Hôm nay,  

Hai Người Bạn

02/09/201900:41:00(Xem: 8233)

Hai Người Bạn

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình


Bài số: 5777-20-31584-vb2090219

 

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.

 

***

 

Tù cải tạo về, Ông Tiền tìm được chỗ làm trong một xưởng quốc doanh, trong khâu do Toàn phụ trách.

Một thời gian sau, biết cùng phe ta, Toàn hết lòng trợ giúp, hai người trở thành thân thiết, cùng tìm đường vượt biển. Cứ cuối tuần là hai anh em lại cùng nhau tìm đường dây ra đi.  Khi thì Quận Long Toàn thuộc tỉnh Vĩnh Bình khi thì Vũng Tàu và nhiều nơi khác nữa.

Chỗ nào hai anh em cũng  đến để kiếm đường vượt biển nhưng đều không thành. Đối với Tiền anh càng nóng lòng hơn vì bà xã Tiền đã đi thoát và đang ở Mỹ.

Còn Toàn thì vợ, con vẫn còn ở Việt Nam nên chuyện tìm cách vượt thoát là chuyện cần làm và phải làm liền chứ không thể chờ đợi.

Thế rồi một hôm Toàn có lệnh phải vào hãng làm còn Tiền thì không có việc gì làm nên ở nhà.

Thứ hai đi làm Toàn mới biết Tiền đã vượt biển nhưng không biết có thoát không.

Toàn chép miệng và nghĩ âu cũng là cái số của mình. Thôi thì chờ vậy.

 

*

Lớp học Thẩm Mỹ cho phái nữ tại Trường H.N. Thành Phố Westminster, CA học viên phần đông là con cái mấy ông H.O.

Trong số học viên có một bà lớn tuổi ai ai trong lớp cũng gọi là “Bà Vũ” với sự tôn trọng mà không thiếu sự mến thương. Bà Vũ lại mến Kim nhất trong số các học viên nhí. Cái cô bé Kim này vui tính, có duyên nên cả lớp nên ai ai cũng mến.

Bà Vũ thường kể với Kim là chồng bà có một người bạn hồi trước 75 là Hải Quân của QLVNCH.

Ông này làm chung với chồng bà ở Việt Nam nhưng khi chồng bà vượt biên một cách bất ngờ nên không có tên tuổi của những người thân của ông bạn này ở Mỹ nên nay muốn tìm mà không biết căn cứ vào đâu để tìm cho ra.

Câu chuyện của Bà Vũ kể về cái ông Hải Quân rồi cũng qua đi. Một hôm Kim rủ Bà Vũ về nhà Kim chơi. Khi coi album đám cưới của Kim từ thời còn ở Việt Nam, Bà Vũ chỉ vào tấm hình của chú Toàn, chú của Kim, và thảng thốt la to, cho biết đây là người mà chồng bà, ông Tiền, vẫn tìm kiếm bấy lâu khi thoát sang Mỹ.

Có tin bạn còn gì vui hơn bà Vũ liền xin Kim địa chỉ, số phone của chú Toàn. Chỉ ít ngày sau bà Vũ cho Kim biết ông Tiền đã gởi tiền về Việt Nam cho chú Toàn.

 

*

Năm 2010 chú Toàn đi Mỹ theo diện đoàn tụ. Con gái chú lấy chồng Việt có quốc tịch Mỹ sau một thời gian con gái chú thi đậu quốc tịch Mỹ nên bảo lãnh chú qua nên chú không phải vượt biên, vượt biển liều mạng  như ông Tiền. Đôi bạn cũ gặp lại nhau vui vẻ.

Thời gian đầu gia đình chú Toàn share phòng nơi nhà người quen sau đó về ở chung với cô em gái.

Trong khi ấy thì cô con gái ông Tiền ăn nên làm ra nên mua nhà. Muốn cho bạn có chỗ ở rộng rãi, Tiền quyết định bán lại căn mobile home cho Toàn với giá đặc biệt dù bà Vũ, vợ của Tiền, muốn ông bán lại cho người thân bên bà dĩ nhiên là với giá thị trường.

Nếu bà Vũ sống theo lối Mỹ thì anh Tiền dù muốn bán lại cho bạn cũng đành chịu vì ở Mỹ này đàn bà quyết định hết. Ông chồng nếu không nghe lời thì chỉ có nước xách quần áo đi chỗ khác chơi. Đố ông nào dám cự nự!

Còn bà Vũ ư? Bả vẫn là Việt Nam 100 phần dầu! Bà vẫn một mực nghe lời chồng dù điều bả muốn nhưng ông Tiền vẫn không theo ý của bà.

Nhờ vậy mà ông Tiền có thể giúp bạn cũ có được nơi trú ngụ thoải mái.

Ai bảo phong tục Việt ta hủ lậu?

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
06/09/201902:32:40
Khách
Chào anh Sao Nam,
Vẫn có người còn ăn ở có tình có nghĩa anh ạ, tiền không phải là quan trọng hơn bạn bè, nhất là ngưởi đã từng giúp đỡ mình. Ông Tiền là người tốt nhưng bà Vũ cũng đáng ca ngợi không kém.
Điều gì tốt thì không bao giờ trở thành hủ lậu đâu.
Mong anh tiếp tục viết.
05/09/201907:44:13
Khách
Bài thì thật ngắn
Tình thì thật dài
Ấm cả hồn ai🌹🕊
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,115,727
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền già. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Đã tự bao giờ, nước Mỹ là biểu tượng của tự do, dân chủ, phồn vinh mà biết bao người trên hành tinh này ước mơ được đặt chân đến?
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến