Hôm nay,  

Thăm Nhà Vườn Việt Nam tại Norfolk

23/08/201900:00:00(Xem: 9583)

Thăm Nhà Vườn Việt Nam tại Norfolk

Tác giả: Ngọc Hạnh

Bài số: 5771-20-31578-vb6082319

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Kính chúc Bà vui khỏe.

 

Hai trai_norfolk

Tác giả

norfolk_cay trai

trong vườn cây trái của anh chị Sáu

 

***

Norfolk là một thành phố biển ở phía đông nam Virginia, nơi có Naval Station Norfolk, một căn cứ hải quân lớn trên Vịnh Chesapeake.

Mới đây, tôi vừa có dịp tới Nolfolk nhân chuyến đi thăm người con đỡ đầu của chị Phượng, tiện thể thăm khu vườn Việt Nam của chủ nhà.

Từ năm trước Phượng có nói sơ sơ về trang trại của 2 vợ chồng người con này sau khi tặng tôi trái dưa bở ngon lành mang về từ trang trại. Tôi không biết miền Bắc có dưa này không. Giống như trái dưa Đại Hàn nhưng to và dài hơn, có mùi thơm nhẹ khi chín, thường ăn với đường cát.

Năm nay chị Phượng định Norfolf nữa nên rủ một cô bạn và tôi đi cùng.

Đường khá xa nên định đi sớm cho mát nhưng mãi đến hơn 7 giờ mới khởi hành. Tài xế là con cả chị Phượng.  Cậu Độ xin nghỉ trọn ngày thứ sáu để đưa Mẹ và bạn Mẹ đi chơi. Sau giờ làm việc chiều thứ năm từ Maryland cậu lái xe hơn tiếng về nhà Mẹ ở thủ đô để sáng hôm sau lên đường. May mắn hôm ấy trời không quá nóng như những hôm trước.

Buổi sáng mát mẻ, chim hót líu lo trên cành,sương còn ướt dẫm trên ngọn cỏ cành cây, trời xanh trong vắt, thật lý tưởng cho buổi du ngoạn. Mấy chị em chuyện trò dòn tan khi xe lăn bánh và tôi liên tưởng đến những buổi đi dã ngoại cùng các bạn thời học Đại học Saigon. Trên xa lộ xe cộ đông đúc. Các làn xe hướng về thủ đô như nhích nhích từng chút một.

Trên đường đi đến Norfolk thấy cây lá, hoa cỏ xanh um khỏe mạnh dù đang mùa hè. Bắp, đậu trồng bạt ngàn hai bên đường lá xanh tươi tốt. Thỉnh thoảng xe chạy ngang cây cầu nhỏ nước xanh êm ả phẳng lặng. Gần đến Norfolk xe chui vào đường hầm dài. Biển xanh và tàu đậu xa xa. Nhà cửa nho nhỏ nằm rải rác dọc theo đường đi. Trường học, tiêm ăn, nhà thờ, cây xăng… dần dần xuất hiện khi vào thị trấn.

Khoảng gần 11 giờ cậu Độ đưa mấy chị em đến ngôi nhà khang trang cây kiểng mát mắt. Chị Nga, học trò cũ chồng chị Phượng, là chủ một trong những ngôi nhà nằm trong khu biệt thự xinh xắn.

Nga mở cửa,vui vẻ, mừng rỡ gặp chúng tôi. Chị đang chuẩn bị cơm trưa. Cary, bánh mì, bún thịt nướng… thơm ngào ngạt. Cây kiểng nhà chị thật tươi tốt. Cây hồng lá xum xuê và lá to bằng 3 lá hồng trồng Virginia. Chị Nga cho biết vì tốt quá nên năm nay cây không trái, cây hồng sân sau tuy không tốt bằng nhưng lại có nhiều quả.

Sân cỏ xanh, vài bụi hoa hồng đang trổ hoa. Con kinh rộng và dài có thể bơi thuyền và câu cá nằm phía sau nhà ngoài vòng rào. Có thể vì gần kinh rạch nên cây kiểng nhà chị xanh tốt chăng?

Nhà cao cửa rộng nhưng chị Nga ở một mình, chồng chị qua đời gần một năm. Con trai hứa sẽ thu xếp về ở chung cho mẹ vui. Chị bảo buồn quá, nhà càng rộng càng thấy vắng vẻ lẻ loi. Cây kiểng, các vật dụng xinh đẹp trang trí trong nhà càng gợi đến kỷ niệm ngày xưa. Chúng như nhắc nhở thời kỳ Nga chung sống hạnh phúc với chồng. Hai vợ chồng thường đi đây đó, sống ngoại quốc thường xuyên vì chồng Nga làm việc thuộc bộ ngoại giao Hoa kỳ.

Cả nhà vừa dùng cơm trưa vừa trò chuyện, thì giờ qua thật nhanh. Khoảng 16 giờ con đỡ đầu của chị Phượng đến đưa mọi người đi nhà hàng người Việt trong thương xá nhỏ dùng thức ăn nhẹ vì sẽ ăn cơm tối muộn. Gia đình Nga có đông anh chị em: 15 người. Nga thứ 9, con đỡ đầu Phượng thứ 6. Người thứ ba có chồng ngoại quốc đã bảo lãnh hầu hết gia đình sang Mỹ sau 1975.

Sau đó mấy chị em đến thăm trang trại hai vợ chồng người con đỡû đầu, và sẽ ở lại đây qua đêm. Từ ngoài ngõ xe chạy khoảng dài giữa hai sân cỏ rộng mênh mông mới đến nhà. Khu đất 10 mẫu tất cả nhưng trồng cây trái hơn mẫu, còn lại là cỏ và cây cho bóng mát. Anh chị cho xem ao cá, hồ sen, dàn nho đầy quả xanh, các luống huệ ta đang nhú nụ non mũm mĩm. Loại huệ hoa trắng, nhỏ và thơm nhẹ thường bày trên bàn thờ.

Chung quanh bồn hoa hình tròn trước nhà, anh chị trồng hàng chữ bằng cây xanh dài ngoằn, cắt tỉa gọn gàng “welcome to …. ‘’ Cây cảnh trồng đã lâu từ khi vợ chồng anh mua nhà tính ra hơn 30 năm. Sân trước anh Sáu trồng cây cóc, ổi, cam, xoài… trong các chậu to. Tuy bị giam hãm trong diện tích hạn chế nhưng có cây cũng nhiều trái. Tất cả hoa trái trồng trong chậu, nhiều lắm, mùa đông phải đem vào nhà đến mùa Xuân ấm áp trở lại chúng mới được ra sân. Anh cho biết trồng cây cóc mới thành công vài năm nay, trước kia chúng không ra trái.

Cái loại hoa mùa hè bé bé màu vàng trồng sát tường gần các bức tượng phụ nữ Bắc, Trung, Nam, bên cạnh đàn nai 5, 6 con lớn bé bằng cây xanh giúp cho khu vườn thêm màu sắc vui tươi. Hòn non bộ xinh xinh nước chảy róc rách trước hiên nhà cũng một tác phẫm nghệ thuật tốn nhiều thì giờ và công sức chủ nhân.

Anh chị đưa chúng tôi ra vườn cây ăn trái, phần lớn là cây lê ta. Gốc to nhưng cây không cao, khỏe mạnh, trái đầy cành. Anh cho biết nếu muốn cây có nhiều cành phải cắt ngang ngọn, không cho chúng lên cao.Khi bị cắt ngọn cây sẽ mọc ra nhiều nhánh và có nhiều trái.Trước kia anh trồng cây táo nay đốn bỏ bớt.

Vườn rau nằm bên cạnh vườn cây ăn trái. Bầu,bí, mướp… trái lủng lẳng trên giàn gỗ chắc chắn. Khổ qua trái dài và to. Cà chua xanh và chín đỏ. Vừa nói chuyện chị Sáu vừa bẻ mấy quả cà chua chín. Cà tím trái dài và tròn, to đúng lứa chờ người hái. Đậu đủa trái dài và ốm như chiếc đủa, những cây đậu bắp trái to trái bé chờ người nội trợ hái về..nấu canh chua.

Chi em tôi sang khu vực trồng dây leo. Dưa hấu trái to bằng cái dĩa bàn, no tròn nằm bình yên dưới đất, lá to nhưng cuốn và dây dưa thì chỉ bằng ngón cái người lớn hay nhỏ hơn. Dưa bở 5, 6 trái nằm chum nhum một chỗ thấy bắt mê. Vườn rau muống trên cạn cũng đang tới lứa.

Cả nhóm đi dần đến bờ nước. Chẳng biết gọi tên gì nhưng nước mặn, không sóng, êm ả như ao hồ, cái vịnh? Nơi đây có hàng chữ bằng cây xanh cắt tỉa tỉ mỉ “Chúng tôi ra đi mang theo quê hương Việt Nam”, chữ Việt có dấu ê tử tế. Thảo nào vào trang trại 2 ông bà thấy toàn cây trái Việt Nam: cóc, ổi, xoài, bầu, bí, rau muống, dưa hấu, dưa bở, hòn non bộ…

Trên bờ nước sát hàng rào chủ nhà trồng hồng ăn trái xen lẫn với cây lê lá xanh um, trái chi chít. Mấy dây dưa hấu to tròn sắp chín. Dưới nước có cầu gỗ dài và gia chủ cùng các chị em ra đó kéo rọ cua lên, cho mấy chục chú cua trong rọ vào thùng. Đó là thức ăn cho buổi cơm tối. Đem cua vào nhà, cả nhóm đi qua nhà thủy tạ, vòng lên hồ bơi đến phía bên kia hông nhà, nơi có những dàn nho trái ra từng chùm, nhiều lắm, còn xanh…

Các cây lê ở đây cũng đầy quả. Mấy khóm hoa mùa hè trồng ở nhà ngày nào tôi cũng tưới nhưng buồn hiu, hoa nhỏ lưa thưa nhưng của anh chị hoa đầy cành và to. Anh bảo chỉ tưới lúc mới trồng nhưng khi lớn không cần tưới vì sương đêm và mưa cũng đủ ướt.

Mấy chị em ăn cua thay cơm tối. Cua luộc chấm muối tiêu chanh, cua rang me… Thức uống là rượu màu hồng đậm nấu bằng trái lê? Hơi nồng mùi rượu và có vi ngọt do vợ chồng người chị thứ ba bào chế mang đến. Gọt lê pha rượu cho ngần ấy người đủ mỏi tay. Cô em Út cũng đến thăm Phượng. Ngoài vài thức ăn khác còn có bắp luộc và tráng miệng bánh ngọt.

Sáng hôm sau mọi người điểm tâm trứng gà chiên với bánh mì nóng hổi do chồng chị Sáu làm lấy. Anh làm nhanh và gọn gàng. Có lẽ nhà xa chợ nên tủ lạnh đầy thức ăn?

Điểm tâm xong anh chị Sáu đẩy chiếc xe kút kít nhỏ ra vườn hái trái. Các chị em lại theo sau. Thấy vườn sạch sẽ không cỏ dại, trái đầy cành và không con sóc nào chạy trong vườn. Hỏi thăm anh cho biết có nhưng it, và có lẽ nhiều quá chúng ăn không hết. Trái rụng dưới đất nhiều lắm. Thỉnh thoảng anh cào gom chúng lại và đào hố chôn. Anh chị hái trái cây, lê, dưa bở, bầu… xong cho vào thùng. Tưởng có người đến mua hay gởi đi đâu, hóa ra anh chị hái quả sớm để làm quà cho chị em mang về thủ đô.

Lúc đi chỉ mất hơn 3 tiếng lái xe, khi về mất gần 5 tiếng vì kẹt xe.

Xin cám ơn anh chị Sáu chủ nhà, Nga và các anh chị em Norfolk đã ân cần đón tiếp chị em chúng tôi, cơm sáng cơm chiều, giường nệm êm ấm còn cho quà mang về. Chị Ba và Peter vui vẻ hoạt bát thảo nào anh chị thành công trong kinh doanh.

Cám ơn Phượng và cậu Độ, Lan cho mình cơ hội xem khu vườn Việt Nam ở Hoa kỳ. Hàng chữ “Chúng tôi ra đi mang theo quê hương Việt Nam” gần hàng rào chỉ mấy từ đọc lên mắt thây cay cay, nhớ vườn xưa quê cũ… và tiếng hát xa xưa không nhớ tác giả nào “… Việt Nam quê hương ta…, Viêt Nam quê hương yêu dấu…” như văng vẳng bên tai.

Về nhà vài hôm sau các con đưa tôi đi biển Virginia Beach, gần Norfolk. Nhớ mới tuần trước, quý vị trong hội cao Niên có tổ chức đi thăm hàng không mẫu hạm ở Norfolk nhưng nhằm ngày con trai ở xa về thăm nên tôi không tham dư được. Nghe nói chiến hạm to hơn du thuyền Allure, tàu to nhất nước Mỹ hiện nay, chở 7000 người gồm sĩ quan và thủy thủ đoàn, nên tôi bảo các cháu ghé Naval Base ở Nolfolk thăm tàu cho biết.

Cậâu lính gác cổng trẻ tuổi như học trò, mặt mũi sáng sủa tươi cười cho phép xe vào căn cứ xem một vòng nhưng không được phép xuống chiếân hạm. Dưới bến tàu to nhỏ nhiều lắm, chiếm cả một vùng rộng lớn, sơn toàn màu xám khác với du thuyền có nhiều màu vui mắt. Vậy là người  viết  không có duyên viếng thăm hàng không mẫu hạm Hoa kỳ.

Xin cầu chúc quý anh chị ở Norfolk, các bằng hữu thân mến, quý đọc giả hải ngoại và quê nhà luôn được an vui hạnh phúc.

 

Ngọc Hạnh

 

Ý kiến bạn đọc
26/12/202216:03:54
Khách
chloroquine online usa <a href="http://www.hydroxychloroquinex.com/">chloroquine online usa</a>
28/12/202112:44:47
Khách
cheap cialis <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can ubuy cialis on streets</a>
26/11/202118:49:01
Khách
cialis without a doctor prescription https://cialiswithdapoxetine.com/
09/11/202111:53:01
Khách
cialis coupon <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tadalafil & dapoxetine</a>
02/03/202019:23:38
Khách
Whats Amoxicillin Clavulanate http://viacialisns.com/# - Buy Cialis Does Amoxicillin Cause Yeast Infections <a href=http://viacialisns.com/#>generic cialis canada</a> Propecia Works Men
25/02/202010:05:20
Khách
Acheter Cialis Par Paypal http://cialisir.com - Buy Cialis 50 Mg Di Sildenafil <a href=http://cialisir.com>cialis</a> Kamagra Holland
27/08/201923:57:56
Khách
Sorry chị.
Tôi viết vội nên làm chị hiểu lầm. Bài viết "Động đất July Fourth" cũng đăng trong VVNM này, do tác giả Bảo Xuân viết. Tôi chỉ viết cho ý kiến bên dưới thôi.
25/08/201918:55:23
Khách
Bạn @Lê Như Đức làm ơn cho Trang biết bài “Động đất July Fourth” nằm ở đâu để Trang tìm đọc được không? Cám ơn bạn.
25/08/201914:26:22
Khách
Năm xưa tôi mở hãng riêng cho mình để làm contract cho hãng máy bay nên sống từ Đông sang Tây. Nghề nghiệp bắt tôi du hành từ Bắc chí Nam nước Mỹ, nên có ít nhiều kiến thức về nhiều vùng tôi đã ở qua.
Bạn tính bán nhà Cali qua Florida là trúng sổ số đó. Như một lần tôi đã viết trong bài “Động đất July Fourth”, nhà Cali quá mắc và quá cũ, nên bán qua Florida hay Texas, chỉ có khoảng 400 hay 500 ngàn là mua được nhà to gấp đôi và rất hìện đại. Lại còn dư 300 ngàn bỏ băng véo ăn dần. Tuy nhiên cái chính yếu là sinh mạng của chúng ta: bão có thể biết trước ba, bốn ngày để chạy, động đất chỉ biết trước ba bốn giây mà thôi, mà dù có biết trước năm mười phút cũng chả biết chạy đi đâu để núp.
24/08/201920:55:01
Khách
@Lê Như Đức
Ô thế bạn đã từng ở Florida rồi. Trang đọc trên báo thì thấy nói nhiều người Việt dọn qua Tampa thì ít bị bão hơn vì là vùng vịnh.
Trang và OX đang có dự tính vài năm nữa về hưu non thì bán nhà Cali qua Tampa mua nhà có ao hồ vườn trái cây đặng vui thú điền viên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,514,261
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.