Hôm nay,  

Halloween, Nhớ Xóm Gò Mả

24/10/201800:00:00(Xem: 9188)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5528-20-31335-vb4102488

 
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.

 
***

 
Mùa Holiday, lá vàng lá đỏ theo gió cuốn đi đầy đàng. Ngày Halloween trên đất Mỹ đang trới,  đủ loại hình ma tượng quỉ đang "lộng hành" khắp nơi, khiến tôi bỗng nhớ xóm Gò Mả, bên sông Tiền Giang.

Đặc biệt trong khu xóm nổi tiếng nhiều ma này có nhà cô Năm Hoàn Dương, luôn luôn kín cổng cao tường, bên trong nhang khói mù mịt, nhiều người đến đây nhờ cô chỉ dạy về tài lộc, tình duyên gia đạo... không phải trả tiền công, chỉ cần thành tâm để lại chút nhang đèn.

Trước khi đi định cư ở US, tôi có đến, nhờ cô chỉ dạy, cô viết cho tôi mấy câu:

Trăm năm trong "Cõi Ta Bà"

Tiền tài, danh lợi vô ra sự thường

Tương lai tuổi trẻ yêu thương

Huê Kỳ đất hứa, con đường thênh thang

Số Trời định sẵn nhớ chăng!

Đúng là số trời.  Sau khi sang Mỹ ít lâu, tôi được tin chính cô Năm Hoàn Dương và gia đình cũng đã tới “Huê Kỳ đất hứa” và sống tại Sacramento, CA.

 
*

Ngày ấy, khi chiến tranh bắt đầu tràn lan khắp miền Nam Việt Nam. Đêm đen không còn yên ắng, không còn nghe tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng vạc ăn đêm gọi đàn,... được thay thế bởi tiếng bom đạn đì đùng, ánh sáng hỏa châu lơ lửng trên bầu trời.

Bản tin tức lúc 5:30 sáng mỗi ngày, từ đài phát thanh: một nơi nào đó của Tam Kiến, Nhị Phong bị pháo kích, cầu sập, nhà cháy, người chết, người bị thương,... Nạn nhân là ai? Là người dân thường, nằm giữa lằn tên mũi đạn vốn vô tình, bị tổn thương nhiều nhất. Để bảo đảm sinh mạng và tài sản của mình, họ thường có hai nơi ở: một ở nơi ruộng vườn để trồng trọt  chăn nuôi, một ở nơi đô thị, tương đối an toàn hơn.

Một trong những đô thị đó là một chợ quận xa xôi, ở phía Tây Nam, cách biên giới Việt Nam - Cao Miên hơn 16 cây số, tính theo đường chim bay; chợ quận nầy nằm ở hữu ngạn sông Tiền Giang, bên tả ngạn là tỉnh Kiến Phong.

Nhờ chiến tranh, giúp cái chợ quận nầy trở nên sung túc: đường Bạch Đằng ở bờ sông, đường Lê Lợi ở trung tâm, về hướng bắc có đường Nguyễn Huệ, dọc ngang có đường Phan Thanh Giản, Đề Thám, Nguyễn Tri Phương... nhưng người dân thường quen gọi: xóm Chành Tương, Xóm Ô Môi, xóm Vịnh Đồn, xóm Vịnh Lở, xóm Chùa Ông,...

Xóm Cao Đài: nằm cặp bờ sông, phía trong là sở Tầm Tang, là nơi đất lành cho người lánh nàn. Ở bờ sông bốn mùa trăng thanh, gió mát, tấp nập khách thương hồ kẻ bán người mua; nhưng không may, dòng nước đã xoáy mòn, ăn sâu vào trong, đất không còn chân, nó lở xuống cuốn trôi tất cả.


Những người dân thường đó được cấp nền đất ở khu mới là xóm Chu Vi. Đây là khu đất trống, có nhiều hầm hố, nhiều gò mả Đó là những cái mả lạng không còn thân nhân, con cháu hay là con cháu của họ đã tha phương cầu thực không còn nhớ đến những nấm xương tàn, nơi hoang vắng nầy.

Người ta đồn đãi, có nhiều đêm hồn ma bóng quế hiện về khóc than thảm thiết, khi mùa đông lạnh lẽo. Lúc đào đất cất nhà, mấy ông thợ làm nhà "xầm xì", nhiều lần đào trúng xương người! Nhiều bô lão kể lại, ngày xưa nơi đây từng là bãi chiến trường.

Cái Vịnh Lở, dài cả dặm đầu dưới là xóm Cao Đài, đầu trên là chùa Phước Long. Ngôi chùa có lâu đời, với hàng dương cao vút, uy nghiêm nhìn ra sông Tiền Giang, phiá sau chùa là khu đất gò rộng rãi làm nơi chôn cất cho gia đình phật tử. Sát bên khu nghĩa địa nầy là xóm Gò Mả; nơi cư ngụ của những người dân nghèo, những người mới đến, những người không biết sợ ma quỷ,...

Chiến cuộc tràn lan, từ bên kia biên giới Cao Miên, xác người bị giết chết thả trôi theo con nước về Việt Nam, người còn sống, chạy giặc về quê mẹ lánh nàn. Cái quận lỵ nầy là nơi tạm dừng chân, của người dân khốn khổ, xóm Gò Mả tăng thêm dân số; cái nghĩa địa của chùa cũng bị "xâm lấn", thành nơi cư trú của người chết và người sống!

Rồi một ngày, thiên tai lại ập đến, cái Vịnh Lở lại lở thêm, nó cuốn trôi ngôi chùa, cái nghĩa địa và xóm Gò Mả!

Ngôi chùa được dời đi nơi khác, gọi là chùa Trong, chùa Ngoài bị đất lở; Hòa Thượng trụ trì nhờ phật tử mời những người dân xóm Gò Mả về sống tạm sau đất chùa, nhưng họ đã tản lạc khắp nơi...

 
*

 Nơi tôi đang sống ở Miami, Florida có hơi ồn ào. Tôi dự tính sang năm mới sẽ dời đi một nơi yên tĩnh hơn, tôi gọi cô Năm Hoàn Dương hiện sống tại Sacramento, CA nhờ cô chỉ dạy. Cô trả lời là "nội lực" của cô bây giờ yếu rồi, không như xưa nữa, nên không "phủ sóng" đến Miami, FL được.

Cô còn bảo tôi hãy nhờ người địa phương trợ giúp.

Tôi nhờ bà Ann một trưởng lão, xin ý kiến, bà nói:

 - Nơi yên tĩnh, không ồn ào ở xứ nầy chỉ có mấy khu gần nghĩa địa, láng giềng không "complaint". Nhớ ban đêm đừng mở cửa ra ngoài, coi chừng gặp m...a.

Đúng như bà Ann nói, sống gần nghĩa địa, không ồn ào, không bị làm phiền, khi cần đi xa: có ngay, tiện lợi đôi bề.

- Bộ bà từng ở xóm Gò Mả?

Bà ngạc nhiên hỏi lại “Xóm Gò Mả” ra sao. Tôi nói thêm, bà muốn biết thì tìm đọc bài trên "Vietbao.online".

Y Châu

 

Ý kiến bạn đọc
24/10/201822:39:14
Khách
Quý vị nào thích đọc, nghe, nói và đi du lịch để gặp ma hay quỷ thì xin vào những links dưới đây do chính người Mỹ đã đăng trên các trang mạng :

30 Haunted Places to Visit Around the World
https://www.travelandleisure.com/holiday-travel/halloween/most-haunted-places-in-the-world

Haunted Locations You Can Visit in All 50 States
http://www.msn.com/en-us/news/offbeat/haunted-locations-you-can-visit-in-all-50-states/ar-AAjqRhU?ocid=UP97DHP

TRAVEL
THE BEST PLACE TO SCARE THE CRAP OUT OF YOURSELF, IN ALL 50 STATES
https://www.thrillist.com/travel/nation/most-haunted-places-in-america
24/10/201815:00:49
Khách
Mấy hôm nay Như Ý vẫn chưa hoàn hồn về sự việc lạ lùng xảy ra trong nhà nên sáng sớm nay nhìn tựa đề của bài này, NY không dám mở ra và chờ cho đến sáng. Không biết làm sao hết bệnh sợ này đây! 😂.

Thương cho người dân Việt mình đã phải trải qua quá nhiều gian truân vì chiến tranh triền miên. Nghĩ đến những hồn ma kêu khóc thảm thương mình thấy thương và tội nghiệp cho họ hơn là sợ. Cảm ơn tác giả cho NY biết thêm về Việt Nam một thời đau thương. Chúc tác giả an lành và hạnh phúc nơi miền đất hứa. ❤️
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,655,161
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.