Hôm nay,  

Houston, 50 Năm, Gặp Lại

02/09/201900:00:00(Xem: 8226)

Houston, 50 Năm, Gặp Lại


Tác giả: Y Châu

Bài số: 5778-20-31585-vb2090219

 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

***

Sau hai lần "delay", chiếc Boeing 737, của hảng hàng không American Airlines cuối cùng cũng cất cánh lúc 10:30 giờ đêm, thành phố Miami chỉ còn là một chấm sáng trong màn đêm; hơn hai giờ bay, phi cơ hạ cánh xuống ở phi trường IAH. Houston.

Houston và Miami sai biệt một múi giờ, cách xa 5 vĩ độ: Houston nằm ở vĩ độ 29 N và Miami nằm ở vĩ độ 25 N, nên thời tiết sai biệt không nhiều lắm. Mặc dù đến đến muộn, nhưng khi ánh hồng rạng rỡ ở phương đông, tôi vội vàng ra khỏi nhà để thưởng thức cảnh bình minh Houston, nơi đất lành chim đậu, nơi có đông đúc người Việt Nam đến định cư, đứng hàng thứ hai ở Hoa Kỳ... Đây rồi, cái sân sau nhỏ nhắn xinh xinh mà đứa con gái thường khoe khoang thành tích làm vườn. Đứa con rễ cũng có tay "nhuận điền", trồng được nhiều loại rau trái hiếm quí:

Cây hồng dòn: trái đã căng da, chờ ngày thu hoạch.

Cây táo Tàu: trái đã lớn, có thể ăn thử, vừa chua, vừa bùi.

Cây chanh dây: bị giá lạnh làm rũ lá, nay đã vươn lên, bắt đầu ra hoa kết trái.

Bên kia góc vườn là mấy dây dưa gang, nhiều trái lớn nằm ẩn mình dưới lá, làm sao ăn hết phải đem cho thân hữu. Đặc biệt là trái dưa gang khi còn non, đem thái mỏng ra làm gỏi với tôm, cá khô là tuyệt phẩm.

Đứa con còn tìm chỗ để trồng dây thiên lý, vừa mới xin của người đồng hương. Bông thiên lý là hàng hiếm khó tim ở chợ Á Đông.

Khi mặt trời lên cao, bỗng nhiên nhiệt độ tăng nhanh khoảng 110 độ F, làm tôi cảm nhận được cái nóng cháy da của Texas, vội trở vô nhà, mồ hôi ra nhuễ nhoại. Đứa con nhìn tôi lầm bầm:

- Ba à, đây là tiểu bang Texas, khí hậu sa mạc, không giống như Miami có gió biển điều hòa nhiệt độ, ba cần phải giữ gìn sức khoẻ!

Sau đó, nó đem cái áo chống tia tử ngọai "UV" đưa cho tôi, khi lấy cái nón trên đầu tôi xuống để mặc áo, hiện ra cái đầu trụi lơ của tôi, nó ngạc nhiên hỏi:

- Thợ nào hớt tóc cho ba vậy, không đều đặn, cân đối gì cả?

Nhà tôi đứng kế bên, nhanh nhẩu trả lời:

- Thợ nhà.

Rồi đứa con cùng chồng nó, phụ giúp nhau sửa lại mái tóc mùa hè trơ trụi của ba nó, nhìn trông thật trẻ trung.

Mấy đứa con kể cho tôi nghe về những cuộc hẹn hò trên "không gian ảo": Họ nhận diện nhau qua kiểu tóc và màu áo thường thì "tốt khoe xấu che", khi gặp nhau mặt đối mặt xảy ra những chuyện vui buồn mà những người trong cuộc không quên, những người ngoài cuộc thêm nhiều bài học.

Ai cũng biết rằng thật và ảo không đồng hành, có chăng là do duyên tiền định, nhưng qua mối mai của "không gian ảo", để có nhiều cuộc hẹn hò sẽ làm cho cuộc đời thêm phần thú vị.

Theo lịch trình thì sáng thứ bảy, tôi có cuộc hẹn lần đầu tiên, sau gần 50 năm với những người bạn cùng khóa, ở một nhà hàng trong khu Bellaire. Thời gian đủ dài, biết bao vật đổi sao dời, khi chạm mặt nhau không ai nhận ra ai, nếu không xưng tên báo họ. Nhiều khi người xưa, vì nhiều lý do, còn "mắc cở" không muốn khơi lại dĩ vãng đau thương!

Doãn Đùng, Hảo Hớn,... qua hình ảnh mà tôi có thì người xưa thường đội nón có huy hiệu BĐQ, và mặc áo hoa rừng, còn họ không có hình ảnh của tôi hiện tại, chỉ biết tôi qua lưu bút ngày xưa. Đúng giờ tôi đến, nhà hàng rộng lớn, chung quanh là kiến trong suốt có thể quan sát khắp nơi: từ bãi đậu xe đến cửa ra vào, thời gian chầm chậm trôi qua, đã gần 30 phút mà chẳng thấy người xưa đến, nhà tôi và đứa con rễ (đi theo hộ tống) nôn nóng hối thúc. Tôi mất kiên nhẫn, bấm điện thoại gọi, có người bắt điện thoại, nhưng trong nhà hàng quá ồn ào, tôi cầm điện thoại bước ra ngoài cho dễ nghe... nhà tôi chạy ra kêu tôi, vì cách tôi một bàn, có một người cầm điện thoại la lớn:

- Hello! Hello! YC hả? Ngươi đang ở đâu?

Đúng là sư huynh, sư đệ của tôi, chắc là họ cùng tâm trạng như tôi, chắc họ đã đọc qua chuyện hẹn hò qua "không gian ảo".

Vậy là trong khi bà xã và đứa con rễ đi "Shopping", tôi rảnh rang nhập bọn với bạn cũ, mấy anh lính già ôn lai chuyện đời xưa, chuyện đời nay tha hương lưu lạc nơi xứ người... rồi điểm danh xem quân số còn lại bao nhiêu!

Xế trứ, anh con rể đưa bà xã trở lại đón về, nhìn người con rễ thấy có gì khác lạ, săn chắc, đúng rồi vì cái đầu nó mới hớt kiểu "trụi lơ mùa hè" giống y như kiểu 3 phân đều... một thời: một hai... nhịp bước.

Trên chiếc phi cơ Airbus A319, chúng tôi rời Houston trở về Miami, sau một tuần lễ viếng Houston được gặp lại người xưa là duyên phước đời người.

 

Y Châu

 

Ý kiến bạn đọc
02/09/201911:44:33
Khách
Tác giả nên viết nhiều về “cuộc hẹn lần đầu tiên, sau gần 50 năm với những người bạn cùng khóa” hơn là cái đầu hớt kiểu "trụi lơ mùa hè" của mình và của anh con rể.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,114,405
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Đã tự bao giờ, nước Mỹ là biểu tượng của tự do, dân chủ, phồn vinh mà biết bao người trên hành tinh này ước mơ được đặt chân đến?
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến