Hôm nay,  

Thêm Một Lần Cảm Ơn.

29/11/201900:00:00(Xem: 66572)

Bài số: 5845-20-31614-vb6112919

 

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả

 

***

 

Buổi sáng Chúa Nhật, bên ngoài chỉ 21oF. Nhiệt độ rớt xuống nhanh dù chưa phải mùa Đông, chúng ta còn đang ở mùa Thu hoa Cúc. Lùa tấm màn che cửa, xin chút nắng của đất trời, tôi thoáng thấy một búp Hồng lẻ loi dưới chân tường sát bên cửa sổ. Chao ôi !, thật là vui rộn trong lòng. Bây giờ, ngoài công việc ở nhà, ở nơi sở làm, tôi tìm vui bên những luống hoa trồng trước sân nhà. Này là hoa Cúc đủ mầu, hoa Mimosa, và đặc biệt mấy cây Hồng già cỗi như tôi. Cắt vội cành hoa còn sót lại đem chưng bên bàn viết, vì thương hoa lạnh lẽo bên ngoài, tôi chợt nhớ câu thơ "Cảm ơn hoa đã vì ta nở" của cố thi sĩ Tô Thùy Yên.

  "Cảm ơn hoa đã vì ta nở", chỉ có tâm hồn tinh tế của người nghệ sĩ mới thốt ra câu nói ân tình đó. Còn tôi, gần ba mươi năm ở đất nước này, tôi phải nói tiếng "cảm ơn" bao nhiêu lần với Người, và việc quanh tôi?

  Tình yêu thương đối với cha mẹ, anh em đã đành ai cũng có, và tiếng "cảm ơn" trong lòng ta là sự rung cảm âm thầm; từng năm, từng tháng, từng ngày.

  Những ngày đầu tiên ở đất nước Hoa Kỳ này, ngoài hai gia đình của người em họ ở Brooklyn - New York chúng tôi còn phải cảm nhận tình yêu thương của người đồng hương đầu tiên, mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn mang nặng ân sâu. Đó là Bác Lại, ông già hơn bảy mươi tuổi lúc ấy, ở cách chúng tôi vài blocks đường. Ông người miền Bắc, hàng ngày đẩy cái xe nhỏ đi lượm lon quanh vùng Brighton Beach. Mỗi cái lon Coca, hay lon bia, ông đổi được năm cents. Cơ cực là vậy, nhưng lúc nào ông cũng lạc quan, yêu đời, được mọi người chung quanh quí mến.

  Ông nói :

  -Coi vậy, chứ mỗi tháng cũng kiếm được trăm bạc, bù vào tiền già. Mấy người Mỹ còn cẩn thận, bỏ mấy cái lon vào túi nylon treo sẵn trước cửa cho tui đó cô!.

  Biết chúng tôi mới đến, mọi sự thiếu thốn, nên ông muốn giúp một chút. Thỉnh thoảng, ông đến cho vật dụng nhà bếp, cái ghế ngồi, hay tấm chăn bông còn mới người ta cho mà ông dư dùng. Lần đầu đến nhà, ông vừa kéo chuông, vừa nói lớn :

 

-Mở cửa cho tôi cô, chú ơi, tôi là bạn của anh Hoàng, anh Hạc đây. Tôi là người Việt nam đây!

  Quí bạn đọc có thấy lòng rưng rưng không !!?? Ông nói tiếng Việt lại xưng mình là người Việt, thương quí là ở chỗ đó.

  Sau một tuần ở nhà người em họ, chúng tôi ra thuê apartment có hai phòng ngủ cũ xì ở đường Neptune, chủ nhà người Ấn độ. Đêm đầu tiên, chúng tôi phải trải giấy báo mà nằm, gối kê đầu là bao quần áo cũ của Hội Từ Thiện VACO (New York City) đem cho. Sau đó, giường chõng, chăn màn có được cũng từ Bác Lại "môi giới chỉ điểm" chỗ người ta bỏ ra đường.

  Bây giờ, tôi vẫn nhớ như in dáng người cao to, nhưng khắc khổ của Bác trai, và bác gái đang vướng vào căn bệnh nan y thời kỳ cuối. Bác gái bị ung-thư vú (breast cancer), và bác sĩ cho biết chỉ sống được không quá sáu tháng. Chúng tôi đến thăm bà, và não lòng thay khi biết được tâm nguyện của người sắp giã từ trần thế :

 -Tôi muốn được về Việt nam. Về bên ấy, tôi có chết đi cũng được rẻ vì... bên này đắt đỏ quá.

  Tôi rơi nước mắt, người đàn bà tội nghiệp, mà con gái mới bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ được vài năm, tuổi già nghèo khó, lại thêm bệnh tật, neo đơn, vì con gái cũng ở xa, có gia đình, con cái riêng tư.

  Đám tang của bà Lại ở nhà thờ Coney Island vỏn vẹn chỉ mười người gồm cả cha xứ, và hai cháu trai giúp việc tông đồ. Tôi nhớ bà đi cũng vào mùa này, mùa ThanksGiving, mà bà nói là mùa Lễ Gà Tây.

  Bây giờ, bác trai chắc cũng đã "đi xa" rồi. Chúng tôi chưa kịp nói lời từ giã, chưa kịp nói lời cảm ơn Bác khi phải rời New York vì công việc mưu sinh. Bác Lại ơi! ở nơi nào đó, ở thế giới nào khác, Bác hãy nhận cho gia đình cháu lời cảm ơn chân tình nha Bác, cảm ơn tấm lòng hào hiệp, ưu ái của Bác, người đồng hương nghèo khó, nhưng tình người lại giàu có vô biên!

  Chắc cả triệu lần hơn, người Việt chúng ta đã nói lời cảm ơn nước Mỹ, người Mỹ. Và cũng cả triệu lần hơn, người Việt chúng ta cũng tâm niệm rằng đây là quê hương thứ hai của mình, sẽ "sống gửi, thác về", đã đến đây rồi sẽ ở lại đây, sẽ gửi xương, gửi thịt này bằng cách này, hay cách khác.

  Theo thống kê của Sở Di Trú năm 2010, có một triệu bảy trăm ba mươi bảy ngàn bốn trăm ba mươi ba (1.737.433) người Việt cư trú trên thế giới. Bây giờ sau mười năm, con số này chắc trên cả hai triệu người. Chúng ta là những "Người Di Tản Buồn" (Tựa bài hát của nhạc sĩ Nam Lộc), và xem đất nước này là nơi "ở tạm", là tạm dung. Nhưng đã gần nửa thế kỷ rồi, có bao nhiêu người Việt trở lại đất nước "thiên đường"?  "...Em có mơ ngày hát câu hồi hương..." (Em Còn Nhớ Mùa Xuân - Ngô Thụy Miên).

 Với tôi, quê hương Việt nam, Saigon của tôi chỉ còn là quê hương trong trí nhớ. Hy vọng quí bạn đọc sẽ đồng ý với tôi, vì còn quê đâu nữa mà về?

  Người Việt giàu có ân tình, thủy chung, chân chất nay đâu rồi, mà thay vào đó những "Chí Phèo" gian trá, lừa lọc! "Ai cho tôi lương thiện"? Câu hỏi đó của nhân vật Chí Phèo xoáy sâu vào tim óc của mỗi người Việt lưu vong : xã hội Việt nam đã tha hóa con người Việt nam từ rất lâu rồi. Văn hóa, nhân bản, tình người Việt nam đã chìm sâu đáy vực chỉ vì một chủ nghĩa điên rồ.

  Chúng ta phải nói lời cảm ơn nước Mỹ, người Mỹ này bao nhiêu lần cho vừa, cho đủ khi đất nước này đã tạo cơ hội cho con cháu chúng ta ngẩng cao đầu, được sống trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống, và đặc biệt là sự tự do? Dĩ nhiên, mọi người chúng ta không phải hưởng lợi, há miệng chờ sung, cướp công, cướp của dân nghèo để có được những biệt phủ dát vàng, nghìn tỷ, hay những bữa tiệc thừa mứa, cầu kỳ mặc cho nhiều người nghèo quanh ta đói rét.

  "Cảm ơn" không chỉ ở đầu môi mà xuất phát từ quyết tâm "đền ơn đáp nghĩa" bằng từng bước học tập, vượt khó hướng tới tri thức về khoa học, kỹ thuật hiện đại, tạo dựng đời sống bình đẳng, nhân ái, và tự do.

  Chúng ta vẫn mang nặng ân tình người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã "ở lại Charlie" đã bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc. Bây giờ, một số anh em thương tật vẫn còn ở Việt nam trong tuổi già cơ cực, thiếu thốn. Điều này đã thể hiện rõ ràng trong chương trình "Cám Ơn Anh" được tổ chức hàng năm ở Hoa Kỳ của đồng hương hải ngoại. Chúng ta tri ân người dang rộng cánh tay cứu giúp mình không chỉ bằng lời, mà còn là hành động cụ thể. Thế hệ thứ hai, hậu duệ của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã cảm ơn nước Mỹ bằng chính cuộc đời binh nghiệp của mình để bảo vệ hòa bình, và thế giới tự do.

  Tháng Mười, có ngày mười, đó là ngày vinh danh Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn. Ông đã nói lời cảm ơn nước Mỹ thật sự, đã cưu mang ông từ lúc nhỏ. Đứa trẻ mới chín tuổi đầu -1968- biến cố Tết Mậu Thân, phải chứng kiến cảnh cha mẹ anh em bị thảm sát một cách bi thương, phút chốc trở thành mồ côi. Đau đớn này bút mực nào nói hết?

Và không chỉ có tướng Nguyễn Từ Huấn, chúng ta cũng hãnh diện khi có thêm những vị tướng Mỹ gốc Việt tài năng  như : Châu Lập Thể (Army), Lương Xuân Việt (Army), William H. Seely II (USMC), và Danielle J. Ngo (Lục Quân). Họ đã trả ơn nước Mỹ bằng tài trí của chính mình, vượt qua gian khổ, học tập, chiến đấu cho lý tưởng tự do,cho nền dân chủ Mỹ.

  Chúng tôi những người tị nạn, những đồng hương của quí vị, xin gửi đến quí vị lời tri ân chân thành.    

  Trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, xin quí bạn đọc, quí bạn văn cho tôi được nói lời cảm ơn đến những vị mà tôi rất kính trọng, rất trân quí. Người đầu tiên chúng tôi muốn thưa chuyện cùng quí vị là người thầy đáng kính của thời sinh viên chúng tôi của năm mươi năm trước. Đó là Giáo sư Lê Hữu Mục, giáo sư hướng dẫn của lớp chúng tôi ở Đại học Sư phạm Saigon năm 1969. Ông là người đỗ Tiến sĩ Quốc gia năm 1973, ưu hạng, là Thủ khoa của khóa thi duy nhất; và Á khoa là Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, hiện đang ở Victorville, California.

 

Chúng tôi vẫn còn mang nặng trong lòng niềm hối tiếc, đó là không có dịp thăm lại Thầy Mục, dù Thầy mới ra đi vài năm trở lại đây thôi. Niềm ân hận đó khiến tôi trăn trở, ưu tư, và hay tự trách mình. Tôi còn nhớ mãi lần gặp gỡ thầy trò ở quán cơm Thanh Bạch trước chợ Saigon năm 1973.

 

Thầy nói :

-Lam à ! mi đừng lấy chồng nghe, học tiếp cao học rồi trở lại trường làm việc với thầy.

 

Lúc đó tôi chỉ cười trừ, và nói :

-Bi nhiêu đây là ế chỏng gọng rồi thầy, học thêm nữa chắc em ở giá.

 

Thầy cười ha hả :

 

-Ta biết mi có thể học lên, "hữu mục" là "có mắt". Ta có con mắt tinh đời; không dễ gì có được một đứa học trò như mi.

 

Thầy Mục ơi! SL xin cảm ơn Thầy, và nơi thiên đường chắc Thầy nghe được tiếng lòng con..?

 

Nhớ Thầy, SL xin gửi lời cảm ơn Thầy qua người bạn "tri âm" của Thầy, là Giáo sư Nguyễn Văn Sâm ; ông đồ già trên đất Mỹ.

 

Kế tiếp, chúng tôi thêm một lần cảm ơn Tòa soạn Việt Báo (California) mà chúng tôi đã lui tới sinh hoạt, giao lưu với các bạn trong chương mục "Viết Về Nước Mỹ" được tổ chức phát giải thưởng, và ra mắt Tuyển tập sách hàng năm. Ở đó, người viết, và người đọc là một, để chia xẻ, an ủi, cảm thông. Tôi đã vui sống với những trang viết, những mảnh đời đâu đó của những cây bút không chuyên, để thoát ra khỏi căn bệnh trầm cảm kéo dài từ nhiều năm, nhiều tháng. "Viêt Về Nước Mỹ" là công trình, là tâm huyết của người chủ biên sáng lập    Nhà văn Nhã Ca Trần Thị Thu Vân - , là nơi hội tụ, gặp gỡ của những người già cô đơn muốn dàn trải tâm sự mình, như tôi là ví dụ.

 

Và sau cùng, xin một lần cảm ơn người bạn đường đã đi cùng tôi quảng đường bốn mươi lăm năm lao nhọc để các con có được cuộc sống an vui, sung túc như hôm nay. Chúng tôi không phải là "thanh mai, trúc mã" cũng không là bạn học, bạn tình, không có một "tình yêu sấm chớp", hẹn hò lãng mạn, mà chỉ có đời sống vợ chồng bình lặng, tình ít nghĩa nhiều.

Cảm ơn "ba sấp nhỏ" đã chịu đựng một phụ nữ nóng vội, ồn ào như tôi trong khi ông lúc nào cũng trầm tĩnh, ít nói. Có thể nói chúng tôi là hai "nghịch lý" của cuộc đời này. Chúng tôi không có sự ngọt ngào săn đuổi lúc ban đầu, nhưng có được sự tôn trọng, biết thương nhau,và chia xẻ những thăng trầm của cuộc đời dâu bể trong giai đoạn khổ đau nhất của "phận người, vận nước" từ sau 1975.

 

Bây giờ chúng tôi đã già hom hem, bệnh tật. Những di chấn của tháng ngày lao khổ, đói lạnh đó ở biên giới Việt    Trung làm cho ông mang nhiều căn bệnh khó chữa. Xin ông hãy cố gắng vượt qua. May mà có các con làm việc trong ngành y-tế, nên nhà tôi cũng được an ủi phần nào.

 

Cuộc đời là giấc mộng dài, và hạnh phúc như bóng ma chờn vờn, mờ ảo. Tôi biết vậy, và đã bằng lòng với hiện tại, với hạnh phúc nhỏ nhoi mình có được trong tuổi già "bóng xế đầu non".

Đã nhiều lần nói về mình, tôi chẳng có gì ưu điểm đâu, chỉ có sự ân cần nghĩ đến người bất hạnh hơn mình, biết lắng nghe, và chia xẻ.

 

Cành Hồng mong manh còn sót lại ở sân nhà đang bên tôi. Đó là hạnh phúc, là niềm vui ngày Chúa Nhật đời thường khi bên ngoài đất trời buồn thiu, lạnh giá. Cho tôi xin chút hơi ấm của tình người, và chúng ta hãy trao nhau nụ cười phát xuất từ nhịp đập của trái tim để nói tiếng "Cảm ơn"

 

Cảm ơn các bạn văn, cảm ơn quí bạn đọc đã theo tôi qua bài viết này. Thân chúc hết thảy mọi người mùa Lễ Tạ Ơn đầm ấm, hạnh phúc, để chúng ta cùng nhau cảm ơn cuộc đời.

 

"...Dù đến rồi đi

Tôi cũng xin tạ ơn người,

Tạ ơn đời, tạ ơn ai

Đã cho tôi còn những ngày

Quên kiếp sống lẻ loi.

Dù đến rồi đi

Tôi cũng xin tạ ơn người,

Tạ ơn đời, tạ ơn ai

Đã cho tôi tình sáng ngời

Như sao xuống từ Trời."

 

(Tạ Ơn Trịnh Công Sơn 1964).

 

Song Lam.

Thanks Giving - 2019. 

Ý kiến bạn đọc
10/09/202207:38:28
Khách
Đinh Văn Hòa =Trích dẫn ""'' Quan điểm của tôi là sống có """chất lượng""""", không phải cứ sống lâu là tốt """"", Tôi đoán Anh
Đinh Văn Hòa -Là dân VO Bi , vì Anh dùng chữ "niên trưởng " thay vì TĐ dùng chữ Huynh Truong [Huynh Đệ Chi Binh , cùng chung đời Lính xá chi nhân tình ] , tức là Anh tối thiểu có bằng Tú tài Đôi , và tốt nghiệp Cử nhân khi tốt nghiêp VB , đối với VN trước 75 xếp hang Trí thức , Vây Xin Anh Giải nghĩa cho Tôi Hai chữ KÉP " Chất lượng ""'là gì???? , > Sống có chất lượng là sống làm sao ????
03/12/201921:20:20
Khách
Chỉ biết nghiêng đầu cảm phục những con người cần cù, chịu thương chịu khó, đóng góp cho trang sử ngàn người viết. Gói ghém tâm hồn vào trong những giòng văn đầy cảm xúc.
03/12/201920:14:47
Khách
Chị Song Lam,
Em thích hình ảnh mỗi sáng chim ríu rít trong vườn nhà em.

Mỗi sớm cuối tuần em pha cho mình một ly Espresso đậm đặc không đường, một bộ trà kiểu chén Tống. Và em ngồi ở mái hiên vườn sau lắng hồn để cảm nhận những yêu, những thương bay về đậu lại trong đời sống này.

“Chén trà trong hai tay
Yêu thương nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây”
(Thích Nhất Hạnh)

Em mong cho chị có cùng niềm hạnh phúc ngạt ngào giống em ở bài viết này và ngay nơi đây. Vì đất có lành thì chim mới ríu rít hợp quần hót vang.
Kính chị.
03/12/201912:33:21
Khách
Thưa anh Đinh Văn Hòa,
Tuần trước em vui khi nói với người bạn rằng: “Mới có một người kiến thức rộng, cho lời bình hay xuất hiện trên đây.” Tuần này niềm vui đó được nhân lên nhiều lần vì em biết được anh sẽ viết bài.
Em tin mỗi một người đều có cái hay riêng của họ. Vì vậy, em mong anh cứ viết theo kinh nghiệm của riêng anh hầu giúp mọi người được học hỏi thêm.
Em và nhiều người nữa mong lắm!
Kính mến.
03/12/201912:24:19
Khách
Thưa bác Nguyễn Hữu Kim,
Ở đời sống này đôi lần có những niềm hạnh phúc mà mình chẳng hề mong chờ hay nghĩ suy nhưng khi bất ngờ hiện đến, mình có cảm giác như tim mình chợt nở hoa.
Bác là niềm hạnh phúc bất ngờ của cháu.
Ông lão hơn 90 tuổi góp mặt trên văn đàn Việt Báo.
Diễm tuyệt!

40 năm nữa, khi cháu bằng tuổi bác bây giờ cháu sẽ vẫn nhớ cuối năm 2019, đầu năm 2020 có một ông lão trên 90 tuổi đã làm tim cháu nở hoa. Cháu mong sao ở thời điểm đó cháu cũng được khoẻ mạnh, minh mẫn như bác bây giờ.
Cháu kính chúc những ngày đoàn viên của bác được ngời hạnh phúc và một mùa Giáng Sinh an hoà đắm say.
Cháu Từhuy.
03/12/201900:36:20
Khách
Chào tác giả Song Lam,
Trước hết tôi xin cám ơn tác giả Song Lam đã cho chúng tôi đọc một bài viết thật hay dân dịp lễ Tạ Ơn. Tôi năm nay 92 tuổi, có duyên lành đến nước Mỹ để thăm cháu con lần này là lần thứ ba.Tôi vừa có buổi lễ Tạ Ơn cùng gia đình con cháu,vậy nên bài viết này cho tôi nhiều cảm xúc.Tôi được con cháu đưa đi chơi,tham quan nhiều thắng cảnh của đất nước cờ hoa,thật thích thú vô cùng. Tôi được đi thăm những công trình độ sộ như chiếc cầu treo San Francisco,những bảo tàng viện,..cho tôi thêm ngưỡng mộ về sự giàu mạnh của nước Mỹ. Tôi lại càng thấy có thêm cảm tình với nước Mỹ nhiều hơn khi được biết sau năm 1975,nước Mỹ đã cưu mang nhiều người Việt Nam tỵ nạn,đã dang tay giúp đỡ những cánh chim Việt lìa xa tổ ấm từ vật chất đến tinh thần.

Bài viết của tác giả Song Lam đã cho tôi thấy thêm sự thật về những năm tháng khó khăn của người Việt mới đến Mỹ,cho tôi cảm động vì tinh thần tương thân tương ái của người Việt tha hương giữa xứ lạ quê người.Tôi biết được câu chuyện của cô giáo sư dạy văn " tìm lại được niềm vui sống" trên xứ người nhờ sống lại nghiệp văn chương và được "sự chia xẻ,cảm thông" của nhóm bạn cùng chung tấm lòng yêu tiếng Việt.Lời cảm ơn của tác giả gửi cho nước Mỹ,cho những người tác giả có duyên gặp gỡ trên đường đời làm tôi rất xúc động.Câu chuyện buồn của bác Lại khiến tôi viết nên mấy câu thơ:
"Chim bằng sải cánh vượt trùng dương
Vượt biết bao nhiêu cảnh đoạn trường
Khác cảnh khác người thêm khác tiếng
Đau lòng nhớ mãi đất quê hương"

Chúc tác giả Song Lam nhiều sức khoẻ để tiếp tục cầm bút viết thêm những câu chuyện sưởi ấm lòng người Việt Nam trên xứ Mỹ.

Nguyễn Hữu Kim
02/12/201923:18:07
Khách
Thưa Bạn Nguyên Bao,
Chữ "chửi" tôi để trong ngoặc kép cho vui, đủ biết tiếng Việt của chúng ta nó đa dạng và phong phú biết bao !?. Tôi cũng nhủ lòng, chẳng bao giờ trở lại VN, trừ khi có một ngày....Không biết có kịp không đây !!!?. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết khác, thành thật cảm ơn bạn đã đọc và phản hồi, cảm ơn bài viết chủ, cảm ơn "đại sư tỷ" Nhã Ca, cảm ơn VB. Cẩn bút.
02/12/201921:36:22
Khách
Thưa bạn Đinh Văn Hòa : " Bạn "chửi" tôi là không xứng đáng làm con dân và lính của VNCH, rất đúng....Vì chúng tôi đã không bảo vệ được miền Nam tự do yêu quý !?". Trích.

Bạn hoàn toàn hiểu sai ý tôi. Nhĩ mục quan chiêm , tôi viết rõ ràng là ".. mà người lính VNCH cũng lấy làm xấu hổ có một quân nhân như ông không hiểu tí gì vể Cộng sản cả ".

Rồi bạn lại viết rằng "...nhưng khi bạn hoặc ai đó đến HN, VN ". Trích.

Nước Việt nam Cộng sản đối với tôi là: " Không, không, không, nhất định là không bao giờ về lại Việt nam "

"Một lần đi là một lần vĩnh biệt
Một lần đi là nghìn trùng cách biệt
Một lần đi là vĩnh viễn chia phôi "
02/12/201919:00:55
Khách
Thưa bạn Nguyen Bao,
Khi đọc bài viết trước của bạn là tôi ngồi khóc, tôi nhớ đến 3 thằng bạn của tôi ( trung úy S, trung úy N, đại úy L) đã bị bắn chết trong trại cải tạo, không phải là chết không có đất chôn, mà là chết không thấy xác để mà chôn !?. Lý do chết : lúc mới nhập trại tù thì góp ý kiến "trăm hoa đua nở", mấy ông "mãnh" này yêu cầu cho hưởng chế độ "tù binh", rồi sơ ý nói vài câu phạm "húy" nữa. Mấy ngày sau đó trong khi đi "lao động" trong rừng thì chúng tôi nghe nhiều tiếng súng nổ "năm cắc một chùm", chiều về mới biết ba chàng ngự lâm pháo thủ này đã "quy tiên ". Chuyện này xảy ra dài dài...rồi cũng vào quên lãng, chỉ là các niên trưởng luôn luôn nhắc chúng tôi "thông minh thủ chi dĩ ngu" tránh bị bắn chết vô tội vạ...không xét xử.
Cho đến khoảng 1990, tôi lại có dịp dẫn 3 phu nhân (bà góa) của ba chàng "cố" ngự lâm pháo thủ này trở lại trại tù cũ "xin" cấp giấy "chứng nhận chết trong trại cải tạo" để nộp hồ sơ đi tỵ nạn, mới vào gặp ban giám thị trại thì bị từ chối ngay tức thì, nhưng sau đó làm thủ tục "đầu tiên" với giá khá đắt thì được cấp trong vòng một tiếng đồng hồ (3 bà này sau được đi Mỹ định cư theo diện HO).
Bạn "chửi" tôi là con nít lên ba tuổi...hihi. Nếu được như bạn nói thì quá tốt, lúc đó sinh mạng của chúng tôi không bằng con kiến, họ muốn bắn lúc nào thì bắn, !?. Bạn "chửi" tôi là không xứng đáng làm con dân và lính của VNCH, rất đúng....Vì chúng tôi đã không bảo vệ được miền Nam tự do yêu quý !?.Lúc đó các niên trưởng vẫn nhắc nhở chúng tôi là : Các em luôn ghi nhớ là chúng ta buông súng đầu hàng vô điều kiện theo lệnh, chứ không phải là "đầu thú". (Bạn đọc chuyện "Cầu Sông Quai" thì đã rõ, đầu hàng khác đầu thú như thế nào).
Ở đây tôi chỉ xin thưa với bạn rằng cái đúng, sai chỉ là tương đối, nghĩa là tùy chỗ tùy lúc mà sử dụng vì chữ QN Việt rất đa dạng và phong phú, ở Mỹ ta dùng văn hóa VNCH, nhưng khi bạn hoặc ai đó đến HN, VN thì phải tùy nghi mà sử dụng tiếng Việt (mấy ông đại sứ và lãnh sự Mỹ vẫn khoe rằng học tiếng Việt rất giỏi là gì đấy, không biết ông ấy dùng văn hóa XHCN hay văn hóa VNCH đây ?!).
Trừ mấy triệu đảng viên và mấy triệu người theo đóm ăn tàn ra, 80 triệu người Việt rất đáng thương và đáng mến, vì họ đang "bị trị" cho nên phải tùy nghi mà sống, chứ biết làm sao bây giờ ?.
Cảm ơn bạn đã góp ý. Bạn đọc báo VB chắc bạn đã biết "đại sư tỷ" Nhã Ca là ai, "đại sư tỷ" rất thoáng, bao dung với đàn em nhưng cương quyết với kẻ tử thù, hiện đang chỉ huy "mặt trận" văn hóa vận đó mà. Cẩn bút.
02/12/201916:40:10
Khách
Thưa ông Đinh Văn Hòa: Giá mà sau đoạn viết "công an xét đơn nói với em như vầy :.... Chị chỉ cho em hai trường hợp mà em đã trải nghiệm trên đây là ơn hay oán ? " ông thêm một dấu hiệu emoji nào đó tỷ như :) hoặc một chữ ( cười ) thì Trung đạo và tôi đã có thể hiểu được rằng ông chỉ " hỏi một câu cho vui vậy thôi ".

Vậy là đã rõ ràng ông biết Cộng sản là lũ đểu cáng, giả dối, điêu ngoa ,lừa bịp , láo lường , gian ác. Cám ơn ông đã đọc lời góp ý của tôi và viết cho một lời giải thích.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,116,577
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến