Hôm nay,  

Tuổi Thơ ở Mỹ

21/04/201800:00:00(Xem: 11188)
Tác giả: Triều Phong (TPN)

Bài số 5366-19-31207-vb7042118

 
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

image001
Một ngày ở Nhà Trẻ Gateway của Benjamin (thứ hai từ trái sang) và các bạn.

image002
Với những bạn thân lúc ra trường pre-school.

 
***
 

Sau khi thăm dò nhiều nhà trẻ (Child Care Center) ở khắp nơi trong vùng, vợ chồng tôi quyết định chọn Gateway Academy để gửi con.  Đầu tiên chúng tôi tính gửi con ở La Petite nhưng rồi lúc đi xem xét và tìm hiểu thêm vợ chồng tôi nhận thấy Gateway này sạch sẽ, có vẻ kỹ lưỡng trong việc chăm nom nhất là về an ninh thì nó an toàn hơn rất nhiều so với mấy nhà trẻ khác vì nhà trẻ này nằm biệt lập ở một khu đất khá rộng, thoáng mát, xung quanh có trồng hàng cây xanh làm bờ rào thẳng tấp mà giá cả thì phải chăng; hơn nữa nó lại được xây dựng trên đường Magwood Dr., ở vùng sông West Ashley của thành phố Charleston, thuộc tiểu bang South Carolina, gần nhà chúng tôi rất tiện cho việc đón đưa.  Điều đặc biệt của chỗ này là ngoài việc gìn giữ trẻ ra nó còn dạy cho các em nhỏ học hành, tập đọc, tập nói, tập viết, tập vẽ… để sau đó các em có thể vào mẫu giáo ở những trường tiểu học một cách dễ dàng nên nó còn được gọi là Gateway Academy Child Development Centers.

West Ashley, nơi tôi đang sinh sống có thể được xem là chỗ đã “đẻ” ra Charleston; thành phố lớn và lâu đời nhất của tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ.  Vì năm 1670, khi thực dân Anh muốn tạo dựng một khu định cư lâu dài đầu tiên ở thuộc địa Carolina này thì thành phố Charleston được thành lập từ bờ Tây của sông Ahley và được xem là một trong năm thành phố lớn nhất của vùng Bắc Mỹ cho tới suốt mười năm sau đó. Trong Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, một vài chiến sự đã nổ ra tại đây.  Và đặc biệt là năm 1780, ở Rantowles Creek, Ông William Washington đã đánh bại các lực lương kỵ binh dưới Banastre Tarleton và tại Nhà Thờ Presbyterian Old St Andrew trong cuộc tấn công vào thành phố Charleston.  Đến Thời Nội Chiến (Civil War) đã có một số trận đụng độ xảy ra ở South Carolina.  Ngày 12 tháng 04 năm 1861, chiến sự bắt đầu khi quân Miền Nam tấn công một căn cứ quân sự của Liên Bang ở Đồn Sumter, Nam Carolina.  Năm 1864 Lực Lượng Liên Minh đã cố gắng cắt đứt con đường sắt; Charleston và Savannah, được mở rộng từ thành phố đến West Ashley nhưng bị phản công lại tại Causeway ở chiến trường Burden trên đảo Johns gần đó.  Năm sau, 1865, lực lượng của William Tecumseh Sherman thiêu rụi Middleton Place Plantation trong cuộc diễn hành xuống biển.

Ngoài sự nổi tiếng ấy ra thì sông Ashley còn là một con sông rộng, nước đen, với thượng nguồn bình yên, đẹp đẻ, là chỗ trú ẩn của hươu nai, đại bàng, chim ưng, hạ lưu thì có diệc xanh to lớn, cá hồi đốm, cá đuôi ngựa (redfish).  Nhiều đầm lầy có vô số động vật hoang dã quý báu như cá sấu, trăn, rùa, rắn.v…v…

Nhờ thiên nhiên ưu đãi, tạo cho Ashey ấy một phong cảnh hữu tình, lắm nét duyên dáng riêng, do đó nó còn là nơi để người ta vui chơi giải trí bằng kayak, canô hay đi câu bằng xuồng vì thế Ashley đã trở thành “viên ngọc đen,” biểu tượng của tiểu bang (South Carolina’s Black Pearl.)  Năm 1992 Văn Phòng Quản Lý Tài Nguyên Miền Duyên Hải phối hợp với các cộng đồng địa phương để lập ra kế hoạch bảo tồn thiên nhiên và lịch sử của sông.

Bởi cái tên tiêu biểu cho vẻ đẹp rạng rỡ ấy nên nếu bạn du hành tới South Carolina bạn sẽ gặp rất nhiều người phụ nữ mang tên Ashley.  Ngay chính tôi ngày xưa cũng mong muốn có được một đứa con gái để đặt tên này!

Định cư nơi đây được khoảng bốn năm thì tôi lấy vợ.  Quê vợ tôi ở Ohio, sau khi lấy nhau thì cô ấy chuyển qua South Carolina.  Cuộc sống của vợ chồng tôi vì không ở gần cha mẹ, họ hàng nên cũng khá đơn chiếc, do đó khi con chưa tròn một tuổi thì đã phải mang đi gửi nhà trẻ rồi.

Tháng mười, trời thu se lạnh.  Lá bắt đầu vàng và có một số chiếc đã rơi.  Tiếng lá chạy xào xạc trên mặt đường mỗi khi gió thổi lâu ngày đã trở nên quen và thân thiết với tôi tự bao giờ.  Co ro trong hai lớp áo, bên ngoài khoác thêm chiếc áo choàng, chúng tôi chở con tới Gateway và vội vã xách cái nôi bé nhỏ bên trong có thằng con được phủ trùm kín mít bằng một chiếc khăn lông to tránh gió vô nhà trẻ.  Đó là ngày đầu đem con đến gửi, giao con cho các cô giáo xong vợ chồng tôi bước ra mà lòng không khỏi xót xa khi nhìn thấy thằng bé nằm ngo ngoe trong chiếc giường nhỏ, xinh xắn, miệng luôn bi bô, xì xào ngôn ngữ trẻ thơ mà chẳng hiểu nó muốn nói gì bởi đây là lần thứ nhất chúng tôi bỏ con lại một mình kể từ khi nó chào đời!

Tôi làm trong Citadel Mall đến chín mười giờ đêm mới về, do đó vợ tôi lãnh phần đón con mỗi buổi chiều.  Thời gian trôi như “bóng câu qua cửa sổ,” chẳng mấy chốc mà con tôi, Benjamin, bắt đầu tập đứng và lửng chửng bước đi, đôi môi xinh xắn luôn xí xô xí xào, xóa đi nỗi mệt nhọc của chúng tôi.   Từ đó nhà cửa thêm vui bởi có tiếng cười nắc nẻ của trẻ thơ!

Ngày con lên năm tuổi và sắp bước vào mẫu giáo, Gateway có tổ chức buổi lễ “ra trường” như người lớn đàng hoàng.  Cha mẹ được mời tham dự và có đãi cả thức ăn nhẹ nữa!  

Còn nhớ hôm đó chúng tôi cũng cho con trai nhỏ của mình ăn mặc đẹp đẽ và lúc chúng tôi đến thì trường đã đông đúc, đầy ắp người.  Có vài gia đình dẫn theo cả ông bà hay bạn bè nên không khí thật là vui nhộn.  Một vài bé gái mặc váy hoặc đầm trông thật điệu đà, dễ thương làm sao!

Rồi lúc đến giờ, cô hiêu trưởng tuyên bố khai mạc buổi lễ, kể lể thành tích, công lao các cô nuôi giữ trẻ của trường, cám ơn phụ huynh đã tin tưởng mang con đến đây, và sau cùng là phần phát “chứng chỉ.”  Mỗi cháu khi được xướng tên lên nhận bằng sẽ được hỏi hai câu “Em muốn làm gì sau này và lý do tại sao?”

Lần lượt từng em tiến lên nhận chứng chỉ và trả lời các câu hỏi rất là dễ yêu.  Đám con trai có đứa thì muốn làm bác sĩ, kỹ sư, đứa khác đòi làm cầu thủ football, có đứa con gái muốn làm phi hành gia trong khi có đứa khác chỉ thích làm ca sĩ thôi.  Những ước mơ tuổi nhỏ vô cùng thú vị đôi khi đầy tham vọng ấy của chúng làm cho buổi ra trường thêm sống động.  Khi con tôi được gọi tên, nó tiến lại bên cô hiệu trưởng nhận bằng và nói:

 - I want to be a zoo keeper! lúc cô giáo hỏi, làm mọi người không nín được cười giữa sự ngỡ ngàng của vợ chồng tôi.

- Why? Cô hiệu trưởng chăm chú nhìn nó chờ đợi.

Ben trả lời không chút do dự:

- I want to protect animals!

Mọi người “ồ” lên và tiếng vỗ tay tán thưởng vang to khắp khán phòng.  Cô giáo cúi xuống xoa đầu nó:

- Very good!  Great idea Benjamin.

Vợ chồng tôi cũng vui và thật sự bất ngờ với suy nghĩ của con mình.  Sau con tôi thì đến phiên Ashley được gọi lên.  Nhìn con nhỏ trong cái đầm xoè ngắn cũn cỡn màu hồng, trên mái tóc vàng óng ánh có đính một chiếc nơ đỏ, chân mang giày bít-tất trắng với vớ trắng cao tới đầu gối, mặt xinh như thiên thần, bước ra khỏi đám bạn đi tung tăng như con chim non thấy dễ thương chi lạ.

- What do you want to be when you grow up, Ashley?

Con bé đắn đo rồi nhìn xuống ba mẹ nó đứng kế tôi vài giây đoạn ấp úng trả lời:

- I… I…want to be an ice cream driver!

Nhiều tiếng cười khúc khích phát ra trước câu trả lời ngây thơ của con bé trong khi ba nó thì ôm đầu la nhỏ “oh no, baby!” còn mẹ nó thì tròn mắt ngạc nhiên.  Ashley nói tiếp khi cô hiệu trưởng hỏi tại sao.

- Every time I hear the music from the ice cream truck, I get very happy, so I want every kid to be happy like me!

- Good!  You are a kind person.

Khắp phòng lại vang lên tiếng vỗ tay hoan nghênh của mọi người và mẹ của Ashley quay sang ôm lấy ba nó trong niềm hạnh phúc trước câu đáp đầy tình yêu người của con.  Và cuối cùng, một phen cười muốn vỡ bụng nữa vỡ ra khi thằng Kevin được gọi, nó phụng phịu:

- I want to be a pet because I love my dog, Buddy!

Đứng phía bên phải căn phòng, ông nó huýt sáo còn bà nó thì ôm bụng cười vang trong khi mẹ nó giơ con chó nhỏ đang ẳm trong tay lên cao cho mọi người xem.

Buổi lễ bế mạc.  Mọi người vui vẻ ra về, trên đường đi tôi tự nghĩ “trẻ con ở Mỹ thật là ngây thơ và đáng yêu bởi chúng được sống trong một môi trường đầy đủ, nhân bản, giàu tình người và được giáo dục thương yêu đồng loại kể cả thú vật chứ đâu như trẻ con ở quê hương tôi.

Còn nhớ hôm chị Tân, một đồng nghiệp của tôi, kể lại lần chị dẫn con gái lớn của chị về Phú Quốc -Việt Nam lúc con bé được mười tuổi rằng nó đã hoảng sợ khi thấy một đám trẻ con dùng giàn thun bắn con chim sẻ nát cả mình khi nó đang đậu trên cây.  Trở về Mỹ, lúc em gái nó hỏi về chuyến đi nó bảo em nó đừng bao giờ đi Việt Nam vì con nít xứ đó độc ác lắm!

Thật là tội nghiệp cho trẻ em Việt Nam!  Tuổi thơ lớn lên trong một xã hội đói kém, đầy hận thù, được dạy dỗ bởi một nền giáo dục vô đạo đức, thiếu nhân bản và vì sự sống mà mới dăm ba tuổi đầu đã phải đi bương chải lao động kiếm ăn.  Lúc lớn khôn phải giành giựt giết hại lẫn nhau để tồn tại thì làm sao mà có thể sản sinh ra những con người nhân ái với tâm hồn cao thượng được chứ?

Tuy nhiên, những năm tháng gần đây tuổi thơ của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng vì tình trạng “nổ súng ở trường!”  Bạo lực súng ống tại các trường học đang là một vấn nạn của nước Mỹ mà nó đòi hỏi chính phủ cần phải có một chính sách rõ ràng và mạnh mẽ về tình trạng kiểm soát súng đạn để học sinh yên tâm đến trường học hành.

Trong khi chờ đợi một chính quyền đầy sáng suốt và đủ quyền lực để giải quyết chuyện này, bảo đảm an toàn tính mạng cho các em thì cha mẹ vẫn âu lo mỗi ngày khi đưa con em đến trường!

Hãy chờ xem.  Chính phủ nào bảo đảm được an toàn tính mạng cho các em đến trường trong tương lai?

Dayton, Ohio / Lập xuân

 21 tháng 03 năm 2018

Triều Phong (TPN)

 

Ý kiến bạn đọc
03/05/201812:32:26
Khách
Cùng tâm trạng với tác giả tôi thật sự lo sợ khi con đi học mỗi ngày và chỉ an tâm lúc chúng về tới nhà an toàn. Cám ơn anh Triều Phong đã đưa lên vấn nạn nóng bỏng hiện nay ở đây đúng với chủ đề VVNM cuả Việt Báo.
Một độc giả
01/05/201818:07:47
Khách
Truyện dí dõm, dễ thương. Đúng là con nít Mỹ!
LC
23/04/201814:06:39
Khách
Cám ơn đóng góp của anh/chị Tran Van.
Mến,
Triều Phong
23/04/201804:01:45
Khách
Một bài viết hay vể tuổi thơ ở học đường Mỹ và Việt nam.

"Trong khi chờ đợi một chính quyền đầy sáng suốt và đủ quyền lực để giải quyết chuyện này, bảo đảm an toàn tính mạng cho các em "- Trích.

Đã bắt đầu thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm ?

21/2/ 2017: Tòa án liên bang đã ra quyết định đồng ý với tiểu bang Maryland cấm sở hữu súng có thể chứa được trên 10 viên đan. Và rằng những loại súng này không được Tu Chính Án Thứ Hai bảo vệ.

7/4/2017: Chánh án liên bang William Young - là người được tổng thống Ronald Reagan bổ nhiệm- đã ra quyết định đồng ý với tiểu bang Massachusetts cấm sở hữu súng liên thanh AR-15. Và rằng loại súng này không được Tu Chính Án Thứ Hai bảo vệ.

2/3/2018: Sau vụ nổ súng tại một trường học ở Florida khiến 14 người bị thiệt mạng, hàng loạt các công ty lớn ở Hoa kỳ loan báo cắt đứt liên hệ với Hiệp Hội Súng Trường Quốc Gia (NRA):

Walmart, Kroger Co. , United Airlines , Delta Air Lines , Hertz Corp. , Enterprise Holdings Inc., TrueCar MetLife Inc., Avis and Budget car rental , Allied and North American van lines , Symantec Corp., Best Western , Wyndham Hotels , Paramount Rx , First National Bank of Omaha ,Chubb Ltd.,Dick’s Sporting Goods v...v...
23/04/201803:35:34
Khách
Không biết tuổi thơ ở Thiên Đàng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ trả lời câu hỏi “Em muốn làm gì sau này và lý do tại sao?” ra sao ?

Bánh Trung Thu, niềm mơ ước của trẻ em nghèo - 6/9/2014 – NV: Có thể nói rằng phần đông trẻ em miền núi không có mùa Tết Trung Thu, tuổi thơ của chúng chỉ biết đến hái lượm phụ giúp gia đình và những chén cơm độn khoai sắn, những lớp học mà trường không ra trường, chuồng bò không ra chuồng bò. Một học sinh tên Phí, 10 tuổi : ““Chỉ kiếm ăn mà còn phải vất vả như rứa thôi thì chuyện vui Trung Thu nghe xa quá xá là xa, tụi cháu chưa bao giờ biết bánh Trung Thu là cái chi cả” .

Mùa thu miền Tây Nam Bộ - 8 /9/2014 RFA : Theo một người mẹ tên Thu của bốn đứa trẻ ở Năm Căn, Cà Mau, trẻ em miệt Tây Nam Bộ ít có cơ hội cảm nhận mùa thu cũng như ít có điều kiện để được hưởng một cái Tết Trung Thu đúng nghĩa. Ngoại trừ một số trẻ em con nhà khá giả, cha mẹ có đủ tiền bạc thì chúng được hưởng Tết Trung Thu vui vẻ, còn những em bé nhà nghèo chiếm số đông hiện tại không có Tết Trung Thu vì nhiều lý do khác nhau, nhưng lý do lớn nhất vẫn là bởi thiếu thốn mọi bề.
21/04/201816:55:22
Khách
Mày kể tao nghe muốn khóc. Thời gian qua nhanh quá Đức. Thăm cả nhà mày nghe.
21/04/201815:34:56
Khách
Lần đầu mang cậu út vào nhà trẻ gần nhà, hai vợ chồng tao đều…khóc. Chiều về đón con, bà giáo giữ trẻ chỉ tay và hỏi nhà hướng này phải không? Tao hỏi sao bà biết hay vậy. Bà kể nó cứ ra cái cửa sổ hướng đó rồi đứng nhìn nguyên ngày, không nói gì. Tao nói bà xã phải nghỉ việc ở nhà coi con.
Hai tuần trước birthday mà chẳng nhớ vì làm cả 7 ngày. Phúc nó nhắc: mày đưa bớt việc cho Ánh. Nó về hưu nên rảnh cứ ôm phôn gọi suốt ngày. Nhớ ngày này hai năm trước, ba đứa mình lang thang trên đại lộ chính của Orlando lúc 1 giờ sáng. Mày nói: thằng quáng gà nắm tay thằng mù (tao tháo contact len nên không thấy gì) và thằng chột (Ánh không thấy rõ trong đêm tối) đi mua bia.
Thời gian qua lẹ quá. Gia đình tao dọn về lại Oklahoma cho gần hai cô gái đầu đang học OU.
Thăm mày và gia đình,
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,692,178
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.