Hôm nay,  

Chinese Virus, đại dịch thế giới

22/03/202000:00:00(Xem: 9504)
hinh-ngoc-anh
Trương Ngọc Anh trong Lễ Trao Giải Viết Về Nước Mỹ


Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết  2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. bài viết mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.


***


Vào đúng ngày 16 tháng 3, 2020 Tổng Thống Mỹ Donald Trump “Twitt”, gọi đích danh đại dịch dưới tên gọi mỹ miều của WHO, “cô vy” (Covid-19) là “Chinese Virus”.

Và một người khác đã trả lời Tổng Thống:  “You’re right, it is 100% the Chinese Virus and we need to hold them accountable for hiding it from the world for months” (TT nói chính xác 100%, chúng ta cần phải phô bày sự thật này mà họ (China) đã cố tình che dấu, lừa dối thế giới cả mấy tháng nay, “Đại dịch Tàu Cộng”).     

Còn một người Việt Nam khác dưới tên Mich Long thì hỷ hả bình luận trên trang FaceBook: “Hahaha, sao tui “Yêu” ông Tổng Thống này quá xá.

Kể từ hôm nay chúng ta thống nhất gọi con Virus Corona (VC) là con Chinese Virus, viết tắt là “cv” trên mọi phương diện truyền thông, báo chí để đả phá luận điệu láo lếu, xuyên tạc, mất dạy, điếm đàng của bọn tàu cộng”.

Đại dịch Chinese Virus phát xuất từ thành phố lớn ở Trung cộng tên là Wuhan (Vũ Hán), nổi danh với nhiều danh lam thắng cảnh, thu hút đông đảo khách du lịch hằng năm, trong số có di tích Hoàng Hạc Lâu với Thôi Hiệu, Lý Bạch, Đỗ Phủ trong thi phú Trung Hoa thời hoàng kim. Ngày nay những lãng mạn, đẹp đẽ, đã mất đi từ lâu rồi, khi cộng sản vô thần bao trùm Trung Hoa lục địa, biến thành Trung Cộng lỗ mãng, tham lam và độc ác với ý muốn làm “trùm” thế giới. 

Ngày 13 tháng 3, 2020, Tổng Thống Mỹ Donald Trump mở cuộc họp báo, trình bày trước dân chúng Hoa Kỳ, chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp của đại dịch Wuhan tại nước Mỹ. Trước đó mấy ngày, Tổng Thống Trump đã mở ra ngân khoản 50 tỉ đô la cho ủy ban chống đại dịch Chinese Virus, chỉ định phó Tổng Thống Mike Pence cầm đầu, được Tổng Thống trao quyền điều hành trong chiến dịch này. 

Gia đình chúng tôi bình chân như vại, không lo lắng gì nhiều, mặc dù vẫn theo dỏi tin tức hằng ngày trên đài truyền hình, tin thế giới đang lên cơn sốt Virus Wuhan và nhanh chóng hơn trên những  trang mạng xã hội như Face Book, Google…biết có hơn trăm ngàn người nhiễm bịnh hầu hết tại Wuhan và con số người chết được đưa ra từ chính quyền Trung Cộng lên tới con số hơn 4 ngàn (Con số này không biết có bao nhiêu phần trăm là sự thật vì người ta đã quay được những làn khói trắng ngùn ngụt ngày đêm từ các lò thiêu xác bốc lên ở Wuhan) . 

Nhưng sau ngày 13 tháng 3 (đúng là con số hắc ám thứ sáu 13), sau khi Tổng Thống tuyên bố quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, và con gái đi chợ về ghé qua rước hai đứa con, cho hay các chợ đang hết sạch thức ăn nước uống, và nhất là giấy vệ sinh, xà bông rửa tay, những hóa chất diệt trùng dùng trong nhà. Tôi nghĩ, chắc mình phải đi chợ rồi, đợi nước đến chân mới nhảy thì có cuốc đất trồng trọt cũng không kịp có cái ăn. Ít ra cũng có thể dự trữ đủ thức ăn cho gia đình khoảng 1 tháng nếu tình trạng xấu hơn xảy ra. Còn lâu hơn nữa thì sẽ nhờ tới chính phủ. Ở nước Mỹ dân không bị đói đâu, kinh nghiệm những lần thiên tai bảo lụt và sự cứu trợ đầy đủ và nhiệt tình của chính phủ.

May mà hai hôm trước, do nhà hết gạo, tôi chạy ra chợ Costco mua, thì thấy họ dán giấy hạn chế mỗi hội viên chỉ được mua mỗi thứ 2 phần. Như vậy là khá nhiều rồi, và ai cũng có phần. Cứ mỗi loại gạo 2 phần thì tôi cũng vác về dược 200 cân gạo (mỗi bao 50 cân), hai loại mua được 4 bao. Số gạo này dự trữ luôn cho gia đình con gái, vì nhà nó cũng vừa hết gạo và không mua được gạo nữa, hai đứa cháu ngoại và má nó dù sinh đẻ trên đất Mỹ nhưng rất thích ăn cơm như bà ngoại. Với mấy cháu, chỉ cần chan nước tương lên cơm là đủ ngon rồi, cũng như tôi ngày còn nhỏ, có dề cơm cháy má chan cho chút mỡ nước và tốp mỡ vừa mới phi xong là ngon cả ngày. Hết gạo Thái Lan thì ta ăn gạo nội địa nước Mỹ, trồng từ những cánh đồng lúa mênh mông ở tiểu bang Lousianna, còn ê hề trên kệ Costco. 

Giấy vệ sinh thì không lo, vì ở nhà dùng cầu Nhựt không cần giấy (Cầu có gắn thêm bộ phận vòi xịt nước dùng vệ sinh riêng gọi là Bidet). Nước uống cũng không lo, vì nhà tôi dùng nước lọc bình, chỉ cần có cái lọc tha hồ có nước sạch uống, hay dùng nấu nướng. Nước chảy ra từ vòi trong nhà cũng sạch, kỷ lưỡng chút thì nấu sôi lên để nguội mà uống, có khó gì?. 

Trở lại hôm 13, chiều tối tôi liền chạy ra chợ Wal-Mart. Ở vùng này chợ mở cửa 24/24. Vừa ra khỏi xe thì bà đậu xe kế bên vừa mở cửa. Bà nói: 

-Giấy vệ sinh không còn nữa. 

Trông bà có vẻ rất lo lắng. Tôi nhận ra dân bản xứ họ rầu vấn đề giấy vệ sinh còn hơn thức ăn. Vô trong chợ, thấy rất đông người, tôi cũng hơi giựt mình. Nhưng tuy đông, tuy ai nấy đều có vẻ hối hả, nhưng dân bản xứ không có chuyện chen lấn hay giành giựt, trái lại còn nhường nhau.

Nhìn chung, quang cảnh trong chợ có vẻ sắp khan hiếm thực phẩm rồi, nhiều quầy trống trơn hàng hóa!. Không còn thức ăn trên khu thực phẩm khô, quầy thịt được nhân viên chợ liên tiếp đem ra sắp lên kệ và khách hàng gom cho lên xe cũng thiệt lẹ, nhưng không ai tranh giành và thấy họ nhường nhau. Như ông khách kia lấy ra 1 bịch phô mai bào, ông lấy thêm 1 bịch đưa cho tôi mặc dù tôi chỉ đứng nhìn. Tôi cám ơn và hỏi: 

-Phô mai có giữ trong tủ đông đá được không, thưa ông?. Thì ông cười, gật đầu: 

-Oh, yes. (Được chứ). 

Nhà có hai đứa cháu nhỏ nên tôi cầm bịch phô mai. Tôi lấy được 2 bịch bột để làm bánh mì gần như là món cuối cùng còn lại trên kệ, nhưng kiếm không ra men làm bánh (yeast). Thấy bà khách đi tới lui kiếm gì đó, tôi chào, hỏi bà có thấy men không? Bà cười nói:

-Tôi đang kiếm đây. 

Thì một bà khác đứng gần đó chợt nói: 

-Thấy rồi, ở đây nè.

Rồi bà trèo lên kệ thấp, moi ra được 5 keo men kẹt tuốt phía sau nên còn đó, đưa bà kia 2 keo, đưa tôi 2 keo, bà giữ lại 1 cho mình. Tôi nói, bà lấy 2 keo đi, thì bà lắc đầu, nói chỉ cần 1 thôi, Tôi nói vậy để lại 1 keo thì bà nói nên lấy luôn cả 2, men này giữ được tới cuối năm 2021 lận. Có lẻ bà nghĩ tôi cần nhiều hơn bà. Vậy lấy. 

Thật là người tốt. Rồi ba người chúng tôi đứng tán chuyện làm bánh mì một lát mới chia tay, tiếp tục sang quầy khác mua thức ăn nào còn lại. Giấy vệ sinh và những loại hóa chất làm vệ sinh nhà cửa hết trơn, may mà ở nhà tôi vẫn còn nửa thùng hóa chất lau chùi tẩy trùng “H1N1 Flu Virus”, vì loại này thường mua thùng lớn, khi xài thì pha loãng ra. Mai này thế nào cũng sẽ có sản xuất loại tẩy trùng dưới tên “Chinese Virus”

Chắc có nguồn tin các trường học sẽ đóng cửa làm nhiều người lo mua thêm thức ăn cho trẻ con.

Về nhà tôi chia thức ăn, thịt, cá ra từng phần nhỏ, cất hết vào tủ đông đá. Đồ hộp, đồ khô, gạo mắm muối, mì gói, mì Ý, bột, men làm bánh …coi lại cũng khá đủ cho cỡ hai tháng luôn. Rau cải trái cây có lẽ sẽ không khan hiếm đâu, vì chợ địa phương thường bán những thức ăn họ tự làm ra tại chỗ, tự trồng trọt rau cải, mua cá từng ngày tươi rói từ dân chài của tiểu bang Texas bán trong chợ…Nhãn hiệu chợ này (H.E.B.) chắc không có chợ nào địch lại họ về giá rẻ và tươi ngon. Cho nên hồi chúng tôi mới dọn qua đây, đi chợ địa phương tôi đã tự nghĩ tiểu bang này giống như một quốc gia trong quốc gia, vì họ tự lực cánh sinh, từ những trang trại, cánh đồng mênh mông tới chợ búa hàng hóa, cho tới nhà hàng đều có những thương hiệu riêng của tiểu bang lớn nhứt nước Mỹ.  

Ngày hôm sau con gái gởi tin nhắn qua điện thoại cho tôi hay trường tiểu học sẽ đóng cửa cho tới  ngày 21 tháng 3, hoặc lâu hơn, chưa biết chắc chắn. Như vậy bà ngoại sẽ thêm nhiều thời gian hơn với các cháu vì ba má các cháu phải đi làm. Không sao, càng vui hơn tuổi về hưu tẻ ngắt. 

Ngày đầu tiên nghỉ học tiếp liền theo sau lịch nghỉ 2 tuần mùa xuân vừa qua, hai cháu theo ba tới gõ cửa nhà bà ngoại sáng sớm lắm. Mỗi đứa đeo theo cái túi sách đầy nhóc đồ chơi. Bà cháu suốt ngày nấu nướng, ăn và chơi. Đi ra sân trước, vườn sau chăm sóc cây cảnh, hay vòng quanh khu nhà sau khi điểm tâm, bà cháu dung dăng dung dẻ thoải mái ngắm bông hoa hàng xóm đang đón mùa xuân đua nở cũng vui, nhiều nhất là đỗ quyên đủ màu sắc trắng, hồng, cam, tím, được trồng trước sân, hay vòng quanh mấy cây cổ thụ rực rỡ.     

Hai nhóc thì nói chuyện y chang “Má dạy”: Mình rửa tay sạch, không sờ lên mặt, không ho vào mặt người khác, không đứng gần người lạ…thì mình “Okay”, và chúng cứ vô tư chơi đùa không biết gì tới đại dịch tàu cộng Wuhan. Khi có các cháu ở nhà, tôi tránh không vặn tin tức, để chúng không bị lây sự lo lắng của người lớn, không cần thiết. 

Sau đó, đến ngày 15 tháng ba thì tin tức cho hay ở tiểu bang California chính phủ sẽ khoanh từng vùng cấm túc, kiểu như giới nghiêm 24/24 trong thời gian 3 tuần lễ, bắt đầu từ nửa đêm 15 tháng ba, áp dụng trên những thành phố nằm phía Bắc California như: những địa hạt ở vùng vịnh San Francisco bao gồm San Francisco, Santa Clara, San Marin, San Mateo, San Jose, Contra Costa, Alameda. Alviso, Campbell, Coyote, Cupertino, Gilroy, Holy City, Los Altos, Los Gatos, Milpitas, Morgan Hill, Mount Hamilton, Mountain View, Palo Alto, Redwood Estates, Saratoga, Stanford, Sunnyvale.

Tiểu bang California có nhiều người bị nhiễm bịnh rồi, có cả người đã chết nữa, cho nên vùng có đông dân, nhất là người Á Châu, họ giới nghiêm là đúng.  

Đồng thời cũng có tin vui là thuốc chủng ngừa (Vaccine) bịnh dịch Chinese Virus bắt đầu thí nghiệm lâm sàng trên 45 người đầu tiên, từ ngày 15 tháng ba, tại nhà thương Kaiser Permanente, Seatle, tiểu bang Washington, là nơi bịnh dịch phát tán nhiều nhất và đã giết chết hơn 40 người, đa số là người già sống trong viện dưỡng lão. Nhiều công ty dược cũng ráo riết tìm cách chế tạo thuốc chủng đại dịch cùng với nhiều tình nguyện viên trợ giúp. Tin mừng cho nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung, trước đại dịch xuất phát từ Vũ  Hán, Trung Cộng. 

Mấy hôm ở nhà bà ngoại, bà dạy cho hai cháu cách dùng “Bidet” khi đi vệ sinh. Mấy nhỏ học lẹ làng và thích lắm. Cháu gái thỏ thẻ “Bà ngoại phải mua cái này cho má con”. Mắc cười ghê, cháu nó không biết là má cháu đã mua liền 2 cái trên mạng Amazon ngay từ bữa giấy vệ sinh khan hiếm.

Hôm nghe tin mấy thành phố ở Bắc California giới nghiêm, tôi cũng tìm hiểu vụ giới nghiêm quá sức mới mẻ trên đất Mỹ, xem nó có giống chút nào tình trạng cấm túc, hay thiết quân lực ở VN thời chiến tranh mà tôi cùng gia đình đã trải qua nhiều năm, kể từ khi cộng sản bắc việt mưu toan vượt vĩ tuyến 17 tấn công miền Nam, và sau đó phá tan hiệp định Paris đã ký kết 4 phe vào năm 1973. 

Ở Mỹ, giới nghiêm có nghĩa là yêu cầu dân chúng ở trong nhà, hạn chế tối đa ra đường bằng mọi phương tiện, ngoại trừ trường hợp cần thiết như thăm viếng người bịnh, có hẹn hay cần tới gặp bác sĩ, đi chợ mua thức ăn, đổ xăng, đi làm, đi nhà băng…những điều cần thiết để sống. Những trường học, trung tâm mua bán, rạp hát, thể thao tạm thời dẹp hết; nhà hàng, quán cà phê… được yêu cầu chỉ mua đem về chớ không ngồi lại cà kê dăm ba chuyện. Cây xăng, chợ búa, nhà băng, cơ quan công quyền cần thiết vẫn làm việc. Dân chúng trong khu giới nghiêm có thể đi bộ tập thể dục quanh hàng xóm, dắt chó đi bộ, chỉ được yêu cầu đừng ghé tụ lại tán chuyện với người qua đường. 

Tóm lại, nhà ai nấy ở, đèn ai nấy rạng trong thời gian giới nghiêm. 

Như vậy giới nghiêm cũng như kỳ nghỉ tại nhà. Chợ búa, đường xá sẽ vắng hơn bình thường, nhưng không có nghĩa là khan hiếm nhu yếu phẩm. 

Mấy cháu nói: 

-Bà ngoại ơi, khi mùa hè tới, nắng nóng thì bịnh dịch này sẽ tan biến, má con nói vậy.

Rồi cháu cười hồn nhiên tung tăng dưới ánh nắng, tin tuyệt đối những gì má nói. 

Hy vọng như vậy nha cháu.    

Trong khi tại nước Mỹ, chính phủ lo cho từng người dân được an toàn, nhìn về bên kia trái đất thương cho dân mình không biết sẽ ra sao khi thế giới đại dịch. Là người quốc gia chống cộng, tìm đường vượt biên, sống chết không màng, dân tỵ nạn cộng sản quá chán ghét chế độ đó, mà Việt Nam cộng sản ngày nay tự coi họ là chư hầu của Trung cộng, đã mở cửa biên giới phía Bắc cho người Tàu cộng tràn vào đất nước chúng ta, mang theo biết bao nhiêu là mầm bịnh của đại dịch Vũ Hán, lây lan khắp nơi không kể gì tới sinh mạng của người dân Việt.     

Thế giới đang rúng động đại dịch Chinese Virus (Wuhan) nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng chung, mà ngành du lịch thiệt hại nặng nề nhất. Không xách valy lên đường được thì chúng ta du lịch tại nhà qua màn ảnh truyền hình, trên máy điện toán, trên điện thoại…cũng vui và an toàn. 

Cám ơn những nhà khoa học, vi trùng học, những bác sĩ, y tá, những tài xế lái xe suốt ngày đêm chuyên chở thực phẩm, nhu yếu phẩm hoạt động tích cực trong thời gian đại dịch. 

Cám ơn những tiến bộ của khoa học mà nhờ đó, đời sống ngắn ngủi của con người có thể có được những niềm vui và hy vọng, dù rằng bị “Giới nghiêm, cấm túc, hay thiết quân lực”* trong thời gian thế giới đại dịch Chinese Virus cũng không sao hết.

Dịch ơi là dịch, mi mau mau biến đi!!!

Trương Ngọc Anh


*Thiết quân Lực: Áp đặt quyền lực của cảnh sát hay quân đội trong trường hợp khẩn cấp.

*Cấm túc: Chỉ thời gian chỉ định không được làm gì hết, phải ở yên một chỗ

*Giới nghiêm: Nghiêm cấm bằng mệnh lệnh quân sự về việc đi lại, tụ họp, v.v. trong những khu vực và thời gian nhất định.

Ý kiến bạn đọc
02/05/202018:55:59
Khách
Tháng Tư Buồn.
Cám ơn tác giả Ngọc Anh với bài viết gợi lại cho độc giả chúng tôi những niềm vui và nỗi buồn.
Buồn trước:
Tháng Tư Buồn : Cách nay 45 năm cũng do đại ôn dịc virus VC mà chúng ta thất điên bát đảo, hậu quả buồn kéo dài mãi tới ngày nay, vẫn chưa có thuốc chữa cho đồng bào ta. Nguy cơ virus VC biến dạng sang virus VC+ thì càng thêm buồn cho dòng giống Lạc Hồng.
Tháng Tư 2020 cũng buồn vì cũng vẫn những con virus đó VC (virus corona) hay VC+ (virus china) làm thế giới
tê liệt, mọi hoạt động như ngừng lại.
Nhưng vui lên đi, không cần 45 năm mà chỉ vài tháng nữa thì có thuốc trị loại VC này, còn Ông Trùm Dola thì sẽ trị được VC+
Và chúng ta lại họp mặt VVNM vào Tháng Tám hằng năm.
Kính chúc tác già và đọc giả VVMM luôn bình an và sẽ lại gần nhau hơn.
Vui: Nhờ cô-vi mà quý ông không còn đi cafe đàn đúm nói chuyện trời đất cả ngày mà ở nhà giúp quý bà một tay:
lau nhà, rửa chén, đủ mõi chuyện.
Bù lại, bà cho ông xúc miệng "cô nhắc" tận diệt cô-vi
26/03/202000:26:06
Khách
Nếu không gọi Chinese Virus thì ngay cả tên tắt , ký hiệu của con vi rút này dù được tổ chức WHO bao che đặt tên Covid-19 thì Jashua Wong Chi - Fung cũng đã diễn nghĩa chữ Covid-19 :
China Originated Virus In December 2019.
Cách nào cũng chẳng chối cãi được , mèo vẫn hoàn mèo !!!
24/03/202020:25:21
Khách
Gọi Chinese Virus là chính xác!!!
23/03/202017:04:19
Khách
Đây là hiểm họa của cả thế giới phát ra từ Tàu Cộng. Dĩ nhiên ai mà không ghét tàu cộng ngoại trừ chính tổ chức chính quyền của họ và những tổ chức công thương cơ sở làm ăn có công xưởng có lợi tại xứ Tàu Cộng. Cũng có người dân Trung Quốc tốt nhưng cũng bị vạ lây như người Việt hay những người Châu Á khác bị kỳ thi lây...Thật khó nói!

Điều chính là nước Mỹ chúng ta hiện cũng đang trong tình trạng khẩn cấp đến nỗi TT Trump, nhằm mục đích trấn an người dân, liên tiếp mấy tuần trước đó tuyên bố là chuyện Mỹ bị virus nầy tấn công là "hoax" do Democrats muốn phá hoại, rằng con virus này đã được hoàn toàn chế ngự ở Mỹ và sẽ biến mất như một phép lạ tháng Tư tới, cũng đã phải tuyên bố tình trạng khẩn trương hôm 13/ 3 cho toàn quốc dù ông đã biết trước hơn ai hết dịch này là pandemic.
Do đó mọi người chúng ta nên tiếp tục đẩy mạnh việc làm mà mỗi chúng ta có thể và phải làm, bổn phận để bảo vệ chính mình và những người chung quanh, bằng cách tuân hành triệt để biện pháp CÁCH LY như đã được kêu gọi hay ra lịnh bởi những giới hữu trách địa phương cũng như những nhà khoa học. Đừng nghe những lời đồn nhảm là đã hay sẽ sớm có thuốc chữa, thuốc chủng mà ỷ y. Ai cũng mong mỏi và cầu nguyện cho điều này và các nhà khoa học đang ráo riết làm việc...
Địa phương nào nên theo tin tức và tuân hành những biện pháp ở địa phương đó vì mỗi vùng tình trạng khẩn trương khác nhau. Toàn quốc đã có hơn 35,000 người bị bịnh và hơn 400 người chết!
23/03/202014:58:13
Khách
Chuyện tương lai thật là khó đoán !
Đế quốc Tàu cộng đang hỉ hả, kênh kiệu, vênh váo dưới thời Tập cận Bình, nay bỗng dưng bị cả thế giới tránh xa, chửi rủa chỉ vì con vô hình coronavirus sản sinh ra từ Vũ Hán.
Tổng thống Trump đang khoe thành tích thị trường chứng khoán lên vù vù hơn 40 phần trăm trong mấy năm qua, nay bỗng dưng chỉ trong vòng vài tuần qua, thị trường chứng khoán bị con vô hình coronavirus đánh sập tan nát. Khi TT Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 19/1/17, chỉ số chứng khoán DJIA ở mức 19732. Gần bốn năm sau, ngày 20 tháng Ba vừa qua, DJIA sụp xuống mức 19173. Vậy là bao nhiêu lời lãi đã bị bốc hơi tan biến mất tiêu.
Trong cuộc sống hàng ngày , hiện tại cũng chỉ vì con vô hình coronavirus mà chúng ta phải bó gối ngồi nhà, e ngại ra ngoài lỡ hít phải con vi rút vào phổi thì khốn.
v..v...
23/03/202003:12:17
Khách
Khong goi viras Whuhan thi goi virus CHINA hay virus CONG SAN TAU rat la hay
23/03/202002:11:35
Khách
Xin đừng dùng chữ Wuhan virus hoặc Chinese virus vì nó mang tính kỳ thị. Đã có nhiều người Á châu bị hành hung và bị gọi những tên này rồi.
22/03/202019:38:36
Khách
Bài viết rất hay! Thiết nghĩ chúng ta nên tận dụng thòi gian "Ở Nhà" tránh dịch để hàn huyên với gia đình, dành thì giờ cho nhau, và cầu nguyện cho những người ngoài kia đang phải làm việc vất vả, chu cấp và chữa lành cho từng bệnh nhân qua cơn nguy cấp.
Chúc tác giả và gia đình được an mạnh. Xin cảm ơn.
22/03/202017:24:31
Khách
Xin lỗi độc giả, tác giả đã viết sai chữ Thiết Quân Luật .
22/03/202014:38:30
Khách
Người Tàu cũng bị đau khổ rất nhiều vì cộng sản Tàu: hơn 10 ngàn sinh viên bị bắn chết trong Thiên An Môn, cả trăm ngàn Pháp Luân công bị tù dày, mổ ruột lấy nội tạng, cả triệu người Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong trại tập trung. Họ cũng thù ghét virus cộng sản như người Việt chúng ta.
Đề nghị nên gọi là “virus cộng sản Tàu”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,984
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
T. Thiên Thu là cư dân Phoenix AZ, tốt nghiệp ngành Nursing tại Texas năm 1974 và làm việc cho St. Joseph’s hospital Phoenix, AZ gần 40 năm, nay đã về hưu,vui thú điền viên.
Chúng ta đang ở những ngày đầu của tháng Tư. Thời điểm này, bỗng nhắc nhớ trong tôi miền ký ức khó phai của hai mươi tám năm về trước. Ngày này, 07/4/1992, gia đình tôi đang ở New York City đúng mười ngày đầu tiên, đang ngơ ngác trước khung trời tự do rộng mở dù vẫn còn dầy đặc nỗi lo âu cho một tương lai chưa định trước. Thành phố New York là “thành phố lớn không bao giờ ngủ” (New York, the big city is not asleep), người ta hay nói vậy thật không sai chút nào.
Trần Như Nguyện, là phóng viên của một số báo Việt và đài truyền hình tại Hoa Kỳ. Hiện đang cư ngụ tại thành phố Houston - Texas. Tác giả từng được nhận giải đặc biệt " Viết Về Nước Mỹ " vào 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa chạy bão Harvey ". Đây là bài viết trở lại sau thời gian vắng bóng.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất
Tháng tư vùng Hoa Thịnh Đốn cỏ hoa, khí hậu tuyệt vời, cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm Vân bùi ngùi nhớ lại tháng 4 hãi hùng, đau thương cách đây 45 năm, nhớ họ hàng bà con ở quê hương VN xa xôi mà Vân không có cơ hội găp lại.Sau tháng 4 /75 nhiều gia đinh ly tán, trẻ con nheo nhóc, vợ trẻ xa chồng, mẹ già mòn mõi ngóng tin con. Nhiều người đang nhà cao cửa rộng phải đi ở nhờ ở đậu. Có người liều vượt biên, làm mồi cho cá nơi biển cả hay nạn nhân bọn cướp biển, phụ nữ bi hãm hiếp… Gia đình bạn Vân gồm 2 vợ chồng và 3 con vượt biên cùng 28 người họ hàng bị bão chìm tàu. Chỉ 8 người sống sót. Người bạn sống nhưng vợ và 3 con chìm trong lòng biển cả mênh mông. Nhắc mà đau lòng, xót xa cho cảnh chia ly tang tóc. Sau cuộc đổi đời vào tháng 4/ 1975, miền Nam trước kia sung túc lúa gạo dư thừa còn xuất cảng nước khác mà năm ấy một số dân Saigon phải ăn độn bo bo. Một hoc trò Vân cho biết sau khi cha em đi tù cải tạo ít lâu gia đình em “khoái ăn sang”.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018 và giải vinh danh Tác Phẩm 2019 Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Đây là bài mới nhất của Ông.
Thoạt tiên, khi đại dịch khởi phát từ Vũ Hán, người ta liền đặt cho nó ngay một cái tên cho dễ nhớ Coronavirus Wuhan. Rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ bên Tàu nên có người còn gọi là “cúm Tàu”. Tiếp theo đó, Coronavirus đã theo bước chân con người đến tàn phá ở các quốc gia: Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Phi châu... và những vùng đất xa xôi nhất mà người ta ít dịp nghe nói đến trên hành tinh. Hàng loạt các cuộc tấn công, miệt thị người gốc Á đã xảy ra nơi công cộng ở nhiều nơi trên thế giới để “trả thù dân tộc” từ khi mới bắt đầu đại dịch cho đến bây giờ; người gốc Việt không nằm ngoại lệ nên cũng bị vạ lây!!! Các nước bắt đầu ra lệnh đóng cửa biên giới để giữ an toàn cho vùng lãnh thổ của mình. Làn sóng kỳ thị lại đổ dồn về những nơi diễn ra tâm dịch, nhất là đối với những người đến từ vùng dịch. Những sinh viên, người lao động bao ngày đi du học, đi làm ở nước ngoài giờ ùn ùn kéo về Việt Nam hàng loạt!
Nhạc sĩ Cung Tiến