Hôm nay,  

Không Rút Được Tiền Đô

27/03/202000:00:00(Xem: 40034)

PHAM HOANG CHUONG
Tác giả: Phạm Hoài Chương 

Tôi có anh bạn học cũ thời trung học, lớp đệ nhất C ở trường Võ tánh, Nhatrang, tên Dũng, rất thân. Đậu tú tài 2 năm 1963,  Dũng vào làm ngành cảnh sát, lên chức đại úy trưởng ty ở Nhatrang  mấy năm thì VC vào năm 75, phải đi tù cải tạo 10 năm. Tôi tuy cũng nhập ngũ nhưng gốc giáo chức, nên chỉ ở tù một năm , sau đó về nhà nai lưng làm đủ thứ nghề lao động tay chân sinh sống qua ngày.

Năm 1983 tôi dẫn con trai vượt biên may mắn lọt qua Hongkong, đuợc định cư Mỹ, chịu khó đi học college lại và trở thành giáo viên trường Mỹ ở Nam Cali năm 1990. Năm 1996, tôi đổi lên San Jose dạy thì nhận đuợc cú phone Dũng trên đó gọi, rất đỗi ngạc nhiên.

-Ủa, ông qua Mỹ hồi nào vậy? Vuợt biên hay đi diện H.O ?

Té ra Dũng ở tù ra thì về ngoại ô Nhatrang an phận cuốc đất trồng rau sống với mẹ già, nhưng vợ ở Saigon áp lực bắt làm đơn đi H.O vì tương lai 2 con, nên đành nghe lời qua Mỹ ở San Jose với chị vợ năm 1994, rồi ra riêng đi hái dâu hay làm lao động  bậy bạ qua ngày. Dũng muốn tôi ở chung condo mướn cho bớt tiền rent, nhưng tôi từ chối, sau đó thì hai vợ chồng cãi lộn,vợ dẫn con đi ở chỗ khác, Dũng bay qua Florida ở với bà dì ruột qua Mỹ từ 75. Bà dì cho Dũng giúp việc trong office bảo lãnh đoàn tụ tư của bà một thời gian rồi  giao miếng vườn lớn ở  Orlando cho Dũng trông coi, trả lương , nhưng tánh hoang đàng từ nhỏ nên Dũng bỏ vườn đi phiêu lưu lên nhiều tiểu bang Đông bắc chơi, rồi làm công cho một hãng ở Vỉrginia. Từ dó tôi bặt không nghe tin Dũng nữa cho tới năm 2012 thình lình Dũng từ Việt nam gọi qua, cầu cứu mua vé máy bay cho Dũng bay qua Cali xin Sở An sinh xã hội cấp lại tiền hưu mấy tháng nay bị thằng em ruột ở Mỹ ăn cắp không gửi về Nhatrang cho Dũng nữa, đói meo, phải đi vay nóng tụi công an sống qua ngày.

-Cái gì? Ông về hưu hồi nào? Mà sao về Viet nam ở? Có quốc tịch mà lại về đó ở?

-Tôi đang làm thì bị stroke năm 2008, bán thân bất toại, nên hãng cho nghỉ hưu non luôn, gửi vô nhà thương trị, sau đó 8 tháng  bớt, nhà thương chuyển qua nursing home nằm nửa năm thì cho xuất viện, nhưng bắt thân nhân lãnh ra mới cho xuất viện, treo bằng lái, ăn tiền hưu có 600 mấy. Tôi về Vietnam ở với bà vợ ba, hồi xưa là y tá săn sóc má tôi, tính ở đó chờ chết luôn, ai dè đi tập therapy nó khỏe lại. Vì ở ngoài nước Mỹ nên không đuợc  hưởng Medicaid, hay cho thêm vài trăm cho bằng tiền già. Tôi ủy quyền cho em trai tôi lãnh hàng tháng rồi gửi dịch vụ về Nhatrang cho tôi. Mọi sự tốt đẹp cho tới một ngày nọ thằng em tôi nợ tiền cờ bạc hay hụt tiền gì đó, lấy tiền tôi xài, không gửi về Nhatrang nữa. Tôi gọi qua, nó cúp phone không trả lời. Tôi phải đi vay công an trả lời tới 10 phân, đuợc  hai tháng thì tôi nhớ tới ông đang ở Cali, có thể giúp tôi, bèn vô Phanrang tới nhà má ông xin sô phone gọi qua.

-Trời đất… Vậy chớ  hiện giờ ông ở với ai bên đó?

-Tôi ở với bà Lành, y tá ngày xưa nuôi bệnh má tôi khi tôi ở tù về. Tuy có vợ hai ở Saigon với 2 con, tôi muốn ở gần má tôi, nên về ngoai ô Nhatrang ở chung với bà này, lần lần nảy sinh tình cảm với bã. Bà hai ở Saigon biết, giận lắm, nhưng vì đang nhờ cậy tôi làm hồ sơ cả gia đình đi H.O nên ráng nhịn, không nói gì. Nhưng khi tụi tôi qua Mỹ rồi thì nhờ có cô em vợ ( qua Mỹ từ 75 ) có nhà ở, nhà cho thuê, giàu có, giúp đỡ cho chị ở nhà không lấy tiền,  bã bắt đầu hắt hủi, khinh rẻ tôi. Hai đứa con trai cũng vậy, đi làm đi học, không them ngó tới tôi. Tôi buồn tình bay về Florida ở với bà dì. Từ đó là vợ con không thèm liên lạc nữa, hiện giờ tôi cũng chả biết họ ở đâu. Nhà này tôi rút 15 ngàn đô tiền 401k chỗ hãng tôi làm ở Mỹ, lúc chưa bị đột quỵ, gửi về cho bà Lành “y tá” xây cái nhà ngói 4 phòng ở Diên khánh cho má tôi có chỗ ở đàng hoàng, đứng tên bã. Xây trên đất của cha mẹ bã để lại, nên nhà đứng tên bã. Tôi gửi má tôi cho bã săn sóc, tháng tháng gửi tiền về cho bã chăm chút nuôi má tôi.  Nay má tôi chết rồi, thì bã quay qua săn sóc tôi, cũng  nuôi gà nuôi heo,  trồng rau bán, phụ với sô tiền hưu ít ỏi em tôi gửi về hàng tháng cũng đắp đổi qua ngày.

- Số ông là số con rệp. Qua Mỹ bà dì cho miếng vườn ở sinh lợi, không chịu khó lo làm để dành, lại đi lang thang, ăn nhậu bia rượu, đến nỗi bị stroke, tan nát cuộc đời  già. Vậy chứ mấy đứa em khác của ông ở MỸ đâu, không thấy ai giúp ông?

-Ôi, bầy em bảy đứa của tôi , nhờ bà dì làm cho USAID năm 76 mang qua Mỹ bằng máy bay nhân đạo theo diện con mồ côi, phân phát cho Mỹ đen, Mỹ trắng nuôi, tan tác khắp nuớc Mỹ, giờ đây không nhờ đuợc đứa nào. Tụi nó cũng nhớ tôi là anh Hai, nhớ bà già, nhưng tình cảm sau 20 năm lưu lạc giang hồ, lạt lẽo hết rồi. Hồi bà già chết, có mỗi một mình tôi là anh cả, về chịu tang, lo chôn cất bã, mấy đứa nó chỉ gửi phụ chút tiền bạc, chả đứa nào về. Nói tới gia đình tôi, buồn lắm… ông à.

-OK, vậy thì tôi sẽ mua vé cho ông qua, ở nhà tôi, tôi đưa lên An sinh xã hội giúp cho ông.

Dũng mừng rỡ, cám ơn rối rít. Tánh tôi thấy ai khổ, áy náy không chịu được, nhất lại là Dũng , bạn học  hai năm đệ nhị, đệ nhất rất thân ngày xưa ở trung học Vó tánh, Nhatrang.  Hình như Dũng và tôi có nhân duyên, ơn nghĩa nợ nần gì với nhau ở kiếp trước, cứ lâu lâu gặp lại, mà gặp là có chuyện phải giúp Dũng.. Năm 63, đậu tú tài ra, Dũng cũng đã có lần dẫn cô vợ đầu tới tận nhà tôi ở Phanrang, tay trắng  cầu xin giúp đỡ. Ba má tôi đã từng giúp cho Dũng. Ba cho Dũng dạy Việt văn trường trung học  bán công mà ông đang làm hiệu trưởng, má tôi cho hai người ở nhờ căn phố bán tap hóa đường Thống nhất, rồi nói cô tôi đang mở tiệm thuốc tây cho vợ Dũng  job phụ bán thuốc tây, trước khi tôi ra Huế học Đại học sư phạm. Một năm sau,hai vợ chồng thuê đuợc căn nhà ngoại ô, sống vững vàng thì ba tôi mất, bà ngoại tôi cũng mất sau đó 3 tuần, Phanrang đập Đa nhim vỡ, nước lụt 4 thước ngập thành phố, Dũng phụ má tôi đầu chít khăn tang trắng,dẫn một bầy con bỏ nhà lội nước  qua nhà bà cô tôi bán thuốc có lầu cao trú ngụ. Dũng sau dó buồn, cảm thấy lẻ loi, vì không còn ba tôi hậu thuẫn, đưa vợ về Nhatrang ở với cha mẹ, rồi thi vào Ty cảnh sát làm việc.

Hồi đó chúng tôi mới tuổi 20, 22. Khi tôi kéo Dũng qua Mỹ ở nhà tôi đi An sinh xã hội điều chỉnh tiền hưu năm 2012 thì Dũng đã 70, còn tôi  ngoài 65, về hưu mới mấy năm. Họ gạt tên thằng em ăn quỵt tiền hưu của Dũng ra, thế tên tôi vào, khuyên tôi mở chuơng mục nhà bank, dành cho Dũng một account để họ rót tiền vô hàng tháng rồi bên Nhatrang, Dũng dùng thẻ mà rút ra tiêu. Nếu có gì trục trặc, tôi sẽ ở Mỹ (đại diện cho Dũng bên VN) lên bank mà khiếu nại. Tôi bèn mở account với Citibank, vì họ có đại lý ở Saigon, nếu Dũng có gặp rắc rối thì vào Saigon mà khiếu nại. Mấy nhà bank lớn khác không có đại lý ở Vietnam.Dũng không chịu ở lai Cali xin housing sống, vì tiền hưu SSA 750$ chỉ suýt soát gần bằng tiền già SSI, sẽ thiếu hụt liên tục, sẽ không đuợc lái xe, nên sống như ở tù, trong khi ở Nhatrang có sẵn nhà vợ y tá Lành để ở, có xe honda thồ chở đi, giá sinh hoạt ăn uống bên đó rẻ hơn, gần 15 triệu đồng VN một tháng, sống thoải  mái hơn bên Mỹ nhiều. Tuy là công dân Hoa kỳ, nhưng không phải là thường trú nhân Cali (California permanent resident), Dũng không được Medi- Cal hay Medi-Medi, mà phải đóng medicare premium khoảng 100$ một tháng. Đóng 100$ mà khi bệnh đột ngột lại không thể bay kịp qua Mỹ mà nhập viện chữa trị free, chưa kể chắc gì đã có tiền mua vé máy bay qua Mỹ. Tánh Dũng xưa nay vốn xài hoang, không biết dè xẻn tiết kiệm nên lúc nào cũng thấy mượn tiền, xin tiền, lang thang như người bất đắc chí. Tôi trình bày cho Dũng tất cả lợi và hại của việc chọn ở VN, Dũng cứ nhất định khăng khăng đòi về Nhatrang ở.

Thế là Dũng bay về ở Vietnam năm 2012, cứ 6 tháng phải lên đồn công an đóng tiền gia hạn cư trú tạm (renew temporary residency) tại VN, công an cho nhập hộ khẩu, tạo điều kiện dễ dàng, nên mỗi khi công an có đám tiệc hay đám cưới mời, Dũng phải “chơi đẹp” , mua vài két bia tới đãi  để lấy cảm tình. Mỗi tháng phát cho vợ  200 đô lo cơm nước, còn dư 450$ tàn tàn sáng sáng đi uống cà phê, mua vé số mơ thành triệu phú, hay bị dân địa phương lợi dụng xin tiền vì biết mác Việt kiều dư giả, phè phỡn. Cô vợ y tá của Dũng có đứa con trai riêng ngoài 20, lúc còn độc thân say rượu gây lộn với Dũng mấy lần,”mày mày tao tao”, có lần bỏ lên Nhatrang thuê phòng ở riêng vì cảnh xung khắc với cha ghẻ. Lúc nó cưới vợ, Dũng phải bỏ ra cả tháng lương để lo đám cưới, rước dâu. Khi có con, nó lại mang vợ con dọn về ở chung với mẹ và cha ghẻ, lục đục nhiều lần. Mỗi lần có chuyện, lại gọi qua tôi , nghẹn ngào kể lể. Mỗi lần than túng quẩn, lại năn nỉ tôi ra dịch vụ gửi về cho 100 đô. Đúng là cái nợ.


Năm 2016 tôi có về nước chơi, Dũng mời ra Diên khánh (ngoại ô Nhatrang) thăm nhà cho biết. Thấy nhà cây cối xanh tươi bao bọc, phòng ốc rộng rãi, tôi cũng mừng, thấy vợ than túng tiền vì Dũng tiêu xài quá sức, lắc đầu, móc túi cho mỗi người một trăm. Năm 2018, má tôi bệnh nặng mất, tôi về chịu tang, Dũng cũng lò mò vô , thắp nhang lễ bái, ngủ lại một đêm. Bị nhiều thứ bệnh, áp huyết cao, tiểu đường, hai mắt mờ, chân đi run rẩy, hay đái són vì nhiếp hộ tuyến nở, tôi thấy Dũng đang sống những ngày cuối đời trong suy kiệt thể chất và tinh thần. Mỗi lần bệnh, vào nhà thương, Dũng phải móc túi trả tiền mặt mỗi ngày cả triệu đồng vì không mua bảo hiểm sức khỏe, nghe cô em dâu Dũng tên Hồng ở gần đó kể hãng bảo hiểm chê không bán vì sức khỏe quá bết bác. Hồng nói “vợ con ảnh lúc này hắt hủi ảnh, thấy ảnh lủi thủi đi ngoài đường hoài”.

Đầu năm 2019, tôi nghe Dũng gọi qua , than bệnh nặng nhập viện, không đủ tiền nộp phí nên trốn về nhà nằm.Tôi gửi cho 100$, gọi cô em dâu khác ở Nhatrang ghé thăm, cô này cũng bỏ tiền ra lo tiền nhà thương tiền thuốc tươm tất. Hai cô em dâu này chồng đều đã chết, nên còn ở Nhatrang, cũng là cái phước cho Dũng không đến nỗi cô đơn lẻ loi. Giữa năm 2019 lại nghe Dũng nghẹn ngào gọi qua nói bị vợ đuổi khỏi  nhà, thằng con trai xúi mẹ nó lấy sổ đỏ cái nhà đem thế nhà bank mượn mấy tỷ bạc để làm ăn gì đó. Dũng đuợc một bà hàng xóm nọ thương tình đem về cho ở chung với ông anh ruột bà một phòng lớn,còn bà ở phòng nhỏ. Nhà này  chỉ là túp nhà tranh ọp ẹp  của con trai bà ở trước đây, nay lấy vợ dọn sang nhà mới nên giao cho  bà ở. BÀ nấu cơm cho Dũng ăn luôn, tất nhiên Dũng phải đóng tiền ăn ở cho bà. Tôi cũng không biết nói sao. Lòng dạ con người  thay đổi không biết đâu mà luờng. Dũng thì ngây thơ khờ khạo. Lấy vợ thì bà nào cũng có con riêng. Con ruột thì nghe lời mẹ, bỏ mặc cha, vì 10 năm tuổi thơ cha đi ở tù, chỉ ở với mẹ, nghe mẹ nói toàn thói hư tật  xấu của cha, “ăn xài hoang phí, vô trách nhiệm với gia đình,” nên lớn lên qua Mỹ, bỏ đi mất, chả thèm đoái hoài tới cha.

Nhiều lúc tôi thật sự lo cho Dũng, vì đầu tháng nào cũng vậy, mới 3 tây đã ra ATM rút tiền hết tháng đó, có khi mới 20 ngày đã gọi than hết tiền, xin tôi cho mượn gửi về một ít qua dịch vụ tiêu đỡ. Tôi ở cách xa Bolsa , muốn gửi dịch vụ phải lái xe cả trăm dặm khứ hồi. Tự hỏi nếu Dũng lỡ chết thình lình thì ai chịu bỏ tiền ra hỏa thiêu hay chôn cất bên đó. Một hôm tôi nhận thư Sở an sinh gửi báo cáo hàng năm về tiền gửi cho Dũng, thấy họ giữ medicare premium cho Dũng mỗi tháng tới 144$ (lúc trước chỉ có 83$ ròi tăng lên nhiều đợt, bây giờ là 144$) phòng khi Dũng khám bệnh, vô nhà thương chữa trị. Tôi thấy Dũng mất oan số tiền này mỗi tháng vì Dũng đã quyết tâm chết ở VN, hễ đau bệnh thì trả tiền mặt vô nhà thương bên đó, đâu có hưởng được sự chữa trị thuốc men của bác sĩ tại Mỹ, bèn lên mạng kiếm thấy cái đơn xin đừng khấu trừ tiền medicare premium gửi cho Sở An sinh. Tôi đánh bạo điền đơn, ký tên tôi, đem lên nộp cho họ, trình bày hoàn cảnh Dũng gần chết cần tiền khấu trừ này để trả cho bệnh viện bên đó khi nhập viện... Tưởng họ đòi phải có chữ ký Dũng, ai ngờ họ thấy bằng lái xe Dũng tôi đưa ra với hình ảnh và tên tuổi ngày tháng năm sinh, thấy bank statement có tên tôi làm chủ và account mang tên Dũng nằm dưới tên tôi thì tin ngay tôi là người bạn lâu nay đại diện cho Dũng bên VN, lập tức dồng ý cho hay kể từ đầu 2020 sẽ không khấu trừ tiền premium này nữa. Tiền này xẽ nhập chung với tiền lâu nay gửi vô account Dũng tổng cọng là 820$. Tôi rất mừng, không ngờ mọi cự thành tựu theo ý mình dễ dàng như vậy, bèn gọi báo tin vui cho Dũng:

-Rồi, tôi làm xong rồi, họ chấp thuận rồi, từ rày SSA của ông là 820$ thay vì 676$ như trước, nhưng tôi sẽ giữ lại 144$ tiền medicare này mỗi tháng để dành làm ‘death benefit” cho ông , khi nào đủ 1000 đô đủ tiền hỏa thiêu ôn, sẽ ngưng không cất giữ nữa, tha hồ cho ông xài trọn 820$. Chịu chưa?. Khi nào hai cô em dâu ông báo tin ông chết, tôi sẽ gửi dịch vụ về.

Dũng chịu ngay, cám ơn tôi đã giải quyết vấn đề khúc mắc quan trọng này. Cá nhân Dũng tự hiểu không đủ nghị lực tiết kiệm dè sẻn để dành nỗi tiền hỏa thiêu cho mình mỗi tháng, phải có tôi nhúng tay vào và chặn trước từ bên Mỹ. Dù muốn có xài hết 820$ cũng không đuợc, vì bên này khuya 2 tây, tôi sẽ nhanh tay  chuyển tiền 144$ đó qua account riêng tôi ( trên app của cell phone tôi), trước khi Dũng ra nhà bank rút mỗi sáng 3 tây đầu tháng.

Tưởng mọi sự từ đây ổn định, ai dè qua tháng 2, dịch cúm corona bùng phát…Hôm 3 tây Dũng ra nhà bank rút 150$ , tiền không nhả ra, tưởng máy trục trặc, đút thẻ vô ATM, rút lần nữa tiền cũng không ra, dại dột đút thêm 2 lần nữa tổng cọng 450$ cũng không ra đồng đô  nào, mà còn bị charged tiền fee 8$ cho 4 lần rút. Dũng thất sắc gọi qua tôi , nhờ tới Citibank bên đó rút thử coi có trục trặc gì không. Tôi vô trong kể lể sự tình, họ nói Dũng phải gọi số phone Citibank quốc tế ( international phone) hỏi tại sao, chứ họ không giải quyết đuợc gì cả. Tôi kể cho nghe và gửi dịch vụ 200$ về cho Dũng xài đỡ. Đầu tháng 3, tôi lấy thẻ tôi rút  300$ tiền trong account Dũng gửi về cho Dũng đi Saigon khiếu nại với Citibank trong đó. Dũng đang nói chuyện với cô bankteller VN, hỏi địa chỉ tôi ở Mỹ để họ gửi mail cho tôi cho biết code mới đặng Dũng đút thẻ rút tiền, vì code cũ đã invalid. Tôi hỏi còn vụ mất 450$ thi họ giải quyết ra sao? Dũng nói họ sẽ giải quyết sau. Dũng nói Vn có luật mới là thẻ do nuớc ngoài cấp sẽ không rút được tiền ở nhà bank tại VN. Tôi không hiểu tại sao ai ra luật gì mà lạ vậy. Chả lẽ họ sợ khách du lịch qua VN rút tiền , rờ tiền lây bệnh cho dân VN. Như vậy khách du lịch tiền đâu mà ăn tiêu, trả tiền mướn hotel ở VN?

Mấy ngày sau tôi coi trên Yutube thấy có tin Mỹ sợ trao đổi tiền giấy dollar sẽ truyền  bệnh corona lên tờ giấy bạc Mỹ nên  khách ngoại quốc rút tiền đô MỸ ở các nước gần trung quốc(Đài loan, Vietnam, Phi,Nam hàn…) sẽ không nhận đươc tiền đô.  Chả biết fake news, hay tin thật, mà không nghe báo chí nhắc tới. Chẳng có ai tôi quen là Việt kiều sống ở VN như trường hợp Dũng , nên tôi không biết hỏi ai tin đó có đúng không. Lại nghe tin Vn tính in tiền giấy mới , chuẩn bị đổi tiền mới thay thế cho tiền đang lưu hành.Tôi thấy rầu cho Dũng quá. Người đâu mà cả đời cứ khổ sở lo âu vì tiền. Và tại sao tôi phải đóng vai thủ quỹ bất đắc dĩ này mãi cho ông bạn già gần đất xa trời này.

Mấy ngày sau, tôi nhận đuợc mail Citibank headquarter ở Texas gửi cho “ code” mới để đút thẻ debit  rút tiền bên VN. Tôi gọi cho Dũng biết để đút thẻ coi thử có “work “ không.  Dũng gọi qua nói không được, không thấy hiện ra cái gì cả. Tôi bực mình viết thư khiếu nai với Texas  là code mới mấy ông cho không “match” với thẻ của Dũng, và tiền Dũng rút 450$ không ra hồi tháng 2, mấy ông sẽ giải quyết và hoàn trả lại cách nào. Mấy ngày rồi mà chả thấy họ hồi âm gì cả. Tôi cũng chán. Giữa tháng 3 thì số nhiễm corona và sô người chết trên thế giới tăng ào ào. Dũng nói Nhatrang khuyến cáo mọi người ở nhà, đừng ra ngoài, vì đã có nhiều kẻ bị lây, nên Dũng đắp mền nằm nhà cả ngày.

Thôi đành bỏ qua vậy. Biết đâu “của di thay người”. Nhờ mất tiền mà Dũng không phải đau ốm nhập viện. Từ rày về sau, tôi sẽ rút bên này gửi dịch vụ về cho Dũng cho chắc ăn. Dũng cũng đồng ý như vậy , khỏi phải khó nhọc  tun rẩy lê chân bước thấp, bước cao ra nhà bank gần nhà rút tiền, chỉ cần nằm nhà có người đem tiền tới giao tận tay, khỏe re như con bò kéo xe.. Người khổ mới là tôi, phải chạy xe cả trăm dặm vùa đi vừa về qua Bolsa gửi dịch vụ 2 lần một tháng, chứ gửi một lần là bên đó  xài sạch láng ngay, rồi lại kêu réo năn nỉ nhức đầu.... Freeway 91  đông nghẹt xe cộ mấy năm sau này, “stop and go” liên tục, tuổi già lái xe thật là vất vã. Ai ở trong hoàn cảnh tôi mới biết khổ như thế nào.

Ý kiến bạn đọc
04/04/202014:30:12
Khách
Xin lỗi anh AN Nguyễn, tôi "misundertood" comment của anh vê vụ "ai về hưu về VN ở, chỉ đuợc 600$,còn ở lại Mỹ thì được thêm 300$ cho bằng SSI". Cái đó tôi biết, nhiều người qua Mỹ trễ, lớn tuổi, đi làm luơng hưu ít nên họ được chinh phủ cho thêm cho bằng tiền già SSI và MEDI- MEDI. Ai ở VN mà SSA ít ỏi, thì chỉ lãnh bấy nhiêu thôi, không có cho thêm gì ráo, như trường hợp Dũng, cũng hợp lý thôi, vì tiền Mỹ mà tiêu ở nước ngoài thì chỉ có lợi cho nước ngoài thôi, đâu có lợi gì cho kinh tế Mỹ, vã lại tiền cho thêm đó là tiền đóng thuế của dân Mỹ, không nên cho là đúng.(( anh Đức ơi,tiền 6 bảy trăm gì đó anh nói, hồi giờ Dũng lãnh là tiền hưu thuần túy SSA của ảnh, ảnh đưa cho vọ có 250$ còn 450$ giữ riêng muốn tiêu gì kệ ảnh, không phải tiền Mỹ (tiền dân Mỹ đóng thuế) cho thêm đâu)). Ở ngoài nuớc Mỹ, hưu nhiều thì nhờ, ít thì ráng chịu, đâu có đuơc cho thêm $ nào đâu. Chỉ tại tánh tình quái gỡ lạ kỳ như vậy, nên mới ra nông nỗi.
04/04/202014:00:57
Khách
Cảm ơn các bạn đọc comment giúp ý. Toi có nghĩ tới Western Union, nhưng không biết bên đó có đại diện đi về vùng quê kinh tế mới, toàn thôn với xã, giao tiền. Sẽ thử khi hết cách.
À, chào anh An Nguyễn. Total tiền Dũng hưởng là 820$ hiện nay, nhưng An sinh xã hội lâu nay khấu trừ tiền medicare premium (144.40$ now) đóng cho ổng ( lỡ ổng có bệnh, nhập bệnh viện bên Mỹ) rồi mới gửi chỗ còn lại vô account tôi. Mới đây tôi nảy ra ý đòi lại tiền premium này, làm đơn xin và SSA department đồng ý trả lại, và nới bất cứ lúc nào đổi ý, có thể xin khấu trừ lại như cũ . Tôi tính giữ tiền 144$ này trong7 tháng đủ 100$ gửi vê cho mấy em dâu hay bà nuôi nào ổng tin cậy, lo hỏa thiêu khi ổng chết. Ổng cũng chịu vậy. Mới đấy lại nghe nói chính quyền xã sẽ lo chôn cất, hay hỏa táng kẻ homeless, penniless như ổng khi sự việc xảy ra.
Việc anh nói "dù lương hưu SSA 2 ba ngàn mà về Vn ở chỉ đuợc lãnh tối đa 600$ rồi SSi cho thêm 300$ thì tôi không biết và chưa hề nghe, vì khi chính tôi tới Public social service ở đây xin( vì income D dưới 900$ ), họ gửi thư từ chối vì Dũng khogn còn là California permanent resident (dù là US citizen) nên không qualified . Còn như luơng hưu tôi trên 2000 mà nếu về Vn ở luôn mà chỉ đuợc 600$ , sức mấy tôi chịu. Không phải tại quỹ hưu tôi là Quỹ giáo chức Cali (423 tỷ đô) độc lập với Sở hưu công tư chức Mỹ, mà tiền hưu SSA là của họ đi làm đóng thuế lúc trẻ, sao lại cắt còn có 600$. Nếu anh đúng, thì có thể họ cứ về VN sống, mà account nhận tiền hưu lại ở nhà bank bên MỸ giao cho con cái cầm thẻ rút ra gửi Western union hay dịch vụ tư (ex. Anh Minh...) gửi vè bên đó cho họ tiêu. Chính phủ MỸ chắc biết, nhưng làm ngơ chăng. Họ cũng đâu có cúp Medicảre cho ai về hưu bên đó đâu, nhưng minh phải bay về Mỹ để trị bệnh, biết có còn sức leo lên máy bay không.Tôi chỉ thắc mắc tại sao lương hưu Dũng duới 825$ (low income) khogn cho Medi-Medi thì ok, sao lại bắt trả medicare premium 144$ bên Mỹ.
04/04/202013:26:36
Khách
Đê giải thích thêm chó các bạn dộc giả góp ý. Trước hết, Anh Lê như Đức, đó là 1 trong các bạn học thân nhất thời trung học, tánh tình tốt, số đào hoa, hay giúp đỡ, cũng đậu tú tài 2, làm thày giáo dạy giờ. Tuổi học trò, yêu lý tưởng, đâu có tính toán kiếm bạn tốt, bỏ bạn xấu để lợi dụng điều gì (Tôi cũng biết kén bạn tâm đầu ý hợp mới chơi, hay có tài đức khiến minh phục, như hiện giờ chỉ còn 4 hay 5 người tâm đắc ở Canada, Virginia, Cali,VN) . Vài người tánh xấu và tài kém, nhưng mình kẹt cả cai lưới 4 năm năm kỉ niệm học trò vơi họ thòi đệ nhất cấp, chả lẽ qua Mỹ khá giả rồi ignore họ. Tánh tôi không nỡ từ chối kẻ ăn xin ốm o cầu cứu minh, làm sao ngoảnh mặt với bạn cũ, nhất là khi họ gặp hoạn nạn, lê lết tìm tới năn nỉ mình. Đâu có biết đời lính 10 năm ở tù cải tạo đã biến dổi tánh tình nó, buông thả, bất cần, ăn chơi bạt mang, các em ở Mỹ xa lánh, vợ con bạc đãi, bà nào cũng lợi dụng...nên lại nhờ mình lúc cô đơn xế chiều. Biết đâu cái Nghiệp nó khiến như vậy, và mình kiếp trước mang ơn họ cái gì đó nên họ đeo bám lấy mình kiếp này để đòi. Lo cho người ta muốn hưu o VN vì tiền hưu ít, có thể ở bên đó rút mỗi tháng tại địa phuơng thì dễ thôi, khỏi phải từ Nhatrang lặn lội vô SG mỗi tháng tới tòa đại sứ Mỹ lãnh. Nhưng sự việc nó khogn dễ như mình tính.Khi mà ổng ăn nhậu, lang thang chơi bừi lãng tử đó đây,đưa tiền cơm ít cho vợ ba, hay các người nhận nuôi ổng thi họ chán ghét, rồi bắt học giặt quần cứt, hầu hạ bệnh tật,thì họ trở mặt đòi đuổi khỏi nhà vì không đuợc đền công xứng đáng. Gọi Dũng, họ dành bắt phone nói thế cho ổng, nói ổng đi vay tiền lời cao của tụi thân công an, tới nhà bã đòi, cướp passport ổng, bã phải lên đồn công an xin can thiệp đòi lại giấy tờ, và hứa thanh toán nợ cho đám kia. Mình nghe đâu biết sự thực ra sao bên đó. Đó là hoàn ảnh hiện giờ của ổng,78 tuổi, đái đường,áp huyết, mắt mù, gan sưng, giao tiền cho người nuôi cảretaker toàn quyền sinh sát và áp lực tôi bên này phải gửi 1 lần hết số tiền lớn 700$ thay vì lai rai 200$ mỗi decade, để họ thải mái đi đánh số đề, cờ bạc, chơi hụi..bỏ mặc ổng đói khát ơ nhà, ổng dám hé môi sao?. " Không chịu thì cút cho khuất mắt tao" ví dụ vậy. Thương người như thể thương thân. Tôi đang dò hỏi các người quen bên đó tìm 1 nursing home do các bà sơ phụ trách bên đó để nhận nuôi ổng, tháng thàng mình gửi tiền về. ĐÓ là giải pháp tốt nhất. Nếu mình chết trước ổng (mặc dù mình trẻ khỏe hơn ổng nhiều) , tiền bạc ai quản lý gửi về đây, ai sẽ khai tử ổng với Sở An sinh xh đây? cũng là một mối lo điên đầu, ai ở trong cuộc mới biết. Khi 1 người nằm liệt mê muội ỉa đái vô dụng trong tuổi già tứ cố vô thân, thật là thảm thiết, Cọng sản Tàu , Bắc hàn..vô thần chỉ việc hỏa thiêu họ đang lúc còn sống cho khuất mắt, chứ người Việt như mình lòng dạ nào? Địa tạng bồ tát có câu nguyện "Bao giờ hết sạch ngừời trong cõi địa ngục thì ta mới chịu thành Phật" tôi vẫn nhớ mãi.
03/04/202016:03:41
Khách
Tiền hưu trí là tiền trả cho người đã đi làm có đóng thuế (SSA, Social Security Administration), khi lãnh tiền hưu trí mà đương sự đi ra khỏi lãnh thổ Mỹ thì tiền này vẫn được gửi đến quốc gia mà đương sự đang cư trú, hoặc có thể ủy quyền cho người khác lãnh thay rồi chuyển cho dương sự.
Tiền SSI (Supplemental Security Income, SSI) là tiền trợ cấp xã hội dành cho công dân không có income hoặc income thấp dưới mức nghèo khó, tiền này cao, thấp tùy theo tiểu bang. Người lãnh tiền SSI khi ra khỏi lãnh thổ Mỹ sẽ bị cắt sau 30 ngày, nghĩa là tiền SSI chỉ cấp cho người sống tại lãnh thổ Mỹ mà thôi.
Ông Dũng lãnh tiền hưu trí là tiền SSA cho nên ông này đương nhiên được hưởng khi ở VN nhưng chỉ lãnh $600.00 mà thôi. Nếu ông Dũng sống ở Cali thì sẽ được hưởng thêm tiền già (SSI) khoảng gần $300.00 nữa).
Tác giả bài viết nói về tình bạn vượt không gian và thời gian. Ông đã là Văn Thù BT thì làm luôn cho trọn kiếp người !?. Chúc mọi người vui vẻ mà chống kẻ thù vô hình đang xâm lược quê hương Mỹ.
02/04/202015:07:17
Khách
Dùng Western Union đi. Tôi gởi thường nên biết, rất tiện lợi. Phí khoán $6, cho dù gởi vài ngàn cũng chỉ $6. Bên VN ra bất kỳ đâu có làm đại lý cho WU đưa code và ID ra là lảnh được. Rất nhiều công ty, tiệm vàng làm đại lý cho WU.
29/03/202012:15:23
Khách
Tôi không hiểu tại sao tác giả cứ cắm đầu đi giúp kẻ mà chính tác gìả phê phán: “nhưng tánh hoang đàng từ nhỏ” hay “không chịu khó lo làm để dành, lại đi lang thang, ăn nhậu bia rượu”.
Anh em thì lừa lọc, lấy tiền của nhau. Vợ thì chính thức ba, bốn bà. Qua Mỹ lười biếng không lo học hành hay luyện nghề tiến thân: “Tánh Dũng xưa nay vốn xài hoang, không biết dè xẻn tiết kiệm nên lúc nào cũng thấy mượn tiền, xin tiền, lang thang như người bất đắc chí”. Người không tàn tật, bệnh hoạn, cứ mở miệng xin tiền là vô tư cách mà tác giả còn kết bạn thì thật là thiếu suy nghĩ.
Sau đó lại than: “Người khổ mới là tôi, phải chạy xe cả trăm dặm vừa đi vừa về qua Bolsa gửi dịch vụ 2 lần một tháng, chứ gửi một lần là bên đó xài sạch láng ngay, rồi lại kêu réo năn nỉ nhức đầu”.
Không biết tác giả có nghĩ tới $750 tiền hưu tháng tháng gửi về VN để “còn dư 450$ tàn tàn sáng sáng đi uống cà phê, mua vé số mơ thành triệu phú” là tiền đóng thuế của biết bao người lao động Mỹ không?
29/03/202007:11:00
Khách
Thử dùng Western Union có gần hơn không Có thễ mắc hơn nhưng không phải lái xe quá xa Tôi không có làm cho hảng này
28/03/202017:31:47
Khách
Ông bạn vào app Remitly money transfer coi dịch dụ nầy có khả quan hơn không.
27/03/202023:44:07
Khách
Xin khâm phục tấm lòng của tác giả đối với bạn từ thời trung học. Xin anh hãy tiếp tục nghĩa cử này. Chẳng những đó là tấm lòng với người bạn cần giúp đỡ, thiện nghiệp anh làm còn được nghiệp lực trả lại trong tương lai của đời này, chừng năm tới mười năm, hay trong đời sau.
Chúc tác giả mạnh khỏe, bình yên và tiếp tục làm việc thiện.
27/03/202023:34:44
Khách
Chưa thấy ai lận đận vất vả như bạn như anh Chương Phạm, lại còn rất kiên nhẫn nữa. Nhiều trường hợp ngay cả anh chị em ruột trong nhà cũng không tốt đuợc như vậy. Hy vọng anh sẽ đuợc hưởng phước dồi dào vì tấm lòng nhân ái, cám ơn anh về bài viết, nhất là tả về thảm họa (lộn xộn trong việc rút tiền của các trường hợp người nước ngoài về Việt Nam sinh sống!)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,670,840
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.
Tác giả tên thật: Nguyễn Thị Kim Loan. Bút hiệu: Kim Loan, Hồng Đào. Sinh năm 1966 tại Việt Nam. Là cô giáo tiểu học trước khi vượt biển đến Thailand năm 1989. Hiện sinh sống tại Edmonton, Canada.
Tác giả là cư dân tiểu bang Oregon, làm nghề chăm sóc người già và tàn tật của Washington County ở Salem, Oregon. Với bài viết về nước Mỹ đầu tiên, "Ông ngoại của Thu đi lấy vợ", tác giả đã nhận giải thưởng đặc biệt năm 2010, và tiếp tục lui tới với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Buổi sáng thứ bảy, mùa hè, bầu trời xanh trong không một gợn mây, màu nắng vàng chanh, gió nhè nhẹ mơn man làn da, mùi thơm của cỏ cây, hoa lá… vương vương, thoang thoảng. Con đường nhỏ uốn lượn nhẹ nhàng, hai hàng cây xanh bên đường đều tăm tắp, một bên hè trống tiếp ráp với những ngọn đồi nhấp nhô nối nhau trải dài, in lên nền trời, bên kia là dãy nhà nằm ngoan ngoãn sau những mảnh vườn được trồng tỉa vén khéo. Hai vợ chồng tôi lững thững đi trong cảnh trí êm lặng, an bình của thành phố nhỏ như còn đang say ngủ.Tôi mới mổ “cataract” mắt bên phải. Mọi việc suông sẻ nên cảm thấy rất yêu đời, tôi tinh nghịch nhắm bên mắt trái, cảnh vật như sáng hẳn ra, những chiếc lá thật rõ nét, óng ánh, rung rinh dưới nắng, những bông hoa tươi lên reo vui, cảnh vật trong trẻo như được nhìn qua khung cửa kính mới được lau chùi kỹ lưỡng bằng Windex. Nhớ lại ngày mổ mắt, khi nằm trên bàn mổ ở nhà thương của trường Đại học Stanford, vẫn căn phòng sáng trắng, vẫn các thủ tục thông thường
Tác giả lần đầu tham dự chương trình VVNM. Tên thật là Dương Hồng Chi, sinh năm 1940 tại Hà Nội, tốt nghiệp: Sư Phạm Saigon ở Việt Nam, Ban Cử Nhân ở Mỹ, hiện nghỉ hưu, sống ở Slidell, Tiểu bang Louisiana.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Ngày xưa, trong cái thời hưng thịnh của Thung Lũng Silicon, chúng tôi cũng đã từng trải qua cái thời “tách ly”. Chồng tách (technician) vợ ly (assembly). Ai đã từng ở thành phố này đều nhớ đến cái thời thật huy hoàng đó. Không cần phải bác sĩ, kỹ sư gì cho nó mệt. Cứ hai vợ chồng, người tách người ly là tha hồ cuối tháng đếm tiền mệt nghỉ. Công việc trong các nhà máy thì dễ dàng, lềnh khênh nhiều không kể xiết. Overtime thì vô cùng thoải mái. Chịu khó ngồi ráng thêm vài tiếng là có tiền gấp rưỡi hay nếu là ngày nghỉ thì double pay. Thời đó ai làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lãnh lương theo giờ còn sướng hơn mấy ông engineer ăn theo lương tháng nhiều. Làm tiền dễ đến nỗi quên cả thời gian. Nhiều khi cả tuần hai vợ chồng chỉ gặp nhau có một vài lần. Cũng tách ly nhưng quá sướng chứ có đâu như bây giờ cái thời cách ly ôn dịch. Đúng là cái tai hoạ tự nhiên từ trên trời rớt xuống. Có ai ngờ trong cái thời đại tiên tiến của cái thế kỷ thứ 20 có ngày tại cái xứ Mỹ này,