Hôm nay,  

Những Người Tôi Gặp Gỡ

13/11/201900:00:00(Xem: 13257)

Bài số 5833-20-31618-vb3111319

 

Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Năm nay, với bài viết về nghề phi công không người lái, (ngồi dưới đất điều khiển cái máy bay trên trời), ông nhận thêm giải vinh danh tác giả, thường được gọi đùa là giải á hậu. Đây là bài mới nhất  của Ông.

 

***

 

Cuối cùng rồi tôi cũng trở về nhà sau mấy tháng làm việc ở Philippines. Niềm vui theo tôi suốt chuyến bay, nôn nao những cảm giác ngày về gặp gia đình vợ con, được sống cạnh những người mình yêu thương trong bầu không khí ấm cúng của một mái nhà. Ai có đi xa mới mong ngày về, ai có bôn ba, chinh chiến xứ người mới thấy nhớ da diết mảnh đất quê hương.

  Quê hương tôi bây giờ là nước Mỹ, không có những bờ tre xanh rợp bóng mát uốn lượn theo những con đường đất quanh co, nhỏ bé, hiền hòa, không còn những ruộng lúa xanh mướt đầy bông đang trổ đòng đòng, nhưng nó vẫn là quê hương của tôi, nơi có gia đình, những người thân yêu, và những người bạn của tôi.

  Trở về lần này tôi có thêm niềm vui sẽ gặp gỡ những người bạn mới trong nhóm Việt Bút và ông bà chủ nhiệm Việt Báo nhà thơ Trần Dạ Từ và nhà văn Nhã Ca mà tôi vẫn yêu mến, kính phục từ những ngày còn trong nước, những ngày còn nằm ấp trong "hotel Chí Hòa".

 Tôi mới gia nhập một nhóm bạn bè có chung một đam mê viết văn không chuyên, không sống bằng ngòi bút, nhưng chúng tôi là những người không quên cội nguồn, muốn con cháu kế thừa tiếng nói, giữ gìn văn hóa và bản sắc quê hương: chúng tôi Viết Về Nước Mỹ. Chúng tôi gồm đủ mọi thành phần, từ mọi ngã của cuộc đời, không phân biệt già trẻ, thành lập hội Việt Bút với chủ đích gặp gỡ, trao đổi để cùng nhau đi lên. Tôi là thành viên mới nhất được mời vào, qua email, với bao chào đón thân tình, ấm áp, mà ngay từ giây phút đầu tôi đã cảm nhận được như là một gia đình thứ hai.

Hình như định mệnh cứ bắt tôi phải xa nhà từ những ngày còn bé lắm. Năm 12 tuổi, tôi phải kéo cái vali cao gần bằng mình để vào học nội trú ở một tỉnh thành khác. Lớn lên trong thời thổ tả sau năm 1975, hết tù tội đến bị săn lùng bởi chính quyền cộng sản, khiến tôi trốn chui nhủi không được gần gia đình. Qua đến Mỹ, tôi hay đi làm xa nhà, xa gia đình thân yêu của tôi, ra khỏi nước Mỹ, đi đến các nơi dầu sôi lửa bỏng nên tôi thường gặp gỡ nhiều bạn bè mới khác văn hóa, khác tiếng nói. Nhưng những người đồng chủng mà tôi gọi là bạn, họ là những người có cùng điệu ru của mẹ, cùng giòng Lạc Việt, đem lại một sự gần gũi thân tình, và dễ đồng cảm  hơn.

  Tôi dừng chân đến miền Nam California, nơi đa số thành viên Việt Bút đang sinh sống. Khi hay tin, họ tổ chức một buổi họp mặt bỏ túi ở một nhà hàng Việt Nam, khu Little Saigon. Trong không khí ấm cúng, thân tình, mọi người giang tay chào đón tôi vào căn nhà Việt Bút. Thật xúc động tay bắt mặt mừng như đã từng biết nhau từ lâu lắm.

  Những người đến tham dự, hầu hết họ sống gần khu Little Saigon, là những người đã lo liệu tổ chức buổi tiệc thân mật này. Còn những thành viên khác ở xa hơn về phía Bắc, người vì công việc, tuy không đến được, nhưng đều gởi lời thăm hỏi và muốn "coi mắt" chàng lính mới tò te mà đôi chân có cánh, hay xa nhà đi vào chốn khói lửa (không phải nhà bếp nhé) này là ai?

  Người tôi gặp đầu tiên là anh P., phu quân của chị A.K., một thành viên VB. Hôm nay chị đang trên đường "giang hồ hành hiệp" nơi vùng đất của các Lạt Ma, nên sư mẫu nhờ sư phò đi thay mình. Anh đến sớm tọa thiền trên một băng ghế trước nhà hàng, nhìn giòng đời và giòng người trôi qua với một phong thái nhàn nhã, ung dung như thoát tục mà trên môi lúc nào cũng có một nụ cười không bao giờ tắt. Một thần thái như thế, chắc công lực anh cũng phải luyện đến cỡ thượng thừa trong "võ lâm".

Người thứ hai là tiểu gia đình dễ thương của A T., một cô gái trẻ xinh xắn với 2 đứa con nhỏ vui đùa ríu rít đẹp như những thiên thần: cháu A V. và A P. chạy nhảy khắp nơi khiến người mẹ trẻ theo cũng muốn hụt hơi. Ông xã cô đang bận việc sẽ tới sau. Cô vừa đoạt giải Vinh Danh Tác Giả năm nay, chương trình Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, thường gọi là giải Á Hậu.

 Một cây viết trẻ tiềm ẩn nhiều tài năng với văn phong nhẹ nhàng, trôi chảy, cô đem những mùa hè ấu thơ quê nhà hòa vào mùa hè nắng California với lối viết lôi cuốn người đọc qua nhiều chủ đề đa dạng. Cô cũng là người rất nhiệt tình tổ chức buổi tiệc hôm nay, không có cô, sẽ không có buổi gặp mặt hôm nay. Năng lực và nhiệt tình của cô là chất keo gắn kết mọi người lại với nhau. Vô tình tôi biết được chúng tôi cũng là đồng hương, đồng khói với nhau, miệt quê ở Sóc Trăng.

  Rồi mọi người cũng lục tục kéo đến ngồi đầy 1 bàn thật là dài. Đầu bàn là vợ chồng anh chị N.B. và CMH.  Anh là một nhạc sỹ tài hoa, một người viết văn, một MC đa tài, một người có tấm lòng với quê hương đất nước trong nhiều sinh hoạt văn nghệ trong cộng đồng như câu lạc bộ Tình Nghệ Sỹ. Anh còn dẫn dắt, dạy dỗ các em thiếu nhi sinh hoạt văn nghệ để các em gìn vàng giữ ngọc một phần văn hóa Việt Nam.

  Tôi nghe nói nhiều về anh, hôm nay mới gặp mặt anh chị. Thật là một đôi Uyên Ương tâm đầu ý hợp. Anh đi đâu, làm gì đều có chị giúp sức; chị là hậu phương vững chắc cho anh trong khi "ra trận".  Chúng ta rất cần những người có tấm lòng như anh chị trong cái xã hội mà hầu hết mọi người đều bận rộn với cơm áo hằng ngày. Anh chị cũng là linh hồn của buổi gặp gỡ hôm nay. Nói về anh chị, tôi nhớ đến một câu thơ lục bát trong văn chương dân gian Việt Nam:

  Đi đâu cho thiếp đi cùng.

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.

Nghề chính của anh là Nha sỹ. Nhưng bạn bè thương mến hay đùa rằng anh chuyên "nhổ răng không đau", còn răng đau thì ... không nhổ. Nghe thế mới biết không phải ai cũng được ưu ái phong lên hàng "hiển thánh"như vậy. Tôi bắt đầu chú ý và theo dõi những hoạt động của cộng đồng người Việt ở thủ đô tỵ nạn từ khi tham gia chương trình VVNM, tôi phải nhìn nhận rằng phải là người có cái tâm sâu nặng với văn hóa Việt Nam lắm, anh mới có thể chia tam xẻ tứ, một mình mà ăn cơm nhà vác tù và người, một lúc rất nhiều việc vô vị lợi như vậy.

 Đối diện là anh "Quờ Quạng" vì anh nổi tiếng với tật ăn ngay nói thẳng. Bất cứ ai viết văn mà xài chữ không đúng, loại chữ mà chính quyền trong nước vay mượn từ tiếng Trung Cộng hay xài bừa bãi không cần biết đúng hay sai như "cờ lờ mờ vờ"; lạng quạng là gặp quờ quạng "tú đờ suỵt", không phân biệt già trẻ lớn bé gì ráo. Tướng tá to con, râu ria rậm rạp, coi dữ dằn mà hiền khô, vui tính. Mới nhìn tưởng nhỏ tuổi, thật ra đã lên hàng trưởng lão hơn 6 bó và đang hưởng thú điền viên ở Florida.

Ngồi kế vợ chồng anh CMH là anh chị T. mà mọi người ưu ái gọi là chú Tưng. Anh mới bị đứt "giây chằng" cách đây không lâu, cánh tay còn phải đeo sợi giây, đau đến phát khóc tiếng... Huế, may mà không khóc tiếng lạ, mà anh cũng dành thời gian đến để chào đón thằng em lính mới. Anh rất vui tính, là cây cười trong mọi tình huống khiến mọi người vui lây. Ngồi đối diện với anh mà tôi cũng cười muốn tưng lên, trong khi bà xã anh thì hiền hậu, ít nói, ngồi kế bên với đôi mắt biết cười, hiền lành của cô gái xứ Thần Kinh.

Một thành viên khác từng đoạt giải Vinh Danh Tác Phẩm năm thứ 19 vùa qua là chị N. K., chị tháp tùng vợ chồng tôi đến buổi gặp mặt để ủng hộ tinh thần đứa em. Chị là một người viết từ năm 2014 với rất nhiều bài hay và chân thực về cuộc sống thăng trầm của những người Việt ở thủ phủ tỵ nạn miền Nam California. Những bài viết của chị là bức chân dung rõ nét nhất của cuộc sống buồn vui trên đất Mỹ.

Một cô gái xinh đẹp, tài năng, linh động, tháo vác, và trẻ tuổi khác cũng từng đạt giải chung kết trong nhiều năm về trước: Cô T.N.. Qua Mỹ năm 15 tuổi, cô chẳng những không quên tiếng Việt mà còn "Diếc tiếng Diệc" trôi chảy, vững vàng như một người trưởng thành đã sống rất lâu ở Việt Nam. Cũng như A.T., cô này cũng được sự ủng hộ không điều kiện của "chàng" và cậu con trai cưng. Nhờ cô, buổi gặp mặt như sôi động hẳn lên.

Trong bài viết "Chuyện của cây Vông", bài đã đưa tên tuổi cô đến gần với bạn đọc, tôi thấy trong đó lãng đãng tuổi thơ của tôi và của nhiều người qua những lời văn như kể chuyện đó; cảm được sự mất mát nhẹ nhàng mà thấm thía của một cô bé khi chơi vơi giữa một chốn hai quê, mà vẫn chất ngất đầy tình tự của quê hương bỏ lại.

 Mọi người đều vui vẻ chào đón tôi vào căn nhà Việt Bút với một tình cảm tràn đầy và ấm áp như một người con từ xa trở về. Chúng tôi rất xúc động mà không biết phải nói gì. Tôi không biết nói gì, chỉ cảm nhận sâu xa tấm chân tình đó. Xin cảm ơn mọi người, cả những người không đến được vì xa xôi, nhưng vẫn theo dơi buổi gặp gỡ từ xa.

Một vinh dự và niềm vui lớn nữa khi tôi được nhà thơ Trần Dạ Từ và hiền thê của ông, nhà văn Nhã Ca, cùng toàn ban biên tập tòa soạn Việt Báo, ông chủ bút Phan Tấn Hải, chào đón thân tình như người nhà. Số là năm nay, trong ngày trao giải thưởng năm thứ 20 của chương trình VVNM, tôi hân hạnh là một người trúng giải vào tháng 8 vừa qua, nhưng vì không về kịp, tôi xin được hội kiến ông bà sau chuyến công tác trở về từ nước ngoài.

  Ông bà tiếp tôi trong một căn phòng nhỏ, ấm cúng, có trầm hương đốt lên, có rất nhiều tượng Phật và không gian như đậm đầy chất Thiền. Ông tự tay pha trà xanh đãi tôi trong mấy cái chén nhỏ rất xinh bằng đất nung làm tôi cảm động vô cùng vì tôi vốn là một tín đồ của trà đạo. Dù xa nhà thường xuyên, lúc nào trong ba lô tôi cũng có đem theo trà xanh Nhật Bản ưa thích của tôi.

 Nhớ ngày còn nằm còng queo trong khám Chí Hòa, có lẽ tôi là người tù trẻ nhất phòng, nhà văn Hoàng Hải Thủy có thì thầm kể tôi nghe về sự kiên cường của anh Từ và chị Nhã (như mọi người vẫn thân mật gọi như thế). Trong khi anh bị tù, chị ở ngoài vất vả nuôi con mà vẫn âm thầm nuôi dấu nhà văn MT ở trên gác. Thời buổi khốn khổ đó, nếu cộng sản biết được thì chị ấy sẽ bị "đi mút mùa Lệ Thủy" không có ngày về. Nhìn chị Nhã bằng xương bằng thịt trước mắt, nếu không biết, tôi không thể nào tin đây là người phụ nữ dịu dàng, mềm mỏng mà bất khuất hiên ngang không bị bẻ cong vì cường quyền.Trong tôi dâng lên một sự kính phục người phụ nữ nhỏ bé và thuần hậu, trong bộ trang phục nâu sòng của một thiền giả này.

 Ngày đó, qua song sắt, thấy chim bay lượn trong bầu trời tự do ngoài kia, tôi thầm ước khi ra khỏi nơi này, tôi sẽ kiếm gặp anh chị. Hôm nay, tôi được ngồi bên, nắm tay anh chị, trò chuyện như trong gia đình. Tôi cũng có duyên gặp cả cô Hòa Bình, con gái của anh chị, một trong những cô bé khốn khổ ngày đó, cũng như tôi, lớn lên trong cái trại súc vật khổng lồ ấy (Của George Orwell), nay là một cô gái xinh đẹp, trưởng thành, và giỏi giang. Mộng ước của tôi vừa thành sự thật trên vùng đất tự do này.

 Trong cuộc sống một đời người, những người bạn gặp gỡ, giao tiếp, cùng chí hướng, những người được gọi là bạn bè là những người không thể thiếu được và là những người ảnh hưởng lên cuộc sống của bạn rất nhiều. Ngạn ngữ Âu, Mỹ có câu: "Show me who your friends are and I'll tell you who you are?" Hãy chỉ cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào.

Bạn bè là gương phản chiếu nhân cách của bạn, là người bạn chọn để gặp gỡ, cùng nhau trò chuyện, và cùng nhau cảm nhận được thế giới chung quanh mình. Với tôi, bạn bè là những người thân thiết, cùng một niềm đam mê mà còn là những chỗ dựa về tinh thần khi tâm hồn tôi kiệt sức, lao đao trên đường đời.

  Hơn nữa, những người bạn lớn tuổi, những tiền bối, họ là những tấm gương cho bạn soi, những bài học, những kinh nghiệm sống cho bạn theo. Nếu bạn biết trân quý những người bạn tốt, dù ở đâu, trong hay ngoài nước, bạn sẽ dễ dàng lớn lên thành NGƯỜI, những người có ích cho xã hội. Nhất là trong cuộc sống trên quê hương này của chúng ta, những người đang viết thêm những trang sử văn hóa vẻ vang về cội nguồn Việt Nam trên nước Mỹ.

 

Nguyễn Văn Tới.

Ý kiến bạn đọc
15/11/201919:07:21
Khách
Yes, Tới em,
Chị KD ở Miền Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose Bắc California đó mà.
Thật tình thì khi mới bắt đầu đi làm cho công sở này, qua được con trăng một năm "probation" là ai cũng đã biết trước được cái năm mà mình sẽ được và muốn về hưu rồi. Riêng diện của chị KD thì đã có sẵn cái việc chờ đó để được tình nguyện chăm cháu, những cái Nap dài giờ của các cháu cũng chẳng bỏ phí hoài bao giờ, bà dùng giờ đó để viết lách đăng báo kiếm thêm nguồn vui. Đến năm 2017 thì mới biết mục VVNM còn vui hơn, nên kết tụ ở đây cho đến bây giờ nè....
Công việc hiện tại của chị KD là chăm cháu, nấu bếp và những chuyện không có tên...
Ptkd
15/11/201906:23:31
Khách
Rất vui khi được Như Ý ghé thăm, CA và AZ không xa lắm, mất khoảng 8 giờ lái xe là bắt được nhịp cầu. Chúc NY viết đều luôn tay và tiếp tục the English version book nghen. Chị KD ơi, em cũng cứ tiếc mãi là chưa có dịp gặp đủ mọi người, em đọc bài chị nhưng không biết chị ở Nam hay Bắc CA, được cái chị về hưu sớm, không còn lưu luyến đến "chốn giang hồ" mưa máu gió tanh là vui rồi. Đi làm riết cũng ngán quá xá, huống chi em luôn rong ruỗi đường gió bụi. Hy vọng năm tới gặp chị, chỉ sợ lúc đó họ lại cần mình đi gấp, biết nói sao? Bà chị NK thân yêu, hổng chừng nay mai có dịp ghé chị đó, chuẩn bị nuôi gà vịt đi là vừa. Bài chị viết mà thấy ham, em không có được bầu không khí gđ như chị.
ANh Từ Huy ơi, hình như bà con thấm mệt chứ không phải giao mùa nên làm biếng viết đâu. Riêng tôi thì bận tối con mắt vì ở xa về phải lo chu toàn cái "Honey-Do-list", rồi việc hãng, rồi phải đi training thêm loại mới ra lò, nên không rảnh để viết, chĩ kịp ghi thoáng qua ngày gặp gỡ bạn mới quen mà như thân lâu rồi, nên bài không có gì đặc sắc lắm. Được anh khuyến khích, nhiều người lên tinh thần lắm, trong đó có bần tăng. Hạ đỏ, có chàng tới hỏi, đến Hạ vàng, nàng móc hết túi. Thưa anh "Quan Trọng", cám ơn anh ghé qua là vui lắm rồi, xin anh thứ lỗi vì không thỏa mãn bạn đọc. Đúng vậy, tôi là VIP, means Very Ignorant Person. Thân mến chúc mọi người và bạn đọc Happy Thanksgiving ấm áp bên gia đình.
14/11/201914:51:16
Khách
Rất tiếc hôm anh Tới và hiền thê đến đây Như Ý không đến chào đón anh chị được vì đang ở xa. Mong sẽ có dịp khác gần đây.

Lối hành văn của anh thật dịu dàng. NY cứ ngỏ như đang đọc thơ vậy đó. Cảm giác của anh về gia đình Việt Bút hôm nay giống như cảm giác của NY mười năm về trước. Mình cảm nhận mọi người trong dây như anh em ruột thịt và có lúc còn gần hơn thế nữa. Nhân dịp này xin cho NY nói đến lời tri ân đến Việt Báo đã và đang làm chiếc cầu cho tất cả những người Việt ly hương được gặp gờ và nhận nhau là gia đình thứ hai. Mong quí báo sẽ được vững mạnh lâu dài . NY cũng xin cảm ơn anh chị em trong gia đình Việt Bút đã và đang cho mình một cảm giác thật thân thương. Mỗi một tháng gần đây chúng ta dành cho nhaiu một chút thời gian để dùng cơm chung thật hữu tình. Có hạnh phúc nào bằng!

Xin chúc vui và hạnh phúc đến mọi gia đình người Việt trên khắp năm châu 💕
14/11/201906:26:26
Khách
Chào em Tác Giả Nguyễn Văn Tới,
Đọc bài viết của Tới, chị KD cũng cảm thấy vui lây, rồi chạnh nhớ đến ngày họp mặt VB, và ngày trao giải thưởng Việt Báo hồi Tháng Tám vừa qua. Thời gian đi mau quá! Tưởng chừng như mới ngày hôm qua. Hôm trao giải thưởng, chị KD đã gặp phu nhân của em, nhưng đông quá, chắc cô nàng chẳng nhớ ai đâu.
Chúc em và gia đình được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc. Nếu có đi xa nữa thì thượng lộ bình an nhé.
HAPPY THANKSGIVING!!
Ptkd
14/11/201900:37:12
Khách
Đọc bài viết của Tới, làm chị N.K. Nhớ đến buổi họp mặt hôm ấy vui quá. Vậy mà đã hai tháng rồi thời gian qua mau thật.
Chúc em và gia đình một mùa lễ Thanksgiving hạnh phúc và ấm cúng. Mong được đọc bài viết tiếp của Tới.
13/11/201920:17:07
Khách
Đại khái là một văn nhân VIP được tiếp đón trong một văn giới Tờ Lờ Mờ. Chả biết ai là ai?
13/11/201915:12:47
Khách
Anh Nguyễn Văn Tới, đọc bài viết này của anh tui không “tưng” mới là lạ! Chỉ hơi thắc mắc xíu. TN, nếu tôi biết không lầm là ở Bắc Cali... Đi mô mà lạc xuống dưới ni trong dịp gặp mặt anh?
Xin chúc mừng anh. Chiến sĩ ấm lòng cho đến mãi về sau💐🕊‼️

Thắc mắc chung. Có những cây viết quen, thời gian vừa qua thường thì ba, bốn tuần là có một bài viết mới. Chuyện là, tự dưng không hẹn mà đồng loạt... gián đoạn trong mấy tháng rồi. Có phải tại ảnh hưởng của tiết trời giao mùa... hạ sang thu 🤓🤔⁉️

Hạ đỏ có chàng tới hỏi
Em thơ chị đẹp em đâu...
(?)
13/11/201915:03:29
Khách
Oops ! Bản tin về Kissinger lẽ ra phải được posted dưới bài Chị Hai Của Tôi của tác giả Năng Khiếu, lại posted nhầm dưới bài Những Người Tôi Gặp Gỡ. Xin lỗi tác giả Nguyễn Văn Tới.

Van Tran
13/11/201914:57:01
Khách
Cựu ngoại trưởng Henry Kisssinger bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa :

Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban về Ngoại giao, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ bị đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink. Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc. Những người trong nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,118,123
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà sinh năm 1948, định cư tại Hoa Kỳ từ 1985, định cư tại Nam California từ 1988
Đối với một đời người, tuổi hai mươi là một cột mốc đầy ý nghĩa. Tuổi 20 là tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống, tự tin bước vào đời. Đối với một giải thưởng văn học Việt Nam, ý nghĩa của tuổi 20 còn có phần đặc biệt hơn. Sự trường tồn 20 năm của một cuộc thi viết tiếng Việt là một hiện tượng...
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Vào chiều ngày 11 tháng 8 2019, tại nhà hàng Grand Garden thành phố Westminster, VietBao Foundation đã tổ chức lễ phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ 2019
Nhạc sĩ Cung Tiến