Hôm nay,  

Bà Ngoại, Goodwill & Chuyện Người Do Thái

13/10/201800:00:00(Xem: 10373)
Tác giả: Tố Nguyễn

Bài số 5521-20-31328-vb7101318

 
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017,  tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài,  cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles,  thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng,  tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây,  thêm một bài viết mới.

 
 ***
 

Người Việt tha hương trong những năm đầu trên đất Mỹ, có lẽ ai cũng từng ghé qua mua sắm ở Goodwill. Quần áo,  giày dép,  túi xách,  đồ chơi,  đồ điện máy,   sách báo,   tạp chí.. thứ  gì Goodwill  cũng có,  nhiều món "quý hiếm" không còn thấy bán trong chợ nữa.

Người Mỹ hay dọn nhà,   mua sắm,  chi dùng rất hào phóng,  nhất là ở những tiểu bang khí hậu lạnh, quần áo mặc theo mùa, lâu lâu soạn lại cái  tủ hay dọn dẹp nhà cửa là  sẽ có ngay vài túi lớn để đem tặng cho các hội đoàn từ thiện.Đặc biệt hội Goodwill rất được nhiều người ưa chuộng vì có những trạm nhận đồ ở gần nhà, có người ký biên nhận, giúp chuyển đồ từ trên xe xuống, khỏi phải đậu xe vào.

Mỗi lần mang quần áo và đồ dùng   đi cho, tôi lại nhớ về bà ngoại.Bà ngoại mồ côi từ nhỏ,  chỉ có anh trai được đi học,  bà phải đi theo đứng ngoài cửa lớp mà học lóm từ người anh.Như để đền bù lại,   trời phú cho bà một bộ óc rất tinh anh và nhạy bén cùng với trái tim nhân hậu,  luôn sẵn lòng cưu mang,  giúp đỡ những người bà con khốn khó.Bà ngoại rất giản dị, có phần hơi "hà tiện".Nghe kể trước năm 75, khi ông ngoại tôi đi làm được nhiều tiền, bà vẫn giữ nếp chi xài căn cơ, không hề sắm sanh hoang phí.

Ngày đó tôi là "con một, cháu một" nên rất được nuông chìu.Bà ngoại tôi lại chăm chỉ bươn chảy bán buôn nên quần áo giày dép, đồ chơi của tôi lúc nào cũng đầy đủ dù cả nước đang sống trong thời kỳ "thiên đường” đèn đóm "ngọn tỏ ngọn lu".

Có một điều mãi in sâu trong trí tôi đến tận bây giờ, là bà ngoại lúc nào cũng rất kỹ lưỡng chăm chút quần áo của tôi, luôn giữ thật tinh tơm,  không để lấm lem nhựa cây, bánh trái.

Mỗi khi tôi muốn ra chơi ngoài đất cát, bán quán tạt lon lấm lem bùn sình,  nhựa cây bám chặt vào vải khó giặt tẩy, bà đều bắt tôi phải thay những bộ đồ cũ, tối màu, để giữ cho những bộ đồ mới sáng màu luôn sạch sẽ.Tôi lớn nhanh như thổi,  bà ngoại giữ những bộ quần áo của tôi  mang về xóm nghèo quê cũ cho những người bà con thân sơ trong xóm.Thay vì đóng tiền "thuê" sách ở trường, bà ngoại hay mua cho tôi sách mới, dặn tôi giữ gìn cẩn thận, để hết năm học mang về quê cho.Ngoại cũng hay hỏi thăm những bạn bè ở gần nhà  có quần áo cũ muốn bán rẻ thì bà mua lại, cứ thu nhặt mỗi nơi một ít, mang về "trữ" trong nhà.

Trừ những lúc ở trường, thì ngày nghỉ tôi luôn là "cái đuôi" của bà ngoại,  bám cả theo những chuyến đi mang quà về quê cũ.Thuở đó đường sá từ tỉnh này qua tỉnh kia chỉ cách nhau khoảng trăm cây số mà  chúng tôi phải vừa đi xe đò, vừa đi tàu, chặng cuối cùng là đò máy.

Tôi nhớ hoài những buổi trưa hè ngồi trên chiếc xe đò nóng bức dưới ánh nắng chang chang, hai chân tôi phải co lên hết vì bên dưới là 3, 4 bao đồ cũ chất cao lên hơn cả ghế ngồi.Khi nào mỏi,  tôi duỗi chân ra thì coi như chuyển sang thế "chổng hai cẳng lên trời".Ngày nắng nóng đã mệt, ngày mưa còn khổ sở hơn.Những chiếc xe đò cũ kỹ từ thời nảo thời nao không hề có cửa kiếng, mà chỉ có những cánh cửa nhôm kéo xuống bít bùng.Đi xe đò mà gặp ngày mưa không khác nào bị nhốt trong cái hộp tối mò, thỉnh thoảng còn bị nước dột tong tong ướt cả áo quần, đầu tóc.

Ai từng đi xe đò những năm 80s chắc sẽ không bao giờ quên cảm giác khổ sở ngồi đợi xe lăn bánh, đến khi xe chạy rồi thì hơi xăng cùng hơi người, hơi gà vịt bốc lên nồng nặc,  lại cầu cho xe ngừng đừng chạy nữa. Một đoạn đường khoảng 20 cây số mà xe chạy cà rịch cà tang, còn phải dừng lại đổ xăng đổ nước cả chục lần.Sau hơn nửa ngày lắc lư trên xe,  ông bà cháu tôi "đổ bộ" tay xách nách mang, vai vác, dừng lại ngủ ở nhà người quen một đêm đợi sáng sớm mới có đò đi tiếp.

Đi đứng gian nan là vậy, nhưng cứ cách năm là ông bà tôi  làm một chuyến về quê cũ.Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh những em nhỏ trang lứa với tôi, tay chân khẳng khiu, áo quần phong phanh đóng phèn bạc thếch, đón lấy những bộ quần áo, tập sách cũ của tôi với ánh mắt rạng ngời.Tôi bỗng nhận ra  những chặng đường "bầm dập" của ông bà cháu tôi thật thật có ý nghĩa biết bao...

Đến lúc từ trong quê trở ra ngoài chợ huyện để chuyển xe đi tiếp, ông bà cháu tôi phải dậy lúc nửa đêm để đón đò máy.Chuyến về thì nhẹ nhàng hơn, không còn những bao đồ lỉnh kỉnh, chỉ còn khô cá bà con gửi theo về.Tôi ngủ mê nên chỉ lơ mơ nghe tiếng ông bà cõng tôi xuống đò, rồi cứ vậy nằm co trong vòng tay bà mà ngủ trong tiếng máy đuôi tôm rì rì rẽ sóng.Mùi bùn từ dòng sông đặc quánh phù sa quyện cùng hơi nước, hơi sương mát lạnh ru tôi thêm say giấc trên chiếc đò máy dập dềnh.Có khi tôi choàng dậy  thấy xung quanh là mênh mông sóng nước,  và trên bầu trời xa lấp lánh những ánh sao…

Bỏ lại tuổi thơ êm đềm, bỏ lại Sài Gòn náo nhiệt xôn xao, tôi đến Seattle vào một ngày mưa gió mịt mù.Thời đó ở Sài Gòn đã có những "siêu thị" lớn bán quần áo, túi xách, giày dép cũng lung linh sang trọng (dù đa số là hàng nhái từ Quảng Châu), nên tôi không hình dung được khi qua Mỹ tôi sẽ đi sắm sửa đồ cũ ở Goodwill.

Chưa từng làm việc nặng lúc ở Việt Nam, nên những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được thật sự bằng công  khó nhọc trên đất Mỹ, tôi cứ giữ hoài không muốn sứt mẻ một xu.Mùa đông năm ấy trời vừa nhiều mưa vừa lạnh, sau khi dạo quanh một vòng Target, Fred Meyer, Walmart, xem giá cả và...nhẩm tính đổi sang tiền Việt Nam đồng, tính tôi phải bưng bao nhiêu tô phở mới mua được cái áo ấm mặc đi mưa, tôi quyết định đến thăm  tiệm Goodwill.

Xe bus thả tôi xuống trạm ngay trước cửa Goodwil giữa cơn mưa mùa đông nặng hạt, thấy tấp nập người trên bãi đậu xe, có cả những chiếc xe hơi sang trọng, nên tôi mạnh dạn tiến vào.Vừa mở cửa ra, một  mùi thật lạ xộc ngay vào mũi làm tôi phải đứng sựng lại vài giây.Đó là mùi thuốc tẩy quần áo, mùi ẩm mốc của giày dép, túi xách, đồ dùng cũ…trong không gian đóng cửa kín mít mở máy sưởi mùa đông, tất cả gộp chung lại thành một cái mùi rất "Goodwill”.

Khi mũi đã quen dần với cái mùi đặc biệt, tôi đi dạo vòng vòng thì thấy tiệm có rất nhiều quần áo đồ đạc còn rất tốt, có nhiều món còn y nguyên giống như chưa mặc, chưa dùng lần nào.Hôm đó tôi mua được hết những thứ mình cần với giá “rẻ như cho”.

Bước ra về khi ngoài trời vẫn còn mưa, tôi đứng đợi xe bus mà lòng thấy “tự hào” vô cùng về số tiền mà mình "hà tiện" được.Tôi lâng lâng nghĩ  cứ như đà này thì  vài chục năm  sau, báo Seattle Times sẽ đăng bài  phỏng vấn triệu phú Tố Nguyễn  về bí quyết làm giàu!

Về đến nhà rồi,  tôi lục lọi túi đồ cũ ra, cẩn thận bỏ vào máy giặt lại hai lần vì cũng hơi ơn ớn nhớ ở Sài Gòn người ta hay gọi đồ cũ là "đồ Si Đa- (AIDS).Sau khi giặt sấy xong, tôi ngồi vuốt lại từng  đường xếp, mép áo,  mép quần, lòng bồi hồi nhớ về bà ngoại, nhớ ánh mắt rưng rưng khi nhận quà của những người bà con khổ nghèo lam lũ chốn quê xưa...

Khoác vào người chiếc áo ấm mới mua từ Goodwill, tôi chợt nghiệm ra cuộc sống là một vòng tròn khép kín, ngày xưa mình mang tặng cho người, giờ đến lượt mình được nhận. Nhìn ra ngoài cửa sổ, mưa ngoài trời nặng hạt hơn, nhưng tôi không thấy buồn bã nữa, lòng thầm cảm tạ người tôi chưa từng quen biết nơi này-thông qua Goodwill, đã cho tôi bộ quần áo tinh tơm sưởi ấm mùa đông đầu tiên trên đất Mỹ…Tôi chìm vào giấc ngủ, bồng bềnh như thởu tôi nằm trên con đò máy giữa sóng nước Hậu  Giang…

Ngày tháng trôi mau, tôi đã không còn phải bưng phở kiếm tiền, cũng quên luôn thói quen đổi tiền USD ra tiền Việt, chỉ có một điều không đổi, là tôi vẫn chưa thành "triệu phú"!Tuy vậy, mỗi năm vài lần, tôi lại chở đồ dùng, quần áo đến tặng Goodwill, viết chi phiếu giúp vài tổ chức phi lợi nhuận…và nhớ đến ngoại tôi, nhớ những chuyến đò đêm lóng lánh ánh sao trời, nhớ lại giấc mơ "triệu phú" của cô gái bé nhỏ bên trạm xe bus lồng lộng gió mùa đông…

Nhắc đến triệu phú, tôi từng đọc một bài báo  thống kê số người giàu sụ có nguồn gốc Do Thái chiếm tỷ lệ rất cao so với các dân tộc khác trên thế giới.Khi còn nhỏ, xứ "thiên đường" cúp điện liên miên nên thú vui duy nhất của tôi là đọc sách, đọc truyện, đọc riết không còn gì trong nhà để đọc thì dành dụm tiền lì xì mà ra tiệm thuê về đọc tiếp. Tôi đọc hết cả  ba bốn quyển Ngàn Lẻ Một Đêm dầy cộm, nhớ truyện nào cũng nhắc đến "gã lái buôn người Do Thái" như những kẻ bần tiện,  vô lương tâm, luôn lường gạt những người thật thà, nhẹ dạ.

Khác xa với những "gã lái buôn" mà tôi luôn mường tượng, ông chủ người Do Thái của tôi ở Seattle hoàn toàn không giống những gì tôi đọc trong truyện ngày xưa. Tuy rằng ông tính toán rất chi li trong việc làm ăn buôn bán, nhưng ông đãi ngộ nhân viên rất chu đáo, luôn tham gia những việc cộng đồng, công ích. Đặc biệt, mỗi năm tôi thấy ông tặng từ thiện rất là nhiều, mà phần lớn là cho nhà thờ và những hội đoàn Do Thái.

Đến lúc đi làm cho hãng kế toán thuế vụ ở Beverly Hills, tôi thấy có nhiều khách hàng mỗi năm đem tặng đồ dùng, quần áo cho Goodwill cả chục lần, mỗi lần mấy bao to. Họ giữ hết biên nhận lại để khai thuế, và Goodwill mang hàng đó đi bán lại để gây quỹ dạy nghề, tìm việc làm cho người dân, đôi bên cùng có lợi. Trong số đó có những khách gốc người Do Thái, từ những người triệu phú đến tầng lớp trung lưu, luôn tặng tiền, quà từ thiện rất nhiều. Nhưng họ ít tặng Goodwill, cũng như ông chủ gốc Do Thái ở Seattle, họ hay  mang đến những hội đoàn, nhà thờ của người Do  Thái. Tôi có đem thắc mắc đó hỏi ông chủ, thì ông bảo tôi đọc về cái người Do Thái gọi là Concept of Tzedakah.

Tôi lên Google,  gõ vào chữ "Tzedakah" thì hiện ngay lên rất nhiều bài viết liên quan. Cho tặng từ thiện và giúp đỡ cộng đồng, theo văn hoá của người Do Thái, được coi là "responsibility,  duty" - là trách nhiệm, bổn phận chứ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa thiện nguyện, làm cho vui, cho thấy "thân tâm" của mình "an lạc" như nhiều nền văn hoá khác. Mỗi gia đình người Do Thái gốc đều có những chiếc hộp nhỏ màu trắng hoặc  xanh, dạy con cháu họ bỏ tiền bạc, dù chỉ là những đồng xu nhỏ vào đó để dành giúp đỡ những người Do Thái khác. Người Do Thái ươm mầm từ tâm,  giúp đỡ và có trách nhiệm với cộng đồng từ khi ở tuổi ấu thơ. Đến lúc trưởng thành, họ được dạy phải luônđóng góp, luôn làm mọi cách cho cộng đồng Do Thái vững mạnh và phát triển.

Theo thuyết Tzedakah, một người được gọi là "good contribution" nếu anh ta cho đi mười phần trăm thu nhập còn lại sau chi phí (net income) của mình.Hèn gì những người khách ở Beverly Hills cứ cho, tặng mỗi năm rất nhiều, nhiều đến vượt mức miễn trừ thuế và phải "carry over"-chuyển tiếp tới năm sau,  năm sau nữa để trừ bớt income của họ.

Tzedakah có nhắc đến giúp đỡ, tương trợ thì không chỉ "by hand" mà còn phải "with the heart", cũng khá giống như nhiều lý thuyết của các tôn giáo, chỉ khác là người Do Thái đã đưa việc san sẻ, cứu giúp người nghèo khổ, yếu ớt, góp sức với cộng đồng lên thành bổn phận,  trách nhiệm cho mỗi người dân.

Khi làm những hồ sơ thuế, xem xét các trương mục ngân hàng, tín dụng của những người Do Thái, tôi thấy họ chi xài rất căn cơ, số tiền để cho con cái học hành, cho nền tảng gia đình, cho cộng đồng của họ luôn được đặt lên ưu  tiên hàng đầu. Người Do Thái cũng "nổi tiếng" bởi tính keo kiệt, lúc nào cũng muốn giàu thêm, giàu nữa.Muốn cứu người khỏi chết đuối thì phải biết bơi, họ tin rằng sự sung túc sẽ giúp cho mình và cho những người xung quanh mình có thêm nhiều điều tốt đẹp...

Tuy không "được lòng" những sắc dân khác, nhưng người Do Thái đã ung dung chứng minh phương châm sống của họ đã mang đến cho cộng đồng Do Thái một vị trí rất cao trong xã hội.Họ  toàn sống trong những khu dân cư sang trọng, sạch đẹp, hưởng thụ hầu hết những tiện nghi văn hoá, văn minh nhân loại.Những lần đi làm về qua những khu nhà lộng lẫy ở Beverly Hills, tôi thấy tràn ngập những người Do Thái với những chiếc mũ nhỏ màu đen.Ở Beverly Hills còn có những ngôi trường tư thục dành cho người Do Thái, vậy mới thấy cộng đồng họ vững mạnh đến chừng nào.

Câu chuyện mất nước, bị diệt chủng, phải tha phương cầu thực khắp nơi trên thế giới của người Do Thái chắc rằng ai cũng có lần nghe qua. Câu chuyện giữ gìn văn hóa, chữ viết khi trôi dạt khắp quả địa cầu cũng được nhiều người biết tới.Giờ đây tôi lại thêm ngưỡng mộ mà biết thêm người Do Thái có tinh thần đoàn kết, tương trợ rất tuyệt vời. Văn hoá đoàn kết, thuyết Tzedakah của người Do Thái đã góp phần giúp họ khôi phục lại quê nhà, xây dựng một đất nước Israel muôn người ngưỡng mộ.

Mỗi lần nghĩ về người bà nhân hậu chỉ biết đọc viết sơ sài, nhưng "tính rợ" tiền bạc thật là nhanh nhẹn chi li, tôi thấy bà nào có khác gì những người Do Thái trên xứ cờ hoa, cứ tẩn mẩn cần cù, như con ong hút mật về xây tổ, mặc thế sự miệng đời...

Tôi cũng bắt chước bà ngoại tôi, bắt chước người Do Thái...”hà tiện” và dạy con cái mình giữ gìn cẩn thận những đồ dùng, đồ chơi, vì sau đó chúng sẽ được mang đi cho, đi tặng.Tôi cũng làm một cái hộp màu hồng cho con gái và màu xanh cho cậu con trai, dạy con bỏ tiền vào đó để dành.

Cũng thật mừng là người Việt mình đa số "kẹo" y như…tôi, thông minh chăm chỉ như người Do Thái, nên đi đâu cũng thấy Dr Nguyễn, Dr Lê, Dr Trần khắp mọi nơi trên xứ cờ hoa.Thật là hãnh diện, hơn 40 năm lưu lạc xứ người, dân tộc Việt Nam đã góp nhiều  "tiếng nói" trên đất mới, đời sống ung dung không khác gì những người những sắc dân đã cắm rễ nơi này từ rất xa xưa.

Hơn ba mươi năm sau những chuyến đò đêm mênh mông sóng nước của tôi, quê ngoại tôi cũng  đã "đổi đời", nhiều nhà mái ngói mọc lên thay cho những túp lều lá dừa rách nát.Nhưng  xót xa thay, những mái nhà kia đa số được xây từ nước mắt của những cô gái gửi thân làm vợ nơi đất khách quê người “trong nhờ đục chịu”, có cô trở về quê mẹ trong chiếc hũ sành lạnh lẽo chơ vơ.

Tôi vẫn se thắt lòng thấy còn nhiều em bé tay chân khẳng khiu, áo quần phong phách rách rưới ....giống y như những em bé quê nghèo mà tôi gặp năm xưa.

Tôi còn thấy những hình ảnh năm xưa tôi chưa được thấy, những em bé đu dây, lội sông, nằm trong túi ni long để đến trường, có em còn phải nặng oằn gánh mưu sinh, đeo bám cổng trường để xem những bạn bè trang lứa xúng xính ngày khai giảng.

Thương lắm những dòng sông quê đang oằn mình chịu bao hoá chất  ngày ngày thải ra đầu độc, thương lắm những cô gái quê tha phương cầu thực xứ người, thương lắm những em bé nghèo rách rưới lấm lem...

Tôi luôn mơ một ngày tươi sáng, những Dr Nguyễn, Dr Lê, Dr Trần từ khắp mọi nơi trên quả địa cầu có thể chung lòng mà dựng lại một Israel thứ hai cho những phận đời thôi hết lầm than.

Tố Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
26/10/201819:20:41
Khách
Cháu chào bác Sao Nam,

Cám ơn bác đã chia sẻ với cháu về người bà "mát tay" hơn cả thầy thuốc. Cháu cũng thấy mình may mắn được lớn lên trong tình thương của ông bà,luôn mong con cháu người Việt ở Mỹ cũng được hưởng những tình cảm gia đình như vậy.
Cháu kính chúc bác và gia đình luôn dồi dào sức khoẻ.
26/10/201800:34:43
Khách
Chào Cô Tố Nguyễn
Hồi nhỏ cái đầu của chú cứ bị lở thuốc nào cũng không khỏi nhờ có bà nội chiên đuôi cá dán lên mới khỏi.
Bà nội thương chú nhiều lắm nhưng Trời không cho bà sống đến lúc chú lớn nên chú không được bà chăm sóc như cháu.Cháu thật may mắn có bà ngoại như cháu tả.
Thăm cháu khỏe.Mến
16/10/201817:17:56
Khách
nguyễn minh Triết cũng bó tiền ra mua một số đất núi ở vùng ráp danh giới
west Vỉginia và Tennessie , hắn cũng gởi mấy tên cắc ké đi rao bán đất trên
núi , đồng bào tỵ nạn có ai muốn mua không
14/10/201823:18:37
Khách
Anh Từ Huy mến,

Thời thơ ấu bên ông bà, nhất là bà ngoại là món quà vô giá mà không phải ai cũng may mắn có được.Chính nhờ tình thương của ngoại, nhờ những dòng sông quê ngoại mà Tố được nuôi dưỡng cả về tâm hồn lẫn thể chất. Chuyện về ngoại là chuyện dài bất tận,Tố có thể kể hoài như "Ngàn lẻ một đêm"...

Tố chúc anh Từ Huy một buổi tối cuối tuần thật là đầm ấm, giờ thì Tố cũng về nhà để nấu chè dâng cúng cho bà ngoại,bà đã mất sắp được 8 năm rồi.
14/10/201822:56:38
Khách
A Tố làm anh nhớ bà ngoại anh quá! Nhớ nhất là món cơm vắt của bà.
Sau năm 1975, thời Xuống Hố Cả Nước có cơm ăn là may lắm rồi. Còn chuyện tiền quà vặt thì... quên đi, nhất là đối với nhà đông con như nhà anh.
Anh còn nhớ bà hay vắt cơm nắm cho anh với xíu ruốc rải làm nhân ở giữa. Trưa tan học đi bộ từ trường về, nắng nóng và đói, được bà trao cho ly nước chín uống ực cái, rồi ăn nắm cơm bà vắt sao ngon lạ ngon lùng!
Anh vượt trùng dương ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Lớn lên xíu thì bà đã mất ở VN. Chẳng bao giờ anh còn được ăn món cơm nắm với ruốc, đong đầy cảm xúc tuổi thơ, như bà đã vắt cho anh xưa kia. Bà ơi!...

Mấy tháng nay được đọc những bài viết bàng bạc hương yêu của A Tố, đôi lần anh cũng tò mò tự hỏi: “Không biết những tố chất làm rung động lòng người đọc này A Tố có được từ đâu?!” Giờ thì anh đã có câu trả lời...
A Tố đã được bà ngoại ươm mầm nhân ái yêu thương từ thuở còn thơ!
14/10/201820:10:30
Khách
Cô Phương Hoa, Chú Lê Như Đức và chị Như Ý mến,

Tố Nguyễn rất cám ơn và xúc động vì những lời khuyến khích của Cô, Chú và Chị.Chúc Cô, Chú và Chị một ngày chủ nhật thật là vui.

Hôm nay Tố cũng phải đi làm,hy vọng sẽ gom góp để đầu tư và trúng mánh NASA ROAD 2 như chú Lê Như Đức.
13/10/201817:56:59
Khách
Năm xưa, sau đệ nhị thế chiến có một người phụ nữ Nhật mất chồng xin ở lại nước Mỹ sống với ba người con. Bà ta nghe lời chồng trước khi mất tằn tiện để dành tiền từ từ mua những khu đất vùng Clear Lake phía nam Houston.
Sau này quốc hội Mỹ quyết định cho thành lập thêm một cơ quan không gian NASA: Johnson Space Center (JSC) lấy tên Tổng Thống thứ 37 của Hoa Kỳ Lyndon Johnson năm 1973. Trước đó, vào năm 1968, cơ quan không gian Kennedy Space Center (KSC) được thành lập ở Florida để chuyên điều hành việc phóng phi thuyền. Đầu não điều khiển và tính toán chương trình bay đều quyết định tại JSC.
Nam tài tử Tom Hanks thủ vai phi trưởng phi hành đoàn Appolo 13 đã gọi về trái đất bằng một câu lịch sử trong chương trình không gian của Hoa Kỳ khi phi thuyền gặp nạn: “Houston, we have a problem”.
Trước cổng chính của cơ quan JSC là con đường NASA Road 1. Nhiều hãng lớn tới xây vì được hợp đồng và hy vọng được trúng hợp đồng bạc tỷ của NASA. Chỉ cần làm chủ một khu đất nhỏ trên con đường NASA Road 1 là có thể thành triệu phú. Bà cụ người Nhật này, nay làm chủ hơn 50% đất dọc con đường, vậy mà vẫn sống trong căn nhà nhỏ bé và tồi tàn khi nuôi ba người con năm xưa. Ba người con lập gia đình, đã ra riêng, có đời sống như trong Beverly Hills.
Tác giả muốn thành triệu phú nên kiếm con đường NASA Road 2 mà mua đất vì 75% tỷ phú nước Mỹ xuất thân từ bất động sản.
Bài viết mở ra tấm lòng nhân hậu và tình đồng bào của tác giả. Hy vọng, vẫn là hy vọng, những tên chóp bu trong Ba Đình nhín chút tình người còn sót lại cho dân Việt đỡ khổ hơn và thân chúc tác giả mau thành triệu phú như…tui :)
P.S. Nước Tàu hiện nay nhiều tỷ phú nhất thế giới nhưng lại đóng góp cho qũy từ thiện ít nhất thế giới.
13/10/201815:14:18
Khách
Cảm ơn tác giả với một bài viết thật hay và nhân hậu! Tôi cũng như tác giả từ nhỏ đã được ba mẹ dạy làm “từ thiện” nên lớn lên luôn luôn mơ ước giúp đỡ cho dân mình còn quá nghèo ❤️
13/10/201814:40:16
Khách
Tố Nguyễn có tấm lòng rộng mở bao la vì được sự dạy dỗ tuyệt vời của bà ngoại. Bài viết thật xúc động. Cô đi xa mới về đọc đầu tiên bài viết này, thấy lòng thật ấm áp. Viết tiép đi Tố Nguyễn.
Chúc TN và gia đình luôn an vui
Cô P. Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,641,123
Mừng năm mới 2019, mời gặp lại một tác giả thân quen. Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.