Hôm nay,  

Kẻ Không Nhà Bất Đắc Dĩ

21/05/201900:00:00(Xem: 9296)
Người viết: Võ Phú
Bài số  5694-20-31501-vb3052119

Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.

***

Làm lễ ra trường xong, chúng tôi trở về chung cư dọn dẹp để trả nhà lại cho chủ.  Những người bạn share phòng của tôi đã về với gia đình mấy hôm trước.  

Toàn khu chung cư giờ đây vắng vẻ và im lặng hơn mọi ngày.  Bạn bè đã đi hết chỉ còn tôi chưa dọn khỏi.  Tôi đã xin được việc làm trong phòng thí nghiệm của trường Virginia Commonwealth Uni- versity, nên ở lại làm việc chứ không dọn về nhà với gia đình sau bốn năm đại học.  

Ở phòng thí nghiệm, công việc của tôi là phụ giúp cho một vị bác sĩ nghiên cứu về tế bào gốc từ dây cuốn rốn.  Trường tôi học có hai khu riêng biệt, một khu dành cho sinh viên đủ mọi ngành nghề; khu còn lại chuyên về y khoa, nha sĩ, dược sĩ, và những môn học liên quan đến khoa học tự nhiên dành cho những sinh viên học cao học hoặc tiến sĩ hoặc nghiên cứu sinh.  

Một tháng trước khi chúng tôi làm lễ ra trường.  Trong lớp luận án, Danh, một người bạn học chung với tôi hỏi tôi ra trường rồi có dự tính gì?  Tôi nói với Danh là mình đã tìm được việc làm ở trong trường rồi nên chắc ở lại đây một thời gian. Danh hỏi:

- Vậy mày ở chổ cũ hay là dọn đi chổ khác?
- Chắc tao dọn đi chứ roommates ra trường dọn đi hết.  Một mình không trả nỗi tiền thuê ba phòng của khu chung cư.
- Mày tìm được nơi nào chưa?
- Chưa, tao tính nay mai gì đó qua hỏi bên khu Little Saigon bạn bè coi sao.  Bên đó dù sao cũng rẻ hơn bên Chesterfield.  Nếu không được chắc tao tìm nhà ở off campus rồi lái xe đi làm.
- Hay là mày qua share phòng với tao đi.  Tụi mình chỉ cần chổ ngủ thôi, thuê chi căn chung cư cho tốn kém.  
- Share phòng với mày à?  Có okay không?
- Tao thuê cái den rất gần khu Little Saigon. Tuy một phòng, không bếp núc gì hết, nhưng tụi mình đâu ở trong phòng đâu mà sợ.  Tối ngày ở ngoài đường, ở library, ăn thì ăn ở ngoài thì cần gì phòng ốc. Mày qua share với tao cho vui.  Và cũng không giấu gì mày, lúc này tiệm nails của ông bà già tao ế nên ổng bã cũng cắt bớt tiền chi tiêu cho tao.  Mày share với tao, tao lấy mỗi tháng hai trăm thôi.  Tao năn nỉ mày đó.  Giúp tao nhé?

Thấy thằng bạn nài nỉ quá, tôi cũng do dự, trả lời nó:

- Ừa để tao coi lại.
- Coi lại gì nữa, chút nữa xong lớp, mày qua coi phòng luôn rồi hết mùa học dọn qua nhé.
- Vậy mày không về nhà sao?
- Không về được.  Chắc tao còn học ít nhất một năm nữa vì còn thiếu Physical and Analytical Chem.  Và tao cũng muốn apply vào MCV học pharmacy nên cũng còn ở đây dài dài.
- Ờ.  Cũng được.  
- Coi như mày hứa rồi đó nha.  Không đổi ý.  Thanks my man.

Tan học, chúng tôi về phòng ở của Danh.  Phòng này được Danh thuê lại trong một căn nhà cũ; nhà có tường vàng khè hoen ố những vết rêu đen.  Căn phòng ở tầng trệt có cửa sổ rộng.  Trước khi vào phòng là cửa chính của căn nhà.  Căn nhà này đối diện với khu Little Saigon, một khu biệt danh mà sinh viên chúng tôi đặt cho vì nơi đây rất nhiều sinh viên Việt Nam thuê ở.  Nhà có ba tầng lầu, được chủ nhân chia ra nhiều phòng nhỏ cho thuê.  Có lẽ phòng của Danh là phòng khách của căn nhà này nên không có phòng tắm và nhà vệ sinh bên trong.  Thấy tôi ngần ngừ, Danh vội nói:

- Ở đây tiện lắm, gần library, gần căng tin, gần tiệm sách, gần Student Commons, rất tiện.  
- Vậy mỗi lần dùng bathroom thì ở đâu?
- Trên lầu có nhà vệ sinh chung, mình share chung với thằng freshman đối diện.
- Mày để cho tao ở rồi chủ nhà hỏi thì sao?
- Yên tâm đi.  Chủ nhà nó đâu có ở đây đâu mà hỏi.  Nó ở khu Riverside, giàu lắm.  Please, giúp tao nha? Mày save money nữa mà...
- Ừa, cũng được.
- Thanks my man.

Dọn dẹp sạch sẽ căn phòng của mình xong, tôi qua phòng của hai người bạn xem lại lần nữa trước khi khóa cửa lại và đem trả chìa khóa cho thư ký của khu chung cư.  Tôi lái xe qua phòng của Danh thuê.  Đậu xe trước cửa nhà, tôi rinh thùng đồ dùng và áo quần của mình vào.  Danh vẫn còn ngủ, thấy tôi nó nhừa nhựa:

- Có cần tao giúp gì không?
- Trời giờ này mà còn ngủ.
- Weekend mà mày.  Tao tưởng đâu khoảng trưa mày mới qua.  Giờ mày qua rồi, chờ tao đánh răng rửa mặt rồi mình đi ăn phở nha?  Mừng mày dọn nhà mới.  Tao đãi, mày trả tiền.
- Trời đất chủ nhà mà kêu người ở thuê đãi là sao?  Không sao, tao đãi cũng được.

Danh đi một lúc, nó trở lại, đẩy cửa phòng bước vô nhìn quanh rồi hỏi:

- Đồ của mày đâu?

Tôi chỉ qua góc phòng, cạnh cửa sổ nói:

- Bên kia kìa.
- Chỉ có nhiêu đó hả?
- Ừa, tao chỉ đem cái nệm xếp nhỏ, cái mền, cái gối và thùng đồ.  Còn lại để hết ngoài xe.
- Đem vô đi, trong này còn rộng mà.  Don't worry my man...
- Được rồi, không cần đâu.  Để ngoài xe cũng okay.
- Tuỳ mày vậy.  Đi chưa?
- Ừa, thì đi.

Chúng tôi lái xe đến tiệm phở ở khu chợ người Việt.  Ăn phở xong, chúng tôi về.  Bỏ Danh xuống trước cổng nhà rồi tôi đi tìm chổ đậu xe.  Trở về phòng, tôi thấy Danh đang chơi games trên máy computer.  Mắt không rời khỏi màn hình, nó hỏi tôi:

- Thường weekend mày làm gì?
- Thì tao chạy về NOVA dạy tiếng Việt cho mấy đứa nhỏ và tham gia sinh hoạt cộng đồng trên đó cho vui.  Nhưng tuần này dọn nhà, trả phòng, nên tao không về.  Còn mày?
- Chơi games chứ còn làm gì nữa.
- Sao mày không tìm việc làm?
- Làm gì giờ.  Không có việc gì thích hợp cả.  
- Vậy sao mày không về nhà chứ ở đây không làm gì… Không chán hả?
- Dìa làm chi cho ông bà già chửi.  Tao nói ông bà già tao ở lại học hè.
- Rồi mày có lấy lớp nào mùa hè không?
- Mấy lớp electives thì xong hết rồi, chỉ còn Physical và Analytical thôi.  
- Ờ vậy là phải chờ một năm nữa mới xong.  Mùa tới ông Silady dạy Physical dễ ẹc.
- Thì đó, tao chờ ổng dạy nên tao không lấy mùa rồi.  Ê mày có thể cho tao mượn thêm hai trăm không?
- Tao mới đưa mày hai trăm tiền nhà hôm thứ kia rồi mà.
- Tao biết.  Nhưng tao dẫn nhỏ ghệ đi dinner hết rồi.  Thứ Hai đóng tiền nhà mà tao còn thiếu hai trăm.  Mày đưa tao trước, tháng tới khỏi phải đưa.
- Cũng được, chút nữa tao ra Student Commons rồi rút cho mày.
- Thanks my man.

Ba tháng hè trôi qua.  Bây giờ cuối tháng Tám, sinh viên lục tục trở lại trường, nơi chúng tôi ở nhộn nhịp hơn.  Những ngày trong tuần, buổi sáng tôi đón xe buýt của trường đến phòng thí nghiệm để làm việc.  Trước khi đến phòng thí nghiệm, tôi ghé qua căng tin mua thức ăn sáng.  Làm việc đến trưa, tôi qua ăn trưa ở căng tin hoặc mua thức ăn ngoài đường trước cổng building tôi làm (trước cổng trường tôi làm có rất nhiều xe bán thức ăn nhanh của đủ nước từ Thái, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Hoa, Sub...vv...vv...).  Đến chiều qua căng tin ăn tối hoặc đi ăn thức ăn nhanh bên ngoài.  Tối về tắm rửa rồi ngủ.  Làm việc đến chiều thứ Sáu, tôi mới lái xe về lại với gia đình vùng Hoa Thịnh Đốn, nơi có nhiều người Việt ở tiểu bang tôi ở, để phụ dạy tiếng Việt cho các em nhỏ và tham gia sinh hoạt cộng đồng.  

Vì mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên lương bổng của tôi cũng không cao so với các bạn học những nghành nghề khác.  Ngoài ra tôi còn trả nợ tiền học, tiền bảo hiểm xe, tiền nợ thẻ tín dụng sau những năm đi học đi chơi, nên không còn dư nhiều để thuê căn hộ chung cư riêng.  Vả lại tôi độc thân ở một mình suốt ngày trong tuần ở phòng thí nghiệm, tối về chỉ cần chổ tắm rửa và đặt lưng xuống ngủ thôi nên tôi không định tìm chung cư riêng để dọn ra.  Tôi vẫn còn share phòng chung với Danh.  Tuy lúc đầu Danh chỉ lấy tiền share phòng hai trăm đô, nhưng vài  tháng sau nó nói chủ nhà đòi thêm tiền phòng lên tám trăm, nó đòi tôi thêm hai trăm tiền share phòng.  Nghe nó than thở đủ điều.  Tôi lại nghĩ dù gì mình cũng có việc làm và nó thì vẫn còn xin tiền của cha mẹ, nên tôi cũng vui chia đều tiền thuê phòng với nó.   

Mùa đông năm đó Virginia có bão tuyết, tôi không lái xe về gia đình cuối tuần mà ở lại chung cư.  Bão tuyết rơi từ chiều thứ Sáu đến sáng thứ Bảy mới ngưng.  Hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật chúng tôi ăn mì gói trừ cơm vì lười lội tuyết đi ra ngoài.  Sáng thứ Hai trường đóng cửa, tôi còn ngủ nướng trong phòng.  Đang ngủ ngon giấc, Danh đá vào chân tôi, gọi tôi dậy.  Nó gọi:

- Pete, thức dậy giùm tao chút.


Tôi còn ngái ngủ nỗi quạu với nó:

- Mày để tao ngủ yên có được không?
- Mày thức dậy giùm tao nhanh lên.  Landlord tới rồi kìa...
- Thì kệ landlord chứ, mày thuê phòng mày trả tiền hàng tháng có gì đâu mà sợ...
- Ờ.... Ờ.... Nhưng.... Để tao nói chuyện với mày sau.  Giờ mày giúp giùm tao, chạy lên bathroom trên lầu đi.  Ở trên đó nửa tiếng rồi xuống.

Tôi cằn nhằn:

- Thôi được rồi, mệt mày quá...

Ngồi trong phòng tắm gần nửa giờ đồng hồ thời gian dài lê thê.  Chán quá, tôi mở cửa phòng tắm đi xuống lầu.  Đi được vài bậc thang cấp, tôi thấy một người trung niên chừng bốn lăm năm mươi tuổi ra khỏi phòng của mình.  Ông ta đeo kính râm, mặc áo vest rất sang trọng bước ra từ phòng của chúng tôi.  Thấy ông, tôi chào:

- Good morning...

Ông đưa mắt nhìn tôi dò xét rồi chào lại:

- Good morning...

Chào xong, ông mở cửa ra khỏi căn nhà.  Tôi mở cửa phòng đi vào.  Danh thấy tôi hỏi:

- Tao nói mày nửa tiếng mới ra mà ra chi sớm vậy?  
- Ở trong đó chán thấy bà.  Với lại tao đâu có đồng hồ đâu mà biết canh giờ....
- Thôi chết rồi...
- Có gì đâu mà chết.  Mày sợ gì chứ, mày thuê phòng một tháng tám trăm chứ ít gì đâu mà sợ.  Hồi tao ở bên Chesterfield cũng trả có năm trăm chứ nhiêu.
- Ờ, nhưng tại.... Tại tao nợ ông ta hai tháng tiền nhà chưa trả rồi, nên chả mới tìm tới đây đòi đó.
- Trời đất.  Tháng nào tao cũng đưa tiền nhà cho mày trước cả tuần mà sao không đưa cho người ta?
- Tại lúc này ông bà già tao cắt bớt năm trăm còn có ngàn rưỡi.
- Ngàn rưỡi một tháng là sống phè rồi mày ơi.  Mài xài gì dữ vậy?  Tao đi làm một tháng cũng lãnh được chừng đó chứ nhiêu.
- Thì tiền xăng rồi dẫn bạn gái dinner nữa chứ.
- Thì mày ít đi lại.  Một ngàn rưỡi cộng với bốn trăm tao đưa cũng ngàn chín rồi.  Mà mày còn thiếu bao nhiêu?
- Thiếu hai tháng tiền nhà.  Mày cho tao mượn trả cho thằng chả được không?  Tháng tới ông bà già tao bỏ vô tao rút ra trả lại mày.
- Tao không còn nhiều tiền vậy đâu.  Tuần tới tao mới lãnh lương lận.
- Tao cũng còn năm trăm, mày cho tao mượn bảy trăm nữa là đủ hai tháng tiền nhà.  Hai tháng tới mày khỏi đưa tiền nữa.

Nó nói xong, vội che miệng lại vì biết mình đã lỡ lời, nó giã lã:

- You are the best... Mày là người tốt nhất.... Cứu giùm nha?
- Gì kỳ vậy?  Tao mới đưa mày bốn trăm tuần trước cho tháng này.  Giờ đưa bảy trăm là ba tháng chứ sao có hai tháng?  Tiền phòng thuê phòng có sáu trăm mà mày nói tao tám trăm.  Thằng này xạo quá...
- Sorry my man.  Tại tao kẹt tiền nên hỏi mượn mày.  Mai mốt ông bà già tao gởi tao trả lại cho.
- Mày cứ hỏi mượn trước hoài.  Thôi được rồi để tuần tới tao lãnh lương rồi đưa cho mày tám trăm luôn.  
- Thanks my man.  Cám ơn mày nhiều...

Hôm đó là ngày sinh nhật của tiến sĩ mục sư Martin Luther King Jr., trường tôi làm việc đóng cửa nghỉ lễ, nên tôi vẫn còn ở chơi với gia đình vùng Hoa Thịnh Đốn.  Đến tối tôi mới trở về phòng.  Vừa mở cửa phòng bước vào, tôi gặp lại ông chủ nhà.  Thấy tôi mở cửa bước vô phòng, ông nhìn qua Danh và hỏi:

- Ai vậy?
- À, bạn tôi từ D.C. xuống chơi...

Ông nhìn tôi dò xét rồi hỏi:

- Hình như tôi đã thấy cậu ở đâu rồi thì phải?

Tôi cười và trả lời ông:

- Vâng, cách đây ba tuần.
- Ờ... Hèn gì...

Nói xong ông quay qua Danh và nói:

- Tôi cho cậu hết tuần này, nếu cậu còn chưa trả tiền nhà thì cậu dọn ra khỏi đây để tôi tìm người khác.

Tôi nhìn Danh, mặt nó ửng đỏ, đầu lắc lắc, mắt nháy liên hồi... Nó nài nỉ với chủ nhà.
- Xin ông thông cảm cho tôi hết tháng này.  Đầu tháng ba mẹ tôi gởi vào trương mục tôi sẽ trả cho ông liền.
- Cậu cứ nói vậy hoài, mà hơn ba tháng rồi cậu chưa trả tiền cho tôi.  Thứ Hai nếu tôi không nhận đủ số tiền hai ngàn, cậu dọn ra giùm tôi, còn không tôi sẽ gọi cảnh sát.

Nói xong ông bỏ đi ra ngoài.  Ông chủ nhà đi rồi, Danh len lén nhìn tôi, rụt rè nói:

- Sorry... My man...
- Mày không cần phải sorry tao.  Mày lo trả tiền nhà cho chủ nhà kìa...
- Man. Tại bà già tao không chịu cho thêm tiền, nên mới hụt.  
- Thì mày ăn mì gói, không dẫn ghệ đi ăn Flemmings nữa là đủ trả tiền nhà chứ gì.
- Ở đó steak ngon mà.  Khi nào nhận được tiền tao dẫn mày đi ăn một bữa.
- Tới đó rồi tính ông ơi... Lo mà trả tiền nhà cho người ta.
- Vậy mày còn tiền không, cho tao mượn?
- Mày nghĩ sao vậy?  Tao mới đưa mày tám trăm tuần trước.  Tao ở đây hết tháng ba mới đưa lại, giờ mày hỏi mượn nữa tiền đâu ra?
- Mày đi làm có tiền mà.  MCV trả mày ít lắm cũng hai ngàn một tháng.
- Thôi đi, mệt mày quá.  Đi cướp chắc.  Mày kiếm việc gì làm đi.  Làm student worker cũng được.  Lúc sophmore tao làm cũng hơn chín đô một giờ.  Mày xin làm đi.
- Man, mày giỡn hả, chín đô mà làm gì?
- Thằng này... Mệt mày quá.  Không chịu làm thì thôi.  Tao không cho mày mượn nữa.
- Không cho mượn chủ nhà đuổi ra đó...
- Là chuyện của mày.
- Bạn bè không lẽ thấy chết không cứu sao?  Đuổi ra mày cũng không tìm được chổ ở.
- Sorry, không giúp mày được nữa.  Thôi ngủ đi. Ngày mai tao còn đi làm.
- Good night man.  Suy nghĩ lại đi ráng giúp tao nhé...

Mấy ngày sau đó, xong việc ở phòng thí nghiệm, tôi không còn muốn về phòng.  Tôi cố ý tránh gặp mặt Danh vì mỗi lần thấy tôi là nó hỏi mượn tiền.  Mỗi ngày sau khi xong việc, tôi ở lại phòng thí nghiệm lên mạng trò chuyện với bạn bè, viết lách và làm thơ để giết thời gian cho đến khuya mới trở về phòng.  Sáng tôi thức dậy thật sớm để đi làm.  Có nhiều đêm tôi còn ngủ lại ở phòng thí nghiệm cho đến sáng hôm sau.  Có lẽ Danh biết tôi cố ý tránh mặt nó, nên nó cũng ngại gặp mặt tôi.  Qua đến đầu tháng hai, tôi nói với Danh rằng tôi sẽ dọn ra và trả phòng lại cho nó.  Danh hỏi tôi:

- Mày thuê phòng được chưa mà dọn đi?
- Tao chưa tìm, nhưng chắc ở trong lab một thời gian.
- Mày có chắc không?  Trong đó đâu có giường chiếu gì đâu sao mà ngủ được?
- Thì ở đây tao cũng đâu có ngủ giường.  Tao đem theo cái sleeping bag và ngủ trong office của phòng lab.
- Sorry man.  Nhưng nếu mày muốn dọn ra cũng được.  Tao nợ mày hai tháng tiền nhà tám trăm khi nào có tao trả lại mày sau.
- Thôi khỏi.  Hy vọng mày trả đủ tiền cho chủ nhà không bị đuổi ra.
- Thanks man.  Ông bà già tao mới gởi lên hai ngàn, tao trả hết bốn tháng tiền nhà rồi.  Chắc cả tháng ăn mì gói trừ cơm quá.  Mày cho tao mượn hai trăm được không?
- Hả?
- Please man... Tao trả hết tiền nhà nên không còn tiền ăn nữa.
- Sorry nha.
- Một trăm?
- Ok…Mai đi làm rồi tao rút cho mày mượn.
- Thanks my man.  Mày cứu tao đó.

Cuối tuần, tôi lái xe đến nhà trọ Danh thuê và dọn đồ của mình ra xe.  Xong, tôi lái xe đến tiệm Walmart mua một chiếc túi ngủ rồi đem cất vào cái tủ ở văn phòng làm việc cùng với vài bộ đồ và dụng cụ cá nhân.  

Cũng nên kể cho bạn đọc hiểu rõ, ở phòng thí nghiệm nơi tôi làm việc chỉ có hai người làm đó là bác sĩ tiến sĩ khoa học Dr. Balangni (boss của tôi) và tôi, người phụ tá của bà.  Bà là người gốc Malaysia có bằng hành nghề bác sĩ ở Phi Luật Tân sau đó du học tiến sĩ ở đại học Harvard.  Trong thời gian bà học tiến sĩ khoa học, bà ôn thi lại bằng hành nghề bác sĩ và trở thành bác sĩ thực tập sau khi xong bằng tiến sĩ đại học Harvard.  Sau đó bà tiếp tục học chuyên khoa về bác sĩ khoa nhi sinh thiếu tháng (Neonatal Doctor hay Neonatologist) ở đại học John Hopkins. Học xong bằng chuyên môn làm việc ở trường đại học nơi tôi làm.  

Vì bà có hai văn bằng vừa là bác sĩ y khoa vừa là nhà nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của thai nhi thiếu tháng từ những người mẹ nghiện ngập, nên bà có hai văn phòng làm việc. Một văn phòng bên bệnh viện khoa nhi, hai là phòng thí nghiệm.  Hầu hết thời gian bà ở bên bệnh viện nên văn phòng ở phòng thí nghiệm có mình tôi làm việc.  Mỗi ngày bà chỉ ghé qua phòng thí nghiệm chừng nửa tiếng hơn để xem kết quả thử nghiệm hoặc giao việc cho tôi làm.  Việc tôi ngủ qua đêm trong phòng thí nghiệm không ảnh hưởng đến ai.  

Ở building nghiên cứu, nơi tôi làm việc có nhà tắm nhà vệ sinh nên tôi sống rất thoải mái.  Tôi ở và làm việc trong phòng thí nghiệm từ thứ Hai đến trưa thứ Sáu. Những ngày cuối tuần, tôi lái xe về nhà ba mẹ giặt giũ.  Mỗi thứ hai đầu tuần, mẹ tôi bới từng ô cơm cho tôi mang đi làm để ăn cho đỡ tốn tiền và đỡ thèm cơm nhà mẹ nấu. Tôi ở trong phòng thí nghiệm hơn một năm tiết kiệm được rất nhiều tiền thuê nhà và tôi đã trả hết tiền nợ thẻ tín dụng, tiền học.  

Còn về phần Danh, sau khi tôi dọn ra tôi không còn gặp nó nữa.  Tôi nghe bạn học cũ nói nó trở về nhà nó ở tiểu bang North Carolina và làm chủ tiệm làm móng tay rất thành công.

Võ Phú

Ý kiến bạn đọc
26/05/201921:09:39
Khách
Có những người nhẹ dạ như tác giả nên mới sinh ra những tay nói dối chuyên lừa đảo như Danh. "Quá tam ba bận", nhưng tác giả chịu làm thiêu thân đến biết bao nhiêu lần; thương không dúng người rồi Võ Phú ơi!
22/05/201918:27:30
Khách
Thành thật mà nói tôi đọc bài viết dài cả cây số của “học giả” Võ Phú mãi tôi mới hiểu là ngài tình nguyện làm con thiêu thân cho ông bạn vàng của ngài. Nhiều lúc không hiểu tại sao có vài người Việt thích chơi bài “ba lá” với nhau, thích lừa đảo để mà sống . Hôm nào các ngài có máu thích qua mặt nhau thử lừa đảo mấy đồng chí “môi hở răng lạnh” Trung Quốc hay mấy đại gia gốc Do Thái con cháu Moisê xem có bị phù mỏ không nhé !
22/05/201901:25:40
Khách
biết bị nó lợi dụng mà vẫn vui vẻ đửa tiền cho nó thì chắc là kiếp nào mắc nợ nó rồi .....
21/05/201914:12:32
Khách
Bạn bè mượn tiền một lần mà không trả sòng phẳng là phải dzọt ngay. Tác giả bị lừa quá nhiều mà vẫn còn chưa thấy thì quả thật ra trường nhưng chưa…ra đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,514,442
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.