giờ, hoa lá trở mình. Thấp thoáng trong vùng, vài cụm hoa nở rộ. Những tàng cây to cao đã bắt đầu ra lộc biếc. Mùa Xuân. Mùa của tình yêu thương, và hy vọng. Nhưng trong lúc này, ngay lúc này, cộng đồng người Việt đang ngậm ngùi đưa tiễn hai người Việt vang danh : Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Sư đoàn trưởng sư đoàn 18 Bộ Binh – Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị tướng nổi danh với trận chiến lẩy lừng cuối cùng : Xuân Lộc vào tháng 4/1975. Và Ca sĩ Thái Thanh, “Tiếng hát vượt thời gian”. Chúng ta ngậm ngùi xót thương kẻ ra đi, lại càng thêm buồn thương, vì ngay lúc này mọi người phải home-stay như vầy, làm sao đến nơi để thăm viếng, tiễn đưa lần cuối.!?

Ca sĩ Thái Thanh mất ở California ngày 17/3, và Tướng Lê Minh Đảo vừa mất hôm qua 19/3 ở Connecticut. Cali là nơi bước chân người viết in dấu rất nhiều lần, là nơi gặp gỡ rất nhiều tình thương, nỗi nhớ. Có lúc tôi muốn nói như nhạc sĩ Đức Huy trong ca khúc “Để Quên Con Tim” của ông.  “…Ngày rời Cali, tôi đã để quên con tim”. Mạn phép thay Paris bằng Cali cho hợp với tình cảnh của tôi


California, đặc biệt ở miền Nam, thành phố Westminster đã ghi đậm nét trong tôi cả người, và cảnh. Những bàn tay siết chặt, những cái ôm đầm ấm của bạn bè những lần gặp gỡ. Bạn văn Cali hay mong tôi sang thăm nên lúc nào cũng muốn hát bài “Về Đây Nghe Em – Trần Quang Lộc” :  “Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây mặc áo the, đi guốc mộc…” Phải, những lần ở Cali, tôi như muốn sống lại “một thưở ở Saigon”, mà tôi đã sống, thở với nó hơn bốn mươi năm trước khi định cư ở Hoa Kỳ. Saigon sống mãi trong tôi cũng như miền Nam Cali là nơi tôi đã đến rất nhiều lần, dừng lại rất lâu để tìm về kỷ niệm. 


Tướng Lê Minh Đảo mãn phần ở miền Đông-Bắc Hoa Kỳ, nơi mà gia đình tôi đã phiêu bạt giang hồ ngót nghét đã ba mươi năm qua. Tướng Lê minh Đảo ở Hartford, thủ phủ bang Connecticut, nơi “phiêu bạt” của gia đình tôi từ 1995 – 2002. Trong bảy năm “giang hồ” đó, chúng tôi phải đương đầu với những trận tuyết dữ dội hơn cả một feet, và những tháng ngày cơ cực của tuổi trung niên lo”cơm áo gạo tiền” nuôi con ăn học. Những vùng tuyết lạnh khắc nghiệt như ở Boston (Massachusetts), hay Albany, Buffalo (New York) cảm giác tưởng như còn trong tôi.

Chúng ta xin nghiêng mình chào người nghệ sĩ tài hoa, có một không hai, cũng như trân trọng tiếc thương người lính, vị Sư trưởng của Sư đoàn 18 Bộ binh. Ước mong quý vị được đi về một nơi nào đó rất đổi bình an, và không có hận thù.


“Một Cõi Đi Về” –Lời tựa một bài nhạc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- , rồi ai cũng sẽ phải đi qua, rồi ai cũng sẽ phải đến. Nhớ Thái Thanh với giọng ca cao vút “…Gánh gánh gánh, gánh lúa về, gánh lúa về…” (Gánh Lúa Về - Phạm Duy), và nhớ Tướng Lê Minh Đảo với nỗi xót thương ông mười bảy năm lao cải, khổ sai nơi phương Bắc, nhưng vẫn nhớ về miền Nam thương nhớ mẹ hiền. Bài hát “Nhớ Mẹ” của ông làm xao xuyến, rung động hàng bao triệu trái tim người Việt, trong đó có gia đình chúng tôi là người đồng cảnh ngộ. Giọt nước mắt nào hôm nay cho ông, cho chúng tôi khi khoảnh khắc bất chợt nghĩ về quá khứ, nghĩ đến thân phận mình, hơn hết là nghĩ đến quê hương yêu dấu!?

Bài hát “Nhớ Mẹ” của ông  -nổi tiếng một thời- nói lên tâm trạng của người tù nơi miền Bắc hướng về miền Nam nhớ mẹ, nhớ quê hương miền Nam. Mười bảy năm địa ngục trần gian mà ông đã trải qua gói ghém hết nỗi niềm riêng. Tôi thích nhất với phân đoạn này :


“..Trăng sao thân yêu ai dối trá.

Đất Trời hiền hòa ai đốt phá.

Và đem thê lương che kín núi sông này!?..”

Cánh cửa sổ lâu ngày đóng kín nay được kéo rèm che ra để tôi nhìn ra ngoài đường. Im ắng, vắng hoe; đường xá lạnh lùng như nín thở vì dịch bệnh. Mọi người ngồi nhà xem TV theo dõi diễn tiến của dịch bệnh, và các biện pháp ngăn ngừa theo lệnh của chính phủ liên bang. Chương trình hỗ trợ nhân dân Mỹ, các ngành nghề được Tổng thống Trump họp báo hôm qua cho thấy sự quan tâm ráo riết của chính phủ, song song với nỗ lực tìm ra vắc-xin chủng ngừa, và phương pháp điều trị tốt nhất. Qua đó, được biết Quốc hội Mỹ sẽ thông qua luật dự chi một ngàn tỷ đô la, và toàn dân sẽ được nhận check vào tháng Tư, tháng Năm tới đây. Đối tượng nào, ngành nghề nào được hỗ trợ sẽ được thông báo sau.

Trong thời gian này, dịch bệnh chưa được khống chế hiệu quả ở Mỹ. Đây là nỗi lo ngại lớn lao của chính quyền, và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ trong đó có chúng ta.


Khoảng trời trước mặt tôi hôm nay vẫn thế, nhưng sao tôi cảm thấy ảm đạm lạ thường. Phải chăng, từ nỗi âu lo âm ỉ trong lòng về tương lai phải đối phó với dịch bệnh cho mọi người, mọi giới.!!? Mọi người đang ở trong nhà, im re; chờ mong tin tức, chờ mong dịch bệnh bị đẩy lùi. Đây là trận chiến quyết liệt không súng ống, không giáo gươm mà chết người như rạ. Đúng là cái “đồ mắc dịch” như người Việt bình dân hay mắng yêu lẫn nhau.


Tháng Ba, trời đất vào Xuân. Học sinh đang mùa thi semester để chờ spring-break. Nhưng, các em buộc phải học hành ở nhà, học online. Và, một số ngành cũng phải làm việc online, ngay cả trên sàn chứng khoán ở New York City.


Mấy tuần nay, hình như tôi không được nghe tiếng chim. Trời ấm dần rồi mà, chim phải ra khỏi tổ để chào đón mùa Xuân đi chứ? Hay là chim cũng đang chịu “cách ly”?


Tôi đang bị “quản thúc” ở nhà. Tôi không muốn chút nào, vì chân tôi là chân đi. Điều này làm tôi bực bội, buồn chán. Tôi còn nhiều việc phải lo, nhiều nơi phải đến, nhiều người phải thăm trong mùa Hè này. Nghĩ đến đây tôi bỗng chợt nhớ đến ý tưởng của một danh nhân mà tôi tình cờ đọc ở đâu đó : 


“Phải đến những nơi, phải gặp những người, phải làm những việc mà mình không muốn, đó là trách nhiệm. 

Được đến những nơi, được gặp những người, được làm những việc mà mình muốn, đó là hạnh phúc. 

Không được đến những nơi, không được gặp những người, không được làm những việc mà mình muốn, đó là số phận”. 


Giờ, tôi phải làm sao đây, ngoài việc cầu nguyện mỗi ngày? Tôi cầu nguyện cho dịch bệnh sớm qua, mọi người mạnh khỏe trở lại công việc hàng ngày, mọi người sẽ được sống an vui.


Các bạn thân mến của tôi, các bạn đọc, các bạn văn, tôi đang nghĩ đến các bạn trong từng ngày, từng giờ, ước mong sẽ có ngày gặp gỡ.

Và tôi đang ngồi đây với nhiều nỗi chờ mong.



Song Lam.

Cherry Hill, NJ.

Tháng 3/2020. 

  

Ý kiến bạn đọc
27/03/202023:40:49
Khách
Cảm ơn chị Song Lam về bài viết mô tả ảnh hưởng của dịch bệnh Vũ Hán trên New Jersey, nhờ vậy mọi người mới biết không chỉ có người châu Á ở vùng California bị mang tiếng là đi vơ vét hàng hóa. Tụi em cũng chỉ mua hai chai Hand Sanitizer (loại bỏ trong ví cho gọn) của Bath & Body, tới chừng muốn mua thêm thì thiên hạ vét sạch rồi! New Jersey gần New York và Phialdelphia như vậy, mong chị bình an.
27/03/202002:00:29
Khách
Chuẩn tướng Lê Minh Đảo cho thượng tướng Trần văn Trà và thiếu tướng Hoàng Cầm của Cộng sản Bắc Việt một bài học nhớ đời !

Nhân ngày 30/4/10, Nguyễn văn Thái- trung tướng CS, nguyên phó chính ủy sư đoàn, về trận Xuân Lộc ,trong cuộc phỏng vấn của BBC, đưa ra con số lính Bắc Việt tử thương là 4000 người.

Nhưng theo cựu thiếu tướng Lê Minh Đảo, Cộng quân thiệt hại khoảng 10000 người.

Tại mặt trận Xuân Lộc tháng Tư năm 75 , lực lượng bên ta gồm sư đoàn 18BB, địa phương quân và nghĩa quân tỉnh Long Khánh, tiểu đoàn 82/Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, và được không yểm bởi sư đoàn 3 Không quân. Tư lệnh Mặt trận là chuẩn tướng Lê Minh Đảo- mãi đến sau trận Xuân Lộc , ngày 25/4/75, ông mới được vinh thăng lên thiếu tướng. Làm tư lệnh sư đoàn 18 Bộ Binh từ tháng 4/72. Được vinh thăng chuẩn tướng tháng 11/72 .

Phía Cộng sản Bắc Việt, Quân đoàn 4 do thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, gồm có các sư đoàn 6, 7,và 341, về sau được tăng cường thêm trung đoàn 95B, Sư đoàn 325. Hoàng Cầm từng tham dự trận chiến Điện Biên Phủ với cấp bậc tiểu đoàn trưởng. Năm 73, được phong làm Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân Giải Phóng Miền Nam.

Cộng sản khởi cuộc tấn công vào ngày 9/4/75. Sau năm ngày bị tổn thất nặng,Hoàng Cầm bị thay thế bởi thượng tướng Trần văn Trà- Tư lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam. Năm 1955- 62, Trần văn Trà từng là phó tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .

Nhưng rồi chính Trần văn Trà cũng không thanh toán được Xuân Lộc nên qua ngày 20/4, đành ngậm ngùi bỏ Xuân Lộc đi vòng xuống Biên Hòa để đánh vào Sài gòn.
27/03/202001:55:24
Khách
Ngôi sao Bắc đẩu của làng ca nhạc Việt Nam Cộng Hòa, nữ ca sĩ Thái Thanh, thà bị cấm hát còn hơn hát ca tụng quân Cộng sản xâm lược :

Tiếng Chim Thanh Đã Chính Thức Vượt Thời Gian- VB- 17/03/2020 : " Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái Thanh ở lại Việt Nam. Ban đầu bà được cộng sản mời biểu diễn các ca khúc cách mạng, nhưng Thái Thanh không chấp nhận. Do không có thái độ hợp tác, bà bị cấm hát suốt 10 năm, cho đến khi rời khỏi Việt Nam năm 1985...” .
27/03/202001:25:51
Khách
Ngày 25/2, khi đó nước Mỹ đang có 53 người bị nhiễm coronavirus, thổng thống Trump tuyên bố tình trạng vi rút này được chế ngự rất tốt ở Mỹ. Và rằng nguy cơ về coronavirus chỉ là tin cuội do phe Dân Chủ và bọn truyền thông tung tin để phá Trump.

Ngày 12/3: Trump tuyên bố rằng coronavirus không nguy hiểm hơn vi khuẩn cúm thông thường, và nó có thể sẽ biến mất nhanh chóng và không có tác động đáng kể gì đến cuộc sống của người Mỹ.

Ngày 13/3: Trump đành phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Khi đó, thì con số người bị nhiễm coronavirus đã lên đến 1700 người, với 41 trường hợp tử vong, theo loan báo của đại học Johns Hopkins.

Tính cho tới ngày 26 tháng Ba, con số người bị nhiễm coronavirus ở Mỹ là 82404 người ; Tàu cộng 81782; Ý 80589. Và theo tin của đại học Johns Hopkins, đã có 1100 người bị tử vong ở Mỹ.
26/03/202016:02:38
Khách
Ngày 17 tháng 3, đài MSN có chiếu một video clip cảnh cô Lauren Whitney buồn rầu than rằng cô không thể nào có tiền để mà có thễ mua tích trữ dự phòng tã lót cho đứa con nhỏ của cô như mọi người khác. Cô khẩn cầu mọi người đừng nên làm thế, khi cô không thể tìm ra đâu được tã lót trong khu vực địa phương nơi cô sống.

Theo thống kê năm 2019 của Cục Dự Trữ Liên Bang thì có đến 40 phần trăm người Mỹ không có sẵn trong tay $400 để chi tiêu trong trường hợp khẩn cấp.
26/03/202015:33:40
Khách
Một góc nhìn về miền Đông Bắc nước Mỹ trong cơn dịch Tàu phù được tác giả mô tả chi tiết, tỉ mỉ, điển hình qua các nơi chợ búa. Nỗi lo sợ hoang mang hiện lên trên nét mặt người dân Mỹ, vốn không quen phải giành giật những vật dụng hằng ngày vốn thừa mứa trong đất nước giàu có như Mỹ. Mong tác giả sẽ không phải bó gối, chồn chân trong nhà lâu. Sẽ đến lúc hưởng lại không khí "khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm..." Lúc đó chúng ta mới biết ơn những gì chúng ta đã được hưởng mà lâu nay chúng ta không để ý.
26/03/202013:03:55
Khách
Các bác sĩ Ý đang phải chọn một quyết định rất tàn khốc: hy sinh người già để cứu người trẻ vì bệnh viện không đủ cung cấp cả về dụng cụ lẫn nhân viên y tế.
Tổng thống Trump cũng đang đứng trước quyết định lựa chọn: hy sinh người già để cứu nền kinh tế. Nếu cứ bắt dân Mỹ sống cách ly trong nhà, ngưng hoạt động thì nền kinh tế sẽ bế tắc và dẫn đến phá sản. Sức mạnh của nền kinh tế nước Mỹ là sự tiêu xài quá rộng rãi của người dân. Đảng Dân chủ biết chắc Trump sẽ chọn kinh tế nên phải nhượng bộ, đồng ý ký chi 2 ngàn tỷ ra cứu vãn. Họ làm ra có vẻ như nghĩ tới sinh mạng hơn tiền bạc.
Tổng thống Pháp Macron khôn ngoan hơn. Ông đưa ra lý do quyền tự do cá nhân của con người sẽ bị xâm phạm nếu bắt dân chúng cách ly, ôm gối nằm nhà. Ông nhấn mạnh cách làm của Trung quốc quá thô bạo và tàn độc. Thật ra ông cũng nghĩ đến chọn tiền hơn là mạng sống của người già. Ai ai cũng vì túi tiền cả. Có điều sự biểu lộ trên khuôn mặt và cách ăn nói lắc lẻo, bôi trơn là khác nhau.
Chọn nền kinh tế bằng cách cho tự do đi lại, không ngăn cấm mọi hoạt động thương mại không cần thiết sẽ dẫn đến hậu quả nhiều người nhìễm bệnh. Khi bệnh viện quá tải, y tế xụp đổ thì dân chúng sẽ hoảng loạn cũng sdẫn tới nền kinh tế bị phá sản. Chỉ là lâu hay mau thôi.
Dân Nam Hàn và Nhật Bản rất tuân thủ các quyết định của chính phủ và có ý thức lẫn trách nhiệm cao nên họ đã vượt qua cơn bão dịch Tàu cộng dễ dàng. Họ biết nếu không cùng giúp nhau thì tất cả đều chết. Họ tự biết giảm thiểu sự đi lại không cần thiết. Họ biết không nên tụ họp ra biển party ôm nhau nhảy múa hay ra công viên ngắm hoa Anh Đào nở.
Dân Mỹ nghe tới cách ly là đi mua…súng sửa soạn bắn nhau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,480
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,
Nhạc sĩ Cung Tiến