Hôm nay,  

Trái Tim Bồ Tát

14/08/201900:00:00(Xem: 14047)
Trái Tim Bồ Tát

Người viết: Pha Lê
Bài số: 5763-20-31570-vb4081419
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần  6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìà. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của côø.
 
*** 

Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.

Ra trường đại học Stanford với số điểm khá cao, sau vài năm lăn lóc với những tờ báo địa phương, Jenny được thâu nhận làm phóng viên tại một tòa báo nổi tiếng tại Chicago.

Chuyến đi xa làm phóng sự  đầu tiên của cô là bay sang Nhật, để viết về sự hồi sinh và công cuộc trùng tu của thành phố Miyako, một thành phố đã phút chốc bỗng trở thành bình địa khi cơn sóng thần Tohoku Tsunami khủng khiếp ập tới vào tháng 3, 2011.

Cô đã đi lòng vòng khắp nơi, điều làm cô sửng sốt nhất, là ở nhiều nơi, từ trong thư viện cho đến các nhà hàng, trên những bức tường, người ta vẽ hình một cậu bé Nhật với câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp của cậu trong  những ngày tang thương của thành phố.

 Jenny vẫn còn nhớ đó là chuyện một cậu bé khoảng trên 10 tuổi, trong khi cậu bé đang xếp hàng chờ đợi tới phiên mình được lãnh hàng cứu trợ thì bỗng một người lính cứu hỏa đến bên cạnh và đưa cho cậu một gói khá to với dấu Red Cross đóng bên trên, Đó  là một gói hàng cứu trợ nhưng có đầy đủ những đồ gia dụng cần thiết và có cả một ít hiện kim cho một cá nhân. Khẽ nghiêng mình kính cẩn cám ơn, và trước đôi mắt ngạc nhiên của người lính cứu hỏa, cậu bé bước tới góc phố, nơi người ta đã đặt sẵn một thùng giấy to để quyên góp những phẩm vật sẽ được  gởi đi cho những người kém may mắn khác. Nhón chân đặt gói quà vào trong thùng, cậu bé lặng lẽ bước về chỗ cũ và kiên nhẫn sắp hàng chờ đợi.
Câu chuyện thật đơn giản nhưng vô cùng xúc động đó đã nhanh chóng được loan truyền trên khắp thế giới. Hằng trăm hằng ngàn ý kiến, những lời cảm thông chia xẻ, cùng những câu ca ngợi nghĩa cử của cậu bé đã được gởi tới tấp trên internet, trên truyền thông truyền hình như những lời an ủi động viên trước những bất hạnh và khổ đau sau thảm họa sóng thần Tohoku Tsunami.

 Sau một ngày lang thang trên đường phố Miyako, Jenny cảm thấy thật phí công khi cô phải viết bài phóng sự về sự hồi sinh và công cuộc xây dựng tái thiết  của thành phố Miyako, Jenny thầm nghĩ: "Người Nhật  rất quật cường và dũng cảm, họ là một dân tộc biết biến đau thương thành sức mạnh, viết lời ca ngợi hoặc tán dương  họ cũng bằng thừa."cho nên cô chợt nẩy ra ý tưởng mới, là viết về tầm ảnh hưởng từ hành động cao cả của cậu bé đó với những người trẻ hôm nay.
Kết quả: Bài viết của Jenny khi phổ biến làm người đọc xúc động, tòa báo hài lòng. Ôâng chủ bút vui vẻ gợi ý cô có thể viết thêm về những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Wow, cô mừng rỡ và quyết định cô sẽ tới Việt Nam.

 Việt Nam, một đất nước tuy xa mà lại rất "gần" với cô. Rất gần vì Brittney Nguyen, người bạn thân nhất của cô trong 4 năm đại học, là người Việt Nam. Năm đầu tiên cô và Brittney cùng chia xẻ chung một phòng trong đại học xá. Brittney rất giỏi và rất lanh lẹ, nhưng điều mà Jenny cảm phục ở cô không phải sự thông minh, mà chính là tinh thần lạc quan của Brittney. Trong  bất cứ tình huống nào, cô bạn này luôn ltin rằng "Tomorrow will be better than today / ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay"! Lỡ tình trạng vẫn chưa "khá" hơn, thì Brittney lại cắt nghĩa hoặc bằng một câu khôi hài nào đó, hay bằng một câu chuyện tiếu lâm mà cô luôn có sẵn trong đầu.

 Brittney thì dễ thương như vậy, mà  gia đinh cô thì càng tuyệt vời hơn nữa. Những ngày cuối tuần Jenny vẫn theo Brittney về nhà cô, một căn hộ chung cư 3 phòng ngủ cho 5 người! Dù căn nhà khá chật chội và hơi thiếu tiện nghi nếu so với căn nhà rộng thênh thang của Jenny ở Chicago, nhưng chính nơi đây Jenny mới hiểu được thế nào là tình gia đình. Cô đã được thưởng thức những món ăn Vietnam, được hưởng những sự thương yêu, chăm sóc, lo lắng từ những người thân của Brittney. Cô đã rưng rưng nước mắt khi gọi gia đình Brittney là gia đình thứ hai của cô.

Khi nghe Jenny nói như thế, Brittney trả lời với một nụ cười tươi tắn trên môi:

- Nếu đây là gia đình thứ hai, thì Jenny sẽ có thêm một đất nước thứ hai, đó là Vietnam, right?

Đúng như vậy, và bây giờ Jenny đang ngồi trên một chuyến bay, bay về Vietnam, một đất nước tuy xa xôi, nhưng lại rất gần gũi với cô.  Trước ngày đi, ông chủ bút tờ báo đã nhấn mạnh là cô chỉ có một tuần. Trừ ngày bay đi, bay về, chỉ còn đúng ba 3 ngày thôi đấy nhé.

*
 Sau gần 2 tiếng đồng hồ chờ đợi thủ tục để lấy được hành lý, Jenny chậm chạp kéo lê chiếc vali bước ra phía cổng phi trường. Cô thắc mắc tại sao mọi người cứ phải xô đẩy, chen lấn không sắp hàng, chính điều này càng khiến mọi công việc trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

Khi cánh cửa phi trường vừa bật mở, Jenny gần như dội ngược về phía sau bởi hơi nóng hừng hực từ bên ngoài như táp vào mặt cô. Ngần ngừ vài giây, cô bước ra, bên ngoài khung cảnh thật tấp nập, xô bồ, mọi người bước đi vội vã  như ma đuổi!

Hình như 24 tiếng đồng hồ vẫn không đủ cho người VN, đó là cảm nhận đầu tiên của Jenny về đất nước này. Cảm thấy thật mệt mỏi vì chuyến bay quá dài, cộng với sự chờ đợi không cần thiết nơi cửa phi trường, Jenny giơ tay vẫy chiếc taxi, cô quyết định về nghỉ tại khách sạn đêm nay, ngày mai sẽ bắt đầu một ngày mới cho bài phóng sự của cô về những người trẻ Vietnam.

Bây giờ Jenny đang ngồi trong phòng ăn của khách sạn để dùng bữa điểm tâm với một người thông dịch.

Trước khi lên đường sang Việt Nam, cô bạn Brittney đã khăng khăng bắt Jenny phải có một hướng dẫn viên, vừa phải là người bản xứ, vừa phải biết tiếng Anh, để giúp cô  đi thăm viếng  thành phố, và Brittney đã giúp bạn tìm được người đó. Bà Hằng,  một  phụ nữ trung niên tuổi trên 50, khuôn măt khả ái với nụ cười dịu dàng đằm thắm trên môi, và nhất là cách phát âm tiếng Anh của bà khá chính xác khiến Jenny thật hài lòng. Khi Jenny nói điều này, bà Hằng chỉ mỉm cười khiêm tốn khẽ đáp:

- Tôi là giáo sư Anh văn của một trường đại học thành phố.

Jenny ngạc nhiên:

- Giảng sư dạy đại học mà tại sao bà lại làm thêm công việc này?

Hơi bất ngờ vì câu hỏi của Jenny, bà Hằng ngập ngừng vài giây rồi nói:

-Thật ra đây là cơ hội cho những người dạy Anh văn như chúng tôi  luyện giọng. Ngày xưa, khi tôi còn là học sinh, ngoài giờ học chính, chúng tôi thường ghi danh học thêm những course Anh Văn bên ngoài.  Trước đây  trung tâm Hội Việt Mỹ thường có những phòng thính thị cho chúng tôi luyện giọng, bây giờ thì khộng còn nữa.

 Rồi bà bỗng đổi giọng vui vẻ nói:

- Dù sao đi nữa đây là một công việc vừa giúp tôi trau giồi nghiệp vụ, vừa được trả lương, còn gì bằng!

Vừa nghe xong câu đó, Jenny bật cười thoải mái.

 Khi nắng chiều đã nhạt dần và cái nóng đã bớt gay gắt, Jenny và bà Hằng đang ngồi nơi quán ăn ở một góc đường. Cô đã đi lang thang qua nhiều dãy phố, đã thu  vào ống kính của cô  nhiều hình ảnh của đất nước này. Là một phóng viên, cô đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng điều làm cô kinh ngạc hơn hết là sự tương phản rất rõ nét giữa cái giàu  và cái nghèo tại đây.

 Trên đường phố chật hẹp, cô luôn nhìn thấy vài chiếc xe hơi thật đắt giá sang trọng đang cố luồn lách, chèn lấn để vượt qua những dòng xe  hai bánh, lẫn lộn cả những chiếc xe đạp trầy sơn cũ kỹ. Ở đây tất cả mọi người đều hối hả, hấp tấp, vội vàng khiến Jenny cảm thấy chóng mặt, và cổ họng cô thật khô rát,  Jenny quay lại nhờ bà Hằng gọi cho mình một "ly chanh đường". Cô phát âm bằng tiếng Việt 3 chữ đó khá rõ ràng khiến bà Hằng thoáng ngạc nhiên. Có gì đâu, Jenny mỉm cười kể :

-Nhiều lần Brittney vẫn nói nếu có dịp trở về Saigon, cô sẽ gọi một ly chanh đường vì cô vẫn thường nghe các ông nhạc sĩ rên rỉ "...uống ly chanh đường, uống môi em ngọt ..." nên cô muốn thử xem sao!

 Bà Hằng bật cười thành tiếng, nhưng hình như trong đáy mắt bà chợt thoáng hiện một chút tiếc nuối xót xa.

 Jenny nhìn quanh quan sát , cũng vẫn chỉ là khung cảnh cũ với những cụ già hay những em bé mệt mỏi với xấp vé số trên tay đang cố mời chào mọi người mua giúp. Những người hành khất già nua, bệnh hoạn ngồi la liệt chờ sự bố thí của người qua lại, chợt  Jenny bắt gặp hình ảnh khiến cô khựng lại. Nơi cuối dãy bàn sát tường, một cậu bé đang ngồi bó gối im lìm, cạnh cậu bé là một chú chó nhỏ.

Hình ảnh này khiến Jenny chợt nhớ đến phim Charlie Chaplin cô vẫn coi ngày còn bé. Cái anh chàng Charlie này thường  đóng cảnh nghèo khổ   với một khuôn mặt rầu rĩ, thiểu não, bên cạnh cũng có một chú chó con. Đua máy ảnh lên chụp cậu bé qua vài góc cạnh, Jenny  quay sang bà Hằng ngỏ ý cô muốn gặp cậu bé. Khẽ gật đầu, bà Hằng lặng lẽ bước về hướng cậu nhỏ đang ngồi.


 Bước tới và đứng sát cạnh bàn Jenny, nhưng  cậu bé vẫn cúi gằm mặt và hai tay buông thõng, chỉ có chú chó con vẫn hồn nhiên vẫy đuôi chạy loanh quanh. Jenny lặng lẽ kín đáo quan sát, cô thấy tim mình nhói đau khi nhìn thân hình gầy gò của cậu bé trong chiếc áo thun rộng thùng thình và rách lỗ chỗ. Cậu bé chắc chỉ khoảng trên 10 tuổi, Jenny thầm nghĩ, cô khẽ rút trong túi áo một khoản tiền và nhẹ nhàng nhét vào tay cậu bé. Cô nhờ bà Hằng nói với cậu những câu vỗ về an ủi. Bây giờ cậu bé mới ngẩng mặt lên lý nhí cám ơn, Jenny thoáng giật mình, vì trên khuôn mặt lem luốt xanh xao, là đôi mắt sáng, trong veo, đen láy toát lên sự linh hoạt, thông minh  . "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn", Brittney thường hay đùa nói với cô như thế.

Sẵn trên bàn còn vài chiếc bánh bao, Jenny với tay đưa cho cậu bé hai chiếc bánh, đưa hai tay đón nhận, cậu cúi đầu thật thấp thay cho lời cám ơn và quay bước trở về góc tối nơi cậu ngồi lúc nãy. Jenny đưa máy hình lên, cô đã sẵn sàng chụp  những bức hình cậu bé và chú chó nhỏ cùng ngẫu nghiến ăn chiếc bánh, nhưng ô kìa, Jenny bỏ máy hình xuống sững người nhìn.

Cậu bé mở chiếc túi ny lông cậu vẫn đeo bên hông, bỏ một chiếc bánh vào. Tần ngần vài giây, cậu lại bẻ chiếc bánh còn lại làm đôi,  bỏ trở lại bao và cột lại cẩn thận. Còn nửa chiếc bánh trên tay, cậu bé vừa ăn vừa đút cho chú chó nhỏ nãy giờ vẫn ngoan ngoãn đứng chờ.

Bây giờ Jenny cảm thấy thật tức giận, tại sao cậu bé có thể " ăn chận" phần bánh của chú chó bé nhỏ như vậy. Cô nhớ tới bên Mỹ, nhà cô có hai chú chó, hằng tuần mẹ cô vẫn phải khệ nệ bưng về những bao thức ăn được biến chế đặc biệt cho từng loại chó khác nhau với những "khẩu vị" khác nhau, khi thì cá, lúc thì bò hay gà. Rồi cứ hai tuần một lần, mẹ cô phải chở hai chú chó nhỏ này đến những trung tâm để họ chăm sóc, o bế bộ lông và cắt tỉa bộ móng của chúng,  "Pets are people too!  Thú vật cũng là con người!" Jenny luôn đươc nhắc nhở và bảo ban như vậy.

Nhìn chú chó vẫn đang liếm láp thèm thuồng, không dằn lòng nổi, Jenny cầm nguyên chiếc bánh bước về phía cậu bé, trước đôi mắt ngỡ ngàng của  bà Hằng và cái nhìn sững sờ của cậu, cô đút cho chú chó trọn vẹn chiếc bánh, nhưng Jenny cũng kịp nhìn thấy đôi môi mím chặt của cậu bé, trước khi cậu quay mặt nhìn về hướng khác.

Trời đã bắt đầu tối đen, Jenny vẫn ngồi nói chuyện với bà Hằng, nhưng cô mơ hồ cảm thấy bà trở nên tư lự và khép kín hơn, giọng nói của bà không còn cởi mở, vồn vã như lúc ban đầu. Bây giờ cậu bé đang đứng trước mặt Jenny, cậu nhờ bà Hằng cám ơn cô về những cái bánh, và nhất là cô đã cho chú chó nhỏ của cậu một bữa tối no nê, đêm nay chắc chắn nó sẽ ngủ yên không làm phiền cậu.

Khẽ mỉm cười, Jenny giảng nghĩa cho cậu bé hiểu  chó là người bạn vừa thân thiết, vừa trung thành với con người, cho nên cậu phải thương yêu và đối xử vừa đặc biệt, vừa công bằng với chúng. Bà Hằng thông dịch những câu nói đó cho cậu bé, nhưng đôi mắt bà xót xa như muốn nói thật nhiều những ý nghĩ trong đầu bà, nhưng bà đành khẽ thở dài cúi mặt.

 Cúi đầu chào Jenny, cậu bé và chú chó quay bước, hối hả băng qua đường. Chăm chú nhìn theo bóng dáng vội vã của cậu bé, bỗng Jenny nẩy ra một ý định táo bạo, cô quay sang vắn tắt nói với bà Hằng cô sẽ đi theo và tìm xem chỗ ở của cậu bé và chú chó nhỏ. Không kịp chờ ý kiến của bà , Jenny đã đứng bật dậy và phóng theo cậu bé.

Khẽ thở dài, bà Hằng đành lật đật tất tả bước theo bóng Jenny. Không mấy khó khăn, Jenny đã bắt kịp cậu bé, nhưng không muốn cậu  biết có người theo dõi, cô cố giữ một khoảng cách khá xa.

Sau khi băng qua hai góc phố, vài con đường, cuối cùng cậu bé và chú chó nhỏ dừng lại dưới mái hiên của một tiệm sách đã đóng cửa. Jenny và bà Hằng vội ngồi thụp xuống bên lùm cây cách đó không xa, cô cố nhướng mắt nhìn về phía trước. Hình như cậu bé đang tìm ai, cậu nhớn nhác ngó quanh, chú chó cũng sủa lên vài tiếng.

Bỗng từ trong góc tối một bóng người xuất hiện, đúng  ra là một người đàn ông, nhưng ông lê "bước" ra bằng hai bàn tay, bởi đôi chân ông đã cụt qua quá khỏi đầu gối. Bên cạnh ông là một bé trai nhỏ khoảng 3, 4 tuổi. Cậu bé vội bước tới khẽ dìu ông và dắt tay người em trai nhỏ. Họ cùng ngồi xuống bên vệ đường, cậu mở vội chiếc túi và lôi ra chiếc bánh cậu để dành ban nãy đưa cho người đàn ông,  xong cậu quay sang ôm người em nhỏ vào lòng, cậu từ tốn đút từng mếng bánh nhỏ cho em. Điều kỳ lạ là chú chó nhỏ vẫn đứng  yên lặng vẫy đuôi, dường như đây là hình ảnh rất quen thuộc mà nó thấy mỗi ngày.

 Jenny gần muốn như ngã khụyu khi nhìn hình ảnh đó, cô phải ngồi bệt ngay xuống bên vệ đường. Cô chợt nhớ lại lời khuyên  của cô với cậu bé khi nãy là hãy thương yêu loài vật, rồi cô lại liên tưởng những tháng ngày cô còn bé. Chỉ một bữa ăn sáng không đúng ý, chỉ vì không có đôi giầy đồng mầu với chiếc váy, cô đã giận mẹ cô cả tuần, không nói năng, thậm chí có lúc cô còn muốn "run away from home", bỏ nhà đi bụi đời! Những lời cô vừa cao giọng giảng giải cho cậu bé thật lố bịch biết bao. So  sánh với cậu bé, Jenny cảm thấy mình chỉ như là một giọt nước trước một đại dương bao la.

Thò tay vào túi vét hết tất cả những đồng tiền cuối cùng, Jenny quay sang bà Hằng. Bà vẫn ngồi bó gối im lìm, đầu cúi thấp, bóng tối che khuất nên Jenny không thể nhìn thấy  khuôn mặt bà cũng đang nhạt nhòa nước mắt.

Vừa dúi vào tay bà những tờ tiền, có tờ còn hơi  ướt vì thấm nước mắt của cô, Jenny thổn thức nói:

- Hãy nói với cậu bé ấy là tôi xin lỗi, hãy tha thứ cho tôi.

Trước khi bà Hằng kịp trả  lời, cô đã vụt đứng lên và chạy ngược về phía khách san.

Suốt ngày hôm sau, Jenny và bà Hằng đã ngồi chờ cậu bé tại quán ăn, cô cũng quay lại góc phố đêm qua, đi loanh quanh mong sao gặp lại được cậu bé và chú chó, nhưng cậu bé vẫn biệt tăm.

Sáng nay khi chia tay với bà Hằng, cô đã dể lại số phone riêng của cô, hy vọng bà sẽ tìm ra cậu nhỏ và chú chó.

Khi nghe Jenny hứa sẽ quay lại đây và sẽ ở lại lâu hơn, bà Hằng nhẹ nhàng nói:

- Đến với VN, đôi khi mộtngày cũng quá đủ, nhưng lắm lúc  một trăm ngày vẫn cảm thấy thiếu!

 Nói xong bà khẽ xiết chặt tay cô và chúc lời thượng lộ bình an.

 Đưa tay cột lại giây an toàn, Jenny khẽ tựa đầu vào ghế. Cô chợt nhớ đến hình ảnh cậu bé người Nhật của Miyako, và cậu bé Vietnam của Saigon. Cả hai đều có một tấm lòng vị tha bao la, nghĩ đến người khác hơn nghĩ đến mình, cả hai đúng là có trái tim thật nhân ái tuyệt vời. Nhưng rồi cô bỗng so sánh, cùng bằng nhau số tuổi, nhưng  2 hình ảnh, 2 cuộc đời sao quá khác biệt.

 Cậu bé người Nhật rất có thể ngay ngày hôm đó, cậu sẽ được đưa tới một nơi tạm trú, cậu có thể vẫn có những bữa ăn nóng sốt, chăn ấm nệm êm, từ những trung tâm cứu trợ, hay từ chính  những người hàng xóm tốt bụng đầy lòng nhân ái.
Có thể  cậu phải hứng chịu những sự đau thương, mất mát  những người thân yêu của cậu, nhưng chắc chắn Cậu bé vẫn được sống lại trong vòng tay che chở, ấp ủ thương yêu của những người thân còn lại trong gia đình. Cậu  rồi sẽ vẫn chân sáo đến trường, những khổ đau rồi cũng sẽ chìm dần vào quá khứ. Cậu bé vẫn có một tương lai tươi sáng trước mặt.

Còn cậu bé VN đáng thương kia, đừng nói đến tương lai với cậu, với cậu chỉ có ngày mai là làm sao kiếm đủ thức ăn cho người cha già tàn tật và cho cậu em nhỏ dại. Cậu bé là cần câu cơm cho cái gia đình khốn khổ dù cậu chỉ mới hơn 10 tuổi, cái tuổi mà đáng lẽ cậu chỉ biết học hành vui chơi. Đôi mắt trong sáng đầy ắp tình thương kia liệu  có biến đổi trước những tàn bạo khắc nghiệt của đường phố, hay những bầm dập của cuộc đời.

Jenny cảm thấy như có bàn tay ai đang bóp nát trái tim cô. Nước mắt quanh vành mi, Jenny khẽ kéo tấm che cửa sổ máy bay lên,  bên ngoài mặt trời vừa ló dạng, ánh lên những tia sáng ban mai trên những đám mây vàng rực rỡ, chợt Jenny nhớ đến một bài nhạc mà cô đã hát bao lần trong đại học:

We are the World ,
We are the children ,
We are the ones who'll make a righter day,
 So let's start giving
 . . .
It's true we'll make a better day
 Just YOU and ME

Phải, chính bạn và tôi, chúng ta sẽ  tạo nên những ngày tươi đẹp hơn . Jenny cảm thấy như chợt có một làn hơi ấm áp đang len nhẹ vào hồn cô. Cô chưa biết mình sẽ phải viết thế nào về cậu bé Việt Nam nhưng biết rõ đây là nơi cô sẽ còn trở lại. Chắc phải rủ cô bạn thân Brittney cùng trở lại và ở lại lâu hơn.

Jenny nhè nhẹ khép đôi mắt và chìm dần vào giấc ngủ thật êm đềm có lẽ vì " con tim đã vui trở lại!"

Thật ra khi Jenny ca ngợi cậu bé người Nhật và cậu bé VN, cô gọi đó là những  người có trái tim nhân ái tuyệt vời, nhưng cô đâu biết, chính cô cũng là người có trái tim thật từ bi.

Cô cũng không biết người Việt chúng ta thường gọi những tấm lòng nhân ái, từ bi là 'Trái Tim Bồ Tát."

Pha Lê

Ý kiến bạn đọc
24/09/201905:05:29
Khách
Viết hay quá .
Thanks,
16/08/201917:54:01
Khách
Ngày trước , tổng bí thư Cộng sản Lê Duẩn gọi những người tỵ nạn cộng sản là một bọn ma cô, đĩ điếm. Thủ tướng Phạm văn Đồng gọi những người tỵ nạn cộng sản là bọn phản quốc. Bộ trưởng Y tế Nguyễn trọng Nhân phát biểu rằng những người tỵ nạn cộng sản đáng bị chặt đầu. Bọn văn nô, nhà báo ở Việt nam gọi những người tỵ nạn chính trị là cặn bã xã hội, trây lười lao động, chạy theo bơ thừa sữa cặn, v...v...

Ấy thế mà nay lại có một số người ở hải ngoại lại vác mặt mo mò về đất giặc thì cái liêm sỉ của người dân xứ Việt Nam Cộng Hòa còn là ở đâu nhỉ ?!

Nữa là Đảng và Nhà nước cộng sản có từng bao giờ kêu gọi những người tỵ nạn cộng sản về giúp chúng xóa đói giảm nghèo đâu , cớ gì lại tự nguyện mang thân, mang tiền về làm những con bò sữa cho chúng vắt ?!

Thực tế cho thấy Đảng và Nhà nước cộng sản giàu có , bạc tỷ tỷ trong tay , có cả một ngân quỹ kếch sù . Này nhé, chúng tuyển đến 1200000 công an- chưa kể du đãng, xã hội đen-, phong tướng cho hơn 300 tên công an ( trước 1975, chỉ có một bộ trưởng công an và 3 tướng). Này nhé chúng phong tướng cho 489 sĩ quan để chỉ huy 400000 lính ( năm 1975 , chỉ có 36 tướng chỉ huy 1200000 lính. Và Tàu cộng chỉ có 191 tướng lãnh ) . Này nhé, chỉ có 18 bộ trưởng, mà chúng tuyển đến 120 thứ trưởng làm phụ tá , v...v...

Này nhé, ở Việt nam trước năm 2015 đã có 134 tượng đài tưởng niệm " Bác Hồ", ấy thế mà tháng 8 năm 2015, chúng lại còn cho xây thêm một tượng " Bác " trị giá 1400 tỷ đồng nữa ở Sơn La. Chúng đặt ra Đoàn 969 gồm 10000 người - bằng tiền thuế của nhân dân- để canh gác lăng " Bác" ở Ba Đình. Nữa là ngày 10/06/12, ở Nghệ An, chúng còn cho dựng cả đền thờ bố mẹ của "Bác" nữa chứ.

Này nhé, tháng 3/2015, Đảng và Nhà nước cho xây tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Quảng Nam với chi phí 411 tỷ đồng.

Này nhé, ngày 1/10/ 2010, Đảng và Nhà nước cho tổ chức “ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ” với chi phí 94 ngàn tỷ đồng Việt Nam – tức 4,5 tỷ đô la Hoa kỳ .

v...v...

Rõ ra là túi tiền của Đảng và Nhà nước quả quá là thừa thải đến độ vung tiền ra cho những chi tiêu linh tinh - như đã vạch ra sơ sơ như ở trên .

Tóm lại là người "tỵ nạn cộng sản " như Pha Lê ngộ quá phải không nhỉ?! Viết báo hô hào người tỵ nạn cộng sản hãy trở thành những người vô liêm sỉ, mang tiền về giúp xóa đói giảm nghèo cho Đảng và Nhà nước ngụy quyền Cộng sản giàu có, để chúng câng câng vác mặt lên trời khoe khoang công lao của " Đảng Cộng sản quang vinh "mang lại ấm no cho dân, và khoe khoang rằng những người tỵ nạn cộng sản bây giờ đã hòa giải, hòa hợp với Đảng và Nhà nước rồi đấy chứ !
16/08/201911:24:22
Khách
Kính người bạn đọc Nguyễn Bao ,

Đọc đi đọc lại lời góp ý của bạn , Pha Lê vừa ngạc nhiên , vừa thật hơi sốc ! Bạn dùng những từ ngữ "Việt Kiều yêu nước " để choàng vào cổ Pha Lê những mục đích , những " missions " mà Pha Lê chẳng bao giờ quan tâm đến !
Từng là một thuyền nhân đến Mỹ từ năm 79 vậy mà chưa bao giờ quay về lại VN một lần nào , cho nên nếu bạn viết " ăn cơm nhà , vác ngà voi " Pha Lê khẳng định " cái ngà voi " mà Pha Lê đang gồng gánh nếu có, không phải là cho Đảng , cho cái Nhà Nước gì gì đó mà bạn vừa tròng vào cổ PL , mà chính là cho những giọt nước mắt của các cụ giá neo đơn , cho những cơn đói của các cháu bé bơ vơ côi cút, cho tất cả những người nghèo khổ , đói rách nơi quê nhà !
Ước mong bạn trước khi gửi lời góp ý , xin bạn hãy đọc lại bài viết của tác giả để những ý kiến của bạn được thiết thực hơn, và nhất là để không làm nản chí người viết , nhất là những người mới bắt đầu tập tễnh viết văn , như Pha Lê , mong lắm thay !!!
16/08/201905:23:48
Khách
"...hãy ban phát và giúp đỡ những người tàn tật ,nghèo khổ , những trẻ thơ bơ vơ, côi cút nơi quê nhà "- Pha Lê.

Mong rằng ai đó sẽ báo cáo công lao hô hào hải ngoại giúp xóa đói giảm nghèo của Việt kiếu yêu nước Pha Lê cho Đảng và Nhà nước để Pha Lê được ban thưởng , chớ chả nhẽ " ăn cơm nhà vác ngà voi" sao chớ !
16/08/201903:29:01
Khách
Kính gửi Mr Mike ,

Như lời anh kết luận cho bài viết của Pha Lê : " câu chuyện tưởng tượng của tác giả " .
Xin vâng , vì Pha Lê dùng nhân vật Jenny thay vì dùng chữ tôi để viết lên câu chuyện này thì quý độc giả khi đọc cũng phải hiểu là Pha Lê có thêm thắt một chút hư cấu cho bài văn thêm xúc tích , để Pha Lê có thể chuyển tải ý tưởng hãy ban phát và giúp đỡ những người tàn tật ,nghèo khổ , những trẻ thơ bơ vơ, côi cút nơi quê nhà.
Nhưng...
Nếu bắt lỗi Pha Lê vì bài văn có tính cách ... phóng đại , chỉ là sự tưởng tượng thì hình như có vẻ hơi bất công với Pha Lê .
Trên Youtube hôm nay , từ kênh nổi tiếng của Khương Dừa , cho tới những clips của những người có tâm , đã có rất nhiều đoạn video quay thật , rất thật những người ăn xin tàn tật , đói khổ lê lết vật vã từ góc đường này tới khu phố khác để xin ăn . Khương Dừa đã đi theo về tận " nhà" của những người ăn xin này : một người mẹ bế con nhỏ vài tháng ngồi ăn xin ở giữa cầu , một ông lão cụt hết hai chân lết thết " đi " bằng hai tay , và nhiều , nhiều lắm , tất cả đều là những người ăn xin rất thật , không phải là " chăn giắt " , không phải ăn mày có ... tổ hợp . Trên video clips của Khương Dừa , những người ăn xin khôn khổ , bần hàn , nghèo đói này , gồm cả các cụ già lụ khụ trên dưới 80 , cho đến những em bé chỉ vài tháng tuổi , sống chui rúc dưới gầm cầu , bên mái hiên nhà, trong các xó xỉnh của một công viên ... Đây mới chính là những đối tượng mà Pha Lê đã viết , đã kể trong câu chuyện của mình .

Dĩ nhiên cuộc đời luôn có bề mặt , bề trái , luôn có những sai trái bất công ,cho nên Pha Lê không phu nhận có những người ăn xin tán tận lương tâm , đánh đập , gây thương tích cho những bé thơ , cho các cụ già để " dịch vụ " ăn xin được ... phát đạt hơn . Có những " tay " ăn mày .xem việc ăn xin là một kinh doanh , có tổ hợp , có chía chác , có hợp đồng ... Tuy nhiên Pha Lê không bao giờ nhìn sự việc qua mặt tiêu cực này để rồi quyết đoán TẤT CẢ những người ăn xin đáng thương tội nghiệp đều không xứng đáng được cứu giúp ...
Dù xây chín bậc phù đồ .
Không bằng làm phúc cứu cho một người ..
Và Pha Lê luôn tâm niệm rằng : Thà giúp LẦM còn hơn KHÔNG giúp..🙏🙏🙏
16/08/201900:28:41
Khách
Tác giả có một tấm lòng trong sáng, văn từ mạch lạc. Cảm ơn về bài viết đã mang lại cho người đọc một cảm giác tốt lành. Thực tế thì khác hẳn. Ở Saigon bây giờ xin ăn là một dịch vụ có người chăn dắt, huấn luyện và bảo kê đầy đủ. Người chăn dắt phải trả tiền cho công an, nếu không là sẽ bị xã hội đen hốt liền. Làm gì còn vụ cha cụt chân xin ăn, con trai nhỏ mang đồ ăn về chia cho cha và em như trong câu chuyện tưởng tượng của tác giả.
14/08/201918:29:27
Khách
Bài viết hay, đầy ắp tình người.
Cảm ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,117,425
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Sau năm 1975, là con của một sĩ quan tù cải tạo
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà sinh năm 1948, định cư tại Hoa Kỳ từ 1985, định cư tại Nam California từ 1988
Đối với một đời người, tuổi hai mươi là một cột mốc đầy ý nghĩa. Tuổi 20 là tuổi thanh xuân, tràn đầy nhựa sống, tự tin bước vào đời. Đối với một giải thưởng văn học Việt Nam, ý nghĩa của tuổi 20 còn có phần đặc biệt hơn. Sự trường tồn 20 năm của một cuộc thi viết tiếng Việt là một hiện tượng...
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Sau vài tháng đắn đo suy nghĩ và bàn bạc với con cái,
Vào chiều ngày 11 tháng 8 2019, tại nhà hàng Grand Garden thành phố Westminster, VietBao Foundation đã tổ chức lễ phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ 2019
Nhạc sĩ Cung Tiến